Giới thiệu chung về Hội Đông y Việt nam
Thứ sáu - 07/12/2012 15:39
Hội Đông y Việt nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân Việt Nam hành nghề Đông y, Đông dược, hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Đông y, thừa kế, phát huy, phát triển, bảo tồn một bộ phân di sản văn hóa dân tộc. Hội Đông y Việt nam có vai trò nòng cốt trong phát triển Nền Đông y Việt nam.
1. Thông tin chung về Hội Đông y Việt nam
Hội Đông y Việt nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân Việt Nam hành nghề Đông y, Đông dược, hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Đông y, thừa kế, phát huy, phát triển, bảo tồn một bộ phân di sản văn hóa dân tộc. Hội Đông y Việt nam có vai trò nòng cốt trong phát triển Nền Đông y Việt nam.
. Hội có cơ quan ngôn luận để tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đông y, đông dược, truyền bá học thuật, giới thiệu những kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh bằng đông y, đông dược cho nhân dân để từng bước xã hội hoá đông y tại công đồng.
. Hội Đông y Việt Nam lấy ngày 22 tháng 8 hàng năm là ngày truyền thống của Hội.
Hội Đông y Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội Đông y Việt Nam mở rộng, phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Đông y, Đông dược phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội và quy định của pháp luật.
2. Tôn chỉ, mục đích của Hội Đông y Việt nam
Hội Đông y Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp của công dân Việt Nam hành nghề đông y, đông dược, hoạt động trong lĩnh vực khám, chữa bệnh bằng đông y, thừa kế, phát huy, phát triển, bảo tồn di sản văn hoá dân tộc thuộc lĩnh vực đông y và có vai trò nòng cốt trong phát triển Nền Đông y Việt Nam.
Hội tập hợp, đoàn kết những người Việt Nam hành nghề đông y, đông dược trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài, tự nguyện đem hết khả năng, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hội phối hợp với Ngành Y tế để thừa kế, phát huy, phát triển Nền Đông y Việt Nam. Kết hợp Đông y với Tây y, từng bước hiện đại hoá Nền Đông y, Đông dược Việt Nam; Xây dựng Nền Đông y Việt Nam thành một ngành khoa học mang bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng Nền Y học Việt Nam khoa học, dân tộc, đại chúng, thiết thực phục vụ sức khoẻ nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công mục tiêu của Đảng xây dựng đất nước dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
3- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Đông y Việt Nam
Nhiệm vụ của Hội
1. Vận động, tập hợp, giáo dục y đức, y thuật cho những người hành nghề đông y, đông dược. Động viên mọi người đoàn kết mang hết tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
2. Xây dựng tổ chức hội trên các mặt: Truyền bá y thuật của Nền Đông y Việt Nam, dịch thuật, biên soạn tài liệu, sách báo đông y, đông dược về lý luận và kinh nghiệm cho cán bộ, hội viên.
3. Tham gia xây dưng chính sách pháp luật, tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong việc xây dựng chế độ chính sách, pháp luật nhằm bảo tồn, phát triển Nền Đông y, Đông dược Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức khám chữa bệnh bằng đông y và các bài thuốc gia truyền để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân theo quy định của pháp luật; từng bước xã hội hoá Nền Đông y, Đông dược trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
5. Tổ chức, tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ lương y, lương dược theo quy định của pháp luật; phối hợp cùng Ngành Y tế đào tạo đội ngũ thầy thuốc đông y Việt Nam ngày càng đông đảo về số lượng, nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng việc khám chữa bệnh bằng đông y tại cộng đồng.
6 Vận động, khuyến khích người có bài thuốc gia truyền chữa bệnh có hiệu quả, truyền lại cho con cháu và cống hiến cho Nhà nước hoặc cho Hội để bảo tồn và phát huy mặt tích cực của các bài thuốc đó, tránh thất truyền.
7. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên để nâng cao trình độ trau dồi y đức nhằm phục vụ tốt sức khoẻ nhân dân.
8. Mở rộng phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế của Hội về đông y, đông dược theo qui định của pháp luật.
9. Xác định khả năng chuyên môn của người hành nghề đông y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền theo quy định của pháp luật để cơ quan chức năng cấp phép hành nghề theo qui định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Quyền hạn của Hội
1. Tạo điều kiện cho hội viên hành nghề, truyền nghề đông y, đông dược theo Điều lệ của Hội và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Chống lợi dụng danh nghĩa đông y để hành nghề mê tín dị đoan hoặc làm những việc trái với nghề nghiệp đông y.
2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của hội viên.
3. Tổ chức hướng dẫn hoạt động đông y, đông dược của hội viên trong phạm vi cả nước.
4. Bồi dưỡng, cấp chứng chỉ chuyên môn có trình độ chuyên sâu theo chương trình của Trung ương Hội Đông y Việt Nam thống nhất trong cả nước cho hội viên theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp của đông y (dùng thuốc và không dùng thuốc) phục vụ sức khoẻ nhân dân tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
6. Sưu tầm, thừa kế, ứng dụng các môn thuốc hay, các bài thuốc quí, các bài thuốc gia truyền chữa bệnh có hiệu quả, tổ chức nuôi trồng, thu hái và bào chế thuốc để sử dụng, có kế hoạch bảo tồn nguồn dược liệu trong nước.
7. Tổng kết kinh nghiệm chuyên môn, nghiên cứu khoa học, kết hợp Đông y với Tây y để chữa bệnh cho nhân dân.
4. Hội viên:
Quy mô hội viên của Hội Đông y Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Từ năm 2005 đến đầu năm 2011, số lượng hội viên tăng từ 50.000 lên gần 70.000 hội viên, bao gồm các Lương y, Lương dược, người làm thuốc gia truyền, thuốc dân tộc, các Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ, Y sỹ, Dược sỹ, Kỹ thuật viên, Điều dưỡng viên có liên quan đến đông y, đông dược.
5. Hệ thống tổ chức:
1. Hội Đông y Việt Nam được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở bao gồm:
a) Hội Đông y Việt Nam;
b) Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hội Đông y tỉnh);
c) Hội Đông y huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội Đông y huyện);
d) Hội Đông y cơ sở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội Đông y xã ).
2. Việc thành lập các Chi hội Đông y trực thuộc Trung ương Hội do Ban Thường vụ Trung ương Hội Đông y Việt Nam quyết định .
6. Cơ quan lãnh đạo của Hội Đông y
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Đông y Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp Hội Đông y là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên.
2. Đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó triệu tập. Đại hội được tiến hành khi có hai phần ba số đại biểu được triệu tập có mặt.
3. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo của các cấp Hội là Ban Chấp hành do Đại hội bầu ra.
4. Đại hội có thể họp bất thường khi có ít nhất hai phần ba số ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu.