DÙNG LẦM THUỐC HÀN

Cụ già 70 tuổi, vẫn ăn uống điều hòa, đi lại nhanh nhẹn, khỏe mạnh bình thường, không có bệnh gì gọi là cố tật.

Sách xưa từng ghi: “Hàn ngộ hàn tắc tử “ (chúng hàn mà dùng thuốc hàn thì chết), cái chết đến không kịp trở tay và đem lại nhiều hối tiếc cho các thầy thuốc không suy xét kỹ lưỡng.

(Trích trong ‘Đắc Tâm Tập Y Án’ của Tạ Ương Lô, Trung Quốc)

Người học trò của tôi hỏi tôi: “ Hôm qua con có gặp trường hợp một em bé bị thổ tả, thầy thuốc  cho là hỏa, dùng lầm loại thuốc hàn lương như Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử. Uống xong 2 thang liên tiếp, chứng tả ( ỉa) tuy có bớt nhưng lại gây ra chứng quyết (lạnh chân tay) rồi hôn mê. Mạch chuyển sang Trầm Sắc, môi và mặt đều trắng bệch, rõ ràng là chứng hư hàn không có hỏa. Thầy thuốc đó tỉnh ngộ dùng Phụ Quế Lý Trung (tức là bài Lý Trung - Nhân sâm 20g, Bạch truật 12g, Sinh khương 4g, Chích thảo 1g. Thêm Phụ tử 4g, Quế chi 4g) nhưng thuốc qua khỏi cổ thì chứng tả lại tháo ra như trút, tả luôn một lúc rồi chết. Như vậy thì các khiếu và mạch lại không đủ để làm bằng chứng hay sao? Tôi trả lờ i: Uống dồn tiếp loại thuốc hàn lương chứng tả tuy có giảm, nhưng nếu đúng là chứng nhiệt thì thần trí đáng lẽ phải thanh thản chứ có bao giờ lại sinh ra quyết nghịch rồi hôn mê đi như vậy. Đó chính là do dương khí suy kiệt, lại cũng nhờ đó, ta mới chứng minh  được rằng dùng thuốc hàn lương nhiều quá (vào lúc đáng lẽ cần phải ôn bổ) làm ngưng bít Trung tiêu làm cho không thể chuyển đi được, giống như khi trời lạnh quá, nước đông lại thành băng nên không chảy nữa. Sau đó, vì dùng thuốc nóng, cho uống gấp vào nên dương khí thông hành, và cũng giống như khi băng tan ra, tuyết chảy ra, nước ở sông ngòi tranh nhau đổ ra biển gây ra ỉa nhiều, chỉ tiếc là dương khí đã suy kiệt  không còn đủ sức hút lên, vì thế, bảo sao mà không vừa tả vừa hạ thoát.