Rau khúc trị ho hen, cảm lạnh

Cây rau khúc còn có tên phật nhĩ thảo “thanh minh thảo”, tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ Cúc. Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, đi vào kinh phế.
Có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Chữa ho nhiều đờm, suyễn thở, cảm lạnh phát sốt, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể thái nhỏ cho vào một ít đường, hấp trên nồi cơm, uống.Chữa cảm lạnh phát sốt: toàn cây rau khúc khô 15-20g, sắc nước uống trong ngày.Chữa ho nhiều đờm: rau khúc khô 15-20g, đường phèn 15-20g, sắc nước uống trong ngày.Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: rau khúc khô 30g sắc uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g, thiên trúc tử 12g, tề ni căn 30g, sắc nước uống trong ngày, liên tục 5 ngày. Uống hàng tháng mới thấy rõ tác dụng.Chữa viêm khí quản mạn tính: 50g rau khúc khô, sắc lấy nước đặc, chia thành 3 lần uống trong ngày; liên tục 10 ngày (một liệu trình). Hoặc rau khúc phối hợp với xa tiền thảo và liên kiều chữa viêm khí quản mạn cũng đạt kết quả tốt.Chữa tăng huyết áp: rau khúc phối hợp với lá dâu, nấu canh ăn hàng ngày.Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: toàn cây rau khúc 30-60g sắc nước uống trong ngày.Chữa thống phong (gút): Dùng lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.Chữa khí hư bạch đới: rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15g, thổ ngưu tất 12g, sắc nước uống trong ngày.Chú ý: Không uống trong những ngày đang hành kinh, có thể gây rong huyết.Còn có một loài rau khúc khác (Gnaphalium multiceps Wall) cây cao hơn, hoa hình đầu màu vàng cũng được dùng làm thuốc với cùng tác dụng.Kiêng kỵ: Nên dùng liều nhỏ, nếu ăn quá nhiều sẽ hại mắt.

Tác giả bài viết: BS. Phó Thuần Hương