CÁC PHƯƠNG THUỐC ÍCH KHÍ GIẢI BIỂU

NHÂN SÂM BẠI ĐỘC TÁN ( Bại độc tán)

( Tiểu nhi được chứng trực quyết)

- Ích khí giải biểu

- Khu phong trừ hàn

 

Vị thuốc

Liều lượng

Tính năng

Sài hồ(柴胡)

   40g

Giải cơ tán hàn

Tiền hồ

   40g

Lợi phế tiêu đàm, chỉ khái

Xuyên khung(川芎)

   40g

Hoạt huyết khu phong

Chỉ xác

   40g

Giáng khí khai bế

Khương hoạt (姜活)

   40g

Giải biểu tán phong, hàn, thấp

Độc hoạt(杜活)

   40g

Khu phong chỉ thống

Phục linh(茯苓)

   40g

Thẩm thấp hóa đàm

Cát cánh(桔梗)

  40g

Giáng khí khai bế, hóa đàm

Nhân sâm(仁参)

  40g

Bồi bổ nguyên khí

Cam thảo(甘草)

  20g

Điều hòa các vị thuốc

 


 

 

SÂM TÔ ẨM

Xuất xứ: “ Hòa được cục phương”

- Ích khí giải biểu

- Khử đàm chỉ khái

 

Vị thuốc

Liều lượng

Tính năng

Đảng sâm

   28g

Bồi bổ nguyên khí

Tô diệp

   28g

Sơ tán phong hàn

Cát căn

   28g

Giải cơ, tán biểu, thăng dương

Tiền hồ

   28g

Lợi phế tiêu đàm

Bán hạ(半夏)

   28g

Hóa đàm giáng nghịch

Phục linh(茯苓)

   28g

Lợi thủy thẩm thấp

Trần bì(陈皮)

   20g

Lý khí hóa đàm

Cát cánh(桔梗)

   20g

Tuyên phế khí, giải cơ

Chỉ xác

   20g

Lý khí

Mộc hương (木香)

   20g

Lý khí

Cam thảo(甘草)

   20g

Điều hòa các vị thuốc

 

Cách dùng: Tán thành bột mịn, uống 16g/lần, bọc vải lấy nước uống, ngày 3 lần.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa chứng cơ thể suy nhược bị ngoại cảm do lạnh, có ho và nhiều đàm.

Bài Bại độc ẩm và Sâm tô ẩm đều có tác dụng chữa suy nhược cơ thể bị ngoại cảm do lạnh, nhưng bài Bại độc ẩm có tác dụng khu phong trừ thấp còn bài Sâm tô ẩm có tác dụng lý khí hóa đàm.

 

NHẬN XÉT MỘT SỐ PHƯƠNG THANH TRONG GIẢI BIỂU

Trong phương thang giải biểu có 5 loại:

Tân ôn giải biểu: Gồm những bài thuốc có tính vị cay, nóng để giải biểu.

Tân lương giải biểu: Gồm những bài thuốc có tính vị cay, mát để giải biểu.

Tư âm giải biểu: Là những bài thuốc có tác dụng tư bổ phần âm dịch để giải biểu.

Trợ dương giải biểu: Là những bài thuốc có tác dụng trợ phần dương khí để giải biểu.

Ích khí giải biểu: Là những vị thuốc có tác dụng hổ trợ chính khí để giải biểu.

Phương Ma hoàng thang và Quế chi thang đều Tân ôn giải biểu, trong đó Ma hoàng thang có tác dụng phát hãn định suyễn, thích hợp cho chứng thương hàn biểu thực. Quế chi thang có đủ công năng giải cơ, điều hòa dinh vệ, thích hợp cho chứng trúng phong biểu hư.

Chổ phân biệt chủ yếu của 2 phương là Ma hoàng thang thì mạch đi Phù khẩn, sợ rét mà không ra mồ hôi. Quế chi thang thì mạch Phù hoãn, sợ gió mà tự ra mồ hôi.

 

Bài Đại thanh long thang và Tiểu thanh long thang đều có tác dụng phát hãn giải biểu chữa cảm mạo phong hàn nhưng bài Đại thanh long lại thêm phần thanh lý nhiệt chữa chứng phiền táo, vật vã, rêu lưỡi vàng, mạch Phù khẩn. Còn bài Tiểu thanh long thêm đờm nhiều, hơi suyễn, ngạt mũi, mạch Phù khẩn.

 

Bài Hương tô tán và Thông sị thang đều là thuốc Tân ôn giải biểu nhưng Hương tô tán còn có tác dụng Lý khí hòa trung chữa tức ngực, đầy bụng, không muốn ăn, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoạt. Còn bài Thông sị thang có tác dụng giải biểu nhẹ, chữa chứng cảm mạo mới phát.

 

Bài Cửu vị khương hoạt thang có tác dụng Phát hãn giải biểu, khu phong trừ thấp, thanh lý nhiệt chữa tứ thời cảm mạo hoặc chứng ngoại cảm phong hàn thấp mà bên trong có ôn nhiệt, sợ lạnh, phát nóng không có mồ hôi, đau đầu, cứng cổ gáy, thân mình, chân tay nhức mỏi ê ẩm, miệng đắng và khát mạch Phù khẩn.

 

Bài Tang cúc ẩm và Ngân kiều tán đều có tác dụng Tân lương giải biểu, mạch Phù sác. Nhưng Tang cúc ẩm có công dụng Tuyên phế chỉ khái rõ rệt hơn. Còn Ngân kiều tán có công dụng giải biểu thanh nhiệt mạnh hơn.

 

Bài Ma hạnh thạch cam thang và Thăng ma cát căn thang đều là thuốc Tân lương giải biểu. Nhưng bài Ma hạnh thạch cam lại thêm tác dụng Tuyên phế uất nhiệt, thanh phế bình suyễn. Chữa các chứng viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng. Còn bài Thăng ma cát căn có tác dụng Giải cơ thấu chẩn nên thiên về chữa chứng sởi thời kỳ khởi phát hoặc sởi không mọc ra ngoài đều.