Bài thuốc trị viêm lợi

Viêm lợi - viêm quanh chân răng còn gọi là viêm nha chu, bao gồm viêm và thoái hóa ảnh hưởng đến các tổ chức răng trên xương hàm.Nguyên nhân thường gặp do nhiễm khuẩn tại chỗ những vi khuẩn trong mảng bám răng gây viêm lợi. Mảng bám trên răng lâu ngày dày lên thành cao răng gây chảy máu chân răng và hôi miệng.Theo y học cổ truyền, viêm nha chu do ngoại cảm phong tà kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh cấp tính. Viêm nha chu kéo dài lâu ngày vị âm hư, thận âm hư, dạ dày tích nhiệt, thận hư hỏa vượng tân dịch giảm, vi khuẩn đục chân răng gây nên thành bệnh mạn tính.Đề phòng bệnh bạn nên có thói quen chải răng sau khi ăn, khám răng định kỳ một năm 2 lần để lấy cao răng và phát hiện sớm các bệnh vùng họng miệng. Khi bị viêm nha chu bạn có thể dùng một trong số những bài thuốc Đông y sau để điều trị.bai-thuoc-tri-viem-loi-1Vị thuốc ngưu bàng tử: thanh nhiệt, sát khuẩn trong bài thuốc trị viêm lợi.Bệnh nha chu thể cấp tính:Biểu hiện: Chân răng đỏ, sưng, đau, ấn mạnh có thể ra mủ, nếu đau nặng có thể gây sốt, ăn uống kém, đại tiện táo, có hạch ở dưới hàm.Phương pháp điều trị: sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thũng.Bài thuốc: dùng một trong số bài thuốc sau, sắc uống ngày 1 thang.Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g, hạt khô thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g, gai bồ kết 8g.Bài 2: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, hạt khô thảo 8g, chi tử 12g, kim ngân 20g, liên kiều 20g, tạo thích giác 20g, xuyên sơn giáp 6g.Bài 3: thăng ma 4g, hoàng liên 8g, sinh địa 20g, đan bì 8g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g.Bệnh nha chu thể mạn tính:Biểu hiện: chân răng đỏ, viêm ít, có mủ chân răng, đau ít, răng lung lay, miệng hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.Phương pháp điều trị: dưỡng âm thanh nhiệt.Bài thuốc: Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau, sắc uống ngày một thang.Bài 1: Sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch thược 8g, khỷ tử 12g, kim ngân hoa 16g, quy bản 12g, ngọc trúc 12g.Bài 2: Thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8, đan bì 8g, phục linh 8g, tri mẫu 8g, hoàng bá 8g, ngọc trúc 12g, thăng ma 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g.

Tác giả bài viết: BS. Phạm Đức Dương