Vị thuốc và bài thuốc đông y có tên “RỒNG”
- Thứ năm - 01/03/2012 14:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
hay tít trên vùng trời cao thăm thẳm, tượng trưng cho tầng lớp vương quyền ở chốn trần ai đầy hệ lụy và cát bụi này.
Không biết từ xa xưa loài Rồng có thực sự hiện hữu giữa thế gian này không. Hiện tại chỉ còn là một con vật trừu tượng, đầy huyền thoại linh thiêng, thống trị đời đời kiếp kiếp một sơn hà bao la dưới tận cùng đại dương mênh mông, hay tít trên vùng trời cao thăm thẳm, tượng trưng cho tầng lớp vương quyền ở chốn trần ai đầy hệ lụy và cát bụi này.
Tuy hữu hình mà vô thực, với trí tưởng tượng phong phú, người xưa đã ghép từ rồng vào tên thuốc và bài thuốc Đông y cổ truyền, đến nay vẫn còn phổ biến. Tôi xin giới thiệu những cây thuốc, vị thuốc Đông y có tên đi liền với từ RỒNG (LONG), gồm tính chất (dược tính) và công dụng (chủ trị), cùng những phương thuốc thông thường có sử dụng các loại dược liệu này.
Long nhãn.
1 - LONG NHÃN (mắt rồng): Phần thịt của hạt. nhãn sấy khô gọi là Long nhãn nhục, vị ngọt, tính bình, không độc, bổ tỳ vị, lợi da thịt, trị thiếu máu, hồi hộp. Không thể thiếu trong bài thuốc QUY TỲ, trợ tiêu hóa, dưỡng não, hoạt huyết, kém ăn, ít ngủ, hay quên, lo lắng, buồn bực. Bài thuốc khác gồm những vị chính: Nhân sâm sao gạo 12g, huỳnh kỳ sao mật 16 g, đương quy 12g, bạch truật sao đát 12g, chính cam thảo 6g, bạch phục thần 16g, chế viễn chí 12g, táo nhân (sao cận yên) 12g, mộc hương (dùng hàm lượng ít từ 2 – 4 gam) sao chế, liều lượng và thêm bớt các vị thuốc khác tùy theo thầy thuốc). Ngoài ra, long nhãn nhục bọc với hạt sen nấu chè với đường phèn là món ăn của giới trưởng giả thời trước bổ tâm thận, mát cơ thể. Mặt khác, hạt nhãn khô trị ghẻ và xoang mũi. Hoặc long nhãn + táo tàu + sa sâm + hoài sơn + cam châu kỷ tư + bá hạp, mỗi vị 12 – 20g, hợp lại gọi là “SÂM BỔ LƯỜNG THANG”, nấu chè hay tần gà vịt bồi dưỡng cơ thể lao lực, suy nhược.
2 - LONG CỐT (xương của rồng): Xương cá voi, hay động vật ở rừng hóa thạch lâu năm. Tính bình, vị cam (hơi ngọt), tả hỏa, tư âm, trừ phong nhiệt co giật làm kinh. Chủ trị chứng di mộng hoạt tinh, huyết trắng, an thần, hồi hộp. Trong “Thông Hoàn Phương”, bài thuốc “Kim Tỏa Cố Tinh” trị các chứng tên rất hay, gồm những vị thuốc sau: Long cốt (tẩm sữa con so sao vàng), khiếm thực hấp chín, mẫu lệ nướng đỏ nhúng dấm, sa uyển tật tê (sa uyển tử) liên tu (râu sen) - mỗi vị 08 gam (2 đồng cân tàu), tất cả hợp chung tán bột mịn, dùng hạt sen khô tán bột làm hồ, viên bằng hạt nhãn ngày uống 2 lần, 1 lần 5 - 10 viên vào sáng và tối khi bụng đói.
3 - LONG CHÂU QUẢ: Còn gọi là cây lạc tiên, cây lồng đèn, cây mắm nêm chủ trị an thần, khó ngủ, trợ tim. Dừng toàn bộ lá và quả phơi khô hay tươi. Nếu phối hợp với lá dâu non, táo tàu và tim sen mỗi vị 12gam, nấu với 1/2 lít nước đun sôi 1 giờ, tác dụng rất cao.
4 - LONG ĐỞM THẢO: Sợi nhỏ như râu rồng, đắng như mật (đởm). Vị đắng, trị nóng (thấp nhiệt) vùng trên như gan, bao tử. Mát gan, thông đại tiện, nhuận tiêu hóa, đỏ mắt. Hợp cùng các vị sơn chi tử sao đen, huỳnh câm sao rượu, trạch tả sao muối, sài hồ sao rượu, mộc thông xa tiền sao thơm, đương quy tẩm chút rượu, sanh địa, cam thảo - mỗi vị đều 8 gam. Gọi là phương thuốc LONG ĐẢM TẢ CAN. Nấu hay tán bột uống, không trộn mật ong làm viên được vì bài thuốc kỵ mật ong và chất ngọt của đường. Thêm một bài thuốc có tên “BỔ THẬN TƯ ÂM tên MINH MỤC THỐNG”, chủ trị mắt đỏ lâu ngày, nguyên nhân do gan nóng, thận thủy suy, rất công hiệu, thành phần gồm long đởm thảo 12g, sanh địa hoàng (loại sanh địa ruột màu vàng) 12g, bắc sài hồ sao rượu 12g, đương quy 12g, huỳnh cầm sao rượu 12g, mạch môn sao gạo nếp 10g, cam thảo 6g, bắc sa sâm (hay bắc đảng Sâm) 16g, chỉ xác sao cám 4g, ngũ vị tử sao mật, đâm nhỏ 16g, hoàng liên tẩm rượu để khô 6g, bạch thược sao rượu 10g, cam cúc hoa 12g, thảo quyết minh sao vàng 12g, phòng phong bắc 8g, xuyên khung sao rượu 10g, bạch tật lê (quỷ kiên sầu) sao cháy gai 12g. Hợp chung đổ 4 chén nước nấu còn lạl 2/3 chén, lần 2 nấu như lần 1 hợp chung chia uống 2 lần trong 2 ngày, uống vào buổi sáng lúc 9-10 giờ. Dùng 5-10 thang.
5 - ĐỊA LONG CAN: Giun đất mổ vứt ruột, phơi khô. Chủ yếu trị sốt rét cấp và mãn tính. Hợp các vị thuốc khác trị các chứng áp huyết, thận, phổi.
Trên đây là vị thuốc và bài thuốc thông thường. Bệnh nhân có thể tự dùng theo bệnh chứng của mình. Còn nhiều vị thuốc tên có chữ Long, nhưng ít dùng, dùng ngoài, cần theo hướng dẫn của thầy thuốc như LONG DIÊN HƯƠNG, LONG NÃO (CHUỚNG LÃO), HỒ THIỆT (LONG TU)... trẻ em và phụ nữ có thai không dùng được.
Nhân năm RỒNG (2012), giới thiệu vài vị thuốc RỒNG. Chúc quý độc giả năm Nhâm Thìn: Vạn sự như ý, thân tâm an lạc, vạn sự xương long (thịnh vượng).
Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ