Các nghiên cứu khoa học hiện nay rất chú trọng đến khả năng ngừa và trị ung thư của cây cỏ nhất là của các loại rau dùng làm thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày.
Trái cây và Rau như Brussels sprouts, Cải bắp, Tỏi tây, Chanh-Cam, và các cây cỏ khác cùng với các hoạt chất trong thực phẩm như các chất vitamins chống oxy-hóa, flavonoids, glucosinolates và các hợp chất sulfur hữu cơ (organo sulfurs) có thể có những khả năng tiềm ẩn chống đột biến và chống ung thư.
Rau cải.
Tác động của các Cây rau họ Cải trên các hư hại DNA gây ra do phản ứng Oxy hóa:
Trong 2 thập niên vừa qua giả thuyết cho rằng một số hoạt chất trong thực vật (dùng làm thực phẩm) có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư đã rất được chú ý và có khá nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được những tác động này.
Một số tác nhân hóa học có khả năng chống ung thư đã được ghi nhận trong rau quả như: chất xơ (fiber), vitamins C và E, carotenoids, flavonoids, phenols, phytoestrogens, diallyl -sulfides, limonenes và các chất thủy giải từ glucosinolates.
Cơ chế hoạt động của các hoạt chất này có thể bao gồm: làm loãng và tạo kết nối với các chất gây ung thư trong đường tiêu hóa (phương thức hoạt động của chất xơ), tác động chống oxy-hóa, ức chế sự tạo thành các nitrosamine, ức chế sự kích khởi các tiền chất gây đột biến/ tiền chất gây ung thư, tạo phản ứng dẫn đến sự giải độc cho các enzymes, biến đổi sự biến dưỡng các kích thích tố cùng các phản ứng khác.
Một nhóm các cây rau đã được xem là có những tiềm năng bảo vệ cơ thể chống ung thư là nhóm các cây rau trong họ Rau Cruciferea: các cây rau này là nguồn cung cấp chính các glucosinolates trong bữa ăn hằng ngày. Các cây rau Brassica, bao gồm các cây rau cải bắp, là các rau quan trọng nhất đem glucosinolate vào cơ thể.
Trong thập niên 60, các nhà khoa học chú trọng đến khả năng của một vài chất do kết quả của sự thủy giải các glycusinolates thơm và có nhân indol có thể có tác dụng chống ung thư. Các thí nghiệm in vitro nơi thú vật cho ăn thực phẩm có chứa các chất thủy giải từ gluco -sinolate chung với một hóa chất gây ung thư ghi nhận là nhóm thú vật này ít bị ung thư hơn nhóm đối chứng không ăn glucosinolate. Từ đó đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về khả năng (có thể có) chống ung thư của các cây rau cải brassica và các chất từ glucosinolate.
Trái cây và Rau như bắp cải, tỏi tây, trái cây nhóm cam-chanh (citrus), gia vị..và các hóa chất có trong thực phẩm như flavonoids, glucosinolates, các hợp chất sulfur hữu cơ có thể có hoạt tính chống đột biến và chống ung thư. Tuy nhiên các kết quả này chỉ dựa trên các thử nghiệm ngắn hạn in vitro hoặc những thí nghiệm nơi thú vật và các kết quả ‘thật sự’ đối với người cần phải do những thực nghiệm trực tiếp nơi người !
Các hư hại nơi DNA gây ra bởi các phản ứng oxy-hóa được xem là một trong những cơ chế phản ứng gây ra nhiều loại ung thư. Do đó, nếu làm giảm được các hư hại nơi DNA thì có thể giúp giảm được nguy cơ ung thư. Trong cơ thể mức độ hư hại của DNA có thể được ‘đánh dấu’ bằng số lượng 8-oxy-7,9-dihydro-2’-deoxyguanosine (8-oxodG) thải theo nước tiểu. Verhagen và các cộng sự viên (1997) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của việc ăn brussels sprouts trên sự thải loại 8-oxodG..
Mười người không hút thuốc (5 nam và 5 nữ), phân chia thành 2 nhóm không chọn lựa trước 5 người được cho ăn một thực đơn có 300 gram rau không chứa glucosinolate, và 5 người kia cho ăn mỗi ngày 300 gram brussels sprouts.
Sau 1 tuần, thực đơn được chuyển đổi ngược lại. Mức đ 8-oxodG trong nước tiểu (thu toàn bộ trong 24 giờ) được đo bằng sắc ký HPLC. Kết quả cho thấy nơi nhóm dùng rau brassica có thể giảm được nguy cơ hư hại DNA và nguy cơ bị ung thư..
Brussels sprouts có các hoạt tính chống đột biến và chống ung thư nơi người do kích ứng glutathione-S-transferase (một enzym có khả năng giải độc) và do làm giảm các trình hư hại DNA do bị oxy-hóa. Các khám phá này đã ủng hộ cho giả thuyết cho rằng ăn các loại rau cải (brassica) sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ.
Nói chung, lợi ích của trái cây và rau đối với sức khoẻ là do ở hàm lượng các vitamin chống oxy-hóa như vitamin C và Beta-Carotene cùng các chất chống oxy-hóa khác có trong rau-quả. Tuy nhiên rau Cải (brassica) khác với các loại rau khác là do ở Cải có chứa glucosino --late. Hơn nữa trong rau Cải còn có một số hoạt chất khác gọi chung là phyto chemicals.
Các indolyl isothiocyanates được phóng thích do các phản ứng phân cắt xúc tác bởi myrosinase: như glucobrassicin và neoglucobras sicin là những chất không bền nên sau đó cô đặc thành các hợp chất như indole-3-carbazole, chất này là một tác nhân kích khởi các enzym cytochrome P-450, nhất là CYP1A1 và CYP1A2 trong gan và ruột.
Tuy nhiên trong các mô cấy tế bào đáp ứng với CYP1A1, indole-3-carbazole gây gia tăng sự tạo thành 8-oxoGua cùng một lúc với sự gia tăng hoạt động của enzym.
Brussels sprouts nấu chín và nhất là dịch chiết từ rau này làm giảm được mức độ hư hại DNA gây ra bởi các phản ứng oxy-hóa được chứng minh bằng sự sụt giảm trong việc thải loại 8-oxodG . Ngoài ra, dịch chiết từ Brussels sprouts còn ngăn ngừa sự tạo thành 2-nitropropaine (2-NP).
Rau cải nhóm Brassica chứa nhiều glucosinolates, chất này bị thủy giải do myrosinase có trong cây và sẽ được phóng thích trong quá trình chế biến và tồn trữ: Nhiều hợp chất loại isothiocyanates có được do từ sự phân cắt này có những hoạt tính dược học khá mạnh.
Các chất chuyển hóa indolyl đều không bền và tiếp tục bị phân cắt để cho các hợp chất cô đọng có hoạt tính kích khởi các men Cytochrome P-450 (CPY) nhất là nhóm CPY1A.
Các chất isothiocynates khác, có các dây nhánh aryl, alkyl và sulfinyl như sulforaphane, cô lập từ broccoli cũng là những chất kích khởi hoạt động của các enzym thuộc giai đoạn II, có thể có hoạt tính ức chế các chất gây ung thư...
Tác giả bài viết: Ds Trần Việt Hưng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn