Nhiều phương pháp luyện tập khí công đã phối hợp khai thông kinh lạc có ý thức với tĩnh tọa vô thức. Những nhà khí công cổ đại cho rằng trong điều kiện nhập tĩnh vô thức, con người và vũ trụ sẽ tiến đến sự hòa hợp.
Khi "Thiên Nhân hợp nhất", nội khí và trường khí năng lượng bên ngoài sẽ được giao hòa và hệ thống kinh lạc trong cơ thể sẽ tự động vận hành khế hợp nhất cho yêu cầu khử trược lưu thanh, diên niên ích thọ. Tĩnh tọa châu thiên pháp là một phương pháp khí công mang tính tổng hợp cao qua phối hơp giữa ngồi thiền với việc khai thông Nhâm Đốc, hai kinh mạch lớn nhất và là hai biểu tượng quan trọng nhất của hai thành tố Âm Dương trong cơ thể.
Ý nghĩa dưỡng sinh và chữa bệnh của vòng Tiểu Châu thiênVòng Tiểu Châu thiên bao gồm mạch Nhâm và mạch Đốc. Mạch Nhâm ở phía trước thân người, dưới da, nằm trên đường dọc giữa cơ thể, từ huyệt Hội âm phía dưới bộ phận sinh dục, chạy lên Đan điền, Đản trung, Thiên đột và kết thúc ở huyệt Thừa tương ở chỗ lõm dưới môi dưới. Mạch Đốc ở phía sau cơ thể, bắt đầu từ huyệt Trường cường ở đỉnh xương cùng, chạy dọc theo cột sống đi lên Mệnh môn, Chí Dương, Đại chùy, vòng lên Bách hội, Thần đình, Nhân trung và chấm dứt ở huyệt Ngân giao gần nướu răng trên. Y học truyền thống và khí công cổ đại đều cho rằng mạch Đốc là chủ quản của các kinh Dương và mạch Nhâm là bể chứa của các kinh Aâm. Theo quan điểm chỉnh thể của y học phương Đông, một tạng hoặc một phủ khi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện trên đường tuần hành của kinh lạc đi qua nó và cả những điểm phản xạ tương ứng trên hai kinh chính là Nhâm và Đốc. Ngược lại, ta có thể thông qua những huyệt vị trên kinh lạc tương ứng và chung nhất là qua hai mạch Nhâm Đốc để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý ở toàn thân. Nói cách khác, nếu hai mạch Nhâm Đốc thông thì trăm mạch đều thông, các tạng phủ sẽ hoạt động điều hòa và cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Việc công phu vòng Tiểu Châu thiên còn có một ý nghĩa quan trọng khác. Đó là việc làm cân bằng Aâm Dương. Đông y cho rằng bệnh tật xảy ra là do sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Aâm và Dương trong cơ thể. Do đó nếu có thể làm cho hai bể khí Aâm và Dương, tức mạch Nhâm và mạch Đốc có thể thông nhau và giao hóan nhau, luân chuyển tuần hòan thành một Tiểu Châu thiên thì con người sẽ khó xảy ra bệnh tật. Trên thực tế, việc luyện tập vòng Tiểu Châu thiên có tác dụng tự chữa bệnh, gia tăng nội khí, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, tập khí công còn giúp con người dễ thích ứng với môi trường, hoàn cảnh, hòa hợp với cuộc sống, tự tin và yêu đời hơn.
Sự tương quan giữa hơi thở, xúc cảm tâm lý và vòng nội tứcTừ hàng ngàn năm trước, y học cổ đã ghi nhận con người và vũ trụ thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp: "
hô tiếp thiên căn, hấp tiếp địa khí". Hơi thở không chỉ có tác dụng giúp cơ thể tiếp nhận dưỡng khí và đào thải thán khí qua đường mũi mà còn kích hoạt để tạo ra sự trao đổi một loại năng lượng có công năng cao hơn mà những nhà khí công Trung hoa gọi chung là
khí, thiên khíhoặc
địa khí; những nhà Yogi Aán độ gọi là
Prana. Sự trao đổi có thể được thực hành khắp bề mặt của cơ thể, đặc biệt là thông qua một số huyệt vị quan trọng trên hai mạch Nhâm Đốc ở vùng xương cùng và vùng đỉnh đầu. Sự trao đổi này diễn ra khác nhau giữa một người bình thường và một người đã tập luyện khí công. Ở mỗi người, sự trao đổi này cũng luôn thay đổi do bị chi phối bởi nhịp thở và điều kiện tâm lý. Chẳng hạn khi ta quá tức giận thì nhịp thở sẽ gấp gáp, kinh khí sẽ nghịch chuyển và rối loạn. Khoa học ngày nay cũng đã xác nhận rằng ở những người bị căng thẳng thần kinh, nếu điều hòa được nhịp thở sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm thì tâm lý sẽ được ổn định và hoạt động nội tạng, nội tiết cũng được cải thiện. Các đạo gia thời cổ còn tiến xa hơn khi chiêm nghiệm và quan sát hoạt động khí hóa của những thai nhi cũng như của các đạo sĩ và các nhà khí công ở tình trạng
nhập tĩnh sâu. Khi
cảm xúc không còn, niệm tưởng đã dứt thì hơi thở cũng êm nhẹ như có như không. Trong điều kiện này, sự trao đổi chất và tiêu hao năng lượng trong cơ thể sẽ ở mức tối thiểu nhưng sự hòa hợp giữa nội khí và trường năng lực ở bên ngoài sẽ ở mức tối đa, các kinh lạc sẽ tự khai thông và
vòng Tiểu Châu thiên tự khắc phát động giống như đã từng xảy ra lúc bào thai còn trong bụng mẹ, khi mà con người – tức thai nhi – thuần phát tự nhiên, không hô không hấp, chỉ có một luồng Châu thiên triền chuyển không ngừng. Do sự tương đồng này, vòng Tiểu Châu thiên còn được gọi là vòng
thai tức,
chơn tức hay
nội tức. Từ những quan sát trên, những đạo gia thời cổ đã khám phá ra quy luật "
phàm tức đình, chơn tức tự phát động." Từ điều này ta có thể hiểu tại sao những nhà Yogi Aán độ có thể nằm trong quan tài được chôn xuống đất nhiều ngày, không ăn, không thở mà vẫn có thể sống được. Cũng vì lý do này, luyện khí công thường kết hợp với ngồi thiền để vươn tới
nội tức.
Phương pháp tập luyệnĐể tiện thực hành, trong phạm vi bài này, khi đề cập đến hít vào nên hiểu là hít thiên khí hay Prana vào từ huyệt Thần đình ở chân tóc hoặc Bách hội ở đỉnh đầu.Chuẩn bị:Tìm một nơi yên tĩnh thoáng mát. Mặc quần áo rộng rãi. Ngồi trên ghế, chân buông thỏng chạm mặt đất hoặc ngồi xếp bằng kiểu bán già hoặc kiết già. Miệng và mắt khép hờ, lưng thẳng, vai hơi thu lại, buông lỏng phần bụng, cằm hơi đưa vào, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, hai bàn tay úp trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, hai đầu ngón cái chạm nhau, miễn sau thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp
Khai thông mạch Nhâm:Hít vào từ huyệt Thần đình. Khi hít vào hãy nghĩ rằng ta đang hít một luồng
thiên khí từ Thần đình chạy dọc theo đường giữa dưới da, trước mặt và trước ngực dần xuống Đan điền. Đan điền là một huyệt vị ở vùng dưới rốn, cách rốn khoảng 3cm.
Ngưng thở một chút để tụ khí tại Đan điền. Thời gian ngưng thở khoảng từ vài tiếng đếm đến mười tiếng đếm tùy theo khả năng mỗi người. Trong thời gian ngưng thở vẫn tập trung sức chú ý tại Đan điền.
Thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều. Trong khi thở ra nên tự ám thị chân khí phát sinh tại Đan điền
lan tỏa ra toàn thân và khắp tay chân, xua tan tất cả trược khí. Trược khí, sự căng thẳng, mệt mõi đang theo hơi thở thoát hết ra ngoài. Đến đây là xong một chu kỳ thở. Tiếp tục tập trung tư tưởng tại huyệt Thần đình để hít vào cho chu kỳ thở tiếp theo. Chỉ cần thực hành từ 7 đến 9 lần. Thời gian đầu, một số người chưa quen với ý nghĩ "
lan tỏa ra toàn thân" thì chỉ cần thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều khi đến Đan điền là đủ. Hơi thở cần tự nhiên, không thô, không khựng nên chỉ cần thở bình thường. Không cần hít vào sâu, cũng không cần nín hơi lâu để dễ tạo được cảm giác thư giãn. Cách thở này không những giúp khai thông mạch Nhâm, sinh nội khí ở Đan điền, tạo nguồn lực khai thông mạch Đốc mà còn là phương pháp ngắn nhất, đơn giản nhất để giải toả "
stress".
Những nghiên cứu về hiệu ứng "stress" của hai bác sĩ H.S. Liddell và A.V. Moore đã đưa đến kết luận rằng nếu những cảm xúc khó chịu có điều kiện ngắt khoảng, tức không xảy ra liên tục dù chỉ trong giây lát thì những cảm xúc này sẽ không dẫn đến bệnh tật. Do đó một vài hơi thở thỉnh thoảng xen kẽ trong thời gian làm việc, sẽ không tốn kém thời gian nhưng có thể giúp ta giải tỏa "stress", duy trì được cân bằng của hệ giao cảm trước những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống công nghiệp. Khai thông mạch Đốc, nối vòng Tiểu Châu thiên:Sau khoảng 7 đến 9 hơi thở theo mạch Nhâm thì bắt đầu tập nguyên vòng Tiểu Châu thiên.
Hít vào từ Thần đình, theo mạch Nhâm xuống Đan điền.
Ngưng thở nhưng không cần dừng lại một chút ở Đan điền như cách thở trước mà dùng ý chầm chậm đưa khí sang huyệt Trường cường ở xương cùng. Khi đến Trường cừơng nên nhíu hậu môn lại để vừa kích hoạt khai mở hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên của hậu môn, vừa tạo thế để chuyển khí từ Trường cường theo mạch Đốc đi lên dọc cột sống lưng. Khi ý và khí đến khoảng nữa sống lưng thì bắt đầu thở ra.
Thở ra. Trong lúc thở ra, tiếp tục dùng hơi thở đẩy khí đi lên mạch Đốc, qua Đại chùy, Bách hội, trở lại Thần đình là xong một vòng Tiểu Châu thiên. Tiếp tục hít vào từ Thần đình xuống mạch Nhâm để vận hành vòng Châu thiên kế tiếp. Cuối cùng, trước khi chấm dứt giai đoạn này nên tập trung ý tưởng tại Đan điền vài phút để tụ khí tại Đan điền. Có thể tập khoảng 21 vòng Châu thiên trước khi đến giai đoạn tĩnh tọa.
Lưu ý:Không cần phải hít vào hoặc thở ra trong suốt quá trình vận hành vòng Châu thiên mà chỉ hít vào ở phần đầu và ở mạch Nhâm, thở ra ở phần cuối của mạch Đốc. Đoạn còn lại từ Đan điền sang Trường cường đến quá nữa lưng là giai đoạn ngưng thở, dùng ý để chuyển khí để tránh hụt hơi hoặc đuối hơi. Do đó không cần thở sâu, chỉ cần thở nhẹ, thở bình thường cũng sẽ dễ dàng đi hết đường dài của vòng Châu thiên. Lâu dần, người tập chỉ cần dùng hơi thở thật nhẹ và dùng ý lướt từ Thần đình hoặc Bách hội, theo hơi thở đi suốt vòng Châu thiên mà không cần phân biệt hít vào, ngưng thở hay thở ra. Càng thở nhẹ càng dễ chuyển khí và dễ tiến vào nhập tĩnh.
Trên thực tế, có nhiều người sẽ "cảm thấy" luồng khí bị gián đoạn hoặc không thẳng mà chạy vòng khi đi qua một điểm nào đó trên mạch Đốc. Điều này cho biết ở vị trí đó và vùng tạng hoặc phủ tương ứng với nó đang có một rối loạn bệnh lý nhất định. Cứ tiếp tục tập luyện, qua thời gian kinh mạch sẽ được thông, đường khí sẽ thẳng. Trường hợp này có thể tự hỗ trợ bằng cách dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt nhẹ dọc theo chiều đường kinh mỗi lần vận khí đi qua điểm bế tắc đó.
Đừng ngại rằng bạn sẽ không thể tự mình khai thông được kinh mạch. "
Đả thông Nhâm Đốc nhị mạch" không quá huyền thoại như trong phim "chưởng". Trước hết, gọi là kinh mạch nên vốn dĩ nó là những con đường đã có sẵn. Nhâm Đốc lại là hai đại mạch nên có thể ví như những con kênh lớn, những đại lộ chớ không phải những hẻm nhỏ khó tìm, khó đi. Công việc chỉ là qua thời gian cần nạo vét hoặc làm thông thoáng đường kênh mà thôi. Mặc khác, vì "
thần đâu khí đó", ở đâu có ý tất ở đó có khí, nên tập trung tư tưởng ở đâu hoặc dẫn đi đâu thì chắc chắn khí sẽ ở đó, sẽ theo đến nơi ta muốn. Chữa bệnh từ xa cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.
Ngồi thiền Một trong những nguyên tắc căn bản của việc luyện tập khí công là thuận tự nhiên. Việc luyện tập không những phải thuận theo những quy luật vận hành chung của vũ trụ và con người mà còn phải thuận theo sự phát triển tự nhiên cá biệt cho từng cá nhân. Mỗi cá nhân có căn cơ và bẩm thụ khí chất khác nhau nên sự phát triển khí hóa cũng không giống nhau. Do đó Tĩnh toạ Châu thiên pháp ngoài việc khai thông Nhâm Đốc còn phối hợp với tĩnh toạ để đưa cơ thể tiến dần đến vô thức hoặc nhập tĩnh. Chính trong điều kiện nhập tĩnh hệ thần kinh trung ương sẽ phục hồi khả năng tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, tối ưu nhất cho từng cá nhân và vòng Tiểu Châu thiên, tức nội tức cũng sẽ tự động luân chuyển với tốc độ và hiệu quả cao nhất. Từ đó nội khí sung mãn có thể lan tỏa tự nhiên sang các kinh mạch và tạng phủ toàn thân thành vòng Đại Châu thiên theo một trình tự khế hợp với sự phát triển sức khỏe và tâm linh riêng cho mỗi người. Ngồi thiền là con đường đưa đến nhập tĩnh. Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, tựu trung vẫn là giúp người tập tập trung sức chú ý về một điểm, một hình ảnh, một đề tài hoặc một câu ám thị nhất định
nhằm dẫn cơ thể tiến dần đến tình trạng nhập tĩnh, khi tâm không còn bám víu vào bất cứ ý niệm nào. Như vậy ngồi thoải mái, lặng lẽ,
tập trung sức chú ý vào hơi thở lên xuống ở mạch Nhâm hoặc vào ra ở Đan điền, hoặc theo dõi luồng chân khí triền chuyển trên vòng Tiểu Châu thiên, hoặc chỉ tập trung quán chiếu Đan điền,… đều là những phương pháp thiền. Điều quan trọng là nếu đã chọn phương pháp nào để thiền thì nên giữ mãi phương pháp đó để từ thế ngồi, thế tay, cách thở, lời ám thị, đường khí vận luyện,… được bộ não ghi nhận qua thời gian sẽ hình thành nên những
mã khóa, những cung phản xạ có điều kiện để đưa người tập tiến nhanh vào trạng thái nhập tĩnh. Trong quá trình ngồi sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần tiếp tục phương pháp hoặc tập trung vào đề tài là đủ. Lâu dần những tạp niệm sẽ thưa dần, thời gian tập trung sẽ được dài hơn, hơi thở sẽ điều hòa hơn, chậm hơn, đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Đây là một quá trình lâu dài. Tùy theo khí chất của mỗi người, mức độ nhập tĩnh đạt được sẽ khác nhau. Tuy nhiên để tự chữa bệnh bằng khí công tĩnh toạ, việc duy trì tình trạng bám víu vào đề tài hoặc vào điểm tập trung một thời gian nhất định là đủ. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần, mỗi lần từ 15 phút trở lên. Nếu không thiền bằng cách quán chiếu Đan điền thì trước khi xã thiền cũng cần tập trung ý vài phút tại Đan điền để tụ khí lại nới đây. Đan điền còn gọi là Khí hải hoặc Khí huyệt, vì là nơi ở của khí, nguồn gốc của sự sống. Tụ khí về Đan điền để tránh tình trạng khí nghịch, khí trệ do chân khí còn lưu đọng ở kinh lạc ở tạng phủ, vùng đầu hoặc vùng ngực trong quá trình luyện công.
Nếu thời gian ngồi thiền lâu, cần quan tâm đến việc xã thiền để giúp khí huyết lưu thông bình thường trở lại. Trước khi đứng dậy nên co duỗi tay chân, xoay người qua lại nhiều lần. Xoay ở vùng eo, vùng cổ. Dùng cả hai tay vuốt nhẹ hai bên sống mũi, từ đầu mũi đến tận chót cằm. Vuốt ấm hai vành tay. Xoa nóng hai lòng bàn tay rồi áp vào hai mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân từ đùi ra đến bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân. Cuối cùng áp lòng bàn tay phải vào bụng dưới xoa vòng tròn quanh rốn 36 vòng, xong lại xoa 36 vòng theo chiều ngược lại.
Những hiệu ứng khi luyện côngLuyện tập khí công có thể mang đến những kết quả chữa bệnh rất kỳ diệu. Tuy nhiên kết quả này không thể sinh ra trong ngày một ngày hai mà phải thông qua một quá trình cần mẫn lâu dài.
Tuần tự tiệm tiến là một nguyên tắc cần tuân thủ trong khi luyện công. Thông thường, việc "đánh thức" Đan điền, sinh nội khí có thể xảy ra từ vài ngày đến vài tuần. Những hiệu quả tích cực đối với sức khỏe như giảm hoặc hết bệnh, ăn ngon hơn, ngủ dễ hơn (nếu khó ngủ) hoặc ngủ sâu hơn, tăng cân (hoặc giảm cân nếu trước đó béo phì)… có thể thấy được từ 3 đến 6 tháng. Những cảm nhận về
khí cũng khác nhau ở mỗi người. Những cảm nhận này có thể là cảm giác nóng ở một huyệt vị hoặc cảm giác về luồng khí di chuyển theo đường kinh, hoặc về màu sắc của khí… Có nhiều người không hề cảm nhận được những dấu hiệu này dù sức khỏe được cải thiện và việc luyện tập vẫn tiến bộ. Do đó không nên lo lắng, mong cầu. Lòng tin và quyết tâm tất sẽ đưa đến kết quả.
Quá trình tập có thể xảy ra đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một sốâ huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những bế tắc này được thải trừ hết. Thông thường những phản ứng này sẽ tự chấm dứt sau đó. Một số ít trường hợp luyện công xảy ra tức ngực, khó thở, tim đập nhanh hoặc căng nặng ở đầu. Những trường hợp này thường do hít vào sâu quá hoặc ngưng thở quá lâu. Cần điều chỉnh lại hơi thở và tăng cường buông lỏng cơ thể trong quá trình luyện công.
Có một số người, nam hoặc nữ, sau một thời gian luyện công thì tính dục xung động, gia tăng cảm giác ham muốn tình dục. Đây không phải là một hiệu ứng xấu mà là một dấu hiệu của tập luyện có hiệu quả dẫn đến nội lực sung mãn. Vấn đề chỉ là điều tiết chuyện phòng the và tận dụng nguồn nội lực ấy để tái bổ sung cho cơ thể như thế nào. Để tái bổ sung, chỉ cần ngồi yên tĩnh, lặng lẽ vận hành vòng Tiểu Châu thiên cho đến khi có cảm giác bình thường trở lại. Điều này sẽ khiến năng lực tính dục thông qua Nhâm Đốc phân bố lại để nuôi dưỡng cơ thể. Đây là điều mà các đạo gia gọi là
luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, chuyển năng lực tính dục theo mạch Đốc lên đầu để phát triển trí não và huy động những chức năng còn tiềm ẩn. Trên thực tế, sau một thời gian luyện tập tốt
Tỉnh toạ châu thiên pháp, chỉ cần ngồi vào tư thế, nhập tỉnh hoặc lặng lẽ quan sát vùng bụng dưới thì việc
"hoá khí" sẽ tự động diễn ra và hoàn tất trong vòng vài phút mà không cần phải tác ý hay vận luyện gì. Ngoài ra người tập cũng có thể tập trung tư tưởng tại Mệnh môn thay vì Đan điền khỏang 10 phút trước mỗi lần xả thiền. Mệnh môn là chỗ ở của chân Hỏa. Tập trung ý tại Mệnh môn để dẫn Hỏa về đây sẽ giải tỏa được áp lực ở vùng sinh dục hoặc Đan điền.
Nói đến Hỏa, không thể không đề cập đến Trường cường. Trường cường là nơi xuất phát chân Hỏa, tương ứng với luồng hỏa xà Kundalini của khí công Aán độ. Sự khai mở và vận dụng hợp lý trung tâm lực này có thể mang lại một nguồn nội lực to lớn cho việc chữa bệnh và dưỡng sinh. Ngược lại, nếu không kiểm soát được, nguồn năng luợng này có thể gây tác hại. Sự khai mở Trường cường phải tiến hành đồng thời với sự khai mở hai huyệt Thần đình và Bách hội và cả sự khai thông mạch Đốc. Khai mở Thần đình, Bách hội không những để thu nhận ngoại khí, bổ sung cho chân khí mà còn để tạo một van an toàn để tiết bớt chân Hỏa trong quá trình vận hành Châu thiên qua vùng đầu. Việc khai thông Nhâm Đốc là điều kiện để chân Hỏa ở Trường cường cũng như nội khí sinh ra ở Đan điền có thể luân lưu tuần hòan tạo ra sự giao hóan, cân bằng giữa Aâm và Dương, giữa ngủ tạng và lục phủ.
Thỉnh thoảng nếu có những biểu hiện dương Hỏa quá vượng như ù tai, nhức đầu, nổi mụn, sưng nướu răng… do phong nhiệt hoặc do sự phát tác của những ổ nhiễm khuẩn cũ thì nên tạm ngưng kích hoạt Trường cường. Trường hợp này, khi chuyển vận Châu thiên đến Đan điền nên đưa thẳng từ Đan điền sang Mệnh môn đi lên mạch Đốc mà không cần qua Trường cường.
Ngoài ra, sử dụng tư thế kiết già khi vận hành Châu thiên hoặc ngồi thiền cũng là một biện pháp để cân bằng với chân Hỏa. Ở tư thế này,
xương mác của một chân đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí của huyệt Tam Aâm giao của chân còn lại. Như vậy trong suốt thời gian ngồi kiết già, những đường kinh Âm và huyệt Hội âm liên tục được kích hoạt, có tác dụng tăng cường Âm khí và tạo thêm một kênh an toàn để trung hòa với chân Hỏa và khí Dương ở mạch Đốc.