06:39 ICT Chủ nhật, 15/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Y Án » Tai - Mũi - Họng - Răng

Liên hệ

VIÊM XOANG MŨI

Thứ bảy - 02/07/2011 08:18
Nam, 6 tuổi, bị viêm mũi dị ứng đã lâu ngày, kèm hen nhẹ… đã hơn 10 năm nay, thường bị đau ở lưng,. Khám thấy môi đỏ, da mặt sáng, tiếng nói nhỏ,

(Trích trong ‘Lý Luận 32 Bệnh Án’ của Lê ĐứcThiếp Việt Nam)

 

Nam, 6 tuổi, bị viêm mũi dị ứng đã lâu ngày, kèm hen nhẹ… đã hơn 10 năm nay, thường bị đau  ở lưng,. Khám thấy môi đỏ, da mặt sáng, tiếng nói nhỏ, rè, mạch tay bên phải Trầm, Trì, tay trái cương mà bộ xích thì Trầm. 

Chẩn đoán: Tỳ Thận hư hàn, phong độc nhập Phế gây bệnh.

Cho dùng:

Phòng phong     12g                   Binh lang           12g

Mạch nha          16g                   Ô mai               4g

Cam thảo          4g                     Bạch chỉ           8g

Sơn tra             8g                     Kinh giới           12g

Biển đậu           16g

Sắc uống 5 thang /tuần.

Đó là chủ phương. Sau đó, mỗi lần khám đều có gia giảm thêm một số vị như sau :

Sa nhân            l2g                    Hương phụ        12g

Đỗ trọng            l6g                    Hồng hoa          2g

Tô diệp             4g                     Bạc hà              8g

Ngũ gia bì          12g                   Tế tân               2g

Xương bồ          l2g                    Thiên niên kiện12g

Xuyên khung 8g                         Sinh khương     4g

Thòi gian uống là 3 tháng, khám 12 lần, uống 55 thang. Ngoài ra, cho thêm thuốc nhét vào mũi :

Qua Đế Tán ( theo phương của Tuệ Tĩnh )

Cuống dưa đá    l0g        Hùng hoàng       8g

Phèn chua phi   8g         Băng phiến        1g

Tán nhỏ ba vị, sau đó cho Băng phiến vào trộn đều, dùng một ít hồ dẻo làm thành viên. Mỗi viên vừa với lỗ mũi, mỗi tối khi đi ngủ, nhét 1 viên vào lỗ mũi, chỉ nhét 1 bên thôi ( thay đổi nhau), sáng hôm sau, bỏ víên thuốc đó đi.

Dùng thuốc này, người bệnh khai không thấy đỡ. Tôi đổi dùng bài Băng Bằng Tán:

Bằng sa (phi chín ) 20g            Băng phiến 1g

Hai thứ tán nhuyễn, dùng bông gòn quấn vào đầu tăm, chấm thuốc, nhét vào mũi. Dùng vài  tuần, thấy mũi khỏi, xin thêm một lọ thuốc bôi nữa, để dành dùng sau này.

Bệnh này đã trên 10 năm, căn cứ vào mạch tay phải Trầm Trì, mạch trái xích Trầm mà đoán thì bản chất do Tỳ Thận hư hàn, phong tà nhập Phế mà phát bệnh.

Nhưng nhiều năm qua, điều trị đã không chú ý đến Tỳ Thận hư hàn lại cho là phong nhiệt nhập Phế, rồi dùng thuốc tân lương, thanh nhiệt, khu phong để trị làm cho Tỳ Thận đã bị hư hàn lại hư hàn thêm mà kéo dài 10 năm nay, làm cho lưng đau, nhức mỏi, và bệnh mũi lâu ngày hẳn là mọc nấm, làm cho ngứa và hen nhẹ..

 


(Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’  của Tôn Học Quyền)

Bệnh nhân Chương, nam. 39 tuổi, giáo viên, nhập điều trị ngoại trú ngày 08/1 1/1964.

Bệnh nhân bị hẹp mũi và chảy máu nước sau khi bị cảm lạnh cách đây 7 năm, cho nên cảm giác ngửi mất dần. Đến bây giờ các triệu chứng nặng dần. Ngạt mũi xảy ra đã gần ba năm, phải thở bằng miệng, không ngửi được mùi. Một bệnh viện đã chẩn đoán là phì đại cuống mũi và được điều trị với ba lần phẫu thuật, sau đó bệnh trạng có đỡ hơn. Nhưng sau khi mổ được nửa năm, các triệu chứng lại tái phát.

Châm Nghinh hương nghiêng góc 45o về hướng Tứ bạch (III.2), Châm Hợp cốc thẳng góc sâu 0,5 - 1 thốn. 5 - 10 phút vê kim một lần.

Bệnh nhân cảm thấy thở bằng mũi dễ hơn sau khi châm. Anh ta có thể ngửi được mùi hôi của cồn và dầu sau lần điều trị thứ ba và các triệu chứng hết hẳn sau lần điều trị thứ năm.

Cách một ngày châm một lần. Châm thêm ba lần điều trị nữa, bệnh khỏi, nửa năm sau không thấy tái phát.

 


(Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’  của Tôn Học Quyền)

Bệnh nhân Triều, nam, 42 tuổi, cán bộ, nhập điều trị ngoại trú ngày 03/07/1977.

Ngạt mũi, sổ mũi và chảy nhiều dịch mũi kèm theo nhức đầu, chóng mặt. Bệnh nhân dễ bị cảm lạnh và các triệu chứng lại tái phát sau khi bị nhiễm lạnh. Bệnh viện chẩn đoán là viêm xoang mũi và điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không thấy có hiệu quả đáng kể.

Châm Nghinh hương nghiêng góc 45o về hướng Tứ bạch (III.2), Châm Hợp cốc thẳng góc sâu 0,5 - 1 thốn. Thêm Ấn đường, vê kim các huyệt trên mỗi 5 - 10 phút.

Khám lần thứ hai vào ngày 10/07/1977, ngạt mũi có giảm, bớt chảy nước mũi, hết nhức đầu. Châm thêm một lần như trên.

Khám lần thứ ba vào ngày 11/07/1977, tất cả các triệu chứng hết hẳn.

Cách ngày châm một lần, châm thêm bốn lần nữa để củng cố kết quả điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán