DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ TẬP I – Quyển II(B)

Mật nằm trong gan và được gan bảo bọc như bà mẹ ôm con trong lòng. Đông y học gọi là “ can” và mật là đởm hay đảm. Can thuộc tạng còn đởm thuộc phủ.

B. BỆNH VỀ MẬT (bile diseases)

Mật nằm trong gan và được gan bảo bọc như bà mẹ ôm con trong lòng. Đông y học gọi là “ can” và mật là đởm hay đảm. Can thuộc tạng còn đởm thuộc phủ. Hai cơ quan này vốn có liên hệ chặt chẽ với nhau cả về phương diện sinh lý cũng như bệnh lý. Cho nên, khi nói can đởm là nói tới gan và mật, cặp tạng phủ rất đặc biệt trong lục phụ ngũ tạng của con người.

Chức năng: Gan chế tạo ra mật, một chất cực kỳ quan trọng để hấp thu chất béo gồm mỡ dầu và các thành phần sinh tố (vitamins) hòa tan được trong chất béo. Mật còn giữ vai trò chuyên viên giải độc cho gan bằng cách đẩy chất độc xuống ruột non. Tại đây mật thúc đẩy tiến trình trộn nước vào phân làm cho phân trở nên mềm xốp; đồng thời nhờ chất xơ (fiber) hút lấy độc tố thải ra ngoài. Nếu không có mật hoặc thiếu mật phân trở nên khô quánh và khó vận chuyển xuống ruột già. Đây là hệ quả của chứng táo bón. Một khi chất độc không theo chất cặn bã thải ra ngoài, chúng sẽ được hấp thu trở lại và biến thành hiểm họa cho cơ thể.

Giống như chất điều tố (enzymes) của tuyến tụy, mật cũng phục vụ và giữ cho ruột non (small intestine) tránh khỏi sự tác hại của các vi sinh vật (micrroorganisms). Mỗi ngày, ruột non tiêu thụ hơn 1 lít mật ( tương đương ¼ gallon hay 1 quart =1.135 lít). Hợp chất do mật tiết ra gồm khoảng 99% các thành phần: muối mật (bile salts), cholestrol, độc tố hòa tan trong mỡ và sau đó được hồi tràng hay ruột hồi (ileum) tái hấp thu trở lại. Khi lượng acids mật tăng lên do ăn uống thêm, như uống muối mật bò ( ox bile salts) hay thuốc ursodeoxycholic acid, sẽ giúp gia tăng tác dụng nhuận trường.

Khi gan bị độc tấn công gây thương tổn, làm biến đổi chức năng, nó rất cần cơ thể giúp thải trừ độc tố ra ngoài vào một trong những con đường tống khứ chất độc là qua ngã túi mật. Nhưng nếu việc tiết mật bị trở ngại, còn gọi là tình trạng ứ mật (cholestasis), chất độc sẽ tồn tại đọng lâu dài trong gan, Ứ mật, phần lớn do tắc nghẽn ống dẫn mật làm suy yếu lưu lượng mật chuyển vào gan. Tác nhân làm tắc nghẽn ống dẫn mật gồm có:

- Sạn mật hay sỏi mật (gallstones)

- Lạm dụng rượu (alcohol)

- Nội độc tố (endotoxins)

- Rối loạn do di truyền ( Gilbert’s syndrom)

- Viêm gan siêu vi trùng ( viral hepatitis)

- Hóa chất, gồm kích thích tố thiên nhiên và nhân tạo như estrogens, steroids đồng hóa.

- Thuốc uống, gồm aminosalicylic acid, mepazine, sulphadiazine, chlorothiazide…

Nhờ xét nghiệm chức năng gan, khảo sát serum bilirubin, alkakine phosphatase, SGOT, GGTP, LDH, các nhà khoa học có thể biết nguyên nhân gây ra. Sự tắc nghẽn mật dẫn đến tình trạng mật có sạn, còn gọi là bệnh sỏi

Sự hình thành sạn mật như thế nào?

Nhắc lại thành phần mật gồm có: muối mật, bilirubin, cholestrol, phospholipids, fatty acids, nước, electrolytes cùng nhiều hợp chất khác do gan sản xuất và tồn trữ trong túi mật. Một khi sự lưu thông của mật yếu hay tắt nghẽn, việc hình thành sạn mật khó tránh khỏi. Có 3 bước căn bản dẫn tới việc tạo sạn mật:

1. Do mật bảo hòa quá độ.

2. Hình thành nhân và sự khởi đầu kết tụ sạn.

3. Sạn tiếp tục phát triển và lan rộng.

Dựa vào 3 bước căn bản nói trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và quy định 4 nguyên lý cơ bản dẫn tới việc hình thành sạn mật:

1. Do cholestrol tinh khiết.

2. Do chất sắc tinh khiết.

3. Do pha trộn giữa cholestrol và dẫn xuất của muối mật, sắc tố mật, muối vô cơ của calcium.

4. Do toàn bộ các chất khoáng ( minerals).

Trên thực tế, một vài tác nhân cụ thể sau đây góp phần làm gia tăng khả năng tạo sạn mật và tăng cholesterol:

- Sinh lý (sex): Theo thống kê mới nhất của Hoa Kỳ, tỷ lệ phụ nữ bị sạn mật cao hơn đàn ông từ 2 -4 lần. Bởi vì kích thích tố nữ (estrogen) có khuynh hướng vừa gia tăng sự tổng hợp cholesterol vừa ngăn chặn acids mật hoạt động. Vấn đề uống thuốc ngừa thai hoặc các phương pháp tương tự khác khiến mức estrolgen tăng cao cũng là mguy cơ dẫn tới việc tạo sạn mật.

- Chủng tộc (race): Sạn mật có liên hệ tới lãnh vực di truyền học. Tại Hoa Kì, sạn mật phổ biến nhất trong thế giới phụ nữ da trắng trên 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 70%. Ngược lại, chỉ có 10% thuộc phụ nữ da đen bị sạn mật ở vào lớp tuổi trên 30. Sự tách biệt về tỉ lệ mắc bệnh giữa 2 nhóm phụ nữ cho thấy yếu tố nhân chủng và di truyền đã phản ánh khá đặc trưng tính bảo hòa cholestrol của mật. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thích hợp có thể làm đảo lộn quy ước trên.

- Béo phì ( obesity) : Béo phì luôn đi đôi với việc tăng tiết cholestrol trong mật, một hệ quả hiển nhiên làm tăng nguy cơ tạo sạn mật. Tuy nhiên, nếu có phương pháp giúp làm giảm trọng lượng, sụt cân mỗi tuần 01 pound (450g), vấn đề sạn mật cũng sẽ nhẹ theo.

- Bệnh ống tiêu hóa: Bình thường, khoảng 98% acids mật được tiết ra giữa lúc bộ máy tiêu hóa làm việc và được hấp thụ trở lại ở phần cuối ruột non, tức đoạn hồi tràng (ileum). Nếu việc tái hấp thu acids mật giảm, lượng acids mật dự trữ thiếu hụt và tốc độ vận chuyển mật cũng yếu hoặc trì trệ thì nguy cơ mắc bệnh sạn mật tăng cao.

- Thuốc (drugs): Ngoài các loại thuốc ngừa thai và estrogen đã đề cập, miitj vài loại thuốc giảm cholestrol huyết cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị sạn mật. Theo hai bác sĩ Michael Murrau và Joseph Pizzorno Hoa Kỳ, Clofibrate và Gemfibrozil thuộc dẫn xuất fibric acid, tuy là hai loại thuốc dùng trị cao cholestrol huyết nhưng lại là thủ phạm gây ra sạn mật một cách đặc biệt. Bởi vì hai thứ thuốc này làm tăng cholestrol trong mật, dẫn tới việc tạo sạn mật.

- Tuổi đời (age): Sạn mật được báo cám là bám sát con người từ khi chào đời cho đến lúc tuổi già, nhưng phần đông từ 40-50 tuổi. Theo thống kê, tuổi càng cao nguy cơ bị sạn mật càng nhiều.

Hiện nay tại Hoa Kì ước tính có 20.000.000 người bị sạn mật, trong đó giới phụ nữ chiếm gần 20% và 08% thuộc nam giới trên 40 tuổi. Hằng năm có khoảng 500.000 người phải phẩu thuật để cắt bỏ túi mật ( gallbladder).

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học Hoa Kì đưa ra nhận xét:

-  Người nào, quốc gia nào trọng dụng mỡ động vật, thịt có mỡ, thì tỷ lệ mắc bệnh sạn mật cao hơn những cư dân ở vùng, quốc gia tiêu thụ nhiều rau xanh. Chất xơ (fiber) trong rau quả tươi có khả năng ngăn ngừa việc hình thành sạn mật nhờ “trói chặt” deoxycholic acid, một hợp chất không tốt do acid mật sản xuất, buộc nó tiết ra trong chất cặn bã và sau đó thải ra ngoài.

- Nồng độ Lecithin trong mật xuống thấp cũng được xem là một nhân tố quan trọng dẫn tới nguy cơ bị sạn mật, còn coffee thì lạm trầm trọng thêm triệu chứng thành lập nhân sạn mật.

Bệnh về túi mật, có một vài thuật ngữ cần chú ý để phân biệt:

Bệnh về mật không nhiều, thường do 3 căn nguyên chính: Viêm túi mật gồm viêm túi mật cấp tính và mãn tính, viêm ống dẫn mật và sạn mật. Nhiều trường hợp cả hai và ba bệnh kết tập cùng một lúc.

Viêm túi mật cấp tính (Acute Cholecystitis): 

Theo y học hiện đại, viêm túi mật cấp tính thường do trực khuẩn Escherichia coli, tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn từ đường ruột theo máu di chuyển qua tĩnh mạch cửa vào gan và túi mật gây bệnh. Một số trường hợp do giun đũa mang theo vi khuẩn có hại vào túi mật.

Triệu chứng:

- Đau xốc vùng hạ sườn phải, đau dữ dội từng cơn, đau xuyên lên vai phải.

- Thời gian đau kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

- Vàng da, tiểu vàng, táo bón.

- Chất lưỡi đỏ,rêu lưỡi nhầy, mạch đi huyền sác.

Chuẩn đoán:

- Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, phát bệnh đột ngột hoặc có tiền sử đau tương tự.

- Dựa vào tuổi và giới tính: Thường trên 30-40 tuổi, nữ nhiều hơn nam.

- Ấn vùng mật đau giữ, không thích cho sờ nắn.

- Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng nhiều.

- Siêu âm gan mật: Túi mật to, thành dày, có thể có sỏi hoặc giun đũa.

Viêm túi mật mãn tính ( Chronic Cholecystitis):

Là một bệnh thường gặp trên lâm sàng. Nguyên nhân khá phức tạp, có thể do viêm túi mật cấp tính chuyển sang mãn tính nhưng nhiều trướng hợp bệnh nhân khiing có tiền sử viêm túi mật cấp. Cũng có thể do sạn mật gây ứ tắc nhưng nhiều bệnh nhân không có sạn mật.

Triệu chứng:

- Điểm đặc trưng là có nhiều lần tái phát, triệu chứng như bị sạn mật.

- Đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, ấn đau, đau xuyên lên vai lưng phải.

- Bụng trên đầy, ngực tức, ợ hơi, biếng ăn, sợ mỡ, táo bón, tiểu vàng sậm.

- Sắc mặt hơi vàng, kém tươi, họng khô, bồn chồn không yên.

- Rêu lưỡi trắng nhầy hoặc vàng nhầy, mạch đi tế huyền.

Chẩn đoán:

- Chủ yếu dựa vào cơn đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, ấn đau.

- Một số trường hợp có tiền sử viêm túi mật cấp tính.

- Siêu âm: Túi mật phình to, co bóp không tốt, có sạn mật.

- X- rays bụng: Phát hiện sạn hoặc túi mật to, có điểm calci – hóa.

Viêm ống dẫn mật ( Gall duct’s inflammation):

Là hình thức ống dẫn mật sưng trướng do biểu mô ống mật tăng sinh, xơ hóa, viêm, gây tắc nghẽn hoặc làm hẹp đường gan mật.

Nguyên nhân:

- Ở người lớn, phần lớn do sạn trong ống dẫn mật.

- Ở tuổi trẻ con, phần lớn do giun chui vào ống mật.

- Do sau khi cắt bỏ túi mật phạm vào ống dẫn mật.

- Xơ hóa ống dẫn mật nguyên phát hoặc do viêm gan mãn tính.

- U lành tính, ác tính nằm rải rác trong ống dẫn mật.

- Ung thư biểu mô dạng tuyến.

Chẩn đoán:

- Nếu do sạn mật gây tắt mật, thời gian đầu chưa tắt nghẽn hoàn toàn nên cơn đau xảy ra từng đợt với 3 dấu hiệu đặc trưng: Đau vùng dưới sườn phải, sốt rét run và vàng da. Tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân đã có tiền sử giun chui vào ống dẫn mật từ lúc còn bé nên cơn đau dài hơn.

- Khám bụng thấy gan to, phù nề tụy tạng do nước mật từ ống Wirsung tràn vào.

- Đau khu vực sườn thứ 12 với hõm thắt lưng, còn gọi là điểm sườn- thắt lưng. Khi ấn vào cảm giác đau đột ngột khiến bệnh nhân nhăn mặt.

- Nếu sạn làm tắc nghẽn hòan toàn ống mật có mũ và áp xe ( abscess) gan, gây sốc nhiễm khuẩn Gram (-) với các triệu chứng: Đau bụng, sốt rét run, vàng da kèm theo hạ huyết áp, ure huyết cao, tiểu ít.

- Xét nghiệm thấy các hội chứng:

+ Hội chứng thiểu năng tế bào gan: Cholestrol este hóa, protrombin, albumin đều hạ.

+ Hội chứng tiêu hủy tế bào gan: Transaminaza ( SGOT, SGPT) tăng.

+ Hội chứng viêm: Globulin tăng.

+ Hội chứng ứ mật: Bilirubin máu cao, phosphataza kiềm cao, cholestrol toàn phần cao, transaminaza cao (SGOT trên 40, SGPT trên 25 đơn vị).

- X-rays và siêu âm: Thấy túi mật căng to, có thể thấy sạn trong túi mật, sạn trong ống dẫn mật hoặc hình giun.

- Dùng vitamin C, liều 2,000mg/Hg, để vừa giúp mật hoạt động vừa làm giảm việc tạo sạn mật.

Sạn mật (Gallstone):

Sạn mật hay sỏi mật, là sự tích tụ của cholestrol và sắc tố mật (bile pigments) kết hợp nhau lâu cô đặc lại tạo thành những cục, khối miếng ở bên trong túi mật (gallbladder). Kích thước của những khối sạn này có thể nhọn bằng đầu kim nhưng cũng có thể to bằng quả bóng đánh tennis. Sạn mật có thể đóng khối ở bất cứ nơi nào trong hệ thống mật: Túi mật hoặc ống dẫn mật. Tuổi trung niên, từ 40 trở lên, dễ bị sạn mật hơn tuổi thiếu nhi hoặc thanh niên và phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng:

a/. Giai đoạn phát cơn đau:

- Thình lình phát cơn đau dữ dội ở vùng hạ sườn phải.

- Cơn đau kéo dài, đau thắt từng cơn, không nhịp độ.

- Đau xuyên lên vùng vai phải, ấn càng đau dữ.

- Sốt cao hoặc vừa, kèm theo những cơn rét run.

- Miệng đắng, họng khô, nôn hoặc buồn nôn.

- Nhiều ca có hiện tượng vàng da, vàng mắt.

- Nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhày, mạch đi huyền hoạt sác.

- Điểm Murphy (+) hoặc cơ vùng bụng trên, bên phải, căng tức.

- Gan, túi mật to, đau nhiều mê sảng, ngoài da có nốt ứ huyết, chảy máu cam.

b/. Giai đoạn ổn định:

- Ấn đau nhẹ vùng hạ sườn phải, cảm giác đau âm ỉ lan tới vai lưng từng cơ nhẹ rồi hết.

- Bụng trên cảm giác no đầy, chán ăn miệng đắng, sợ mỡ.

- Không còn sốt, không còn vàng da.

- Rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch đi huyền.

- Không có triệu chứng viêm nhiễm hoặc tắc mật.

Nguyên nhân:

- Nếu sạn cholestrol là do ăn nhiều mỡ động vật, nồng độ cholestrol trong máu cao.

- Nếu sạn sắc tố mật, phần lớn do tế bào thượng bì bốc ra gây viêm nhiễm đường mật.

- Còn có thể do vi khuẩn, giun đũa hoặc trứng giun tạo thành nhân và mật bám vào.

Chẩn đoán:

- Chủ yếu dựa vào cơn đau tức vùng hạ sườn phải, đau thốc lên vai hoặc xương bã vai.

- Cơn đau kéo dài từ vài giờ đến vài 3 ngày, dễ tái phát.

- Rối loạn tiêu hóa: Ă khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn ra thức ăn hay mật.

- Ấn đau vùng túi mật, điểm Murphy dương tính (+).

- Nếu tắt nghẽn mật thì da vàng, tiểu vàng. Nếu có nhiễm khuẩn thì gây sốt cao.

- Siêu âm: Thấy rõ hình thể và kích thước túi mật, sạn mật, số lượng sạn đến 90%.

Điều trị:

Y học hiện đại trị sạn mật chủ yếu dùng phương pháp phẫu thuật (surgery), cắt bỏ túi mật để loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Trước kia, Bác sĩ thường phải mổ rộng khoang bụng, nhưng vài năm trở lại đây thủ thuật đã cải biến nhờ ứng dụng phương pháp mới gọi là Laparoscopy, chỉ rạch một đoạn ngắn với một thiết bị quan sát cực nhỏ xuyên qua vết rạch tới chỗ túi mật giúp các nhà phẫu thuật giải quyết gọn nhẹ. Nhờ đó, bệnh nhân giảm được rủi ro và rút ngắn thời gian nằm điều dưỡng sau khi cắt bỏ túi mật.

Đông y học có nhiều phương pháp sạn mật: Châm cứu (gồm thể châm, nhĩ châm, thủy châm) và dùng dược thảo (đơn giản hoặc tổng hợp). Sau đây là các phương dược hiệu nghiệm:

a/.Phương pháp đơn giản:

- Milk thistke, rất giàu chất silymarin, là loại dược thảo đặc trị bệnh viêm gan siêu vi B, C, xơ gan, chai gan, nhưng silimarin cũng còn có tác dụng giúp làm tan rã sạn mật kết tập vừa gia tăng khả năng hòa tan mật nên hạ thấp nguy cơ thành lập sạn mật. Liều dùng 200-400mg/ngày.

- Rau om, còn gọi là ngò om, một loại rau thơm miền Nam Việt Nam, thường được nêm canh chua. Mỗi lần dùng một nắm rau tươi, rửa sạch, giã nát với chút muối vắt lấy nước cốt uống lúc bụng đói, ngày hai lần. Theo kinh nghiệm dân gian, rau ngò om có tác dụng lợi tiểu, dãn cơ, vừa co bóp túi mật vừa làm loãng nước mật tạo động lực phá vỡ khối sạn thành bùn và đẩy trôi qua ống dẫn mật xuống bàng quang đi tiểu ra ngoài. Thời gian điều trị có kết quả từ vài hôm đến vài tuần lễ. Rau om còn trị cả bệnh sạn thận và sạn bàng quang.

- Cải sà lách soong, dùng thật nhiều rửa sạch, trải ra phơi trong mát cho khô. Ngày dùng 50g nấu với 3 bát nước lọc, sắc cạn còn một bát, chia uống 2 lần. Theo sách “ Bách bệnh dân gian liệu pháp”, cải sà lách soong có công dụng trị sạn mật và cả sạn thận.

- Uất kim, sắc uống hay tán bột uống ngày 3 lần, mỗi lần 4g. Dùng liên tục trong vài tuần lễ sẽ có kết quả nhờ công dụng hòa tan nước mật và thúc đẩy mật bóp mạnh hơn.

Theo sách the Green Pharmacy, Tiến sĩ James A. Duke Hoa Kỳ giới thiệu một số dược thảo thiên nhiên sau đây cũng có khả năng trị bệnh sạn mật không cần phẩu thuật với điều kiện chưa có dấu hiệu đau bụng dữ dội hoặc viêm nhiễm nguy cấp:

- Beggar-lice, tên khoa học Desmodium styracifolium, tức là vị thuốc kim tiền thảo của đông y . các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã khám phá trong cây beggar- lice, hay kim tiền thảo có một chất làm giảm mức calcium tiết ra trong nước tiểu đồng thời làm tăng sự điều tiết citrate, giúp làm giảm nguy cơ thành lập sạn mật và sạn thận.

- Celandine, tên khoa học Chelidonium majus, là một loại dược liệu ccoor truyền của các dân tộc vùng bắc Mỹ châu, Âu Châu và Ukrain thuộc nước nga cũ, dùng trị bệnh gan. Trong một cuộc nghiên cứu 60 bệnh nhân bị sạn mật, các nhà khoa học đã cho uống rễ celandine dạng viên nén trong 6 tuần lễ, kết quả thấy sạn bị đẩy trôi qua ống dẫn mật và mất triệu chứng đau bụng. Ở Ukraine thường sử dụng celandine dưới dạng tiêm, liều lượng từ 5-20mg/ngày.

-Couchgrass tên khoa học Agropyron repens hay Elymus, là loại dược thảo phổ biến ở Châu Âu. Chính chính phủ nước Đức đã thừa nhận couchrarss như một dược phẩm chuyên trị bệnh sạn thận, viêm đường tiểu, viêm bàng quang, an toàn và hiệu quả. Liều dùng: Nếu dạng capsules 400mg, ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần một viên. Nếu dạng viên ném 60mg, ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 2-3 viên.

- Peppermint, tên khoa học Mentha piperita, còn gọi là bạc hà châu âu. Peppermint vốn là một trong hai loài thơm nhất trong gia đình họ “Mint”, khi chưng cất cho màu xanh hay trắng. Tiếp theo là Spearmint (Mentha spicata) còn gọi là Bạc hà Âu Mỹ hay Lục bạc hà cũng rất thơm, khi chưng cất cho màu đỏ hay tóm, rồi Watermint (Mentha aquatica) còn gọi là Bạc hà Nhật Bản và loài Mentha arvensis, còn gọi là Bạc hà nam (mọc nhiều ở Việt Nam). Theo kinh nghiệm y học cổ truyền của nước Anh, từ lâu người dân thường dùng một loại trà mang tên “Rowachol” có chứa lá bạc hà để ngăn ngừa hoặc trị bệnh sạn mật. Kết quả thật hiển nhiên.

b. Phương dược tổng hợp:

Viêm túi mật:

Bài 1:

- Biện chứng Đông y: Do can đởm trí trệ, thấp nhiệt nội uất.

- Pháp trị: Sơ can lợi đởm, lý khí giải uất, thanh hóa thấp nhiệt.

- Bài thuốc: “Tân thanh đởm thang”.

- Công thức:

Sinh hoàng kỳ                 30g

Kim tiền thảo                   60g

Mãn thiên tinh                 30g

Uy linh tiên                      30g

Sài hồ                              12-24g

Bạch thược                      12-16g

Diên hồ sách                    09-12 g

Bạch hoa xà thiệt thảo      30g

Hoài sơn                          24g

Kê nội kim                       09-12g.

Sắc uống ngày 1 thang. Một liệu trình điều trị bằng 20 thang.

- Gia giảm:

.Nếu cơ thể suy yếu, khí hư, tăng Hoàng kỳ lên 65g.

.Nếu đổ mồ hôi, gia Phù tiểu mạch từ 30-60g, Ma hoàng căn 12g.

.Nếu huyết hư, gia Kê huyết đằng 24g.

.Nếu không đau bụng do khí trệ thì bỏ bớt vị Diên hồ sách.

.Nếu ăn uống tốt như thường, bỏ bớt vị Hoài sơn hoặc Kê nội kim.

.Nếu mật hay ống dẫn mật có sạn bùn, phải giữ vị Kê nội kim suốt thời gian điều trị.

.Nếu buồn nôn hay nôn mửa, gia thêm Chế bán hạ 12g, Trúc như 15g.

.Đại tiện táo bón, gia Đại hoàng (sao rượu) 12 -15g

.Bụng trướng đau, gia thêm Mang tiêu 10g.

- Hiệu quả lâm sàng: Lê Thanh Dũng 50 tuổi. Có tiền sử đau vùng hạ sườn bên phải hơn 3 năm qua. Vài tháng gần đây cơn đau càng tăng, cường độ đau càng nặng.

Khám chức năng gan nhiều lần, chri số SGOT và SGPT (transaminase glutamic) tăng lên, có lúc lên tới 345 đơn vị. Chẩn đoán lâm sàng là bị viêm túi mật. Sau khí cho uống bài “Tân thanh đởm thang” 1 liệu trình (20 thang), các triệu chứng đau và viêm túi mật giảm hơn 90%, chỉ số SGOT và SGPT trở lại mức bình thường. Bệnh khỏi. Theo dõi 1 năm vẫn ổn định.

Bài 2: Viêm túi mật (thời kỳ mang thai).

- Biện chứng Đông y: Thai phụ chi lạc tâm thống.

- Pháp trị: Hóa thấp nhiệt (trong), ôn kinh khí (ngoài), lý khí huyết (chống đau).

- Bài thuốc: “Gia vị hỏa long tán”.

- Công thức:

Xuyên luyện tử (sao)       10g

Tiểu hồi (sao)                  10g

Ngải diệp                         06g (sao nước muối)

Sài hồ                              05g

Hoàng cầm                      05g (sao rượu).

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Nguyễn Thị Lệ Tú 31 tuổi. Trước đây phải vòa bệnh viện cấp cứu vì bụng ngực đầy đau không chịu nổi. Bác sĩ khám hội chẩn, chẩn đoán là viêm túi mật và cho dùng thuốc nhưng kết quả không rõ, xin chuyển viện

Khám thấy bệnh nhân đau vùng ngực bụng, đau từng cơn, sốt rét lẫn lộn, rêu lưỡi hơi vàng lẫn xám đen, khi dứt cơn đau thì rêu lưỡi bớt xám đen và hết sốt rét. Có thai 5 tháng, mạch đi huyền hơi sác. Cho uống 2 thang“Gia vị hỏa long tán”, hết đau, không còn rốt rét, rêu lưỡi mất màu vàng xám. Giữ nguyên toa cũ, bỏ bớt vị Sài hồ, Hoàng cầm, cho uống tiếp 2 thang nữa. Mọi triệu chứng chấm dứt, bệnh khỏi. Theo dõi 6 tháng vẫn tốt, sinh được 1 cháu to, khỏe.

Bài 3: Viêm túi mật cấp tính (đơn thuần)

- Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt khí trệ, bế tắc can đởm, tổn thương tỳ vị.

- Pháp trị: Thanh lý tiết nhiệt

- Bài thuốc: “Đại sài hồ thang gia vị”

- Công thức:

                    Sài hồ                         12g

                    Hoàng cầm                 10g

                    Đại hoàng                   10g

                    Chỉ thực                      10g

                    Chế bán hạ                  10g

                    Bạch thược                 12g

                    Uất kim                       10g

                    Diên hồ sách               10g

                    Bồ công anh               30g

                    Mộc hương                 10g

                    Cam thảo                    05g

                    Đại táo                        03 quả

                    Sinh khương               03 lát

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Lý Thị Nữ 49 tuổi. Trong 3 ngày qua đã lên cơn đau bụng từng chập, đau xuyên từ bụng ngực lên tới bả vai, lưng, ngày càng nặng thêm. Khám chẩn đoán viêm túi mật cấp đơn thuần. Bệnh nhân có dấu hiệu hoàng đản nhẹ, miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch đi huyền sắc, tả quan huyền hữu lực.s

Cho uống 3 thang bài “Đại sài thang gia vị”, giảm đau, đại tiện thông còn buồn nôn. Liền bỏ vị Đại hoàng, Hoàng cầm, gia thêm Hoàng liên 05g, Trúc nhự 10g, cho uống tiếp 3 thang nữa, bệnh nhân cảm thấy yên tĩnh, ăn khá hơn. Lại bỏ vị Trúc nhự, Chỉ thực, cho uống thêm 3 thang nữa, mọi triệu chứng biến mất. Liền đổi sang bài “Tiêu dao tán gia giảm” để củng cố sức khỏe, gồm: Bạch truật (cao) 12g, Bạch thược (sao rượu) 12g, Đương qui 12g, Sài hồ 06g, Phục linh 12g, Cam thảo 04g, Bạc hà diệp 06g. Sinh khương 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 3 thang. Bệnh khỏi hẳn.

Bài 4: Viêm túi mật cấp tính

- Biện chứng Đông y: Hỏa uất gây ứ tắc khí can đởm

­- Pháp trị: Sơ can lợi đởm

-Bài thuốc: “Gia giảm sài hồ thàng”

- Công thức

                    Sài hồ                         18g

                    Đại hoàng                   10g

                    Bạch thược                 10g

                    Chỉ thực                      10g

                    Hoàng cầm                 10g

                    Chế bán hạ                  10g

                    Uất kim                       10g

                    Sinh khương               12g

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Võ Thị Lệ 54 tuổi. Đột nhiên đau kịch liệt ở vùng gan bên hông phải, đau thốc vô dạ dày, nằm lăn lộn trên giường, mồ hôi vã ra như tắm phải cấp cứu. Bệnh viện chẩn đoán viêm túi mật cấp, tiêm thuốc chống đau nhưng chỉ giảm trong giây lát rồi đau lại. Xin chuyển qua Đông y.

Khám thấy người to béo, hai gò má đỏ hây, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, miệng đắng, nôn liên hồi, đã 4 ngày qua chưa đi tiểu. Đông y chẩn đoán chứng này do khí uất hỏa kết ở can đởm hoành kích sang vị làm cho phủ khí không thông. Cho uống bài “Gia giảm sài hồ thang” 1 thang thì hết đau, 2 thang thì đi tiểu thông và ngừng nôn, hết 3 thang thì bệnh khỏi hoàn toàn.

Bài 5: Viêm túi mật cấp tính

- Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt uất kết ở can đởm

­- Pháp trị: Thanh can lợi đởm

- Bài thuốc: “hổ trượng nhị kim thang”

- Công thức:

                    Hổ trượng                   30g

                    Uất kim                       15g

                    Xuyên luyện tử           10g

Sắc uống ngày 1 thang. Nếu không có Hổ trượng, thay bằng Đại hoàng 15g.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 20 ca bệnh viêm túi mật cấp kèm sạn mật đều đạt kết quả tốt. Nếu có hoàng đản rõ rệt, gia thêm Nhân trần 10g, sài hồ 10g.

- Bài 6: Viêm túi mật mãn tính

- Biện chứng Đông y: can khí uất kết phạm vi

- Pháp trị: Sơ can giải uất, tiêu trệ hòa vị

- Bài thuốc: “Khoan cách lợi phủ thang”

- Công thức:

                    Thương mật                12g

                    Chế hậu phác              10g

                    Trần bì                        10g

                    Sơn tra                        30g

                    Hoàng liên                  03g

                    Bình lang phiến          12g

                    Mộc hương                 06g

                    Sài hồ                         10g

                    Chỉ xác                       12g

                    Bạch thược                 18g

                    Hải phiêu tiêu             10g

                    Thuyên thảo                12g

                    Cam thảo                    03g

Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đau vùng hông phải nhiều, gia thêm Diên hồ sách 10g, Uất kim 12-30g. Nếu ăn kém, gia Mạch nhà 30g, Nếu ợ chua, gia Ngõa lãng tử 12g, Thích vị bì 15g, Nếu đại tiện bí, gia Lai phục tử 12g.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần Lệ Xuân 65 tuổi. Có tiền sử đau bụng, được một bệnh viện chẩn đoán viêm túi mật mãn tính. Khám thấy bệnh nhân tiều tụy, gầy gò, cho biết đau dạ dày hơn 10 năm, mỗi lần ăn thịt cơn đau dữ dội hơn, bụng đầy trướng, sôi bụng, 4-5 ngày mới đi tiêu một lần, phân rắn, tiểu ít, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi dày và bẩn, mạch đi Huyền Hoãn. Cho uống liền 30 thang“Khoan cách lợi phủ thang”, mọi triệu chứng không còn. Bệnh khỏi. Sau cho uống thêm thuốc bổ can tỳ để củng cố lâu dài.

- Bài 7: Viêm túi mật mãn tính chuyển qua cấp tính có kèm sạn mật

- Biện chứng Đông y: can đởm uất trệ

- Pháp trị: - Sơ can lợi đởm, hóa ứ chỉ thống (trị cấp tính)

- Lý khí hóa huyết, kiện vị tiêu trệ (tri mãn tính)

- Bài thuốc: - “Thanh đởm chỉ thống thang” (trị cấp tính)

- “Phức phương xuyên luyện tử tán” (trị mãn tính)

- Công thức

a. Thanh đởm chỉ thống thang

                    Sài hồ                         12g

                    Hoàng cầm                 10g

                    Chế bán hạ                  10g

                    Sinh bạch thược          12g

                    Đại hoàng                   12g (cho vào sau)

                    Chỉ thực                      12g

                    Diên hồ sách               10g

                    Mộc hương                 10g

                    Trạch lan                    12g

                    Đại táo                        03 quả

                    Sinh khương               06g

                    Tam thất phấn             05g (chia 2 lần uống với nước thuốc)

Sắc uống ngày 1 thang. Khi cần thiết, có thể uống ngày 2 thang (chia 4 lần uống)

b. Phức phương xuyên luyện tử tán

                    Xuyên luyện tử (sao) 30g

                    Diên hồ sách               30g (tẩm giấm nướng)

                    Uất kim                       60g

                    Bồ công anh               60g

                    Kê nội kim                  30g

- Cách làm: Tán bột mịn, bỏ lọ dùng dần

- Cách dùng: Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 06g. Cứ 3 thang là 1 liệu trình. Trong thời gian dùng thuốc, cử ăn dầu mỡ, đồ ăn tanh cay.

- Hiệu quả lâm sàng:Đã dùng 2 bài thuốc trên đây điều trị hơn 100 ca bệnh viêm túi mật mãn tính chuyển qua cấp tính có kèm theo sạn mật đều đạt hiệu quả mỹ mãn. Dùng 3 thang trị cấp tính thì khống chế ngay cơn đau, sau đổi qua pháp trị mãn tính từ 1-3 liệu trình thì bệnh khỏi.

Vương Mỹ Tú 50 tuổi. Có tiền sử 10 năm đau bụng từng cơn, mỗi tháng lên cơn đau 2-3 lần, đau tử bụng thốc lên vai, lưng, đau gập người lăn lộn, nôn mửa. Một bệnh viện chụp phim và kiểm tra siêu âm, chẩn đoán viêm túi mật mãn tính chuyển qua cấp tính có kèm sạn mật, cho phích atropin giảm đau nhưng không kiến hiện lâu dài.

Khám thấy bệnh nhân đang ôm bụng rên la, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, tiểu vàng đỏ, táo bón, mạch đi huyền khẩn. Đã dùng 2 phương dược trên thay nhau điều trị trong vòng 3 ngày thì cắt hẳn cơn đau, sau 1 tháng bệnh khỏi.

Bài 8:Viêm túi mật kèm sạn mật

- Biện chứng Đông y:Can uất khí trệ

- Pháp trị: sơ can giải uất, lý khí chỉ thống

- Bài thuốc: “Sơ can lợi đởm thang” hoặc hoàn

-Công thức:

                    Sài hồ                         10g

                    Chỉ thực                      10g

                    Thanh bì                     10g

                    Hổ trượng căn            30g

                    Kim ngân hoa             30g

                    Sinh đại hoàng            30g

                    Mang tiêu                   10g

                    Kim tiền thảo              30g

                    Nhân trần                    30g

                    Uất kim                       12g

                    Xuyên luyện tử           12g

                    Bạch thược                 12g

                    Diên hồ sách               10g

Sắc uống ngày 1 thang. Có thể tán bột mịn hòa với nước làm hoàn bằng hạt tiêu, sấy khô. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 50-60 hoàn với nước ấm

Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng điều trị 10 ca bệnh đều khỏi, tránh giải phẫu. Khi bị cấp tính nên dùng thuốc thang để chận đứng cơn đau. Nếu bị bệnh mãn tính, nên dùng thuốc hoàn.

Bài 9: Do giun (lãi) chui ống mật

- ­Biện chứng Đông y: Giun nhiễu loạn đởm

- Pháp trị: Trục gin lợi đởm

- Bài thuốc: “An hồi lợi đởm thang”

- Công thức:                                  

                    Sử quân tử                  15g

                    Binh lang                    15g

                    Khổ luyện bì               10g

                    Ô mai                          20g

                    Xuyên tiêu                  10g

                    Đại hoàng                   15g

                    Hạc sắt                        10g

                    Bạch thược                 30g

                    Nhân trần                    10g

                    Bồ công anh               10g

                    Long đởm thảo           10g

                    Giấm chua                  03 muỗng canh

Sắc uống ngày 1 thang. Trước hết nấu thuốc với 3 bát nước, sắc cạn còn 8/10 bát, đổ 3 muỗng canh giấm chua vào, khuấy đều, uống hết 1 lần lúc bụng đói. Thông thường, uống xong là cơn đau giảm ngay, bệnh khỏi. Tiếp theo uống thuốc trục giun Santonin hoặc loại khác.

- Hiệu quả lâm sàng. Đã dùng trị hơn 200 ca đau bụng do giun (lãi) chui ống mật làm tắc nghẽn đường mật. Chỉ uống 1-2 thang, nhiều nhất 4 thang là có kết quả nhờ tác dụng nhanh.

Trương Thị Hòa 63 tuổi. Trước khi điều trị, bệnh nhân đột nhiên lên cơn đau bụng cấp tính vùng bụng trên, đau quặn nhói từng cơn, đau lan lên vùng vai và cả thắt lưng, lợm giọng, nôn ói ra 2 con giun đũa. Một Bác sĩ cho uống thuốc nhưng không khỏi.

Khi đến khám bệnh, bệnh nhân ôm bụng kêu gào dữ dội, mặt mày nhăn nhó khổ sở. Ấn tay dưỡi múi xương ức, cảm giác đau đớn, rêu lưỡi mỏng hơi vàng, mạch đi huyền. Chẩn đoán giun chui ống mật. Cho uống 1 thang“An hồi lợi đởm thang”, bệnh nhân dứt cơn đau. Tiếp theo, cho uống thuống tẩy giun“Khu linh hồi” 10 viên, sáng ra cho uống tiếp 10 viên nữa rồi bồi thêm 1 thang“An hồi lợi đởm thang”. Sáng ngày thứ ba, bệnh nhân đi tiêu ra hơn 40 con giun đũa, Bệnh khỏi hoàn toàn.

San mật:

Bài 1:          Kim tiền thảo              30g

                    Xuyên phá thạch         15g

                    Trần bì                        30g

                    Uất kim                       12g

                    Đại hoàng                   10g (cho vào sau)

Sắc uống ngày 1 thang, liên tục từ vài hôm đến vài tuần lễ

Trong bài thuốc có Kim tiền thảo, tên khoa học Desmodium styracifolium, thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (người Việt gọi là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, người Anh gọi là Gold money herb – cỏ đồng tiền vàng, còn người Mỹ gọi là Beggar – lice). Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh can đởm, thông lâm, lợi đởm, tăng tiết mật. chủ trị các chứng nhiệt lâm (tiểu gắt), thạch lâm (tiểu ra sạn), sạn gan mật, hoàng đản. Dùng độc vị cũng có kết quả nhất định

                    Kim tiền thảo              30g

                    Chỉ xác (sao)               15g

                    Xuyên luyện tử           10g

                    Hoàng sinh                 10g

                    Đại hoàng                   10g (bỏ vô sau)

Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng tương tự như bài số 1

Bài 3:          Kim tiền thảo              20g

                    Tích huyết thảo           20g

                    Uất kim                       08g

                    Xuyên ngưu tất           20g

                    Hoạt thạch                  12g

                    Xuyên sơn giáp           12g

                    Hương phụ                 12g

                    Kê nội kim                  06g

                    Hải tảo                        08g

Sắc uống ngày 1 thang lúc bụng đói. Công dụng trục sạn mật mạnh hơn hai bài số 1 và 2

Bài 4:          Sài hồ                         06g

                    Nga bất thực thảo       15g

                    Diên hồ sách               06g

                    Kim tiền thảo              15g

                    Xuyên luyện tử           10g

                    Hoàng cầm                 10g

                    Uất kim                       06g

                    Thông thảo                 03g

                    Bồ công anh               12g

                    Bắc nhân trần              15g

Sắc uống ngày 1 thang. Trong bài thuốc vị Nga bất thực thảo, còn gọi là Thạch hồ tuy, Kê tràng thảo, Dã viên uy, Thiên hồ tuy, Nam được gọi là lá cóc mẫn hay cỏ the, theo kinh nghiệm thực tiễn có tác dụng lợi đởm bài thạch nên đạt hiệu quả cao.

C. LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG (Peptic Ulcers)

Loét dạ dày, loét tá tràng là tình trạng dạ dày hoặc tá tràng bị chất acid hay pepsin xâm thực làm vỡ hoặc thủng lớp niêm mạc (mucosa) còn gọi là màng nhày, gây hư hỏng cơ chế bảo vệ khu trú

Ổ loét là những thương tổn được giới hạn trong phạm vi chỗ cơ niêm mạc bị thủng. Theo thống kê năm 2001 của Hoa Kỳ cho biết, số lượng người bị loét dạ dày chiếm tỷ lệ cao gấp 5 lần hơn bị loét tá tràng và đàn ông có khuynh hướng mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ gấp 3-4 lần. Một điểm đáng chú ý khác là loét tá tràng thường xảy ra sớm, trong hạn tuổi từ 30 đến 55, còn số người bị bệnh loét dạ dày lại thường ở độ tuổi cao hơn, từ 55 đến 70 tuổi

Nguyên nhân

1. Theo y học hiện đại

Các nhà nghiên cứu thừa nhận có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh loét dạ dày – tá tràng

- Do vi khuẩn helicobacter pylori hoặc Campylobacter pylori. Đây là thủ phạm chính gây loét dạ dày và tá tràng. Phần lớn, thầy thuốc sử dụng các loại trụ sinh (nonsteroidal anti – inflammatory drugs – NSAIDs) như amoxxycillin, clarithromycin, clary… để diệt vi khuẩnhelicobacter pylori. Tuy nhiên, theo báo cáo y khoa, tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát sau 1 năm điều trị lên tới 70 – 85%. Kiểm tra nội soi (endoscopy) ghi nhận ổ loét không lành.

-Nhân tố kích thích: Hút thuốc lá liên tục nhiều năm, tinh thần quá căng thẳng là 2 trong số yếu tố gây loét dạ dày – tá tràng. Thế nhưng, chế độ ăn uống bừa bãi và rượu lại không phải là thủ phạm đáng nguyền rủa.

- Dodùng thuốc (drugs) gây tác dụng phụ, trong đó phải kể đến các loại salicylates và trụ sinh (NSAIDs). Chúng kích thích việc hình thành ổ loét vì ức chế sự điều tiết prostaglandins là chất ngăn chặn tác nhân gây loét.

Ngoài ra, bệnh viêm gan, bệnh tụy tạng, bệnh Crohn, hội chứng Zollinger – Ellison cũng góp phần vào nguyên nhân tạo ra loét dạ dày – tá tràng.

Theo Tiến sĩ James A.Duke Hoa Kỳ cho biết, riêng tại Hoa Kỳ, cứ 10 người dân thì có 1 người bị bệnh loét dạ dày – tá tràng và mỗi năm khám phá thêm khoảng 1.000.000 ca bệnh mới, tỷ lệ đàn ông mắc bệnh chiếm gấp 4 lần phụ nữ, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Viêm mũi dị ứng (allergies) cũng có khuynh hướng tạo ra loét. Theo một cuộc nghiên cứu gần đây ghi nhận 98% người bệnh loét dạ dày – tá tràng đều có dị ứng đường hô hấp (respiratory allergies)

2. Theo Đông y học

Y học cổ truyền xếp dạ dày – tá tràng vào phạm vi “Tỳ vị”. Trong thiên “Khôn hóa thái chân”, Hải Thượng Lãn Ông (y tổ ngành y học cổ truyền Việt Nam) lý giải:“Sự sống con người lấy tỳ vị làm chủ. Tỳ giữ chức vận hóa, vị giữ chức thu nạp. Một bên nạp, một bên vận hóa, chuyển biến thức ăn thành chất tinh hoa sinh ra tinh khí nuôi dưỡng cơ thể, thấu suốt khắp kinh mạch và lạc toàn thân”

Y học cổ truyền qui kết vào 3 căn nguyên chính, có tương quan với nhau, phát sinh bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng:

a. Tỳ vị hư yếu: Theo sách Hoàng Đế Nội Kinh và Trung Y học chẩn đoán lý luận:

- Tỳ (lá lách) làm chủ ở trung tiêu, quan hệ biểu lý với vị, chủ việc vận hóa thực phẩm và nước uống, dinh dưỡng toàn thân, đồng thời chủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch. Tỳ khí hư thì ăn uống kém sút, khó tiêu, bụng trướng, đại diện lỏng, suy nhược, sắc mặt vàng úa, mất khả năng thống nhiếp huyết dẫn tới tình trạng tiện huyết (đi cầu ra máu), băng huyết hay rong huyết ở phụ nữ.

- Vị (dạ dày) là cái bể chứa cơm nước, chủ việc thu nạp. Phàm ăn uống không tiết độ, no đói thất thường, nóng lạnh chợt biến đều ảnh hưởng tới vị. Chứng trạng chủ yếu của vị gồm: Vị hàn, vị nhiệt, vị thực, vị hư. Chứng vị hàn có hiện tượng đau liên miên, nôn mửa nước trong, tay chân quyết lãnh, thích ấm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch đi trì. Chứng vị nhiệt có hiện tượng khát nước uống luôn, dễ đói bụng, xót ruột, hôi miệng, răng lợi sưng đau hay chảy máu, lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch đi hoạt đại hay trầm thực. Chứng vị hư có hiện tượng bụng no đầy, không muốn ăn vì ăn vào khó tiêu, lưỡi nhợt ít rêu, mạch nhược.

b. Dinh dưỡng không đúng: Danh y Hải Thượng Lãn Ông nói: “Trăm bệnh đến từ cửa miệng”. Danh y Ngu Bác của Trung Quốc xưa cũng nói: “Chí bệnh chi nhân tư stungf khẩu phục, tứ ẩm nhật tửu huân tiễn phúc san hàn lương sinh lãnh, triệu thương mộ tổn, nhật tích, nguyệt thâm cố vị quản thống thôn toan, ái khí, tào tạp, ác tâm…” Dịch thoát ý:“ Nguyên nhân sinh bệnh từ miệng đưa vào, dùng các vị cay, nóng, sống lạnh cùng rượu chè thái quá, ngày này sang ngày nọ, tháng này sang tháng khác gây ra đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, cồn còa, nôn mửa…” Tóm lại, ăn uống no đói thất thường, lạm dụng nhiều chất dầu mỡ, thực phẩm sống lạnh, uống rượu vô độ, đồ ăn cay nóng quá đều có hại, gây thương tổn chức năng tỳ vị. Tỳ hàn hay vị nhiệt đều sinh bệnh

c. Tinh thần căng thẳng: Nội kinh nói: “Bất vọng tác lao” có ý khuyên dừng suy nghĩ hay lo lắng thái quá làm căng thẳng đầu óc mà sinh lao tâm khổ trí. Danh y Tuệ Tĩnh nhận định do hai tác nhân chính: “Thất tình, thất khí” xúc phạm. Danh y Hải Thượng lãn Ông giải thích: “Mừng, giận, lo, sợ, buồn, khiếp đảm đều gây tổn thương nguyên khí”. Vì khi căng thẳng thần kinh thì khí uất, mà khí uất thì thương can, can mộc vốn khắc tỳ thổ, nên can khí phạm vị khiến cơ năng lo việc tiêu hóa thấp thu rối loạn, lâu ngày phát sinh bệnh

Nhận định: Tuy chưa nhìn thấy tận mắt ổ loét hay chỗ bị viêm để đặt đúng tên“viêm loét dạ dày – tá tràng” như y học hiện đại nhưng y học cổ truyền, từ hằng nghìn năm vè trước, đã dựa vào mạch lý và triệu chứng cũng xác định đúng bệnh “vị quản thống” hoặc “tâm vị thống”. Điều này được minh chứng qua các cổ thư của Trung y ghi chép cách nay hơn 1.500 năm và nền y văn của Việt Nam vào thời Đại Lý – Trần (thế kỷ thứ XIII, XIV), cách nay trên dưới 700 năm. Sách “Nam Dược Thần Hiệu” của danh y Tuệ Tĩnh đã ghi chép tóm tắt “Tâm vị thống là đau vùng dạ dày. Chứng ấy có 9 loại nhưng chung qui do đàm uất, thực tích, thất tình, thấ khí xúc phạm mà gây thương tổn. Ngày qua ngày, năm qua năm, căn nguyên dồn dập, uất tích thành đờm, đờm hỏa rung nấu khiến huyết cũng đi càn, đờm máu tích tụ ngăn trở con đường lên xuống mới sinh đau. Cho nên pháp trị phải phân biệt rõ hàn, nhiệt, đàm, huyết khí, trùng mà sử phương”

Triệu chứng và dấu hiệu:

Triệu chứng và dấu hiệu không giống nhau tùy theo từng loại viêm loét.

­- Tổng quát:

Đau vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất, nhưng có bệnh nhân lại không đau

Đặc điểm đau: Đau lâm râm, âm ỉ, có những đợt gia tăng cơn đau, đau có chu kỳ về thời gian (ngày, giờ, hay mùa trong năm)

Nếu đau do loét dạ dày thì mỗi ngày cơn đau thường xảy ra vào lúc bụng no, 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa ăn.

Nếu đau do loét bờ cong nhỏ dạ dày hay tá tràng thì thường xảy ra vào ban đêm, khoảng 1-2 giờ sáng. Bệnh nhân phải thức giấc vì cơn đau, kèm theo hiện tượng buồn nôn, miệng ứa đầy nước trong

Vị trí chẩn đoán: Nếu loét dạ dày thì thường đau ngay dưới xương ức hoặc bên trái. Còn bị loét tá tràng thì đau bùng thương vị hoặc bên phải.

Trong cơn đau có thể đau tại chỗ, có ki đau thốc ra sau lưng, lan ra cả hai bên sườn hay tới ngực, đau âm ỉ hay đau tức khó chịu.

Trạng thái và chu kỳ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố: ổ loét to và sâu thì đau nhiều và kéo dài, ổ loét lâu ngày thì đau dai dẳng lúc giảm lúc tăng không nhất định, người bệnh làm việc căng thẳng hoặc ăn uống không đúng cách thì cơn đau cũng biến hóa…

-Triệu chứng phụ: Kèm theo cơn đau là nôn mửa, lợm giọng, ợ hơi, ợ chua, ăn chậm tiêu, bụng đầy, cảm giác rát bỏng bên trong dạ dày.

- Triệu chứng toàn thân: Do cơn đau sinh ra mất ngủ, sụt cân, rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon miệng, tiêu chảy hay táo bón, thiếu máu hoặc chảy máu đường tiêu hóa kéo dài.

Biến chứng:

-Hẹp môn vị: Thường gặp ở bệnh nhân bị loét tá tràng và bờ cong nhỏ gây hẹp môn vị, ăn vào dễ nôn, lắc bụng nghe tiếng óc ách

- Chảy máu: Là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị loét tá tràng do ổ loét ăn thủng động mạch. Nếu chảy máu lớn thì nôn ra máu tươi hoặc đen, tiêu ra máu, phân đen, người bệnh hoa mắt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, huyết áp hạ, sắc mặt tái nhợt. Nếu chảy máu ít, người bệnh khó phát hiện, phải nhờ xét nghiệm tìm máu trong phân

-Thủng dạ dày – tá tràng: Do ổ loét ăn sâu tới ngoài, vỡ lan ra, khiến cho thức ăn, dịch dạ dày và không khí tràn ngập ổ bụng gây viêm phúc mạc. Lúc này, bệnh nhân kêu đau dữ dội, phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu ngoại khoa. Khám bụng thấy cứng và đau, gõ mất ranh giới vùng gan. Có khi ổ loét thủng vào các cơ quan lân cận như tụy, túi mật, gây biến chứng nguy hiểm.

- Ung thư hóa: Vết loét có thể chuyển sang ung thư hóa và thường gặp ở những người bị loét bờ cong nhỏ dạ dày. Bệnh nhân đau nhiều, sút cân nhanh, mất biểu thị đau theo chu kỳ.

Phân biệt:

Cần phân biệt cơn đau do viêm loét dạ dày – tá tràng với những cơn đau do một vài cơ quan khác nằm sát gần:

- Sỏi mật, viêm túi mật: Đau từng cơn không có chu kỳ, đau ở vùng hạ sườn hoặc lan lên tới bả vai. Siêu âm hoặc chụp X-ray mật sẽ thấy rõ.

- Viêm tụy mạn tính: Thường đau thắt ở phía trên hốc sường bên trái, kèm theo nôn hay buồn nôn. Xét nghiệm thấy chất amylase trong nước tiểu và máu tăng cao.

- Nguyên nhân khác: Viêm loét ruột già, khối u trong ruột non, sỏi thận cũng có những cơn đau giống như đau dạ dày – tá tràng

Điều trị:

Khác với y học hiện đại nhờ các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ như chụp X-ray, nội soi, xét nghiệm dịch vị đo nồng độ acid, sinh thiết niêm mạc dạ dày… nên xác định bệnh khá chính xác, y học cổ truyền chú trọng vào yếu tố mạch tượng, học thuyết“tạng phủ, khí huyết” và nguyên lý “bát cương” bao gồm âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực để phân biệt từng hình thái bệnh. Do đó, y học cổ truyền đã chia bệnh “vị thống” thành nhiều thể trạng và qua đó sử dụng nhiều phương dược trị liệu khác nhau

1. Thể Tỳ vị hư hàn:

- Triệu chứng: Quan sát ngoại diện thấy cơ thể yếu, da xanh, tròng mắt trắng nhặt, lưỡi không có rêu hoặc trắng mỏng, ướt. Khi hỏi, bệnh nhân cho biết đau liên miên, ê ẩm vùng thượng vị, vùng đau có khi lan rộng ra cả hai bên bụng dưới, trên dưới rốn đều cảm thấy đau, về đêm đau nhiều hơn ban ngày, mùa đông đau nhiều hơn mùa hè, thương đau vào lúc đói, chườm ấm dễ chịu, miệng không thấy đắng, không khát nước, thích ăn đồ nóng, ăn uống đồ lạnh vòa thì đau đầy khó chịu, tiểu tiện trong và dài, thường đầy bụng, đại tiện phân nhão hoặc lỏng bất thường, có khi ợ chua, nôn nước trong, chân tay lạnh. Khi bệnh nhân phát âm, tiếng thường nhỏ yếu, hơi ngắn, có khi đang nói phải dừng lại như bị hụt hơi. Chẩn mạch thấy mạch đi trầm, trì, vô lực, nhược, tiểu

-Pháp trị: Ôn trung tán hàn, kiện tỳ hòa vị

- Bài thuốc căn bản “Hương san lục quân tử thang”, “Lý trung hoàn gia giảm” hay “Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm”

- Công thức

a. Bài “Hương sa lục quân tử thang” gồm có:

                    Nhân sâm                   12g

                    Phục linh                    16g

                    Bạch truật (sao)          16g

                    Cam thảo (nướng)      10g

                    Trần bì                        06g

                    Chế bạn hạ                  10g

                    Mộc hương                 06g

                    Sa nhân nhục              10g

                    Sinh khương               03 lát

                    Đại táo                        02 quả

Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng bổ khí, ích tỳ. Trị tất cả chứng dương hư khí nhược, tỳ suy, phế tổn không thiết ăn uống, cơ thể gầy mòn, da nhăn tóc rụng, nói yếu sức, tay chân bủn rủn, sắc mặt vàng úa hay trắng bệch

b. Bài “Lý trung hoàn gia giảm” gồm có:

                    Nhân sâm                   30g

                    Bạch truật (sao)          30g

                    Can khương                30g

                    Cam thảo                    30g (nướng chín)

Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng trị các chứng thương hàn ói mửa, tiêu lỏng, cơ thể lạnh

­- Gia giảm:

Tiêu chảy, bụng đau, gia Mộc hương 10g, Phụ tử 06g

Bụng đầy, bỏ Cam thảo

Nôn ói, bỏ Bạch truật, gia bán hạ 10g và nước gừng

Hàn kết ở lồng ngực, gia chỉ thực 10g

c. Bài“Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm” gồm có

                    Sinh hoàng kỳ            20g

                    Bạch thược (sao)         16g

                    Hương phụ                 08g

                    Quế chi                       08g

                    Đại táo                        16g

                    Cam thảo (nướng)      06g

                    Sinh khương               08g

Sắc uống ngày 1 thang

- Gia giảm:

­Nếu bị đầy bụng, ợ hơi, gia Mộc hương 06g, Chỉ xác 06g

Nếu bụng óc ách nước, nôn ra nước trong, bỏ Quế chi, gia Phục linh 08g, Bán hạ 08g

Những bài thuốc kinh nghiệm:

Bài 1: “Ôn bỏ hành khí thang” của Triệu Sùng Đức, Trung Quốc

-Công thức:

                    Đảng sâm                   15g

                    Bạch chỉ                      09g

                    Bạch truật                   15g

                    Hoài sơn                     15g

                    Phục linh                    12g

                    Bạch thược                 12g

                    Can khương                06g

                    Mộc hương                 08g

                    Tất bạt (tiêu lốt)          06g

                    Chích cam thảo           06g

Sắc uống ngày 1 thang. Trị loét dạ dày thể hư hàn

- Gia giảm:

Có xuất huyết, gia Bạch cập phấn 03g (hòa với nước thuốc)

Ợ chua, gia Hải phiêu tiêu 10g

Đau nhiều, gia Diên hồ sách 09g

Miệng khô, tiểu vàng, táo bón, mạch sác, bỏ vị Can khương

- Kết quả lâm sàng:

Trị 63 ca đau bụng, hết 58 ca

Trị 41 ca ợ chua, hết 39 ca

Trị 57 ca cấn đau, hết 54 ca

Trị 63 ca có ổ loét hết 59 ca

Bài 2:“Hải cam tán” của Đào Học Di bệnh viện Trạm Bắc, Thượng Hải, Trung Quốc

- Công thức:

                    Hải phiêu tiêu             40%

                    Cam thảo                    40%

                    Nhủ hương                 10%

                    Một dược                    10%

-Cách làm: Tán bột mịn, vào nang capsule 500mg

- Cách dùng: Ngày uống 4 lần, trước 3 bữa ăn khoảng 30 phút và lúc đi ngủ, mỗi lần 4-6 viên với nước gừng nhạt

-Gia giảm: Nếu có xuất huyết, gia bột bạch cập 15g

- Kết quả lâm sàng: Trị 100 ca, khỏi hẳn 21 ca, chuyển biến tốt 40 ca, khá 33 ca, không kiến hiệu 6 ca. Tỷ lệ thành công 94%

Bài 3: “Phù chính trợ dương thang” của Cao Văn Vũ thuộc Viện Vệ sinh Hoàng Lương. Tỉnh Hồ bắc, Trung Quốc.

- Công thức

                    Đảng sâm                   60g

                    Hoàng kỳ                    60g

                    Bạch cấp 45g

                    Bạch thược                 45g

                    Phục linh                    20g

                    Hà thủ ô                      20g

                    Ngư tinh thảo             20g

                    Hoài sơn                     24g

                    Hoàng tinh                  24g

                    Thục địa                     18g

                    Dâm dương hoắc        18g

                    Câu kỷ tử                    27g

                    Đan sâm                     27g

                    Thục mẫu lệ                30g

                    Bạch hoa xà thiệt thảo 30g

                    Kê huyết đằng             15g

                    Xuyên điền thất          15g

Sắc uống ngày 1 thang

- Gia giảm

­Khí trệ, gia Hương phụ 12g, Thanh bì 12g

Hư hàn, gia Phụ tử 10g, Can khương 10g

Âm hư, gia Mạch môn đông 15g, Sa sâm 15g, Thạch hộc 12g

Huyết ứ, gia Xích thược 12g, Hồng hoa 10g

- Kết quả lâm sàng: Trị 120 ca, khỏi hẳn 106 ca, chuyển biến khả quan 14 ca

Bài 4: “Phức phương hà sa tán” của Tào Thành Kiên, Tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc

-Công thức:

                    Tử hà sa (nhau thai)    250g (sấy khô)

                    Hoàng kỳ                    50g

                    Diên hồ sách               30g

                    Phục linh                    30g

                    Kê nội kim (sao chín)20g

                    Sa nhân                       15g

-Cách làm: Tán bột mịn, bỏ vào lọ dùng dần

- Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g bột thuốc với nước ấm trong hai bữa ăn chính. Một liệu trình là 10 ngày, nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục uống lại. Uống liền 2 tháng.

- Kết quả lâm sàng: Trị 100 ca, khỏi hẳn 93 ca, khả quan 3 ca, tốt 1 ca, không khỏi 3 ca.

Bài 5: “Bột loét dạ dày” của Chu Việt Phan thuộc Viện y học Giang Tây, Trung Quốc

- Công thức:

                    Cam thảo                    50%

                    Thục mẫu lệ                30g

                    Nhũ hương                 10%

                    Một dược                    10%

-Cách làm: Tán bột mịn, bỏ vào lọ dùng dần

- Cách dùng: Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 3-6g. Một liệu trình là 3 tuần lễ, khi cần có thể uống đến 4-6 tuần

- Kết quả lâm sàng: Trị 43 ca, khỏi 11 ca, khả quan 25 ca, không giảm 7 ca

Bài 6:“Hương linh hoàng gia giảm” của Cao Quý, Trung Quốc

-Công thức

                    Ngũ linh chi                15g

                    Hương phụ                 15g

                    Bồ hoàng                    10g

                    Ô dược                       10g

                    Cam thảo                    10g

                    Đương qui (sao)         20g

                    Xích thược                  20g

                    Hải phiêu tiêu             20g

Sắc uống ngày 1 thang

­- Gia giảm:

­Huyết hư, gia A giao châu 10g, Câu kỷ tử 10g

Khí hư, gia Hoàng kỳ 15g, Bạch truật 15g

Xuất huyết không cầm, gia Bạch cập 10g

- Kết quả lâm sàng: Trị 102 ca đau dạ dày, lành 77 ca, hiệu quả tốt 8 ca, khá 17 ca

Bài 7: Loét hành tá tràng

- Biện chứng Đông y: Do Tỳ vị hư hàn, trung tiêu hư hàn

- Pháp trị: Ôn bổ tỳ thổ

-Bài thuốc: “Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm”

- Công thức

                    Hoàng kỳ                    15-30g

                    Bạch thược                 06-18g

                    Quế chi                       06-09g

                    Chích cam thảo           06-09g

                    Sinh khương               06-09g

                    Đại táo                        5-7 quả

                    Mạch nha                    20-30g

Sắc uống ngày 1 thang. Uống lúc đói, sáng và tối. Mỗi liệu trình 3-4 tuần lễ.

- Hiệu quả lâm sàng: Trị 119 ca bị loét  hành tá tràng, chỉ sau một đợt điều trị, các triệu chứng giảm tới 95%.

Bài 8: Loét hành tá tràng

- Biện chứng Đông y: Do tỳ dương suy, vệ khí không vững

- Pháp trị: Phù tỳ ích khí, hòa dinh cố vệ

- Bài thuốc: “Hộ vệ ích khí thang”

- Công thức

                    Sinh hoàng kỳ            12g

                    Đảng sâm                   10g

                    Bạch truật (sao)          10g

                    Đương qui thân          10g

                    Bạch thược                 10g

                    Quế chi                       06g

                    Trần bì                        05g

                    Chích cam thảo           05g

                    Sinh khương               03 lát

                    Đại táo                        03 quả

Sắc uống ngày 1 thang

- Bàn luận: Bài “Hộ vệ ích khí thang” xuất xứ từ bài “Bổ trung ích khí thang” bỏ bớt vị Thăng ma, Sài hồ, gia thêm Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo. Kết quả khá tốt.

 Bài 9: Nôn ói do thần kinh

- Biện chứng Đông y: Do Trung tiêu hư hàn

- Pháp trị: Ích khí ôn vị, hư hàn giáng nghịch cầm nôn

-Bài thuốc: “Đinh hương thị đế thang gia giảm”

- Công thức

                    Thị đế                         10g

                    Đảng sâm                   30g

                    Phục linh                    20g

                    Chế bán hạ                  10g

                    Phù tiểu mạch             30g

                    Tất bát (tiêu lốt)          10g

                    Ngô thù du                 10g

                    Sa nhân nhục              05g

                    Cam thảo                    05g

                    Đinh hương                03g (cho vào sau)

                    Sinh khương               15g

                    Đại táo                        04 quả

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng:trị 72 ca nôn ói do thần kinh đều thành công mỹ mãn

Đặng Mỹ Tú 32 tuổi. Bệnh nhân cho biết thỉnh thoảng bị nôn, đánh răng cũng bị nôn, rồi tới giai đoạn không làm gì cũng nôn, ngày càng tăng. Kiểm tra dạ dày bằng bari sulfat không thấy có gì khác thường. Chẩn đoán nôn do thần kinh. Đã điều trị bằng thuốc tây, có đỡ chút ít, nưng ngưng thuốc là nôn trở lại. Xin chuyển sang Đông y

Bệnh nhân cho biết lúc nôn không cảm thấy đau hay khó chịu, nôn ra toàn nước chứ không có lẫn thức ăn, không có mùi hôi, vùng ngực bụng vẫn bình thường, ăn uống bình thường, tiêu tiểu tốt. Sau khi cho uống 3 thang “Đinh hương thị đế thang gia giảm” hết nôn. Cho uống tiếp 3 thag nữa, các triệu chứng dứt tuyệt. Dùng nguyên phương, bỏ Đinh hương, Sa nhân, Sinh khương. Tất bát, gia thêm Bạch truật 15g, Hắc táo nhân 15g, cho uống thêm 10 thang nữa để củng cố. Theo dõi 5 năm không thấy tái phát.

2. Thể Can khí phạm vị

- Triệu chứng:Quan sát ngoại diện thấy cơ thể tương đối mạnh khỏe, sắc mặt thường đỏ, tròng mắt có sắc đỏ đậm hoặc nhạt, môi đỏ hẫm hoặc ngã tím, lưỡi có rêu trắng hoặc vàng dày và khô. Giọng nói bệnh nhân tương đối mạnh, rõ, hơi thở hôi. Khi hỏi về bệnh, bệnh nhân khai cơn đau không nhất định, có lúc đau dữ dội lan ra cả hai bên sườn, đau lan lên hai vú, đau thốc sau lưng, no đói đều đau, no đói đều đau nhưng phần lớn đau sau khi ăn, ban ngày hay mùa hè đau nhiều hơn ban đêm hay mùa đông, nắn bụng cảm thấy đau không chịu nổi. có đôi lúc cơn đau lại lắng dịu như lành bệnh, không thấy triệu chứng. Bệnh nhân thường đắng miệng, khát nước, thích ăn đồ mát lạnh, hay ợ nóng, nôn nước chua, nước tiểu vàng và ít, tiểu buốt, táo bón. Mạch đi hoạt sách hay huyền sát, hữu lực kèm thực, đại.

-Pháp trị:  Sơ can tiết nhiệt, lý khí hòa vị, giáng nghích chỉ thống

- Bài thuốc căn bản: “Sài hồ sơ can tán gia giảm”

                    Sài hồ                         08g

                    Chế hương phụ           10g

                    Chỉ xác                       12g

                    Trần bì                        08g

                    Xuyên luyện tử           10g

                    Diên hồ sách               10g

                    Mộc hương                 04g

                    Cam thảo                    04g

                    Bạch thược                 20g

                    Mạch nha (sao)           08g

                    Kê nội kim                  08g

Sắc uống ngày 1 thang

Những bài thuốc kinh nghiệm:

Bài 1: “bán hạ Bách hợp thang gia giảm” Của Cao Quá Quân, Trung Quốc

- Công thức:                                  

                    Khương bán hạ           10g

                    Hoàng liên                  06g

                    Cam thảo (nướng)      06g

                    Bách hợp                    30g

                    Hoàng cầm                 08g

                    Ô dược                       12g

                    Can khương                12g

                    Bạch thược                 12g

                    Hương phụ                 12g

                    Hồng táo                     05 quả

Sắc uống ngày 1 thang

- Gia giảm:

Gan ảnh hưởng đến dạ dày, gia uất kim 10g, Xuyên luyện tử 10g, Sài hồ 10g

Đau nhiều, gia Nhũ hương 12g, Một dược 12g

Đại tiện ra máu, gia Tiên hạc thảo 30g, Bạch cập 15g

- Kết quả lâm sàng: Trị 30 ca, lành hẳn 24 ca, tốt 04 ca, không khỏi 2 ca. Tỷ lệ thành công 93%, thời gian ngắn nhất 25 ngày, dài nhất 60 ngày.

Bài 2:“Cam thảo Thược dược gia giảm” của Thái Hồ Nguyên, Trung Quốc

- Công thức

                    Bạch thược                 12g

                    Đảng sâm                   12g

                    Xuyên luyện tử           12g

                    Ô dược                       12g

                    Cam thảo                    06g

                    Phật thủ                      06g

                    Đại giả thạch               30g

                    Hải phiêu tiêu             20g

                    Thạch hộc                   12g

                    Mạch môn đông         10g

                    Bồ công anh               15g

                    Sài hồ                         06g

                    Hương phụ                 10g

                    Mộc hương                 10g

                    Trúc nhự                     10g

                    Bồ hoàng                    10g

                    Ngũ linh chi                10g

                    Đan sâm                     12g

                    Hoàng cầm                 10g

                    Bắc sa sâm                  15g

Sắc uống ngày 1 thang. Có thể tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trước 3 bữa ăn.

- Kết quả lâm sàng: Trị 121 ca, khỏi 64, tốt rõ rệt 28 ca, khá 20 ca, vô hiệu 9

 Bài 3: Rối loạn thần kinh dạ dày – Đau dạ dày

- Biến chứng Đông y: Khí và âm đều hư, can dương hóa phong phạm vào vị lạc

- Pháp trị: Dục âm tiềm dương, bình can tức phong

- Bài thuốc: “Tan giáp phục mạch than gia giảm”

- Công thức:

                    Qui bản                       25g

                    Miết giáp                    25g

                    Mẫu lệ                        25g

                    Sinh địa                      20g

                    A giao                         15g

                    Mạch môn đông         15g

                    Bắc sa sâm                  15g

                    Bạch thược                 20g

                    Trức nhự                    25g

                    Hải đế bá                    25g

                    Cam thảo                    05g

                    Phật thủ                      05g

Sắc uống ngày 1 thang

- Kết quả lâm sàng: Trần Thị Diệu, 35 tuổi. Trước dây bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày, có dùng X-rat và nội soi nhiều lần nhưng không phát hiện vết loét. Chẩn đoán do rối loạn thần kinh dạ dày

Lúc lên cơn đau dữ dội như dao cắt, hai tay ôm bụng rên rỉ, mặt xanh tái, mạch đi huyền căng thẳng như dây đàn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trắng đục. Đã dùng pháp trị vị âm bất túc, can vị bất hòa nhưng không có hiệu quả. Cơn đau vẫn chạy lên xuống trong dạ dày.

Sau khi cho uống 3 thang “Tam giáp phục mạch thang gia giảm” chứng đau gần như hết hẳn, mạch đi hòa hoãn, chất lưỡi đục mỏng dần. Liền đổi sang bài“Lục quân tử” bỏ Bạch truật, phối hợp với bài “Mạch môn đông thang” bỏ Đại táo, cho uống tiếp 10 thang nữa, mọi triệu chứng biến mất

- Ghi chú

Bài “Lục quân tử thang” gồm các vị: Nhân sâm 12g, phục linh 12g, bạch truật (sao) 12g, Trần bì 08g, chế bán hạ 10g, cam thảo 04g. Sinh khương 3 lát, Đại táo 02 quả. Phương nầy biến hóa từ bài “Tứ quân tử thang” gia thêm 2 vị Trần bì và bán hạ, dùng để trị khí hư có đàm, tỳ hư sinh cổ trướng.

Bài “Mạch môn đông thang” gồm các vị: Mạch môn đông 40g, Nhân sâm 08g, chế bán hạ 20g, ngạnh mễ (gạo trắng) 20g, cam thảo 08g, đại táo 12g, bài thuốc này của danh y Trương Trọng Cảnh, Trung Quốc, dùng để trị chứng hỏa nghích, hơi nóng xông lên làm nghẹt hầu họng

Bài 4: Loét dạ dày

- Biện chứng Đông y: Hỏa kết khí uất, phủ khí không thông

- Pháp trị: Táo thấp hóa nhiệt, dưỡng huyết kiện tỳ lý khí

- Bài thuốc: “Bình vị tán gia giảm”

- Công thức

                    Thương truật (sao)      10g

                    Chế Hậu phác             10g

                    Trần bì                        10g

                    Cam thảo                    10g

                    Ngũ linh chi                10g

                    Sinh bồ hoàng            10g

                    Đương qui vĩ              12g

                    Đan sâm                     15g

                    Hoài sơn                     15g

                    Ý dĩ mễ                       15g

                    Ngõa lãng tử               15g

                              Mộc hương                 10g

                              Bắc Tử thảo                12g

Sắc uống ngày 1 thang

- Kinh nghiệm lâm sàng: Lý Lực 45 tuổi. Có tiền sử đau dạ dày đã 5 năm, no đói đều đau, thường ợ nước chua, đi tiêu phân màu nâu tím hoặc đen, xét nghiệm thường thấy có máu. Chẩn đoán là loét dạ dày. Cho uống liền 20 thang bài “Bình vị tán gia giảm”, các triệu chứng đều hết, ăn uống tốt, thử phân không còn thấy máu nữa.

Biết bệnh đã giảm, liền đổi qua phương bổ tỳ ích vị củng cố lâu dài, công thức như sau:

                    Đương qui                  120g

                    Thục địa                     120g

                    Đảng sâm                   130g

                    Bạch truật (sao)          100

                    Phục linh                    150g

                    Cam thảo                    100g

                    Mộc hương                 100g

                    Trần bì                        100g

                    Sa uyển tử                   120g

                    Câu kỷ tử                    120g

                    Hải phiêu tiêu             10g

                    Đan sâm                     150g

                    Diên hồ sách               90g

                    Sa nhân nhục              70g

- Cách làm: Đem tất cả tán bột mịn. Dùng 1.600g mật ong tốt nấu lên cho sôi, trộn với bột thuốc làm tễ, mỗi hoàn cân nặng 15g. Sấy hơi khô, bỏ lọ dùng dần

- Cách dùng: Ngày nhai nuốt 2 lần, mỗi lần 1 hoàn với nước gừng nhạt vào 2 buổi sáng và tối. bệnh hoàn toàn chấm dứt. Theo dõi hơn 2 năm không thấy tái phát

Bài 5: Viêm dạ dày mãn tính và loét hành tá tràng

- Biện chứng Đông y: Do Can khí phạm vị

- Pháp trị: Sơ can lý khí, hòa vị tiêu thực

- Bài thuốc “Gia vị tan hương thang”

- Công thức:

                    Hương phụ                 25g

                    Mộc hương                 05g

                    Hoắc hương                15g

                    Trần bì                        15g

                    Phật thủ                      15g

                    Tam tiên                     45g

                    Lai phục tử                 45g

                    Binh lang phiến          10g

                    Cam thảo                    10g

Sắc uống ngày 1 thang

- Gia giảm

 Tỳ hư, thấp thịnh, gia Bạch truật 15g, thảo đậu khấu 15g

Tỳ khí suy, gia Đảng sâm 15-30g

Trung tiêu hư hàn, gia Sa nhân nhục 6-10g, Thảo đậu khấu 6g

Huyết ứ ở vị, gia Bồ hoàng 10g, Ngũ linh chi 10g

Ăn tạp, lưỡi chua, gia Ngõa lãng tử 30g

Vị nhiệt, gia Thạch cao 30g, Hoàng cầm 12g

Vị âm hư, giảm các vị lý khí, gia Thiên hoa phấn 12g, Mạch môn đông 15g

Ăn uống bình thường, bỏ Tam tiên và Lai phục tử

Tắc cứng ở bụng trên, bỏ Binh lang phiến

- Kinh nghiệm lâm sàng: Đã trị hằng trăm ca đau dạ dày thể can khí phạm vị thu được nhiều kết quả mỹ mãn. Nói chung, uống 1-2 thang sẽ thấy giảm, uống vài thang nữa thì có thể khỏi bệnh. Trên lâm sàng, bài thuốc chú trọng đến lý khí để thuận khí, hành khí để hoạt huyết giảm đau. Các vị lý khí tuy với liều lượng lớn nhưng không làm háo khí vì có tính bình hòa, không làm hại chính khí. Phần lớn bụng chướng đau là do khí trệ, khí thông thì cơn đau sẽ mất. Cần lưu ý, sau khi bệnh khỏi thì ngưng thuốc, chuyển qua loại bồi bổ can tỳ để củng cố lâu dài.

Bài 6: Loét hành tá tràng

- Biện chứng Đông y: Do can vị uất nhiệt

- Pháp trị: Tả nhiệt, hòa vị

- Bài thuốc: “Cam thảo thược dược thang gia giảm”

- Công thức

                    Bạch thược                 30g

                    Cam thảo                    15g

                    Địa du                         30g

                    Hoàng liên                  06g

Sắc uống ngày 1 thang

­- Bàn luận: Trên lâm sàng, bài thuốc này nếu biết gia giảm thích hợp, sẽ trị được nhiều ca viêm dạ dày mãn tính

3. Thể khí trệ huyết ứ

- Triệu chứng:bụng trên đau cố định, đau như dùi đâm, đau xuyên trên lên ngực, đua thốc thấu sau lưng, ấn tay vào bụng càng đau dữ, xuấ hạn mồ hôi, nôn ra máu, đi tiêu ra phân đen. Chất lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết. Mạch đi huyền hoặc tế sáp. Nếu ra nhiều máu thì mạch đi hư, đại.

- Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí hòa vị

- Bài thuốc căn bản: “Cách hạ trục ứ thang gia giảm”

- Công thức

                    Đương qui                  12g

                    Bạch thược                 12g

                    Mộc qua                     12g

                    Ngẫu tiết (ngó sen)     12g

                    Tuyền phục hoa          10g (gói trong túi vải)

                    Đại giả thạch               10g (gói trong túi vải)

                    Hạnh nhân                  10g

                    Quất hồng bì               10g

                    Hồng hoa                    10g

                    Hương phụ                 10g

                    Mai khôi hoa              10g

                    Sa nhân nhục              05g

                    Sinh khương (gừng)   05g

Sắc uống ngày 1 thang

- Kinh nghiệm lâm sàng:Lý Huệ, nữ, 24 tuổi. Cách nay khoảng 4 năm, bệnh nhân cảm thấy dạ dày đau tức, ợ tắc không ăn được phải nhập viện. Bác sĩ cho uống chất cản quang sulfat bari và chụp X-ray dạ dày thì thấy đoạn cuối thực quản (vùng tâm vị, chỗ giáp với dạ dày) bị hẹp, vì bari không qua được nên có hình ảnh rộng hẹp không đều. Chẩn đoán do “Co thắt tâm vị” và đề nghị phẫu thuật để nông rộng tâm vị nhưng bệnh nhân từ chối, xin điều trị Đông y

Bệnh nhân ăn vào nghẹn tắc, vùng thượng vị bức bối khó chịu, nuốt thực phẩm khô không trôi, chỉ uống đồ lỏng, thường ợ hơi liên miên, ợ chua, nôn mửa, đau từng cơn, bụng trên căng đầy khó thở, táo bón, tiểu tiện bình thường, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch đi trầm huyền. Đông y chuẩn đoán do khí trệ huyết ứ, đờm huyết ứ kết, can vị bất hòa, Liền cho dùng 8 thang “Hòa vị chỉ kinh thang gia giảm”, bệnh nhân cho biết ăn uống giảm nghẹn tắc, hiện tượng ợ hơi, ợ chua, nôn mửa, đau xốc cũng đều giảm theo.

Bài thuốc trên bỏ vị Hồng Hoa, mai khôi hoa, gia thêm Kê nội kim 15g, Đảng sâm 10g, bạch truật (sao) 10g, chế bán hạ 10g, hoàng liên (sao đen) 3g, cho uống tiếp 10 thang nữa. Tái khám, bệnh nhân cho biết ăn uống trở lại bình thường, các chứng nghẹn tắc, ợ hơi, ợ chua, đầy tức biến mất. Nhờ bệnh viện dùng sunfat bari chụp X-ray dạ dày, quan sát thấy đoạn cuối thực quản, nơi trước đây hẹp tắc, đã dãn rộng rõ ràng, bờ nhẫn và đều.

- Kết luận: Đông y xếp vào phạm trù “Ế cách” . “Ế” là nghẹn tắc, nuốt không trôi. Nếu lâu ngày  bệnh càng thêm nặng gọi là “cách” . Chứng “Ế cách” Đông y gọi là chứng “co thắt cơ hoành” của Y học hiện đại. Chứng “Ế cách” có liên quan tới đàm, thấp đàm.Khi thấp đàm ngăn trở thì sinh ra khí trệ, huyết ứ không thông, dương kết ở trên, âm đọng ở dưới làm cho miệng dạ dày mất tính đàn hồi , nhẹ thì co hẹp, nặng thì tụ lại thành khối. Các vị Hạnh nhân, Quất hồng, Qua lâu, Tuyền phục hoa, Bán hạ có công năng lý khí, khử đàm , giải uất , khai vị , nhuận trường.Hai vị Hoa đậu tử và ngõa lăng tử vừa có tác dụng hòa vị vừ chế toan, khử chất chua,  làm giản cơ trơn đường tiêu hóa.  Có kết khối thì gia thêm Sinh mẩu lệ , Sơn từ cô để nhuyển kiên hóa ứ, làm mềm chất cứng . Phối ngũ như vậy chắc chắn thành công.

Bài 2: Loét dạ dày và hành tá tràng.

- Biện chứng đông y : Do khí trệ huyết ứ.

- Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, chế toan chỉ thống.

- Bài thuốc: “Hội thương tán”.

- Công thức:

                         Hải phiêu tiêu                 60g

                         Xuyên bối mẩu               30g

                         Bạch cập                         60g

                         Sinh cam thảo                 30g

                         Diên hồ sách                   30g

                         Tử hà sa                          30g

                         Tam thất                         30g

Hoàng liên                      24g

                         Ngô thù du                     15g

                         Đản hoàng phấn             100g.

- Cách làm: Tán bột mịn, bỏ vào lọ dùng dần.

- Cách dùng:  Ngày uống 3 lần, một lần 4g bột thuốc trộn với 4g đường cát trắng, uống lúc đói lúc bửa ăn. Khi bệnh thuyên giảm thì hạ bớt số lần dùng thuốc, mổi ngày chỉ uống 1-2 lần là đủ.

- Hiệu quả lâm sàng: Đả trị 200 ca loét dạ dày và hành tá tràng thể huyết ứ.Uống 1 đợt ổn định từ 3-6 tháng , uống 2 đợt từ 8 tháng đến 1 năm, uống 3 đợt khỏi bệnh đến 90%. Bài thốc được đánh giá cao nhất so với các bài trị cùng thể bệnh.

Bài 3: Loét bờ cong nhỏ dạ dày.

- Bệnh chứng đông y: Khí uất trệ, thấp nhiệt nung đốt, trở đường lạc.

- Pháp trị: Tân khai khỏa tiết, hóa ứ chỉ thống.

- Công thức:

                         Xuyên hoàng liên           03g

                         Ngô thù du                     02g

                         Chế bán hạ                     10g

                         Xích thược                      10g

                         Bạch thược                     10g

                         Đại hoàng (sao)              06g

                         Mộc hương                     10g

                         Ngõa lăng tử                   30g

Thất tiếu tán (*) 12g(gói trong túi vải).

Sắc uống ngày một thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Hoa khai, nam, 42 tuổi. Tiền sử đau dạ dày hơn 10 năm, chụp bari sulfat kiểm tra thấy loét bờ cong nhỏ dạ dày, đã 2 lần đi tiểu ra máu ào ạt, vừa qua lại nôn ra máu nửa. Vùng dạ dày đau âm ỉ, ợ chua nhiều, miệng chua đắng và hôi. Nửa phần ngoài lưởi rêu vàng bẩn, phần trong góc lưởi lại có sắc đen, chất lưỡi xanh tím, mạch đi huyền tế.

Chẩn đoán can vị đồng bệnh , thấp nhiệt hiệp với ứ gây bế tắc bên trong làm khí trệ, đường lac không thông.Liền cho uống 3 thang “Phức thương tả kim hoàn”, các triệu chưng đau trướng, ợ chua, miệng khát giảm mạnh, hết hôi mồm, rêu lưởi đổi sắc, ngủ ngon.Giử nguyên phương, gia phật thủ 10g.Trần bì 10g, cho uống tiếp 10 thang nửa. Tái khám thấy mọi triêu chứng biến, khỏe mạnh như chưa từng có bệnh. Bèn cho uống thêm 3 thang để củng cố rồi ngưng. Theo dỏi 3 năm chưa thấy tái phát.

-     Ghi chú: (*) “Thất tiếu tán” gồm hai vị Ngủ linh chi 06g, Sinh Bồ Hoàng 06g.

Một số phương dược đơn giản nhưng hiệu nghiệm :

1.  Lời khuyên nên tránh (theo tiên sĩ Linda Page, Hoa Kỳ):

-     Tránh hút thuốc lá, caffeine, các loại thốc chống viêm NSAIDs và Aspririn vì đay là những thủ phạm làm cho ổ loét trầm trọng thêm. Đặc biệt, thuốc lá ngăn chặn sự tiết xuất chất bircacbonate thiên nhiên giử vai trò những chất acids độc hại.

-     Tránh  dùng calcium để khử acids trong dạ dày, như TUMS và ALKA-2. Trên thực tế, khi ngừng thuốc thì dịch vị lại gia tăng nhiều hơn trước và có nguy cơ mắc thêm bệnh sạn thận (kidney stones).

-     Tránh dùng Sodium carbonate đẻ khử acid trong dạ dày, như Alka-Selzer và Rolaids. Chúng làm nâng cao đọ kiềm PH trong máu và bệnh nhân có nguy cơ bị thêm chứng cao huyết áp (hypertension).

-     Tránh dùng Aluminum-magnesium để khử acid trong dạ dày, như Maaclox và mylanta, vì có thể  là căn nguyên tiêu hủy chất calcium trong cơ thể và góp phần làm cho alumium trở thành độc tính.

-     Tránh dùng thuốc Tagamet và Zantac (mổi năm ở Hoa Kì bán ra thị trường trên một tỷ - tức 1 nghìn htrieeuj Mỷ kim), bởi vì nó ngăn chặn việc sản xuất HCL trong dạ dày và cuối cùng là hậu quả của bệnh đau gan.

-     Tránh dùng các loại đường, thực phẩm có mỡ, thịt đỏ, đồ chiên xào, gia vị , đồ ăn khó tiêu.Cũng ngưng luôn các loại nươc ngọt đóng chai, nước có gas, vì nó tạo ra acids.

2.  Thực phẩm liệu pháp và thức uống có lợi:

-     Uống 2-3 ly nước khoáng (mineral water) mổi ngày.

-     Uống nước bắp cải tươi(fresh cabble). Dùng máy xay ly tâm ép lấy nước cốt uống mổi ngày. Nước cải bắp có công năng chữa lành viêm loét dạ dày. Công thức như sau: ¼ cải bắp, 2 củ cà rốt, một quả táo Nhật (Fuji apple), 1/4  cup nước lọc. Trước hết, rửa sạch nguyên liệu, cắt nhỏ, tuần tự bỏ vào máy xay ly tâm ép lấy nước, bỏ bã. Ngày uống 2 lần lúc đói bụng. Muốn ăn, chờ sau một giờ.

-     Ăn Alfalfa rất tốt, là nguồn vitamin K, chống xuất  huyết dạ dày.

-     Uống nước Aloe vera tươi (cây nha đam) 4 ounces mổi ngày để ngăn chặn cơn đau và làm lành lỗ loét. Aloe vera còn kích thích nhu động ruột, giúp nhuận trường, ngừa táo bón rất tốt.

-     Uống bột cam thảo liều 750-1,500mg, ngày 2-3 lần. Trong cam thảo có chất glycyrrhizic acid là chất chống viêm loét dạ dày và tá tràng rất hiệu quả. Tuy nhiên không nên dùng cam thảo quá 6 tuần lễ, sẽ xảy ra triệu chứng nhức đầu, bị hôn trầm, ngủ gật, bị sưng phù mặt và chân vì nó giữ nước và muối sudium. Cam thảo còn hút cạn potassium và làm huyết áp cao.

-     Dùng Yellowroot (Xanthorrhiza simplicisima), còn có tên là goldenseal (Hydratis canadensis) là dược thảo có sức kháng khuẩn Helycobacter pylory rất mạnh. Loại này chỉ thấy sinh trưởng ở vùng Bắc Mỹ, rể cũ có sắc vàng như nghệ hay cam thảo.Liều dùng 300mg, ngày 3 lần.

-     Dùng gừng, có công năng chống viêm rất hay . Theo Tiến Sĩ Jame Aducke Hoa Kỳ so sánh , gừng không thua gì  thuốc tamaget, Zantac và Pepcid, nhờ chứa tới 11 hợp chất có tác dụng chống viêm loét . Gừng trộn với mật ong nhai nuốt ngày 2-3 lần, mổi lần 1 muổng café , là công thức tuyệt diệu  để trị viêm loét và cơn đau dạ dày.

-     Bột nghệ xà cừ, tức cũ nghệ già (curcuma longa), luyện với mật ong viên thành hoàm nhỏ bằng ngón tay út. Đây là món thuốc trị chứng loét dạ dày của người nghèo trên toàn thế giới. Mỗi ngày nhai nuốt 3 lần. mổi lần mỗi hoàn trước bữa ăn, có công năng chữa lành vết loét và chống đau.

-     Dùng hổn hợp trái cây ă tráng miệng để trị viêm loét dạ dày. Công thức gồm có : Chuối chín (bananas ), dứa hay thơm chín (pineapple), bluebriess, gừng tươi (ginger), mật ong (honey). Cách làm : Cắt nhỏ chuối, dứa, gừng bỏ vào một cái tô. Pha mật ong với nước lọc hay nước rau xanh đổ vào tô và bỏ blueberies vào sau cùng. Ăn bất cứ lúc nào tùy thích. Công thức này do Tiến sĩ dinh dưỡng Jame A.Duke Hoa Kỳ giới thiệu.

-     Dùng súp cải bắp trị loét hoặc ung thư dạ dày. Công thức gồm có: 3 cup nước lọc, 2 cup cải bắp (cabbage) xắt nhỏ , một cup bẹ rau cần tây (celery), 1 cup khoai lang tây (patato ) cắt nhỏ, nửa cup trái đậu bắp (orka) cắt nhỏ , nữa cup củ hành tây (onion) cắt nhỏ, nữa cup trái ớt bị (green pepper) cắt nhỏ, một chút trái ớt đỏ (bỏ hạt), một ít gừng tươi, một chút tiêu sọ, một ít bột cam thảo. Cách làm: Đổ nước lọc, bắp cải, cần tây, khoai lang tây, đậu bắp,củ hành tây và ớt xanh vào nồi. Nấu sôi cho đén khi rau cải chín mềm, nhắc uống. Gia thêm ớt đỏ , gừng tươi, tiêu, và bột cam thảo vào. Riêng ớt đỏ và tiêu, có thể bỏ đi nếu không thích. Công thức này do Tiến sĩ dinh dưỡng Jame A.Duke Hoa Kỳ giới thiệu.

-     Tập thở sâu theo phương pháp khí công là một liệu pháp trị viem loét dạ dày không cần dùng thuốc. Nhờ khối lượng dưỡng khí được dung nạp dồi dào và vận hóa xuyên suốt tạng phủ, giúp cho chức năng sinh lý của các hệ thống hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh dược thanh lọc, gia tăng sinh lực. Qua đó, nguồn máu tinh sạch tràn tới ổ loét nhiều hơn, giúp cho hệ thống kháng sinh nội môi hoạt động mạnh mẽ.

D. Viêm dạ dày mạn tính (Chronic Gastritis )

Viêm dạ dày mạn tính, tương tự như loét dạ dày tá tràng , là một loại bệnh thuộc về bệnh tiêu hóa , rất thường gặp. Tuy không nghiêm trọng như loét dạ dày tá tràng, nhưng viêm dạ dày mãn tính cũng khá phức tạp cã về nguyên nhân lẫn bệnh lý.

Y học cổ truyền xếp bệnh viêm loét dạ dày vào chứng “ Vị quản thống”, “Tâm thống”hay “Tâm hạ thống”, tức là đau vùng thượng vị.

Nguyên nhân:

1.Theo y học hiện đại:

- Chưa biết rõ nguyên nhân.

- Có thể do rối loạn chức năng.

- Thường có 3 dang bệnh lý:

a. Viêm loét dạ dày thể nông: Do niêm mạc dạ dày tiết xuất dịch vị gây loét, chảy máu trong khi các tuyến dạ dày vẫn bình thường.

b. Viêm dạ dày thể teo: Do  nhăn niêm mạc dạ dày teo, tình trang viêm xâm nhiểm vào tầng trong lớp niêm mạc, phần lớn các tuyến dạ dày bị teo hết.

c. Viêm dạ dày thể phì đại: Hiện tượng nếp nhăn niêm mạc trở nên thô và dày lên, tình trạng viêm xâm nhiểm vào vùng hoạt động của chất niêm mạc làm các tuyến tăng sinh.

2. Theo Đông y học :

Có 3 nguyên nhân chính:

a.  Do ngoại tà phạm vị: Ngoại tà bao gồm các hàn tà hoặc ăn uống đồ sống lạnh, béo, ngọt tạo hàn tích hay thấp nhiệt bên trong khiến vị hàn sinh đau.Cũng do tỳ vị hư hàn hiệp với hàn tà xâm nhiểm  gây nhiểu đông tới vị sinh đau.

b.  Do can khí uất kết. Nghĩ suy suy u uất hại đến can, can khí can khí đình tích phạm đến vị gây đau. Can khí uất lâu ngày thì hóa hỏa, hỏa hại phần âm nên gây đau, ngày càng tăng.

c.  Do tỳ vị hư hàn. Vì nhọc mệt quá sức, no đói thất thường, tỳ vị bị thương tổn. Lâu ngày tỳ khí và vị khí bị hư hàn không làm tròn chức năng tiêu hóa gây đau.

Tuy nguyên nhân đa dạng nhưng Đông y chỉ qui vào một ý:” Thống bất thông, thông bất thống”, có nghĩa là “đau là do đình trệ , không đau nhờ thông suốt”. Khí trệ , huyết ứ lâu ngày không thông thì sinh ra chứng  “vị quản thống”, nặng thì thành “trưng hà” hay “ cổ trướng”.

Chẩn đoán:

1.Theo y học hiện đại:

a. Dựa vào triệu chứng lâm sàng:

- Đau tức hoặc cảm thấy bỏng rát vùng thượng vị nhất là sau khi ăn.

- Đầy bụng chướng hơi, ợ được thấy dể chịu, ăn kém, nôn hoặc buồn nôn, ợ chua.

- Nếu là viêm dạ dày thể teo thường đầy bụng, không thiết ăn uống, đau âm ỉ, suy nhược.

- Nếu viêm dạ dày thể phì đại thường đau kéo dài, có thể xuất huyết, đau bất chợt.

b. Dựa vào kiểm tra dịch vị:

- Khối lượng dịch vị giảm, nồng độ acid giảm.

- Nếu viêm thể nông và phì đại, độ acid dịch vị thay đổi không ổn định; trong khi ở thể teo thì giảm rõ rệt.

c. Dựa vào phương pháp nội soi:

- Ở thể nông, khu vực niêm mạc thường bị sung huyết, phù nề, có điểm xuất huyết hoặc loét.

d. Dựa vào sinh thiết (biopsy):

- Ghi nhận niêm mạc dạ dày mỏng.

- Các tuyến ngắn lại hay biến mất.

- Có sự xâm nhập của tế bào viêm.

e. Dựa  vào X-ray

- Chỉ cho kết quả gợi ý, không có giá trị cao.

Biến chứng:

- Ở thể phì đại thường xảy ra hiện tượng xuất huyết ồ ạt.

- Ở thể teo thường bị polip dạ dày hoăc ung  thư hóa.

- Trường hợp bệnh nhân sụt nhiều cân, xét nghiệm máu dương tính liên tục là triệu chứng bị ung thư hóa bệnh rất nặng phải hết sức chú ý.

2. Theo đông y học:

a. Do ngoại tà gây trì trệ:

- Nếu do hàn tà thì đau dữ dội, sợ lạnh, ưa nóng ấm,không khát nước, lưỡi nhợt, mạch đi khẩn. Phân tích: Khi hàn tà phạm vào vị hoặc do thực phẩm sống lạnh thì hàn tích trong dương, khí bị hàn lấn át gây đau.

- Nếu do thực trệ, ăn uống không tiêu, thì bụng đầy trướng, ợ hơi,ợ chua, nôn ra thức ăn, phân nhảo, rêu lưỡi trắng dày. Phân tích: Đồ ăn không hóa ra tinh ba thì biến thành ung thối gây đau, bắt nôn ói để tống khứ ra ngoài. Ói được là bênh giảm là thực tích.

b. Do can khí phạm vị:

- Có hiện tượng vùng vị quản đau tức, ấn vào đau thêm, đau lan xuống hông sườn, ợ hơi, đại tiện khó,mạch đi huyền.

- Phân tích: Can chủ sơ tiết, khi bị uất thì phạm vào vị gây đau (mộc khắc thổ). Hông sườn thuộc về bộ vị của can mộc,khí uất thì hông sườn đau. Vì khí không thông giáng thì sinh đầy tức,ợ hơi, đi tiểu khó. Mạch huyền là triệu chứng can khí phạm vị.

c. Do tỳ vị hư hàn:

- Có hiện tượng đau bụng lâm râm, nôn ra nước trong, thích chườm nóng ăn uống nóng.

- Chân tay lạnh , đại tiện lỏng, lưởi nhợt, mạch đi nhuyễn nhược hoặc trầm tế.

- Phân tích :Tỳ vị hư hàn thì dương khí không vận hóa như nồi gạo thiếu lửa, lâu dần gạo ung thối biến thành chất độc, phải đổ đi (nôn ói) thì nồi mới sạch. Mạch đi nhuyễn nhược hay trầm tế là bệnh hư hàn.

d. Do ứ huyết:

- Đau vùng thượng vị tại một điểm không dịch chuyển, có lúc đau quặn như dùi đâm, có lúc nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu, phân đen, lưỡi thâm tím, mạch đi tế sắc.

- Phân tích: Đau lâu không khỏi thì khí trệ huyết ứ. Huyết ứ là hình trạng hữu hình nên đau cố định một chổ. Đau lâu làm tổn thương lạc mach nên thổ huyết, đi tiêu phân đen. Lưởi thâm tím, mạch tế sắc là hiệu ứng huyết ứ trong chẩn đoán học của Đông y.

Điều trị .

 - Do ngoại tà thì phải khu tà, bổ chính, chỉ thống.

. Nếu do hàn tà thì phải tán hàn, chỉ thống. Dùng thuốc “Lương phụ hoàn” gồm các phế vị: chế Hương Phụ, Cao lương khương. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu bệnh không giảm, đổi qua bài “Bán hạ hậu phác thang” gồm các vị : chế bán hạ. chế hậu phác , tử tô tử, phục linh, sinh khương. Sắc uống ngày 1 thang.

.Kèm theo ăn uống không tiêu thì gia thêm Chỉ thực, Thần khúc, Kê nội kim.

.Nếu do thực trệ, ăn uống không tiêu ,thì phải tiêu thực đạo trệ. Dùng bài “bảo hòa hoàn” gồm các vị: Thần khúc, Sơn tra, Phục linh, Bán hạ,Trần bì, Liên kiều, Lai phục tử, gia thêm Sa nhân, Chỉ thục bính lang. Sắc uống ngày 1 thang.

. Nếu bệnh không thuyên giảm, chuyển đổi bài” Tiểu thừa khí thang” gồm : Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực, gia thêm Hương phụ, Mộc hương, phác tiêu để công trục chất cặn bả theo đường đại tiện ra ngoài . Sắc uống ngày 1 thang.

-     Do can khí phạm vị thì phải sơ can, lý khí.

. Dùng bài “Sài hồ sơ can tán gia giảm” gồm các vị: Sài hồ, Chỉ xác, Bạch thược, Cam thảo, Hương phụ, Xuyên khung để sơ can giải uất.

. Nếu có đau nhiều thì thêm Mộc hương, Diên hồ sách để lý khì giảm đau. Nếu có ợ hơi thì gia thêm Trầm hương, Tuyền phục hoa để thuận khí giáng nghịch. Sắc uống ngày 1 thang.

. Trường hợp khí uất lâu ngày hóa hỏa, gây đau dữ dội, nôn chua, miệng khô đắng, rêu lưỡi vàng dày, mạch đi huyền thì cần thanh can tá hỏa, dùng bài thuốc “Hoàng cầm thang” hiệp với bài “Tả kim hoàn” gia giảm, gồm các vị: Hoàn cầm, Bạch thược, Cam thảo, Đại táo, Hoàng liên, Ngô thù du. Sắc uống ngày 1 thang.

-     Do tỳ vị hư hàn thì phải ôn trung tán hàn.

. Dùng bài “Hoàng kỳ kiến trung thang” gồm các vị: Hoàng kỳ, Quế chi,Bạch thược, Cam thảo,Đại táo, Mạch nha, gia thêm Mộc hương và Bào ca hương để ôn trung chống đau.

. Nếu có nôn ra nước trong hoặc đàm dãi thì gia thêm Trần bì, Bán hạ, Hậu Phác, Phục linh để hóa đàm giáng khí. Nếu ăn uống đình trệ thì gia thêm Chỉ thực, Thần khúc, Mạch nha để tiêu hóa thực trệ. Sắc uống ngày 1 thang.

. Nếu có xuất huyết, đi tiêu phân đen thì dùng bài “Hoàng thổ thang gia giảm” gồm các vị: Phục long can ( đất giữa lòng bếp), Cam thảo, Bạch truật. Sinh địa, Phụ tử, A giao, Hoàng cầm. Sắc uống ngày 1 thang.

. Nếu đau liên miên lâu ngày, miệng khô, lưởi đỏ, đại tiện táo thì là tình trạng vi âm bị hư, phải dưỡng âm hòa vị bằng bài “Nhất quán tiển” bỏ Sinh địa, Câu kỷ tử, gồm các vị: Bắc sa sâm, Mạch môn đông, Đương quy và Xuyên luyện tử hiệp với bài “Thược dược cam thảo thang” gồm 2 vị: Bạch thược, Cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang.

-         Do ứ huyết thì phải hóa ứ thông lạc.

. Dùng bài thuốc “Cách hạ trục ứ thang gia giảm” gồm các vị: Ngũ linh chi, Đương qui, Xuyên khung, Đào nhân, Xích thược, Mẩu đơn bì, Ô dược, Diên  hồ sách, Cam thảo, Hương phụ, Hồng hoa, Chỉ xác. Sắc uống ngày 1 thang.

. Nếu xuất huyết, bỏ vị Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, gia thêm Bồ hoàng, Tam thất, Đảng sâm, Hoàng kì, Bạch truật.

. Nếu nôn chua hay ợ chua mà họng khô miệng đắng, mạch đi huyền trác, thì bệnh thuộc nhiệt; nên dùng bài “Tả kim hoàn” gồm hai vị: Hoàng liên, Ngô thù du, gia thêm Hải phiêu tiêu, Sinh mẩu lệ để giải toan hòa vị.

. Nếu nôn chua hay ợ chua mà lưỡi trắng nhợt, mạch đi Huyên Tế thì bệnh thuộc hàn, nên dùng bài “Kiện tỳ hòa vị thang” (Xuất xứ từ bài “ Sa lục quân tử thang”) gồm các vị: Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Bán hạ, Trần bì, Mộc hương, Sa nhân gia thêm Ngô thù du, Sinh khương để tán hàn. Sắc uống ngày 1 lần.

Một số bài thuốc kinh nghiệm:

Bài 1 : “Kim tứ đằng thang” của Vương Tương thuộc bệnh viện Trung Y Nam Kinh, Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

-     Công thức:

                         Xuyên luyện tử               10g

                         Diên hồ sách                   10g

                         Sài hồ                             10g

                         Chỉ thực                          10g

                         Bạch thược                     10g

                         Cam thảo                        10g

                         Hồng đằng                     10g

                         Mộc hương                     10g

Sắc uống ngaỳ 1 thang.

- Kinh nghiệm : Trị 5 ca viêm dạ dày mãn tính, khỏi 33 ca, có kết quả 16 ca.

Bài 2 :

Hoàn “viêm dạ dày” của Sơ Hàng, Trường Đại Học Y Khoa Trung Quốc.

- Công thức:

                         Đảng sâm                       20g

                         Xuyên luyện tử               20g

                         Đan sâm                         20g

                         Hoàng kỳ                        15g

                         Hồng hoa                       15g

                         Xuyên khung                  15g

                         Một dược                        15g

                         Diên hồ sách                   15g

                         Ô dược                           15g

                         Sa nhân                          15g

                         Ngô thù du                     10g

                         Hoàng liên                      10g

-    Cách làm: Tán bột mịn, trộn với hồ nếp làm hoàn nặng 10g.

-     Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một hoàn uống với nước lọc.

-     Kinh nghiệm: Trị 106 ca viêm dạ dày mãn tính, lành 54 ca, tốt 40 ca.

Bài 3:“Hoàng bồ vị viêm thang” của Vương Hồng thuộc tổng Y Viện, Khu Thẩm Dương, Trung Quốc.

-     Công thức:

                         Hoàng kỳ                        30g

                         Bồ công anh                   20g

                         Bách hợp                        20g

                         Bạch thược                     20g

                         Đan sâm                         20g

                         Ô dược                           10g

                         Cam thảo                        10g

                         Thần khúc (sao)             10g

                         Sơn tra (sao)                   10g

                         Mạch nha (sao)               10g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Kinh nghiệm: Trị 80 ca viêm dạ dày mạn tính, khổi 53 ca, tốt 26 ca. Tỉ lệ

98,75%.

Bài 4: Viêm dạ dày.

-     Biện chứng Đông y: Trung tiêu hư hàn hiệp với đàm ẩm, thực tích.

-     Pháp trị: Ôn trung tán hàn, kiện tỳ hóa ẩm, thanh đạo thai kết.

-     Bài thuốc : “Kiện trung tán kết thang gia giảm”.

-     Công thức:

                         Đảng sâm                       30g

                         Bạch truật                       20g

                         Nhục quế                        10g

                         Phục linh                        30g

                         Sơn tra                            45g

                         Đại hoàng                       10g

                         Chỉ xác                           10g

                         Chế hậu phác                  10g

                         Ngõa lăng tử                   30g

                         Đại giả thạch                  30g

                         Qua lâu nhân                  30g

                         Tô tử                              06g

                         Cam thảo                        03g

                         Đại táo                            03 quả

                         Sinh khương                   03 lát

Sắc uống ngày một thang.

-     Kinh nghiệm lâm sàng: Đổ Thiệu Cao 32 tuổi. Khai đau dạ dày hơn 3 tháng, đã nôn ói 4 ngày qua, tuôn ra các chất giống như thịt nát, sau bữa ăn chiều là buồn nôn, vị chua như dấm. Dạ dày đau thốc lên tới vai lưng, chườm ấm dễ chịu. Bệnh viện cho chiếu X-ray thấy dạ dày hình móc câu, thấy rõ nước đọng bên trong, niêm mạc thô, lờ mờ.

Cho uống 6 thang, nôn ra hơn 10 cục ngưng kết của niêm dịch thì thấy vị chua giảm, ăn uống khá hơn, mạch trầm. Tiếp tục dùng bài trên, bỏ Nhục quế, Sơn tra, Ngõa lăng tử, gia thêm Hoài sơn 30g, Đương qui 15g, Sa nhân 06g. Cho uống tiếp 3 thang, các triệu chứng biến mất. Một năm sau tái khám tình trạng vẫn tốt.

Bài 5: Viêm dạ dày mạn tính.

-     Biện chứng Đông y: Do Tỳ vị hư hàn.

-     Pháp trị: Ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống.

-     Bài thuốc: “Ôn vị chỉ thông thang”.

-     Công thức:

                         Quế chi                           05g

                         Bạch thược                     10g

                         Ngô thù du                     06g

                         Đinh hương                    03g

                         Phục linh                        10g

                         Sa nhân                          05g

                         Bào can khương             05g

                         Đương quy                     10g

                         Diên hồ sách                   10g

                         Bạch truật                       12g

                         Hồng táo                        03 quả

Sắc uông ngày 1 thang.

-         Kinh  nghiệm lâm sàng: Trị 30 ca viêm dạ dày mạn tính đều có kết quả cao.

Bài 6: Sa dạ dày.

-         Biện chứng Đông y: Tỳ vị khí hư. Trung khí hạ hảm.

-         Pháp trị : Thăng đề cố thoát.

-         Bài thuốc : “ Tứ kỳ thang” gia giảm.

-         Công thức:

                         Hoàng kỳ                        20g

                         Bạch truật                       15g

                         Chỉ xác                           15g

                         Phòng phong                  10g

                         Mộc hương                     05g

                         Sa nhân                          05g

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Hiệu quả lâm sàng: Trịnh Huệ Xuân 42 tuổi, nữ. nhiều năm qua bị sa dạ dày, bụng đầy trướng, xệ xuống, ợ hơi luôn, ăn kém, đại tiện không thông, lưỡi hồng nhạt, rêu trắng bẫn, mạch đi trầm huyền hoãn.

Cho uống bài trên 3 thang, đỡ trướng bụng. Thêm 3 thang nửa hết trướng. Sau đó đổi qua bài “Bổ trng ích khí” làm hoàn để điều lý, gồm các vị: Hồng sâm, Hoàng kì, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Đại táo và gừng tươi.

Hai năm hỏi lại sức khỏe vẩn tốt và mập ra.

-     Bàn luận: Bài “Tứ kỳ thang” xuất xứ từ bài “Ngọc bình phong tán” gia chỉ xác, xét về dược lực mạnh hơn bài “ Bổ trung ích khí thang”. Thực tế Tứ kỳ thang còn trị được chứng dãn dạ dày, sa ruột, thoát vị ruột non, sa trực tràng (lòi đom) và sa tử cung rất hay.

Bài 7: Sa dạ dày.

-     Biện chứng đông y: Trung khí hạ hãm.

-     Pháp trị :Bổ trung ích khí, kiện tỳ hòa vị.

-     Bài thuốc: “Bổ nguyên phục vị thang”.

-     Công thức:

                         Đảng sâm                       12g

                         Bạch truật                       10g

                         Phục linh                        10g

                         Sa nhân                          06g

                         Bạch đậu khấu                06g

                         Trần bì                            06g

                         Chế hậu phác                  06g

                         Chỉ xác                           06g

                         Mạch nha                        06g

                         Cốc nha                          06g

                         Thần khúc                      06g

                         Sơn tra                            06g

                         Hoài sơn                         15g

                         Kê nội kim                      12g

                         Cam thảo                        06g

                         Mộc hương                     03g

                         Đại táo                            06 quả.

Sắc uống ngày một thang.

-     Hiệu quả lâm sàng: Dương Tư 54 tuổi, ba năm trước đi nằm bệnh viện vì đau dạ dày. Chụp X-ray thấy dạ dày sa xuống 14g, không chịu giải phẩu.

Cho uống bài trên liền 6 tháng, mọi triệu chứng biến mất. Chụp X-ray kiểm tra lại , thấy dạ dày bình thường, bệnh khỏi hẳn.

Bài 8: Sa niêm mạc dạ dày.

-     Biện chứng đông y: Trung khí bất túc, vị khí bất hòa.

-     Pháp trị: Điều vị bổ trung ích khí.

-     Bài thuốc : “Bổ trung ích khí thang gia giảm”.

-     Công thức:

                         Hoàng kỳ                        30g

                         Đảng sâm                       15g

                         Bạch truật                       12g

 

                         Trần bì                            10g

                         Thăng ma                       06g

                         Sài hồ                             06g

                         Cam thảo                        03g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Gia giảm: Đau bụng nhiều. gia thêm Xuyên luyện tử 15g, Diên hồ sách 10g, Chỉ giác (sao) 10g

-     Hiệu quả lâm sàng: Đã điều trị trên 1000 ca niêm mạc dạ dày đều có kết quả tốt.

Bài 9: Sa niêm mạc dạ dày.

-     Biện chứng Đông y: Thận dương suy mất khả năng thăng đề.

-     Pháp trị: Ôn thận thăng dương.

-     Bài thuốc: “Ôn thận thăng dương thang”.

-     Công thức:

                         Thục địa                         15g

                         Bạch thược                     15g

                         Xuyên đỗ trọng              12g

                         Nhục thung dung           12g

                         Hắc phụ phiến                10g

                         Đương quy                     12g

                         Nhục quế                        06g

                         Thăng ma                       03g

                         Kiết cánh                        03g

                         Trần hương                    02g

                         Thích vị bì(da nhím)       10g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Hiệu quả lâm sàng: Trị 21 ca, trong vòng 20 thang khỏi bệnh.

Bài 10: Viêm hang vị- Vị quản thống( đau cuống dạ dày).

-     Biện chứng Đông y : Bệnh mãn tính xâm thực vào lạc kèm ứ huyết.

-     Bài thuốc : “Lý khí hóa ứ phương”.

-     Công thức:

                         Chế hương phụ               10g

                         Diên hồ sách                   10g

                         Đương quy                     10g

                         Xích thược                      10g

                         Bạch thược                     10g

                         Xuyên luyện tử               10g

                         Mộc hương                     06g

                         Thanh bì                         06g

                         Trần bì                            06g

                         Chích cam thảo               04g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Kinh nghiệm lâm sàng: Lý Thiệt 27 tuổi, nam. Người có bệnh tiền sử đau dạ dày, 6 tháng trở lại đây càng đau dữ, dùng nhiều thuốc nhưng vô hiệu. Dùng bài sulfat chụp X- ray thấy viêm hang vị. Bệnh nhân khai đau vùng thượng vị phải, cảm thấy như có cục gì đội lên, không ợ hơi, ợ chua,táo bón, chất lưỡi đỏ, mạch đi huyền.

Cho uống bài thuốc trên 7 thang, giảm đau nhưng vẩn còn dội lên, đại tiện thông, mạch đi huyền tế. Liền gia thêm Hồng hoa 06g, cho uống tiếp 7 thang nữa, các triệu chứng giảm quá nữa. Biết bệnh đã chuyển, gia thêm Đan sâm 12g, cho uống tiếp 7 thang. Mọi triệu chứng biến mất, về lâm sàng coi như khỏi bệnh. Công thức trên liền được gia giảm, cấp cho  bệnh nhân 7 thang mang về nhà để củng cố hiệu quả lâu dài. Công thức như sau:

                         Đan sâm                         12g

                         Thanh bì                         12g

                         Trần bì                            10g

                         Chích kê nội kim            10g

               Chế hương phụ               10g

                         Đương quy                     10g

                         Xích thược                      10g

                         Bạch thược                     10g

                         Toàn phục hoa                10g

                         Chích cam thảo               05g

                         Mộc hương                     06g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 11: Tắc môn vị hoặc tắc không hoàn toàn hành tá tràng.

-     Biện chứng Đông y: Khí trệ huyết ứ.

-     Pháp trị: Hành khí tiêu trệ, hoạt huyết hóa ứ.

-     Bài thuốc: “Thất tiếu tán gia vị”.

- Công thức:

                         Sơn tra nhục                   15g

                         Bạch thược                     12g

                         Ngũ linh chi                   09g

                         Bồ hoàng                        05g.

Sắc ngày uống 1 thang.

-     Hiệu quả lâm sàng: Hà Tòng 38 tuổi, nam. Có bệnh tiền sử nuốt nghẹn từ 5-6 năm trước, ăn xong khoãng 2 tiếng thì nôn mữa, nôn toàn nước, nôn xong thấy dễ chịu, đại tiểu tiện khó, bụng trướng, cảm thấy có nước đọng trong dạ dày, không thiết ăn uống, cơ thể gầy guộc, lưỡi đỏ nhạt, không rêu, mạch đi huyền. Chụp X-ray với bari sunfat thấy loét hành tá tràng và tắc không hoàn toàn hoành tá tràng. Chuyển qua Đông y điều trị.

Đông y chẩn đoán “quan, Cách” thuộc chứng khí trệ huyết ứ. Cho uống bài trên 3 thang, bệnh nhân cho biết hết đau dạ dày, ăn được, tiêu lỏng, tiểu tiện thông lợi, giảm chướng bụng, mạch đi hoãn nhược. Dùng nguyên phương gia thêm Trần bì 15g, cho uống tiếp 3 thang, mọi triệu chứng gần như khỏi hẳn.

Bài 12 : Xoắn dạ dày.

- Biện chứng đông y: Tỳ vị hư nhược, thăng giáng thất thường.

- Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ, ích khí thăng giáng.

- Bài thuốc: “Ích khí chuyển vị phương”.

- Công thức:

                         Hoàng kỳ                        30g

                         Hoàng ngưu tất               30g

                         Thăng ma                       10g

                         Đại hoàng (sao rượi)      06g

                         Chỉ xác                           06g

                         Cam thảo                        03g.

Sắc ngày uống một thang.

-     Hiệu quả lâm sàng: Lý Kiệt 37 tuổi, nam. Hai tháng trước, sau khi ăn đã vận động nặng, liền thấy bụng trên đau, sau đó trướng bụng, ăn kém, ợ hôi, nôn chua, cơ thể gầy mòn dần. Chụp X-ray bộ máy tiêu hóa thấy dạ dày xoắn lại.

Cho uống 3 thang bài số 12, triệu chứng giảm rỏ. Liền bỏ vị hoàng kỳ, Hoàng ngưu tất, cam thảo; gia vào Đảng sâm 15g, Tiểu hồi 15g, Chỉ xác tăng lên 12g. Cho uống tiếp 5 thang nữa, các triệu chứng gần như biến mất. Liền gia thêm Xuyên ngưu tất 12g, Hoàng kỳ 45g, cho uống tiếp 4 thang; đồng thời dùng thêm 250ml rượu trắng, 500ml dấm chua trộn chung nấu cho sôi, tẩm vào cái khăn chườm ấm lên vùng dạ dày. Bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, trên dưới đảo lộn, bụng trên nóng ran, đi tiêu 3-4 lần liên tục rồi khỏi. Chỗ dạ dày bị xoắn lại không còn nữa.

Bài 13: Sỏi táo đen dạ dày.

-     Biến chứng Đông y: Ăn quá nhiều táo đen tích tụ thành khối.

-     Pháp trị: Tiêu đạo công tích.

-     Bài thuốc: “Gia vị tiểu thừa khí thang”.

-     Công thức:

                         Bình lang                        15g

                         Sinh sơn tra                    15g

                         Thần khúc                      15g

                         Mạch nha                        15g

                         Lai phục tử                     15g

                         Chế hậu phác                  10g

                         Chỉ thực                          10g

                         Sinh địa                          10g

                         Chế bán hạ                     10g

                         Trần  bì                           10g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Hiệu quả lâm sàng: Trị 17 ca do ăn quá nhiều đại táo còn gọi là táo đen hay táo tàu, tích tụ thành cục như như hòn sỏi trong dạ dày. Triệu chứng chung là đau bụng kéo dài, đầy trướng, ăn kém, sụt cân.

Chụp X-ray thấy rõ trong dạ dày 2-3 cục to nhỏ không đều, nhỏ thì cỡ 2-3cm, to thì bằng nắm tay, di động được. Sau khi uống 4-5 thang thuốc bệnh nhân bắt đầu đi tiêu ra táo. Tiếp tục uống 6-7 thang, bài tiết hơn 10 viên táo đen. Uống liền 15 thang thì sạch sỏi táo đen trong dạ dày.

Bài 14: “ Thanh tâm dưỡng vị thang” của Tồng Thiện An, Tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

-         Công thức:

                         Bắc ba sâm                     15g

                         Ngọc trúc                       15g

                         Thạch hộc                       15g

                         Liên nhục                       15g

                         Bạch biển đậu                 15g

                         Phục linh                        15g

                         Sinh địa                          09g

                         Thông thảo                     09g

                         Hắc chi tử                       09g

                         Cam thảo                        06g

                         Trúc diệp                        06g

                         Đăng tâm thảo                02g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Gia giảm: Ăn kém, gia Kê nội kim 06g. Bụng đầy, gia Chỉ xác, Hậu phác 06g. Nôn hay buồn nôn, gia Trúc nhự 10g. Miệng khát, gia Ma trạch môn đông 15g, Thiên hoa phấn 10g. Khó ngũ, gia hợp Hoan bì 30g, Dạ giao đằng 15g. Vùng gan khó chịu , gia Bạch tách lệ 15g

-     Kinh nghiệm: Trị 100 ca viêm dạ dày mãn tính thể nhiệt, uống 20 thang khỏi hẳn 80 ca, theo dỏi 1 năm không thấy tái phát. Uống thêm 15 thang khỏi thêm 15 ca.

Bài 15: “An vị thang” của Lưu Thiệu Đông, Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

-     Công thức:

                         Hoàng kỳ                        15g

                         Bạch cập                         15g

                         Bạch thược                     15g

                         Đan sâm                         20g

                         Trân châu mẫn                30g

                         Bồ công anh                   30g

                         Can khương                    10g

                         Cam thảo ( nướng)         10g

                         Ô dược                           10g

                         Nhũ hương                     06g

                         Một dược                        06g.

Sắc ngày một thang

-         Kinh nghiệm: Trị 63 ca viêm nhiểm dạ dày mãn tính, khỏi 13 ca, tốt 32 ca, khả quan 16 ca. Số ngày uống thuốc trung bình 11 ngày. Đạt tỉ lệ 96,8%.

Bài 16: “Kiều mạch căn” của cả 3 Viện Đông Y thuộc Hàng Châu Trung Quốc.

-         Công thức: Dã kiều mạch căn(gốc rạ lúa kiều mạch), rữa sạch phơi khô, tán bột mịn, nhiều tùy nhu cầu.

-         Cách dùng: ngày uông 3-4 lần , mổi lần 04g với nước lọc.

-         Kinh nghiệm: Trị 23 ca viêm dạ dày mạn tính có kèm xuất huyết, khỏi cả 21 ca trong vòng từ 1-8 ngày, ngưng chảy máu hoàn toàn. Cả ba Viện Đông y ở Hàng châu, Trung Quốc, sau khi thí ngiệm đều thấy kết quả như nhau.

Bài 17: “Hoạt huyết hóa ứ thang” của Thế Cữ thuộc bệnh viện 403, Trung Quốc.

-     Công thức :

                         Hoàng kỳ                        20g

                         Đương qui                      15g

                         Xuyên khung                  15g

                         Chỉ thực                          15g

                         Cao lương khương         10g

                         Nhũ hương                     10g

                         Một dược                        10g

                         Chích cam thảo               10g.

Sắc uống ngày một thang.

-     Gia giảm: Đau nhiều, gia diên Hồ sách 15g. Bụng đầy trướng, gia Hậu phác 10g, Thanh bì 10g .Rối loạn tiêu hóa, gia Mạch nha (sao) 15g, Thần khúc(sao)15g, sơn tra (sao) 15g.

-     Kinh nghiệm : Trị 50 ca viêm dạ dày mãn tính thể teo, khỏi 21 ca, tốt 27 ca. Tỷ lệ 96%.

Bài 18: Viêm teo dạ dày.

-     Biến chứng Đông y: Do tỳ vị hư, hiệp ứ.

-     Pháp trị: Vinh vị tán ứ.

-     Bài thuốc: “Vinh vị tán”

-     Công thức:

                         Hoa kỳ sâm                    60g

                         Kim hoa thạch hộc          60g

                         Bạch mộc nhỉ                 60g

                         Nấm hương                    60g

                         Linh chi thảo                  60g.

-     Gia giảm :

. Có ứ huyết, gia Xuyên điền thất 60g.

. Tỳ dương hư, bỏ hoa kỳ sâm, thay bằng hồng sâm 60g.

. Thiếu máu, gia một cái Tử hà sa(rau thai).

-     Cách làm: Tán bột mịn, vào viên capsules500mg.

-     Cách dùng: Ngày 3 lần, mỗi lần 3-4 viên. Dùng trị riêng hay làm thuốc bổ trợ cho thuốc khác cũng tốt.

-     Kinh nghiệm lâm sàng: Hồ Nghiệm 40 tuổi. Mắc bệnh dạ dày đã 5 năm, bụng trên thường đau âm ỉ, lúc nặng lúc nhẹ, ăn kém, chất lưỡi thâm, rêu trắng, đã thỗ huyết mấy lần, đi tiêu phân đen phải nhập viện.Kiểm tra và soi dạ dày thấy hang vị sung huyết, phù nề, trắng đỏ xen kẽ, có nhiều u cục. Chẩn đoán viêm teo dạ dày.

Sau tám tháng điều trị bài thuốc vinh vị tán, kiểm tra thấy u cục biến mất, niêm mạc dạ dày hồi phục như cũ.

Bài 19: Viêm teo dạ dày kèm theo sa niêm mạc dạ dày.

-     Biên chứng Đông Y: Tỳ hư huyết ứ.

-     Pháp trị : Kiện tỳ ích khí, hóa ứ hành trệ.

-     Bài thuốc: “Sâm linh tán”.

-     Công thức:

                         Đảng sâm                       40g

                         Ngũ linh chi                   15g

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Kinh nghiệm lâm sàng: Hà Phan 43 tuổi. Mười năm trước mắc bệnh đau dạ dày, thường đau bụng trên, ăn uống xong thì đau nhiều hơn, bệnh ngày càng nặng, thường -ợ hơi.Vào bệnh viện, soi dạ dày thấy ở niêm mạc ở bờ cong lớn và bờ cong nhỏ trắng đỏ xen kẽ, có điểm xuất huyết. Chẩn đoán thấy teo viêm dạ dày mãn tính và sa niêm mạc dạ dày.

Cho uống 5 thang bài Sâm linh tán, giảm đau. Cho uống tiếp 18 thang nữa, hết đau ăn uống tốt. Không cần đổi phương, cho uông thêm 45 thang nữa, kiểm tra lại thấy niêm mạc dạ dày bình thường, mọi hiện tượng biến mất. Nghĩ 2 năm , tái khám vẫn không tái phát.

-     Bàn luận : Bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả cao. Người xưa bảo: Nhân sâm kỵ Ngũ linh chi, cho phối ngũ là tương úy. Đãng sâm có tác dụng giống nhân sâm . Tuy vậy, thực tế lâm sàng cho dùng Đãng sâm hiệp với Ngũ linh chi trị nhiều ca viêm loét dạ dày, loét dạ dày thể tỳ hư huyết ứ có hiệu quả rất tốt.

Bài 20 : “Chỉ thuyết phương” gồm 3 bài cầm máu đơn giản.

a.  Tử chu thảo(sao đen) 30g, Trắc bách diệp(sao đen) 30g, Địa du thán 15g, Hải phiêu tiêu15g, Bạch cập 15g. Tán bột mịn. Chia uống 2 lần vơi nước lọc. Kết quả: Trị 14 ca xuất huyết, cầm máu sau 1 -2 ngày

b.  Sinh đại hoàng 06g, Bạch cập 06g, Tam thất 06g. Tán bột mịn, chia thành 8 gói. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần một gói. Kinh nghiệm: Trị 58 ca xuất huyết, ngưng hẳn từ 3-4 ngày.

c.  Địa du 15g, Bạch cập 15g, Trắc bách diệp15g, Bồ hoàng 10g (bọc trong túi vãi). Nấu uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Kinh nghiệm : Trị 35 ca ung thư xuất huyết  dạ dày, ngưng 27 ca trong vòng 24h, ngưng 7 ca trong vòng 5 ngày.

E. CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT (Intestinal Diseases)

Ruột gồm có 2 phần: Ruột non(tiểu tràng) và ruột già (đại tràng), đều thuộc hệ thống tiêu hóa(digestive system). Vị trí, cấu trúc và chức năng của ruột đã được mô tả khá chi tiết ở trang 589-590. Trong phạm vi các bệnh đường ruột chỉ tóm lược đôi nét chính nhằm giúp gợi nhớ lại cơ thể học và làm quen một số thuật ngữ trước khi chyển sang phần bệnh chứng.

Ruột non (small intestine).

-     Ruột non góp phần vào chất năng về tiêu hóa. Nhờ sự trợ lực của tụy tạng (pancreas), gan (liver) và túi mật (gall bladder), ruột non tiết xuất ra nhiều chất dịch tiêu hóa và bảo vệ khác nhau, hấp thụ và vận chuyển tất cả nguồn thực phẩm ăn vào, tiếp hành theo công đoạn xay xát và nghiền trộn chu đáo từ dạ dày.

-     Với chiều dài hơn 6mét, ruột non được phân thành 3 khúc (segments): Khúc thứ nhất là tá tràng (duoenum) dài từ 25 – 30 cm, khúc giữa là ruột rỗng hay hỗng tràng (jejunum) dài khoảng 2.4mét, và khúc thứ ba là ruột hồi hay hồi tràng (ileum) dài độ 3.6mét.

-     Hấp thụ chất khoáng (minerals) diễn ra phần lớn tại khúc tá tràng. Hấp thụ dung dịch các nguồn sinh tố (vitamins), chất đường bột (carbohydrates) và chất đạm (proteins) chủ yếu diễn ra ở khúc hổng tràng. Còn hấp thụ dung dịch chất béo, cholesterol và muối mật (bile slts) thuộc trách nhiệm của hội tràng.

-     - Bệnh có liên hệ đến ruột non thường là hệ quả từ hội chứng hấp thụ kém (malabsorption syndromes) mang đặc tính do nguyên nhân thiếu ding dưỡng khá phức tạp.

-     Ruột già (large intestime, colon).

- Ruột già dài khoảng 150cm (5 feet), nằm trong ổ bụng, đoạn giữa nằm ngang, hai bên rũ xuống như một lưỡi câu to tướng. Đường kính ruột già to hơn ruột non, có nhiều phân đoạn thắt lại như mắt tre. Ruột già gồm ba khúc chính: Ruột kết lên hay kết tràng lên (ascending colon), ruột kết ngang hay kết tràng ngang (transverse colon) và ruột kết xuống hay kết tràng xuống (descending colon).

-     Chức năng của ruột già hấp thụ nước, dung dịch điện phân (electrolytes) và một số có giới hạn các sản phẩm thăng dư trong hệ thống tiêu hóa. Ruột già còn cung cấp kho bãi tạm thời để chứa phế liệu và cả loại vi khuẩn (bacteria) hữu ích nhằm phân hủy chất cặn bã trước khi tống xuất ra ngoài theo ngã hậu môn.

-     Ruột già khỏe mạnh hay có bệnh thuộc vào các thể loại thực phẩm ăn vào. Đặc biệt, chế độ ăn uống với nhiều chất xơ (fiber) là một đáp ứng quang trọng, giúp duy trì sự lành mạnh lâu dài cho ruột già. Đừng quên, hầu hết bệnh về đường ruột đều tập trung về ruột già. Nó vốn là sào huyệt chứa chấp và sản sinh nhiều chứng bệnh cấp tính cũng như mãn tính, kể cả bệnh ung thư (cancer).

Các bệnh đường ruột phổ biến nhất gồm có:

          1.Viêm ruột (đại tràng) cấp tính (Acute colonic inflammation)

Viêm cấp tính thường do nhiễm độc bởi các loại vi khuẩn gồm Eschrichia coli, Vibrio cholerae, Salmonella, Shigella; hoặc kí sinh trùng lị Amip hay do vi rút gây ỉa chảy theo mùa mà hơn 50% trường hợp là do Rotavirus.

Viêm đại tràng cấp tính, phần lớn xâm nhập qua đường miệng, bệnh cảnh lâm sàng chung là ỉa chảy liên miêng gây kiệt nước hoặc là gây hội chứng lị

Dấu hiệu:

-     Tiêu chảy xảy ra đột ngột, đi tiêu nhiều lần.

-     Phân toàn nước (có thể mất 3 – 4 lít nước/ngày).

-     Màu nước phân giống như màu nước vò gạo, không có màu hau dịch giầy.

-     Nếu là lị, đi tiêu gấp rất nhiều lần nhưng ít phân hoặc không có phân.

-     Đau mót rặn là đặc điểm, đau quặng từng cơn dọc theo khung đại tràng.

-     Trong phân có lẫn dich nhầy, mủ, máu bầm và bọt hơi.

Chẩn đoán – Xét nghiệm:

Muốn xác định tác nhân gây bệnh, có nhiều phương pháp:

-     Soi trực tràng.

-     Lấy dịch nhầy từ ổ bệnh soi kính hiển vi.

-     Xét nghiệm phân.

1.  Viêm ruột (đại tràng) mãn tính (Chronic colonic inflammation)

Viêm đại tràng mãn tính còn gọi là viêm loét kết tràng không đặc hiệu.

Theo y học hiện đại:

Nguyên nhân gây bệnh: Đến nay vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do nhiễm virus đường ruột, nhiễm vi khuẩn, tinh thần dao động, nhạy cảm với thực phẩm, phản ứng tự vệ của hệ thống miễn dịch cơ thể là những yếu tố đáng tin cậy. Trên lâm sàng thường thấy một số dấu hiệu lẫn trộn với viên cấp tính.

Triệu chứng:

-     Đặc điểm chủ yếu của bệnh tiêu chảy (diarrhea) với những mức độ nặng nhẹ khác nhau, có kèm theo đau bụng, mót rặn, đau ầm ỉ hoặc đau quặn từng cơn thường ở khu vực bên trái bụng dưới, đi tiêu phân thường có máu lẫn chất nhầy đặc như mũi, có khi chỉ thấy máu.

-     Người bệnh cảm thấy chán ăn, bụng đầy, nôn hoặc buồn nôn, sút cân, mệt mỏi, có khi sốt nhẹ, thiếu máu. Trường hợp nặng, người bệnh đi tiêu chảy ngày 10 – 30 lần, sốt cao, có thể thủng ruột. Không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán: Tương tự như viêm cấp tính, thường dựa vào triệu chứng và kết quả xét nghiệm, soi chụp đại tràng hoặc trực tràng để tìm xem niêm mạc có sung huyết hay loét, niêm mạc có biến dạng hay không.

Theo đông y học:

Y học cổ truyền xếp bệnh viêm đại tràng cấp tính và mãn tính vào chứng “tiết tả, lỵ tật”.

1. Tiết tả:

Bệnh được gọi bằng nhiều tên qua các thời đại. Nội kinh phân chia tiết tả làm nhiều loại: “Nhu tiết, Đồng tiết, Trúc tiết”. Các thầy thuốc Trung y đời nhà Đường gọi là “Hạ lợi”, qua tới đời Tống đổi thành “Tiết tả”, rồi sang Nhà Minh lại gọi “Phú tả”. Tuy nhiên từ “Tiết tả” vẫn thịnh hành cho tới bây giờ.

Nguyên nhân:

Tiết tả chủ yếu thuộc tỳ vị và đại, tiểu tràng. Nguyên nhân do cảm thụ ngoại tà, thường thực, tỳ vị dương hư, mệnh môn hỏa suy, tình chí biến loạn mà sinh ra.

-     Cảm thụ ngoại tà gồm: hàn, nhiệt, thử, thấp, chủ yếu là thấp tà quấy nhiều trong lúc tạng phủ hư suy nên sinh tiết tả. Tại sao vậy? Vì tỳ ưa táo, ghét thấp. Khi thấp công phá thì chất năng của tỳ vị bị hại, công năng vận hóa đình trệ. Sách nói: “Không có thấp không thành tà”.

-     Thường thực gồm: ăn uống quá độ, bội thực, ăn nhiều dầu mở khó tiêu, ăn đồ sống lạnh, khiến tỳ vị bị thương tổn, việc vận hóa trở ngại. Sách Cảnh Nhạc Toàn Thư nói: “Ăn không điều độ, ở không thích hợp, ảnh hưởng đến tỳ vị, Thủy biến thành thấp, thực biến thành trệ, tinh hoa bất chuyển thì sinh tiết tả”.

-     Tỳ vị dương hư: Tỳ làm tròn chất năng vận hóa là nhờ dương khí thịnh. Khi cơ thể nhọc mệt, đau yếu triền miên thì dương suy. Gạo trong nồi không có lửa thì cơm sống, cơm sình. Chứng tiết tả không thể tránh được.

-     Mệnh môn hỏa suy: Tỳ vị tiết tả lâu ngày thì thương tổn đến thận dương. |Thận dương suy thì không ổn được tỳ, khiến cho tùy dương suy theo và dẫn đến tiết tả. Sách Cảnh Nhạc Toàn Thư nói: “Dạ dày là cửa ải của thận, thận chủ đóng, mở, khai khiếu ở tiền âm (tiểu tiện) và hậu âm (đại tiện). Một khi thận dương yếu, mệnh môn hỏa suy, âm hàn tràng vào thì sinh ra tiết tả.

-     Tình cảm, tinh thần không ổn định: Cũng gây tiết tả. Vì tức giận hại can, lo nghĩ hại tỳ. khi can khí uất kết sẽ khắc tùy vị giữa lúc tỳ vị suy yếu thì “mộc thừa thổ”, sinh tiết tả

a.  Tiết tả cấp tính:

-     Do cảm thụ hàn thấp: Bụng đau, sôi bụng, phân lỏng và nát, sốt nhẹ, sọ lạnh, choáng váng, ngạt mũi, mệt mỏi, lưỡi nhợt, mạch nhu.

-     Do thấp nhiệt bức bách: Vừa đau bụng vừa đi tả, đi tiêu như dội nước, phân vàng mùi hôi thối, hậu môn nóng rát, nước tiểu vàng sậm, khát nước, buồn bực, rêu lưỡi vàng, mạch đi nhu sác.

-     Do thường thực: Đau bụng, đầy bụng, sôi réo, tả ra phân nát và nồng thối, đi tiêu được thì giảm đau, hông sườn đầy tức, ợ ra mùi chua và nồng, rêu lưỡi dày, mạch đi hoạt sác.

b.Tiết tả mãn tính:

-     Do tỳ vị suy: Đại tiện lúc lỏng lúc són, ăn không tiêu, chán ăn, đầy bụng, nôn ói, mặt bủng, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch đi hoãn nhược.

-     Do thận dương suy: Trước khi trời sáng thấy bụng đau quặn, phải đi tả, Đông y gọi là “ Ngũ Canh tả” (đi tả lúc gà gáy). Đi tiêu xong thì giảm đau bụng. Tay chân lạnh, bụng lạnh, sợ lạnh, lưỡi trắng nhợt, mạch đi trầm tế.

-     Do can khí phạm: Hồng sườn đầy tức, ăn ít, ợ hơi, dễ cáu gắt, tinh thần khần trương. Mỗi lần như thế thì đau bụng, phải đi tả, lưỡi đỏ nhợt, mạch đi huyền.

2.  Lỵ tật:

Ly tật hay bệnh ly, người xưa gọi chung là bệnh “thời dịch lỵ”. Bệnh xuất hiện nhiêu vào mùa hè thu ở các vùng Đông Bắc hoặc Đông Nam Châu Á. Trung y thời Nhà Tống gọi bệnh lỵ tức là “tràng tích”, “trệ hạ”. Sang triều Minh – Thanh lại đặt thành tên khác nhau tùy thuộc vào màu sắc hay hậu quả của bệnh như: “bạch ly, “huyết bạch lỵ” hay nhiệt lỵ”…

Nguyên nhân:

-     Do thấp nhiệt lưu trú lâu ngày.

-     Do dịch độc truyền vào đường ruột.

-     Do ẩm thực không tiết độ tạo hàn thấp.

-     Do ăn nhiều chất dầu mỡ tạo thấp trệ.

Triệu chứng:

Chủ yếu là cơn đau quặn bụng, mót rặn, phân có lẫn chất nhầy nhớt, có lẫn máu.

-     Do thấp nhiệt thì có triệu chứng đau bụng quặn thắt từng cơn, đi tiêu ra máu lẫn nhầy nhớt, mót rặn liên tục, hậu môn nóng rát, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch đi hoạt sát.

-     Do dịch độc truyền nhiễm thì bệnh phát rất nhanh, sốt cao, đau đầu, khát nước, bụng đau dữ dội, đi tiểu ra máu tươi như màu máu cá. Nặng thì hôn mê, có rút, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch đi hoạt sát. Bệnh nghiêm trong dẫn tới khó thở, tay chân lạnh, thở gấp, có thể chết.

-     Do hàn thấp thì đi tiểu có lẫn máu, chất nhầy, hoặc chất nhầy trắng dẻo, thỉnh thoảng đau bụng mót rặn, mệt mỏi, sợ lạnh, lưỡi trắng nhợt, mạch đi nhu hoãn.

-     Do hư hàn thì đi tiêu ra chất nhầy loãng, tiêu són, mót rặn luôn, đau bụng quặn liên miên, ăn ít, mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh,lưỡi nhợt, mạch đi tế nhược.

Điều trị:

Ứng dụng các bài thuốc căn bản, tùy theo tiết tả hay lỵ tật mà sử phương cho thích hợp. Phải chú trọng đến yếu tố nguyên nhân gây bệnh như thấp nhiệt, hàn thấp hay thực thì việc kê toa cho thuốc mới đúng.

1.  Tiết tả:

a.  Cấp tính:

-     Nếu do cảm thụ hàn thấp, phải trị bằng pháp “Giải biểu, tán hàn, hóa trọc chỉ tả”. Dùng bài “Hoắc hương chính khí tán” gia giảm làm chủ, gồm các vị: Hoắc hương, Tử tô, Bạch chỉ, Kiết cánh, Bạch truật, Hậu phác, Bán hạ, Đại phúc bì, Phục linh, Trần bì, Cam thảo. Liều lượng do thầy thuốc quyết định. Sắc uống ngày 1 thang.

. Nếu thấp nặng, gia thêm Thương truật, Hậu phác, Xa tiền tử để hóa thấp.

. Nếu nhiệt năng làm sốt, gia thêm Liên kiều, Trị mẫu để thanh nhiệt

-     Nếu do thực thích đình trệ, cách trị là “Tiêu thực, đạo trệ”. Bài thuốc tiêu biểu “Bảo hòa hoàn” gồm các vị: Thần khúc, Phục linh, Sơn tra, Bán hạ, Trần bì, Liên Kiều, Lai phục tử. Liều lượng do thầy thuốc quyết định. Sắc uống ngày 1 thang.

.Nếu tích trệ nặng, bụng đầy trướng, gia thêm Đại hoàng, Chỉ thực, Binh lang để thống tích trệ.

b.  Mãn tính:

-     Nếu do tỳ vị hư yếu, cách trị là “Kiện tỳ hóa thấp”. Bài thuốc căn bản “Sâm linh bạch truật tán” gồm các vị: Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Kiết cánh, Hoài sơn, Cam thảo, Bạch biển đậu, Liên nhục, Trần bì, Sa nhân, Ý dĩ nhân.

. Nếu hư hàn nhiều, chân tay quyết lãnh, bụng sôi đi tiểu toàn nước, nên “Ôn trng tán hàn” với bài “Lý trung hoàn” gia Phụ tử, Nhục quế, gồm các vị: Đảng sâm, Bạch truật, Can khương, Cam thảo thêm Phụ tử và Nhục quế.

. Nếu đi tả lâu ngày khiến cho hư hạ hãm làm sa trực tràng (lòi đom hay con trê), mau dùng bài “Bổ trung ích khí” bội dung Nhân sâm, Hoàng kỳ, gồm các vị: Nhân sâm, Hoàng kỳ,Bạch truật, Cam thảo, Đương qui, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ để thăng thanh, kiện tỳ, chỉ tả.

-Nếu do thận dương hư suy, pháp trị là “Ôn thận kiện tỳ” Bài thuốc căn bản “Tứ thần hoàn” gồm 4 vị: Phá cố chỉ hay Bổ cốt chỉ 160g  (sao rượu), Ngô thù du 40g (rửa nước muối, sao), Nhục đậu khấu 120g (bọc bột mì ước, vùi trong lửa cho chín), Ngũ vị tử 120g (sao), gia thêm phụ tử 40g, Bào can khương 40g, Vũ dư lương 40g.

. Cách làm: Đem tán bột mịn. Dùng 100 quả đại táo (bỏ hạt), hợp với 320g sinh khương (xắt phiến) nấu với nữa lít nước cho tao và gừng chín nhừ, vớt bỏ xác gừng. Đổ bột thuốc vào chỗ nước cốt Đại táo, quyết cho đều, vò viên 0,8g.

. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, 1 lần hoàn với nước muối nhạt trước khi đi ngủ. Chuyên trị chứng “Ngũ canh tả”, tức đi tiểu lỏng lúc 4 -5 giờ sáng.

.Nếu tuổi cao sức yếu, tả lâu không khỏi, dung bài “Đào hoa thang” gồm các vị: Xích thạch chỉ, Can khương, Ngạnh mễ, gia thêm Nhân xâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, thăng ma để ích khí, thăng đề, chỉ tả.

Nếu do Can khí phạm vị, pháp trị là “Ức can, kiện tỳ”. Bài thuốc căn bản “Thống tả yếu phương” gồm các vị: Bạch truật, Bạch thược, Trần bì, Phòng phong. Liều lượng do thầy thuốc quyết định. Sắc uống ngày 1 thang.

2.  Lỵ tật:

-     Nếu do thấp nhiệt lỵ, pháp trị là “Thanh nhiệt thấp hóa giải độc, điều khí hành huyết”. Khi mới phát hiện bệnh, dùng bài “ Thược dược, thang gia giảm” gồm các vị : Hoàng cầm, bạch thược, Cam thảo, Hoàng liên, Đại hoàng, Bính lang, Đương quy, Mộc hương, Nhục quế. Liều lượng do thầy thuốc quyêt định. Sắc uống ngày một thang.

. Nếu phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, gia thêm Cát căn, Linh kiều, Kinh giới hoa.

. Nếu ăn uống gây đình trệ, gia thêm sơn tra, Thần khúc.

. Nếu nhiệt nặng, sốt cao khát nước, đi tiêu ra máu, lưỡi đỏ, mạch hoạt sác thì dùng bài “ Bạch đầu ông thang” để thanh nhiệt giải độc, gồm các vị : Bạch đầu ông, Trần bì, Hoàng liên, Hoàng bá, gia thêm các vị: Kim ngân hoa, Bạch thược, Chỉ thực, Cam thảo. Lấy nước sắc uống.

-     Nếu do dịch độc lỵ, pháp trị là “Thanh nhiệt lương huyết giải độc”. Bài thuốc căn bản “Bạch đầu ông gia giảm” (công thức vừa nêu trên) gia thêm Kim ngân hoa, Hoàng cầm, Xích thược, Mẩu đơn bì để thanh nhiệt lương huyết. Liều lượng do thầy thuốc quyết định. Sắc uống ngày 1 thang.

. Nếu sốt cao, nữa tỉnh nữa mê, là nhiệt phạm vào phần huyết, phải dùng ngay bài “Tử tuyển đơn” gồm các vị: Hoạt thạch, thạch cao, Hàn thủy thạch, Từ thạch, Linh dương giác, Mộc hương, Tê giác, Trầm hương, Đinh hương, Thăng ma, Huyền sâm, Cam thảo, Mang tiêu, Tiêu thạch, Chu sa, Xạ hương, Hoàng kim. Liều lượng do thầy thuốc quyết định. Lấy sắc uống ngày 1 thang.

. Nếu mặt xám ngoét, chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh, thở gấp, mạch đi tế ngược là chứng nội bế ngoại thoát, bệnh nguy. Dùng ngay bài “ Sâm phụ thang” để hồi dương cứu thoát, gồm hai vị: Nhân sâm 20g, Phụ tử 10g. Lấy nước sắc uống ấm.

-     Nếu do hàn thấp lỵ, pháp trị là “ Ôn trung táo thấp giải độc” với bài thuốc “ Ôn tỳ thang” gia giảm để ôn trung, trừ hàn giải độc, gồm các vị: Đại hoàng, Can khương, Cam thảo, Phụ tử. Nhân sâm. Liều lượng do thầy thuốc quyết định. Lấy nước sắc uống ngày 1 thang.

-     Nếu do hàn hư lỵ, pháp trị là “ Ôn bổ tỳ thận, hành khí điều huyết, chỉ lỵ” với bài thuốc “Dưỡng tạng thang” gồm các vị: Kha tử, Anh xúc tác, Nhục đậu khẩu, Đương quy, Bạch truật, Bạch thược nhân sâm, Mộc hương, Nhục quế, Cam thảo. Liều lượng do thầy thuốc quyết định. Sắc uống ngày 1 thang.

Những bài thuốc kinh nghiệm:

Bài 1: Thuốc đơn giản :

-     Mã sĩ hiện (rau sam) 80g, Xa tiền thảo 40g. Sắc lấy nước uống.

-     Thạch lựu bì (vỏ quả lựu) 1 quả, đường đỏ 40g. Sắc lấy nước uống.

Bài 2: “Lưu ký nô tiển” của Khương Hán Dân, Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

-     Công thức:

                         Lưu ký nô                       15g

                         Phá cố chỉ                       15g

                         Nữ trinh tử                     15g

                         Ngô thù du                     10g

                         Xà tiền tử                        10g

                         Trạch tả                          15g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Gia giảm:

. Thấp nhiệt, gia Kha tử 10g, Hoàng liên 06g, Kiết cánh 06g.

. Hư hàn, gia Đảng sâm 15g, Nhục đậu khấu 06g.

 

-     Kết quả lâm sàng: Trị 46 ca viêm đại tràng mãn tính, khỏi hẳn 39 ca, tốt 04 ca, giảm nhiều 03 ca. Trung bình mỗi bệnh nhân uống từ 17-28 thang thuốc.

Bài 3: “Bổ tỳ thông dụng phương” của Trương Tường Đức, Trung Quốc.

-     Công thức:

                         Sinh hoàng kỳ                30g

                         Đảng sâm                       20g

                         Bạch truật                       15g

                         Phục linh                        30g

                         Hoài  sơn                        20g

                         Mộc hương                     10g

                         Bạch thược                     12g

                         Sơn tra                            15g

                         Sa nhân                          08g

                         Cam thảo                        06g.

Sắc uống ngày một thang.

-Gia giảm:

. Tỳ hư thấp nhiệt, gia bạch đầu ông 15g, Hoàng kiên 06g, sinh Hòe hoa 10g.

. Tỳ thận hư gia Phá cố chỉ,10g, Ngũ vị tử, Nhục đậu khấu 10g, Ngô thù du 06g.

. Tỳ hư can uất, gia Bình lang 10g, Mộc qua 10g, Phòng phong 10g.

. Hàn nặng, gia thêm Phụ tử 10g, Can khương 10g.

. Tiêu ra máu, gia Sinh địa du 10g, Sinh đại hoàng 10g.

. Táo bón, gia thêm Lai phục tử 10g, Hỏa ma nhân 06g.

. Huyết hư, gia thêm Đương qui 15g, A giao châu 10g.

. Mất ngủ, gia thêm hắc táo nhân 15g, sinh Trân châu mẫu 30g.

. Gan to, gia thêm Sài hồ 10g, Đan sâm 20g, Miết giáp 15g.

. Khớp đau, gia Quế chi 15g, Uy linh tiên 10g.

-     Kết quả lâm sàng: Trị 40 ca viêm đại tràng mãn tính, khỏi 28 ca, ổn định 10 ca.

Bài 4: Viêm dạ dày-ruột cấp tính.

-     biện chứng đông y: Tiêu chảy do thử thấp, uống nhầm thuốc khổ hàn làm bế tắc tràng vị.

-     Bài thuốc: “thanh thử hóa thấp thang”.

-     Công thức:

                         Thanh tao tuệ                  09g

                         Chế bán hạ                     09g

                         Đạm xậu xị                     09g

                         Bội lan điệp                    12g

                         Nhân trần                       12g

                         Sinh địa                          12g

                         Trần bì                            03g

                         Xuyên hoàng liên           03g

                         Nhục đậu khấu               03g

                         Thương truật                  06g

                         Mộc hương                     06g

                         Hoắc hương                    06g

                         Sinh liên điệp                 01 lá.

Sắc uống ngày một thang.

-         Hiệu quả lâm sàng: Lý Nam 30 tuổi. Bị cảm nắng, sau đó nôn và ỉa chảy. Chữa với một thầy thuốc, cho uống nhầm mấy thang có vị Đại hoàng làm tả lỵ như xối nước, ngày đi tiêu hơn 60 lần, vừa đau bụng vừa nôn dữ, tay chân rã rời, thần sắc u tối, mạch đi trầm tế mà trì, lưỡi đỏ tía, rêu trắng, bẩn như đắp bột.

Cho uống ngày 2 thang thuốc trên thì cầm nôn, giảm đi tiêu lỏng, người khõe đôi chút. Giữ nguyên toa thuốc, bỏ trần bì, Thương truật, Đạm xậu xị, xuyên hoàng liên, Sinh liên điệp, Hoắc hương, Sinh địa, gia thêm Sơn chỉ tử 09g, Thạch xương bồ 09g, Thần khúc 09g, Chế hậu phác 03g. Uống tiếp 4 thang khỏi bệnh hẳn.

 

Bài 5: Viêm dạ dày- ruột cấp tính.

-     Biện chứng Đông y: Do ẩm thực lại lao động quá sức, ngũ tạng hư tổn.

-     Pháp trị: Khứ thấp kiện tỳ.

-     Bài thuốc: “Phức thương hồng thổ thang”.

-     Công thức:

                         Hồng dược tử                 20g

                         Thổ phục linh                 20g

                         Đinh hương                    25g

                         Ngự tinh thảo                 20g

                         Mã tiên thảo                    15g

Sắc uống ngày tới 1-2 thang.

- Gia giảm:

. Ngoại cảm, gia Tử tô 20g, Cát căn 10g.

. Ăn uống vô độ, gia đại phúc bì 10g, hậu phác 10g.

. Tỳ thấp nặng, gia Bạch biển đậu 20g, ý dĩ nhân 20g.

. Tỳ dương yếu, đi cầu lỏng lâu ngày dẩn tới phù thủng, bỏ Thổ phục linh: gia thêm nhục quế 06g, Hương phụ 12g, Can khương 10g.

. Tỳ âm không đủ, gia Ô mai 06g, Thạch hộc 12g.

- Hiệu quả lâm sàng: tri hơn 200 ca đều có kết quả tốt.

Bài 6  : Viêm ruột cấp tính.

-     Biện chứng Đông y: Tỳ hư thấp trệ, vận hóa thất thường.

-     Pháp trị: Vận tỳ hóa thấp.

-     Bài thuốc: “Vị linh thang hợp Tam nhân thang gia giảm”.

-     Công thức:

                         Phục linh                        15g

                         Trư linh                          09g

                         Thương truật                  09g

                         Hậu phác                        09g

                         Trạch tả                          09g

                         Quế chi                           03g

                         Cam tảo                          06g

                         Ý dĩ nhân                       09g

                         Hạnh nhân                      09g

                         Thông thảo                     03g

                         Bạch đậu khấu                06g

                         Hoạt thạch                      09g

                         Sinh khương                   06g

Sắc uống ngày 1 thang.

-         Tô Chấn Hà 45 tuổi, nam. Đột nhiên đi tiêu lỏng, phân ra như nước, ngày đi tiêu hơn 20 lần, vùng rốn lạnh, bụng trướng đau, mạch đi nhu hoản, rêu lưỡi trắng bẩn. Chẩn đoán bị thử thấp vào giữa mùa hè làm thương tổn tỳ vị.

Cho uống tiếp liền 9 thang bài thuốc trên, giảm trướng đau bụng hơn 60%, ăn uống khá ngon miệng, đại tiện cầm nhưng chưa thành khuôn, mạch đi trầm tế vô lực. Chẩn đoán tỳ dương bị hãm địa chưa thịnh, bèn đổi sang bài kiện tỳ khí thấp, tiêu trướng gồm:

                         Phục linh                        09g

                         Hoa kỳ sâm

                         Bạch truật(sao)               09g

                         Cam thảo                        06g

                         Mộc hương                     06g

                         Trần bì                            09g

                         Ý dĩ nhân                       15g

                         Quế chi                           03g

                         Sơn tra                            06g

                         Mạch nha                        06g

                         Thần khúc                      06g

                         Hậu phác                        06g.

Sắc uống ngày 1 thang. Uống 2 thang đã thấy khá, uống thêm 3 thang nữa bệnh lành.

Bài 7: Viêm ruột mãn tính.

-     Biện chứng đông y: Tỳ thận dương hư.

-     Pháp trị: Ôn bổ mệnh môn kiêm ôn tỳ vị, sáp tràng.

-     Bài thuốc: “ gia vị tứ thần thang”.

-     Công thức:

                         Bổ cốt chỉ                       12g

                         Ngô thù du                     06g

                         Nhục đậu khấu               06g

                         Ngũ vị tử                        06g

                         Bạch truật                       10g

                         Phục linh                        10g

                         Hoàng kỳ                        12g

                         Đảng sâm                       12g

                         Trần bì                            06g

                         Thạch lựu bì                   06g

                         Phụ tử                             06g

                         Quế chi                           06g

                         Ô mai                             3 quả.

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Hiệu quả lâm sàng: Trị 67 ca viêm ruột mãn tính, thường 3-6 thang là khỏi bệnh.

Bài 8: viêm ruột mãn tính.

-     Biện chứng Đông y: Do can uất tỳ hư, vận hóa thất thường.

-     Pháp trị: Bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực.

-     Bài thuốc: “Gia giảm tiêu thực thang”.

-     Công thức:

                         Đảng sâm                       15g

                         Bạch truật                       12g

                         Phục linh                        12g

                         Thần khúc                      12g

                         Mạch nha                        12g

                         Trúc nhự                        12g

                         Kê nội kim                      12g

                         Trần bì                            12g

                         Sa nhân                          06g

                         Thanh bì                         09g

                         Cam thảo                        06g

                         Đại hoàng(sao)               03g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-         Hiệu quả lâm sàng: Đổ Chí 36 tuổi. Vốn có tiền sử đau dạ dày, bụng đầy trướng, ăn ít, thường tiêu lỏng nhiều lần. Chẩn đoán tại bệnh viện, xác nhận do viêm ruột mãn tính. Bệnh nhân cho biết, vùng bên phải dưới rốn cứng và đau tức, ấn vào càng đau dữ, đại tiện không đều, phân có mùi thối rữa, cơ thể gầy mòn, rêu lưỡi trắng mỏng,mạch quan đi huyền hoạt vô lực.

Cho uống 15 thang bài thuốc trên, các triệu chứng đều biến mất, mạch chuyển sang hoãn hoạt, chỉ còn phân mùi thối nặng do túc thực chưa hết tích lại lâu ngày hóa nhiệt. Dùng nguyên phương, gia thêm vị Hoàng liên 09g, cho uống tiếp 10 thang nữa bệnh khỏi hẳn.

Bài 9 : Viêm ruột mãn tính.

-     Biện chứng Đông y: Khí trệ thấp trở.

-     Pháp trị: Hành khí hóa ứ, thảm thấp nhuyễn kiên.

-     Bài thuốc: “Khổ sâm thang”.

-     Công thức:

 

                         Khổ sâm                         09g

                         Đương qui                      10g

                         Xích thược                      12g

                         Đại hoàng(sao)               09g

                         Mộc hương(nướng)        09g

                         Hải tảo                            15g

                         Đào nhân                        09g

                         Chế hậu phác                  05g

                         Sinh bạch truật               10g

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Gia giảm: Nếu táo bón, gia thêm Hỏa ma nhân 12g. Nếu tiêu lỏng, bỏ Hỏa ma nhân, gia thêm Sơn tra nhục 10g.

 

Bài 10: Viêm ruột mãn tính.

-     Biện chứng Đông y: Tỳ thận dương hư sinh tiết tả.

-     Pháp trị: Ôn thận, tiện kỳ,chỉ tả.

-     Bài thuốc: “Tứ nghịch ích hoàng thang”.

-     Công thức:

                         Đảng sâm                       15g

                         Bạch truật                       10g

                         Cam thảo (nướng)          03g

                         Đương qui                      06g

                         Bạch thược                     12g

                         Nhục quế                        06g

                         Nhục đậu khấu               10g

                         Mộc hương                     06g

                         Kha tử                            12g

                         Anh túc xác                    06g

                         Can khương                    06g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-     Hiệu quả lâm sàng: Trịnh Tiến Huy 30 tuổi. Ba năm nay cứ đau bụng âm ỉ, tiêu chảy mỗi ngày 5-6 lần, uống thuốc và tiêm chích cloramphenicol vẫn không dứt. Chuyển qua uống thuốc Đông y, dùng “Tứ thần hoàn” và cả 100 thang bài “Phụ tử lý trung hoàn thang”, bệnh có lúc giảm lúc tăng, vẫn không khỏi. Cơ thể gầy mòn, sợ lạnh, không muốn ăn, vừa ăn xong là đi tiêu chảy, rêu lưỡi trắng dày, mạch đi trầm trì tế nhược. Đây là chứng Tỳ thận dương hư, vị khí cực hư.

Cho uống 5 thang bài “Chân nhân dưỡng tạng thang”, mất đi triệu chứng đau bụng, giảm đi tiêu chảy. Biết là đúng pháp, giữ nguyên phương, gia thêm Thục phụ tử 06g, Bổ cốt chỉ 10g, cho uống tiếp 10 thang nữa. Mọi hiện tượng hư thoát hư biến mất, người bệnh ăn uống bình thường. Liều bỏ vị Can khương, cho uống thêm 10 thang nữa  để cũng cố hiệu quả. Bệnh khỏi hoàn toàn.

Bài 12: Viêm loét đại tràng.

-     Biện chứng Đông y: Tỳ vị dương hư, vận hóa yếu kém.

-     Pháp trị: Tư bổ tỳ vị, sáp tràng chỉ tả.

-     Bài thuốc: “Tam vị chỉ tả tán’.

-     Công thức:

                         Hoài sơn                         150g

                         Kha tử nhục                    60g

                         Thạch lựu bì                   60g.

Cách làm: Tán thành bột mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 5g uống với nước chín, lúc đói.

-     Hiệu quả lâm sàng: Lý Thị Hoa 43 tuổi. Ba năm nay, cứ khoảng 3 giờ chiều là cảm thấy đau đầu, chống mặt, tim đập dồn dập, bụng đầy đau, lợm giọng, ngày đi tiêu 5-6 lần, không thiết ăn uống, mệt mỏi, tiều tụy, rêu lưỡi trắng, mạch đi huyền tế vô lực. Vào bệnh viện soi dạ dày, chẩn đoán viêm loét đại tràng.

Sau khi cho uống bài “Tam vị chỉ tả tán” 20 ngày, tình trạng tiêu lỏng giảm, ăn uống khá hơn, sức khõe tăng lên, mạch đi hoãn vô lực. Biết thuốc hợp với bệnh, cho uông thêm 1 liều nữa, bệnh khỏi hẳn . Theo dõi 1 năm vẫn khõe mạnh.

Bài 13: Viêm loét đại tràng.

-     Biện chứng Đông y: Tỳ khí hư nhược kèm huyết ứ.

-     Pháp trị: Kiện tỳ ích, hoạt huyết hóa ứ.

-     Bài thuốc: “Bổ tỳ ích khí hóa ứ thang”.

-     Công thức:

                         Hoàng kỳ                        30g

                         Đảng sâm                       15g

                         Bạch truật                       10g

                         Phục linh                        15g

                         Ý dĩ nhân                       30g

                         Hoài sơn                         15g

                         Đan sâm                         30g

                         Xích thược                      15g

                         Xuyên khung                  15g

                         Mẫu đơn bì                     15g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 14: Viêm loét đại tràng mãn tính.

-     Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt lưu trú sinh tràng tích.

-     Pháp trị: Hoạt huyết trục ứ, thanh nhiệt khứ thấp.

-     Bài thuốc “Gia vị cách hạ trục ứ thang”.

-     Công thức:

                         Đào nhân                        15g

                         Mẫu đơn bì                     10g

                         Xích thược                      10g

                         Ô dược                           15g

                         Diên hồ sách                   10g

                         Cam thảo                        10g

                         Xuyên khung                  15g

                         Đương qui                      15g

                         Ngũ linh chi                   10g

                         Hồng hoa                       10g

                         Chỉ xác                           10g

                         Hương phụ                     15g

                         Bồ công anh                   50g

                         Sơn tra (sao đen)            50g.

Xa tiên tử               15g

Hoàng liên             10g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trị giá 36 ca, mắc bệnh từ 6 tháng đến 3 năm. Người khỏi bệnh sớm nhất 16 thang, chậm nhất 30 thang. Sau 2 năm theo dõi, chỉ có 4 bệnh nhân bị tái phát, cho uống thêm một đợt nữa lại khôi phục sức khỏe như cũ.

Bài 15: Viêm loét đại tràng mãn tính.

- Biện chứng đông y: Tỳ vị dương hư, nhiệt độc phát tác.

- Pháp trị: Ôn dương cố thận, bổ tỳ hóa thấp.

- Bài thuốc: “Ôn dương chỉ tả thang”.

- Công thức:

Hoàng kỳ                         20g

Đảng sâm                        20g

Cam thảo (nướng)           06g

Ngũ vị tử                         06g

Khổ sâm                          06g

Ngô thù du                      06g

Bổ cốt chỉ                        10g

Bạch truật                        10g

Tam lăng                         06g

Địa du                              10g

Bạch cương tằm               30g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Gia giảm: Bị hàn lãnh, gia Phụ tử 10g. Nếu phân nhiều dịch nhầy, gia Bồ công anh 20g. Đi tiêu ra máu, gia A giao châu 10g và Xuyên điền tất phấn 06g (uống với nước thuốc). Đau bụng nhiều, gia Diền hồ sách 10g.

- Hậu quả lâm sàng: Hoàng Thị Huệ 52 tuổi. Đau bụng tiêu chảy lớn 20 năm, ngày đi tiêu 3 - 4 lần, phân loãng nát có kèm dịch nhầy đôi khi có máu. Bệnh viện soi dạ dày chẩn đoán viêm loét đại tràng mãn tính. Ăn kém, hễ ăn đồ sống có dầu mỡ là đau bụng dữ dội, đi tiêu liên miên, mặt mày tiều tụy, ợ hơi nhưng không nôn chua, lưỡi tím sạm, rêu lưỡi trắng, mạch đi trầm tế.

Cho uống 5 thang “Ôn dương chỉ tả thang”, giảm đau bụng, giảm đi tiêu lỏng. Cho uống liền 30 thang, mọi triệu chứng hết hắn, chỉ còn phân chưa thành khuôn. Liền bỏ vị Khổ sâm, gia thêm Nhục quế 01g, cho uống tiếp 30 thang nữa, bệnh khỏi.

Bài 16: Viêm ruột do trùng roi.

- Biện chứng đông y: Hàn thấp hiệp với khuẩn trùng roi làm ngưng trệ đại tràng, tổn thương tỳ thận.

- Pháp trị: Ôn bổ tỳ thận, khu trùng.

- Bài thuốc: “Phức phương khu trùng thang”.

- Công thức:

Tiên hạc thảo                   30g

Bạch truật (sao)               12g

Thảo quả nhân                 06g

Chế bán hạ                       06g

Bổ cốt chỉ                        10g

Mộc hương                      10g

Ngô thù du                      03g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Vương Tố Nữ 36 tuổi. Có tiền sử tiêu chảy hơn 1 năm, mỗi ngày đi tiêu trên 8 lần, uống đủ thuốc tây y và đông y nhưng không kiến hiệu. Người bệnh thể lực yếu đuối, đau lưng, huyết trắng ra nhiều, đau bụng, trướng bụng, sợ rét, tim đập nhanh, ăn kém, phân màu vàng loãng, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch đi tế nhược. Xét nghiệm phân, xác định bị trùng roi

Cho uống 10 thang “ Phức phương khu trùng” cầm được ỉa chảy, mỗi ngày đi tiêu 1 lần, phân thành khuôn, ăn uống kha hơn, tinh thần tỉnh táo, chỉ còn đau lưng, bụng dưới hơi đầy, váng đầu. Hiện tượng nầy do tỳ vị hư nhược lâu ngày, phủ tạng đều bị thương tổn. Liền gia giảm bài thuốc trên để củng cố lâu dài theo công thức sau đây:

Tiên hạc thảo                   30g

Bạch truật (thổ sao)         15g

Đảng sâm                        15g

Chế hậu phác                   06g

Bổ cốt chỉ                        06g

Thục phụ tử                     03g

Sa nhân nhục                   03g.

Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 15 thang nữa. Tất cả triệu chứng biến mất, bệnh khỏi. Xét nghiệm phân 4 lần đều không thấy trùng roi.

- Bản luận: Tiên hạc thảo, còn gọi là Long gia thảo, vốn là loại đông dược chuyên chữa lỵ diệt trùng roi trong đường ruột và cầm máu, có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ. Vừa diệt được nguyên nhân vừa củng cố phủ tạng nên bệnh khỏi nhanh.

Bài 17: Viêm đường ruột do nấm mốc.

- Biện chứng đông ý: Tỳ vị hư nhược, thấp tà nội trú hóa nhiệt sinh trùng.

- Pháp trị: Kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt táo thấp.

- Bài thuốc: “Kiện tỳ chỉ tả thang”.

- Công thức:

Thái tử sâm            04g

Phục linh               09g

Hoài sơn                09g

Nhi trà                   03g

Hoàng liên             03g

Hoàng cầm            05g

Sơn tra (sao)                    09g

Mạch nha               06g

Kim ngân hoa        09g

Hoắc hương           02g

Bạch thược            09g.

Sắc uống ngày 1 thang. Đây là bài thuốc dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Người lớn có thể tăng liều lượng lên 2 - 3 lần cho thích ứng.

- Hiệu quả lâm sàng: Trị hàng trăm cả trẻ em bị viêm ruột do nấm mốc, cứ đi tiêu chảy liên miên, bú sữa hay uống sữa vào là đi tiêu chảy, sôi bụng, đầy bụng. Kết quả thật mỹ mãn.

Bài 18: Viêm ruột có màng giả.

- Biện chứng đông y: Tỳ vị bị thấp nhiệt ẩn náu, khi huyết ngưng kết, hiệp với các chất cặn bã tích tụ trong ruột bào mòn lớp dịch nhầy hóa thành nước huyết trôi xuống ruột già.

- Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ nhục.

- Bài thuốc: “Địa du tiễn dịch” (thụt rửa ruột).

- Công thức:

Sinh điạ du            30g

Tích loại tán           24g (thành phần, chế sẵn).

- Cách làm: Đây là liệu lượng dành cho trẻ em. Trước hết, nấu Địa du với 200ml nước, sắc đặc còn 80ml. Cho 24g Tích loại tán vào khấy cho tan đều, chia làm 4 phần đều nhau để thụt rửa ruột, ngày 2 lần. Ngoài ra, còn uống thêm thuốc Tích loại tán, ngày 4 lần, mỗi lần 03g.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần Quá 3 tuổi. Bất ngờ sốt cao 38 - 40 độ liên tiếp 7 ngày mà không hạ, phải nhập viện. Bác sĩ nhi khoa đã dùng nhiều loại kháng sinh với liều cao để trị nhiễm trùng, xen kẽ streptomycin, tetracyclin với syntomycin thì thân nhiệt có hạ, còn 37.5 độ, Nhưng sau đó đột nhiên bị ỉa chảy hơn 10 lần/ngày, mới đầu phân như nước, sau là nước máu, thân nhiệt tăng lên 38.6 độ C. Nôn ọe, bụng trướng, mất nước độ 2, quấy khóc không yên. Lấy phân xét nghiệm, soi quá kính hiển vi, thấy có màng giả của ruột. Chẩn đoán viêm ruột có màng giả. Cho tiêm dịch truyền bù nước và uống thêm neomycin,erythromycin nhưng vẫn không khống chế được bệnh. Liền chuyển qua Đông y điều trị.

Đông y được biết vì bà mẹ thiếu sữa cho con bú, phải cho ăn bột sớm nên tỳ vị bị tích trệ. Chẩn đoán do sốt cao kéo dài dẫn đến tỳ vị sinh thấp nhiệt, khí huyết ngưng kết, kèm theo cặn bã chất bột tồn đọng trong ruột lâu ngày bào mòn dịch mỡ hóa thành nước máu và tống ra ngoài. Xét nghiệm phân có thấy màng giả là dấu hiệu dịch nhầy trong ruột bị thương tổn, cần phải thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ.

Cho dùng bài thuốc “Địa du tiễn dịch” thụt rử ruột và uống thêm “Tích loại tán”, sau 24 giờ, giảm ngay số lần ỉa chảy phân từ dạng nước chuyển sang sền sệt. Trị liền 3 ngày, đại tiện trở lại bình thường, xét nghiệm phân không có thấy màng giả, ăn ngủ tốt, bệnh khỏi. Theo dõi 1 tuần, vẫn không thấy tái phát.

- Bàn luận: “Tích loại tán” là một dược phẩm tổng hợp của Đông y, thấy ghi chép trong sách “Kim quĩ dực”, nay chế sẵn ở dạng bột và có bán ngoài thi trường. Công thức gồm các vị:

Thanh đại                                  02g

Trân châu phấn                          01g

Tượng nha phấn                        01g (bột ngà voi)

Ngưu hoàng                              0.3g

Nhân chỉ nháp                           0.15g (móng tay người)

Băng phiến                                01g

Bích tiền                                    01g (nung chín).

Thuốc có công dụng thanh nhiệt giải độc, chống thối rửa, sinh cơ nhục. Thầy thuốc Đông y hay dùng để trị các bệnh viêm trong hầu họng như: viêm xoang miệng, viêm loét niêm mạc thực quản, viêm amidan có mủ, viêm họng cấp tính, bệnh bạch hầu. Ngoài ra còn có hiệu quả tốt đối với các bệnh viêm loét viêm loét đại tràng mãn tính, viêm ruột màng giả, viêm loét tá tràng.

- Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt tà độc tổn thương lạc mạch gây ứ huyết nội trở, kinh khí bất hành.

- Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông tin chỉ thống.

- Bai thuốc: “Gia giảm Bạch đầu ông thang”

- Công thức:

Bạch đầu ông                             30g

Tân bì                                        30g

Kim ngân hoa                            30g

Kê huyết đăng                            30g

Xích tiểu đậu                             30g

Bạch thược                                18g

Đương qui                                 10g

Địa du thán                                12g

Cam thảo                                   05g

Điền thất phấn                           03g (uống với nước thuốc)

Hoàng liên                                 05g.

Sắc uống ngày 1 thang.

-Gia giảm:

. Mới mác bệnh chính khí còn thịnh, bụng trướng, gia Đại hoàng 12g, Chế hậu phát 10g.

. Bệnh lâu ngày, đau dử dội, mạch đi tế vô lực, Nha nhân sâm 12g.

. Nếu tiêu ra máu luôn, sắc diện xanh xao, gia A giao châu 12g.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần Mỹ Hoa 12 tuổi. Bỗng nhiên đau bụng từng cơn, đau dữ dội, đi tiêu ra phân toàn nước màu hồng, ngày đi 4 -5 lần, thân nhiệt 38.5 độ C, thân sắc tiều tụy mệt nhọc, bụng trướng đầy, ấn đau rõ rệt. Sau khi nhập viện, xét nghiệm phân thấy huyết dương tính, xét nghiệm máu thấy huyết sắc tố: 6.6g, hồng cầu 2.23 triệu/mm3, bạch cầu 16,000/mm3, bạch cầu trung tính 88%. Chẩn đoán bệnh bị viêm ruột hoại tử. Chuyển sang Đông y điều trị.

Khám thấy mạch đi huyền sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn. Căn cứ vào mạch và chứng, chẩn đoán do thấp nhiệt tà độc thiêu đốt làm tổn thương lạc mạch, ứ huyết, kính khí bất thương. Dùng toa “Gia giảm Bạch đầu ông thang” cho uống liền 5 thang, tất cả triệu chứng biến mất, hết đau bụng, đi tiêu bình thường. Xét nghiệm lại phân có máu, các chỉ số đều ổn định. Liền đổi qua phương thang điều bổ khí quyết, cho uống thêm 5 thang, bệnh khỏi hoàn toàn.

Bài 20: Ỉa chảy do tiêu hóa kém.

- Biện chứng Đông y: Thận suy gây ỉa chảy.

- Pháp trị: Bổ thận ích khí.

- Bài thuốc: “Lý trung gia giảm thang”.

- Công thức:

Đảng sâm                        12g

Bạch truật                        12g

Can khương (nướng)       06g

Ngô thù du                      06g

Sinh khương                    06g

Tế tân                              02g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Trần tấn Lạc 70 tuổi. Hơn ba năm qua, sáng sớm dậy đều bị ỉa chảy, thức ăn không tiêu. Đã đi đủ thầy, dùng đủ thử thuốc “Lý trung thang, Tứ thần hoàn, Phụ tử lý trung hoàn”, có giảm 1 -2 ngày rồi lại đau vào đấy.

Khám thấy lưỡi sạch, hai mạch đều đi nhược, chẩn đoán do thận hư sinh ỉa chảy. Sau khi cho uống bài “Lý trung gia giảm thang” chỉ 3 thang là bệnh khỏi 100%. Theo dõi 3 tháng sức khỏe vẫn ổn định.

- Bàn luận: Sở dĩ dùng “Lý trung thang” không đạt được hiệu quả vì trong bài thuốc vó vị Cam Thảo là thuốc đi vào “Trung tiêu”, tức vào tỳ vị, mà lại một nguyên nhân do thận thuộc “Hạ tiêu” gây ra nên không hợp bệnh. Khi dùng bài “Lý trung gia giảm”, bỏ vị Cam thảo để tránh việc ngăn cản phụ tử đi xuống nạp vào Thận, ôn bổ Thận dương, gia thêm Tế tân và Ngô thù du giữ chất năng ôn bổ Can Thận để điều lý thì bệnh phải lui.

Bài 21: Tắc ruột.

- Biện chứng Đông y: Tà nhiệt kết ở tràng vị, dịch của trung tiêu bị khô, khí ở thượng và hạ không thể thăng giáng sinh uất nhiệt.

- Pháp trị: Tả hạ trục tích, túc thanh lý nhiệt.

- Bài thuốc: “Đại thừa khí thang gia vị”.

- Công thức:

Đại hoàng                        10g

Chỉ thực                           10g

Huyền minh phấn            18g (uống với nước thuốc)

Chế hậu phác                   06g

Phục linh                         12g

Diên hồ sách                    15g

Bạch thược                      12g

Cam thảo                         03g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lê Tuấn 23 tuổi. Khởi đầu đau vùng bụng trên kèm theo nôn dữ dội. Sau biến ra đau bụng từng cơn, nôn ra chất có màu cà phê, bụng trướng, không ăn, bí đại tiện, không thể cúi gập người được, vào bệnh viện chữa trị nhưng không chuyển biến, gia đình giờ Đông y chữa trị.

Bệnh nhân khai hai năm trước co mổ vì bệnh viêm ruột thừa và viêm phúc mạc. Khám cạnh rốn, sờ thấy 1 khối u dài. Tham khảo với bệnh viện đã chữa trị, được nơi đây chẩn đoán là tắc ruột do dính ruột, có dùng phương pháp thụt rửa và tiêm atropin để chống co thắt, truyền dịch để giảm áp lực đường ruột chống đau bụng nhưng lại càng trướng đầy, đau nhiều hơn.

Bệnh nhân bực bối khó chịu, chất lưỡi hơi đỏ, cuống lưỡi rêu trắng, mạch đi hoạt sác. Cho uống 1 thang bài “Đại thừa khí thang gia vị”, sau 6 tiếng đồng hồ, đi tiêu 2 lần, phân nhiều, rất thối, đau bụng giảm ngay. Sáng ra, bệnh nhân tỉnh táo, ăn được 1 bát cháo loãng, cảm thấy dễ chịu. Liền đổi

Qua bài “Tiểu thừa khí thang” gia giảm, cho uống tiếp 2 thang, mọi triệu chứng điều biến mất, sức khỏe hình như bình phục. Lại đổi sang bài “Tứ quân tử thang” gia thêm Bạch thược, Chỉ xác, Diên hồ sách, cho uống thêm 3 thang để củng cố lâu dài. Bệnh khỏi.

Ghi chú:

* Bài “Tiểu thừa khí thang”gia vị gồm có: Chỉ xác 10g, Diên hồ sách 15g, cốc nha 20g, cam thảo 03g, tô ngạnh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Bài “ Tứ quân tử thang” gia vị gồm có: Nhân sâm 12g, Bạch truật 12g, phục linh 12g, chích cam thảo 06g, đại táo 2 quả, sinh khương 3 lát; gia thêm bạch thược 12g, chỉ xác 10g, diên hồ sách 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 22: Tắc ruột ở người già.

- Biện chứng đông y: Trung khí bất túc.

- Pháp trị: Giáng khí chỉ thống, tư nhuận trung đạo , nhuận tràng thông tiện.

- Bài thuốc: “ Trầm hương ẩm”.

- Công thức:

Trầm hương                     06g

Mật ong                 1        20g

Mỡ heo                            120g

- Cách làm: Trước hết, bỏ trầm hương ( chẻ nhỏ) vào nồi, thêm 300ml nước lọc. Nấu cạn còn 200ml, nhắc xuống chờ cho ấm uống hết 1 lần. Ngay sau đó, trộn chung mật ong với mỡ heo đem nấu cho tan đều, cũng uống hết 1 lần khi thuốc còn ấm. Nếu bị nôn, phải uống bù lần nữa.

- Kết quả lâm sàng: Trịnh Thành Song, 65 tuổi. Trước đây đã vào bệnh viện cấp cứu vì đau bụng dữ dội, nôn ói, bí đại tiện. Chiếu X- ray thấy có nhiều mặt nước phẳng hình cái cốc. Bệnh viện đã cho truyền dịch, đồng thời cho rút hết trong vật chứa trong dạ dày nhưng vẫn còn đau bụng, không đi tiêu được. Sau khi cho uống nước trầm hương và tiếp theo mật ong trộn với mỡ heo độ 10 tiếng đồng hồ, bệnh nhân cảm thấy bụng sôi réo, đi tiêu được 1 lần, cơn đau giảm. Độ 1 giờ sau nữa, đi tiêu liên tiếp 2 lần, phân ra từng lọn nhỏ hôi thối cả phòng. Các triệu chứng đều đứt.

- Bàn luận: Người già thì sức yếu nên thường bị tắc ruột, táo bón kinh niên. Bài thuốc trên có công năng trục ứ, tiêu trệ tràng vị, kết quả rất mỹ mãn.

Bài 23: Tắc ruột ở người già.

- Biện pháp đông y: Tỳ hư, thực trệ.

- Pháp trị: Cấp hạ tồn âm.

- Bài thuốc: “ Gia vị đại thừa khí thang”

- Công thức:

Sinh đại hoàng                 10g

Huyền minh phấn            05g ( uống với nước thuốc)

Chế hậu phác                   05g

Chỉ thực                           10g

Lai phục tử                      15g

Thảo quả nhân                 03g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Chu Cơ 60 tuổi. Do ăn no làm bụng trướng đau. Ngày càng tăng, chân tay tê dại, nôn được nhiều lần tống ta những chất ứ đọng nhưng bệnh không giảm, muốn đi tiêu, nhưng bí đại tiện không thông. Chở vào bệnh viện cấp cứu, chiếu X- ray thấy ruột bị tắc ở vị trí cao. Đề nghị mổ, bệnh nhân không chịu và xin chuyển qua Đông y.

Quan sát ngoại hình, thấy sắc diện bệnh nhân trắng bệch, trán đẫm mồ hôi, sờ vào bụng đau không chịu nổi, lưỡi đỏ ít tân dịch, rêu lưỡi mỏng vàng, khát muốn uống nước, mạch đi huyền sác. Cho uống ngay 1 thang “Gia vị đại thừa khí thang” để công trục thực tích, cứu vãn trường vị, liền thông được đại trường, đi tiêu ra một ít phân cứng, giảm đau, hết nôn. Uống thêm 1 thang nữa, đi tiêu ồ ạt, phân thối khẳm, hết đau, bụng nhẹ tênh. Thèm ăn, thần khí tươi tỉnh. Vậy là vị khí đã giáng.

Vì người già không thể dùng thuốc công phạt lâu, bèn chuyển sang bài thuốc điều bổ để phục hoạt chính khí, cho uống thêm 5 thang, mọi triệu chứng chấm dứt, sức khỏe tăng lên. Công thức bài thuốc như sau:

Đảng sâm              12g

Bạch truật (sao)     10g

Phục kinh              10g

Sinh cam thảo        05g

Chích hoàng kỳ     12g

Đương qui thân     10g

Quảng trần bì         06g

Sài hồ                    05g

Thần khúc             10g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 24: Táo bón.

- Biện chứng Đông y: Ruột khô táo, khí trệ gây trướng.

- Pháp trị: Điều khí lợi trung, hòa vị nhuận tràng.

- Bài thuốc: “Gia vị tư âm nhuận táo phương”

- Công thức:

Sinh hà thủ ô         15g

Ngọc trúc               09g

Đại phúc                bì 12g

Thanh bì                06

Trần bì                   06g

Chỉ xác                  09g

Ô dược                  09g

Thanh quất diệp     09g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lưu Tường 34 tuổi. Tiền sử bị phế lao, táo bón kinh niên, 3-4 ngày mới đi tiêu một lần, phân khô cứng vê thành hòn như đá sỏi, bụng đầy đau. Đã dùng thuốc tẩy xổ thường xuyên nhưng cuối cùng vẫn bị bón uất. Khám thấy chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày và bẩn, mạch đi huyền hoạt, mạch bên tay phải to hơn bên trái. Chẩn đoán trường vị khô táo, khí trệ gây trướng. Cho uống 5 thang bài “Gia vị tư âm nhuận táo phương”, đại tiện khá thông, bệnh giảm 70%. Cho uống tiếp 5 thang nữa, đi tiêu ngày 1 lần. Theo dõi 2 tháng, đại tiện vẫn thông suốt.

- Bàn luận: Phế và đại trường có quan hệ biểu lý. Phế táo thì phế âm hư, khiến cho đại trường khô, táo bón kinh niên. Dùng Sinh thủ ô, Ngọc trúc để tư âm, thêm Đại phúc bì, Chỉ xác để vận khí tiêu trệ thì đại tiện tự thông, bệnh khỏi.

Nếu người già táo bón kinh niên mà dùng thuốc công trục lâu ngày không còn hiệu quả thì nên dùng riêng 1 vị Hà thủ ô sống 30g sắc uống hoặc tán bột uống mỗi lần 06g, ngày 2 lần, sẽ đi tiêu dễ dàng. Cũng có thể dùng Hắc chi ma (mè đen) giã nát trộn với mật ong làm hoàn 12g, ngày nhai nốt 1-2 hoàn, đại tiện sẽ thông.

Bài 25: Xuất huyết cấp đường tiêu hóa.

- Biện chứng Đông y: Huyết lạc nội thương, hệ tuần hoàn rối loạn.

- Pháp trị: Chỉ huyết tiêu ứ.

- Bài thuốc: “Tam bạch tử hoàng hiệp tễ”.

- Công thức:

Bạch mao căn                  30g

Tử chu thảo                               30g

Bạch cập phấn                 12g (uống với nước thuốc)

Vân nam bạch dượt         01g (uống với nước thuốc)

Đại hoàng phấn               01 (uống với nước thuốc).

- Cách làm: Đem Bạch mao căn và Tử chu thảo nấu với 3 bát nước, sắc còn 1 bát rồi hòa chung 3 gói bột Bạch cập, Vân nam bạch dược và Đại hoàng, khuấy đều. Chia 2 lần uống, sáng và chiều. Ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Thị hằng trăm ca xuất huyết cấp đường tiêu hóa, ruột hoặc dà dày, thấy cầm máu nhanh, chuyển biến tốt. Nếu bị bón uất thường xuyên, có thể tăng vị đại hoàng lên 06g, thêm đại giả thạch 30g, thì kết quả càng cao.

Bài 26: Rối loạn chức năng ruột.

- Biện chứng đông y: Tháo lực, lao thương.

- Pháp trị: Kiện tỳ bổ thận.

- Bài thuốc: “ Châm phàn hoàn”.

- Công thức:

Châm sa 15g ( lớp bột sắt bong ra khi trui đập).

Thương truật                    09g

Phục linh                         15g

Sinh địa                           06g

Thục địa                          06g

Thanh phàn                     15g ( phèn xanh, nung chín).

- Cách làm: Tán bột mịn, nhào với rượu ngọt cho dẻo rồi bỏ vào nồi đất, đem chưng 1 tiếng đồng hồ, ban đêm lấy ra phơi sương, sáng ra lại chưng tiếp 1 tiếng. Cứ làm như vậy đủ 9 lần ( cửu chưng cửu sái) là được. Sau cùng, viên thành hoàn nhỏ bằn hạt đậu nành.

- Cách dùng: Ngày uống 2 lần trước bữa ăn sáng và tối với nước cháo, mỗi lần 9-15 lần. Sau 7 ngày, liều lượng giảm xuống còn 5-10 hoàn.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần Thị Xuân 47 tuổi. Mấy tháng gần đây sắc mặt xanh xao, tay chân mệt mỏi, ăn kém, chỉ thích ăn thịt mỡ heo, cảm giác bụng trên căng tức. Bệnh viện xét nghiệm phân thấy có trứng giun móc.

Sau khi uống xong “ Châm phàn hoàn” 1 tuần lễ, bệnh thuyên giảm, da thịt tươi nhuận trở lại. Liền cho uống thêm 1 tuần nữa, kèm theo thuốc bổ khí huyết, bệnh khỏi. Xét nghiệm thấy phân không còn trứng giun móc.

Bài 28: Bệnh sán dây ( sán xơ mít).

- Biện chứng đông y: Vệ sinh kém, nuốt phải ấu trùng sán.

- Pháp trị: Sát trùng, khu trùng.

- Bài thuốc: “ Qua nhân sử trùng thang”

- Công thức:

Binh lang                         120g

Nam qua tử                      60g

Lôi hoàn                          15g

Đào nhân                         15g

Sử quân tử                       15g.

- Cách làm: Trừ vị nam qua tử, tất cả đem ngâm nước ấm 4-6 tiếng đồng hồ. Xong, sắc 2 lần nước khoảng 300ml nước sắc. Nhai cho nát 120g nam qua tử và nuốt từ ( không uống nước). Độ 1 giờ sau, uống 150ml nước thuốc nấu. Chờ 3 giờ sau nữa, uống hết 150ml nước thuốc còn lại.

- Kết quả lâm sàng: Trị 26 ca bệnh sán dây, có 23 ca ỉa ra sán dây lợn. 2 ca không thấy ra. Nói chung, uống thuốc sau 5 giờ, đau bùng đi tiêu kéo theo xác sán ra ngoài. Kiểm tra thấy cả đầu sán và thân dài khoảng 1.20 mét.

- Bàn luận: Uống thuốc này không cần nhịn đói mà sán vẫn bị tống trục toàn bộ.

Bài 29: Bệnh sán dây (sán xơ mít)

- Bệnh chứng đông y: Vệ sinh kém, nuốt phải ấu trùng sán.

- Pháp trị: Tẩy sán.

- Bài thuốc: “ Ngũ vật khu trùng thang”.

- Công thức:

Binh lang               120g

Lôi hoàn                30g

Quán chúng                     30g

Hắc sửu                 15g

Bạch sửu                15g

Đại hoàng              15g.

- Cách làm: Tất cả đem ngâm nước lạnh 1 đêm, sáng hôm sau nấu lấy 300ml nước thuốc. Uống ngay khi bụng đói. Lại sắc thêm lần thứ hai cũng lấy 300ml nước thuốc uống bồi thêm. Từ khi uống thuốc cho đến khi sán bị tống ra, cần nhịn đói, không được ăn.

- Hiệu quả lâm sàng: Phần đông, sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 1 giờ thì sán dây co lại thành một cuộn như vắt mì hoành thánh, theo phân ra ngoài cùng lúc. Người nào uống thuốc này mà bị nôn mửa, nên đổi qua phương khác.

F. BỆNH TRĨ ( Hemorrhoids)

Khái niệm:

Trĩ là một loại bệnh mãn tính do các tĩnh mạch ( veins) tại khu vực trực tràng (rectum) hay hậu môn ( anus) bị giãn và xung huyết tạo thành một búi hoặc nhiều búi. Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực tràng hay hậu môn mà đặt tên “ trĩ nội” hay “trĩ ngoại”.

- Trĩ nội (Internal hemorrhoids) được thành lập bên trong trực tràng, rất khó thấy. trĩ nội thường không cho cảm giác đau nên ngươi bệnh ít quan tâm, cảnh giác trừ phi có chảy máu. Nếu trĩ nội phát triển lớn, có nguy cơ tụt xuống và lòi ra ngoài hậu môn. Hiện tượng này, thuật ngữ y khoa học goi là sa trực tràng ( prolapsed hemorrhoids), từ bình dân gọi là lòi trôn trê hay lòi dom. Bệnh thường xảy ra với phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, rặn đẻ, đi tiêu phải rặn vì chứng táo bón kinh niên, làm việc khuân vác nặng, yếu sức…. Vào thời kì này, trực tràng luôn tiết ra chất nhầy nhớt, chảy máu sưng và đau.

- Trĩ ngoại ( External hemorrhoids) nằm ở phần cuối cùng hậu môn ( anal canal). Nên biết rằng cơ và tĩnh mạch ở ống hậu môn bị chèn ép quá mạnh.

Nguyên nhân:

- Do viêm đai tràng mãn tính gây chứng táo bón.

- Đi tiêu bắt buộc phải rặn nhiều.

Viêm gan, xơ gan mãn tính gây xung huyết tĩnh mạch.

-        Đứng lâu do nghề nghiệp, làm việc quá sức.

-        Phụ nữ có thai làm trương lực cơ thành bụng giảm gây giãn tĩnh mạch.

-        Dị ứng thực phẩm.

-        Chứng giảm năng tuyến giáp trạng ( hypothyroidism)

Triệu chứng:

-        Đau, ngứa, rát, chảy máu.

-        Da quanh hậu môn trở nên cứng, xanh hoặc tím.

-        Mọc khối u, bướm nhở quanh hậu môn.

-        Trực tràng lòi ra khỏi hậu môn.

-        Sưng trướng, không tự rút vào trong hậu môn.

Hệ quả:

-        Thiếu máu do xung huyết dẫn tới chảy máu.

-        Dễ bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với môi trường dơ bẩn.

-        Không loại trừ nguy cơ dẫn tới ung thư ruột già.

Điều trị:

Trên lâm sàn, căn cứ vào tình trạng các búi trĩ có chảy máu hoặc có nhiễm khuẩn hay không để phân loại thể bệnh và đề xuất cách chữa.

Đông y thường chữa bệnh bắng hai phương pháp:

- Thứ nhất: Dùng thuốc uống để cầm máu, chống nhiễm khuẩn, làm teo nhỏ búi trĩm giúp trực tràng tự rút vào hậu môn.

- Thứ hai: Dùng thuốc bôi kết hợp với thủ thuật ngoại khoa làm cho búi trĩ hoại tử, rụng và cắt bỏ búi trĩ.

Đông y rất coi trọng phương pháp thứ nhất, còn gọi là “phương pháp bảo tồn”, vì Đông dược có khá nhiều vị thuốc đặc hiệu về cầm máu, giúp làm mềm búi trĩ hoại tử, rụng và cắt bỏ búi trĩ và thăng đề trực tràng, tránh được mổ xẻ. Vả lại, thực tế cho thấy, những người bị bện trĩ chấp nhận phẫu thuật hoặc xức thuốc cho rụng thì tỷ lệ tái phát sau 3 năm khoảng  37%, sau 5 năm tăng hơn 68%. Điều đó chứng tỏ phẫu thuật và xức thuoocscho trĩ rụng không phải là giải phải pháp ưu việt.

     Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh “trĩ nội” và “ trĩ ngoại” của Đông y đã được thực nghiệm thành công qua lâm sàng:

 1.Trĩ nội:

       -  Thể bệnh: Trĩ nội xuát huyết hay ứ huyết.

       -  Triệu chứng: Táo bón, đi tiêu xong huyết ra từng giọt, đau.

       -  Pháp trị: Lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết khứ ứ.

       - Bài thuốc:

    Bài 1: “ Hòe hoa chỉ huyết thang gia giảm”

                             Hòe hoa ( sao đen)                     15g

                             Kinh giới (sao đen)                     15g

                             Hạn liên thảo (sao)                     15g

                             Trắc bạch diệp (sao)         15g

                             Huyền sâm                        12g

                             Sinh địa hoàng                  12g

                             Đại hoàng (sao rượu)        06g

                             Thảo quyết minh               15g

      Sắc uống ngày 1 thang cho đến khi ngưng chảy máu và hết chứng táo bón.

  Bài 2: “ Tứ vật đào hồng gia giảm”

                            Sinh địa hoàng                             15g

                            Tửu bạch thược                           12g

                            Đương qui                                   10g

                            Trắc bách diệp                             12g

                            Hắc chi ma                                   12g

                            Hòe hoa                                       08g

                            Chỉ xác                                        08g

                            Xuyên khung                               08g

                            Hồng hoa                                     08g

                            Đào nhân                                     08g

                            Tửu đại hoàng                             06g

                            Thảo quyết minh                          12g.

    Sắc uống ngày 1 thang cho đến khi ngưng chảy máu và đi tiêu dễ dàng, hết táo bón.

Bài 3a: “Tiêu trĩ ẩm” của y sư Bành Hiển Quang thuộc Trung Y Học Viện Quý Dương, Trung Quốc.

                            Thảo quyết minh                          20g

                            Chu sa lien                                   15g

                            Thục mẫu lệ                                 15g

                            Hoàng bá                                     15g

                            Mã bột                                         15g

                            Cam thảo                                     06g

   Sắc uống ngày một thang.

- Chủ trị: “ Trĩ nội” với triệu chứng hậu môn rát và đau, bề mặt da sưng đỏ, trướng trệ hoặc chảy máu, khát nước, tâm phiền.

- Pháp trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hành ứ, tiêu sưng, giảm đau.

- Ngoại dụng: Bên ngoài dung them bài “Dương thị trĩ sương bí nghiệm phương” của y sư Dương Hữu Hạc thuộc Trung Y Học Viện tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, xông rửa nhằm tăng cường tác dụng giảm đau, hoạt huyết, tiêu sưng.

- Công thức (Bài 3b):

                            Bạch cập                                      10g

                            Bạch chỉ                            10g

                            Bạch liễm                                     10g

                            Liên xác                                       10g

                           Đương qui                                    10g

                           Khương hoạt                                 10g

                           Tạo giác thích                               10g

                           Xuyên sơn giáp (sao)                    10g

Sắc lấy nước để xông hơ lúc còn nóng. Sau đó, dùng nước thuốc rửa chỗ sưng đay, ngày làm một lần.

Kiêng ăn gia vị cay, nóng, kích thích.

Bài 4: “ Hóa trĩ hoàn” của y sư Lý Nhuận Đình thuộc Y Viện Trĩ rò thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc.

Bệnh lý: “ Trĩ nội” có chứng xuất huyết lượng nhiều, khi đi tiêu máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia, màu sắc đỏ tươi, miệng khô khát. Bệnh thuộc nhiệt úng, huyết ứ.

- Pháp trị: Hành huyết tán ứ, lương huyết chỉ huyết.

- Công thức:

                         Hòe hoa                                50g

                         Tam lăng                    40g

                         Tham thất                   40g

                         Chỉ thực                                40g

                         Xuyến thảo                           40g

Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 6 chén nước, sắc cạn còn 1 chén, chia uống làm 3 lần. Uống lien tục cho đến khi hậu môn ngưng xuất huyết.

Bài 5: “ Chu thị phức phương hòe hoa tiễn tễ” của y sư Chu Học Văn thuộc Trung Y Học Viện tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

-        Bệnh lý: “ Trĩ nội” huyết nhiệt, xuất huyết, ứ huyết bên trong.

-        Pháp trị: Lương huyết, chỉ huyết, tán ứ lý khí.

-        Công thức:

                        Bồ công anh                20g

                        Khỏ sâm                      10g

                        Hòe hoa                       10g

                        Tiểu kê                        10g

                        Sa nhân                        10g

                        Hải Phiêu Tiêu             10g

                        Cam thảo                     10g

                        Địa du                          10g

                        Bạch đậu khấu             10 g

                        Triết bối mẫu               10g

                        Hà diệp                        10g

                        Tam thất phấn              03g (hòa nước thuốc)

     Sắc uống ngày 1 thang cho đến khi ngưng xuất huyết.

Bài 6: “ Trần thị khô trĩ đinh”  của y sư Trần Dân

Phiên thuộc Y Viện Tỉnh Phúc Kiến, Trung quốc.

- Bệnh lý: “Trĩ nội” xuất huyết, đau.

- Nhét vào hậu môn để tiêu trĩ, chỉ huyết.

- Công thức: 

                   Hoàng bá        30g

                   Ngũ bội tử       10g

                   Bạch cập         05g

                   Bạch phàn phi 05g

- Cách làm: Xay thuốc thành bột mịn, dùng nhựa cây Nha đam (tức cây Lô hội, Aloe vera) làm chất kết dính, trộn với bột thuốc khuấy nhên hồ dẻo, nắn thành sợi nhỏ như chiếc đũa, sấy khô. Tùy theo búi trĩ to hay nhỏ, ngắt một hoặc hai khúc thuốc bôi trơn với chút dầu mè rồi ấn vào hậu môn. Ngày đặt thuốc từ 1 đến 2 lần.

Ghi chú: bài này dùng ngoài nhằm trợ lực thuốc uống bên trong, giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn, nhanh hơn.

 

Bài 7: “ phàn hoàng tiêu trĩ dịch” của y sư Đinh Trạch Dân thuộc Trung Y Viện thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.

-        Bệnh lý: “ Trĩ nội” xuất huyết, hậu môn sưng đau.

-        Pháp trị: Tiêm vào búi trĩ để tiêu sưng hóa trĩ, chỉ huyết giảm đau.

-        Công thức:

                                       Cam du                             150ml               

                                       Hoàng lien              20g

                                       Minh phàn              15g

                                       Procain                   0,5g

                                       Tannic acid             0,7g

                                       Nước cất                           1,000ml.

-        Cách chế:

- Trước hết, đem Hoàng liên nấu lấy hai tầng nước đặc (đun nước cho sôi khoảng một giờ là được nước), trộn hai nước vào nhau.

Minh phàn đem tán thành bột mịn.

Hòa chung Minh phàn với nước Hoàng lien, Cam du, procain, Tannic acid và 1,000ml nước cất rồi đem đun lửa nấu cho gần sôi. Sau đó, dùng than hoạt tính lọc hỗn hợp nầy để thu lấy thành phẩm.

Cách dùng: Tiêm vào búi trĩ hoặc biểu bì của trực tràng. Cách trị này có tác dụng làm teo nhỏ búi trĩ, giảm sưng đau, ngưng chảy máu.

II. Trĩ ngoại:

-        Bệnh lý: Hậu môn bị hội nhiễm hay thể thấp nhiệt.

-        Triệu chứng: Quanh hậu môn sưng to, đỏ đau, táo bón, nước tiểu đỏ.

-        Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống.

- Công thức:

Bài 1: “ Hòe hoa tán gia vị”.

                            Hòe hoa                   12g

                            Kim ngân hoa          15g

                            Sinh địa hoàng         15g

                            Hắc kinh giới           15g

                            Trắc bách diệp         12g

                            Địa du                      12g

                            Ngư tình thảo          15g

                            Hắc chi tử                12g

                            Cam thảo                 04g

  Sắc uống ngày 1 thang cho đến khi hậu môn hết sưng, hết đau.

Bài 2: “ Bá thị ngoại trĩ phương” của y sư Bá Liên Tùng thuộc Trung Y Học
Viện Thượng Hải, Trung Quốc.

- Bệnh lý: “ Trĩ ngoại” đỏ hắt, sưng trướng, đau thốn, phiền táo.

- Pháp trị: Thanh nhiệt lương huyết, giải độc chỉ thống.

- Công thức:

                              Địa đinh thảo         12g

                              Bồ công anh          30g

                              Bán chi lien            15g

                              Kim ngân hoa        10g

                              Dã cúc hoa             06g

                              Thảo hà sa             10g

                              Xích thược             06g

                              Cam thảo               03g.

 Sắc uống 1 thang cho đến khi hậu môn hết đỏ, hết sưng.

 Bài 3: “ Đinh thị ngoại trĩ phương” của danh y Đinh Cam Nhân, Trung Quốc.

- Bệnh lý: “ Trĩ ngoại” thể nhiệt độc thịnh kiêm thấp, rêu lưỡi vàng nhớt.

- Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu sưng kiêm trừ thấp.

- Công thức:

                            Xích tiểu đậu           30g

                            Sinh địa hoàng         12g

                            Phục thần                 10g

                            Can thị bính             10g (cuống thị khô)

                            Hòe hoa                  10g   

                            Địa du than             10g

                            Sinh ý dĩ nhân         10g

                            Mẫu đơn bì                        06g

                            Đương qui                         06g

                            Quất bạch lạc                     03g

                            Hoàng liên                         03g

Sắc uống ngày 1 thang. Bên ngoài bôi thêm cao Hoàng liên (Hoàng liên nấu nước, cô đặc thành cao mềm) để trợ lực nước uống chóng đạt kết quả.

Bài 4: “ Trĩ sương thoát quản hoàn” của y sư Phòng Chí Huyên thuộc Trung Y Viện Bắc Kinh, Trung Quốc.

-        Bệnh lý: “ Trĩ ngoại” thể hỏa nhiệt, sưng đau.

-        Pháp trị: Thanh hỏa thông tiện, tiêu sưng tan ứ, chỉ thống.

-        Công thức:

                         Vị bì (da phím)                     60g

                         Hồ hoàng liên (sao)              30g

                         Hòe hoa (sao)                       30g

                         Xuyên sơn giáp (sao)            30g

                         Thạch quyết minh                 30g (nung chin)

                         Trạch tả                                15g

                         Trư linh                                          15g

                         Bạch chỉ                                15g

                         Xích thược                            15g

                         Hỏa ma nhân                                  15g

                         Úc lý nhân                                      15g

                         Sinh địa hoàng                                15g

                      Cam thảo                                 10g

                      Tửu đại hoàng                         10g

                      Phòng phong                           10g

                      Xạ hương                                03g

- Cách làm: Xây thuốc thành bột mịn, nấu mật ong trộn thuốc cho dẻo làm tễ, mỗi hoàn nặng 10g. Liều dùng, ngày 2 lần, mỗi lần một hoàn.

Bài 5 : “ Trung thị hòe hoa chỉ huyết hoàn” của y sư Trương Hữu sinh thuộc Trung Y Học Viện tỉnh Lưu Ninh, Trung Quốc.

- Bệnh lý: “ Trĩ ngoại” thể huyết nhiệt kiêm khí trệ huyết hư, táo bón.

- Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết, dưỡng huyết nhuận tràng thông tiện.

- Công thức:

                              Thung căn  bì                            100g

                              Địa du than                                80g

                              Hòe hoa                                     80g

                              Phòng phong                   50g

                              Đương qui                       40g

                              Hồng hoa                         40g

                              Bạch thược                      40g

                              Huyền minh phấn            40g

                              Kim ngân hoa                  40g

                              Đào nhân                         40g

                              Đại hoàng                        40g

                              Kinh giới                         40g

                              Hỏa ma nhân                   30g

                              Mộc hương                      30g

                              Hoàng liên                       30g

- Cách làm: Xay thuốc thành bột mịn, luyện với maatju ong lãm tễ, mỗi hoàn nặng 10g. Ngày nhai nuốt hai lần sang và tối, mỗi lần một hoàn.

Bài 6: “ Trĩ sương huân tẩy phương” của y ư Phòng Chi Huyên thuộc Y Viện Trung Y Bắc Kinh, Trung Quốc.

- Bệnh lý: “Trĩ ngoại”, sưng, đau.

- Pháp trị: Ngoại dụng trợ lực.

- Công thức:

                               Mã xỉ hiện (rau sam)                 60g

                               Hòe hoa                                    30g

                               Ngũ bội tử                                30g

                               Mộc qua                                   20g

                               Bạch chỉ                                    12g

                               Cam thảo                                  12g

                               Xuyên tiêu                                12g

                               Sinh bạch phàn                         10g

- Cách làm: sắc lấy nước để xông hậu môn nhân khi còn nóng. Sau đó, dùng nước thuốc rủa chỗ sưng đau. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết sưng.

Bài 7: “ Ngoại trĩ hạch đặc hiệu phương” của y sư Vương Khải Minh thuộc Học Viện Trung Y Trường Xuân, Trung Quốc.

- Bệnh lý: “ Trĩ ngoại” sưng to, đau.

Pháp trị: Ngoại dụng đẻ tiêu sưng, hết đau.

Công thức:

                        Sinh mã tiền tử            01 hạt (bỏ vỏ và lông).

- Cách làm: Mài với chút dấm cho đặc như hồ. Bôi đều lên chỗ bị sưng, ngày một lần trước khi đi ngủ. Hiệu quả rất nhanh, hết sưng đau trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu hậu môn bị trầy xước và trĩ nội, không nên dùng phương nầy.

III. Sa trực tràng, thoát giang, lòi trôn trê, lò dom.

Bài 1: “ Bổ trung ích khí thăng dương thang” của danh y Trương Mộng Nông thuộc Y Viện Trung Y tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

-        Bệnh lý: Ruột già tụt ra ngoài hậu môn, không tự rút vào được.

-        Pháp trị: Thăng dương ích khí, kiện Tỳ cố sáp.

-        Công thức:

                                                   Bác hoàng kỳ                  15g

                                                    Phòng đảng sâm            15g

                                                    Đương qui                               10g

                                                    Bạch truật                      10g

                                                    Thăng ma                      10g

                                                    Sài hồ                            10g

                                                    Trần bì                           10g

                                                    Chích cam thảo              10g

                                                    Vũ thụ bì                       10g

                                                    Anh túc xác                             10g

                                                    Địa du than                              08g

                                                    Hắc kinh giới                 12g

                                                    Hòe hoa (sao đen)                   08g

Sắc uống ngày một thang. Uống liên tục cho đến khi ruột già ngưng xuất huyết., hết sưng, co lại và tự rút vào trong hậu môn.

- Lưu ý: Tránh mang sách đồ đạc nặng, đứng lâu, ngồi xổm, làm việc quá sức, phụ nữ mang giày cao gót, dùng gia vị nóng cay. Nên ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước (từ 6-8 ly nước lọc 8 ounces/chai/ngày) để ngừa chứng táo bón.

Bài 2: “Bổ khí thăng trường thang” của danh y Phó Thanh Chủ, Trung Quốc.

- Biện chứng: Khí hư hạ hãm, khí lực suy yếu.

Pháp trị: Bổ khí thăng dương, kéo ruột trở lên.

Công thức:

                                 Nhân sâm                    30g (sao nước gừng)

                                 Sinh hoàng kỳ             30g

                                 Đương qui (rủa rượu)  30g

                                 Bạch truật                    15g (sao hoàng thổ)

                                 Xuyên khung               15g (rửa rượu) 

                                Thăng ma                      03g

 Sắc uống ngày một thang, độ vài tháng thì ruột lên.

- Bình luận: Phương thang này thuận bổ khí, không nghĩ gì đến chuyện đưa ruột lên, ngay như có dùng 0,3g Thăng ma cũng chỉ để dẫn khí lên. Nên biết rằng vị thăng ma mà dùng ít thì nó thăng khí, cdùng nhiều thì nó thăng huyết.

- Ruột sa xuống là bởi khí suy. Khí suy thì phải bổ khí để cho khí vượng, có sức mạnh. Khí mà vượng thì nó thăng, kéo ruột lên theo, đó là chuyện dĩ nhiên còn ngờ gì nữa.

Bài này nguyên trị sản phụ vì rặn đẻ quá sức khiến cho ruột sa xuống cùng lúc với thai nhi nhưng dùng để trị trĩ sa trực tràng cũng có kết quả. (tham khảo thêm chương 10, tiết Nữ khoa, mục “Sanh xong sa ruột”).

Bài 3: “Khô trĩ tán”.

- Biện chứng: Trĩ lòi dom, lâu ngày nhiễm khuẩn, chảy máu mủ.

- Pháp trị: Xức thuốc làm hoại tử cho trĩ rụng.

- Công thức:

                                   Thạch tín    160g

                                   Bạch phan   400g

                                   Thần sa        360g

                                   Ô mai            100g

   - Cách làm: Tán thành bột mịn rắc vào chỗ đau, vài tuần lễ sau trĩ sẽ tự rụng và lành.

Bài 4: “Trĩ rò”

- Biện chứng:  Trĩ rò là tình trạng viêm nhiễm chung quanh hậu môn trực tràng do huyết ứ trệ hóa mủ. Khi vỡ mủ, vết loét không lành, tạo thành một hoặc nhiều lỗ rò ăn luồn từ hậu môn tới mặt trong trực tràng.

- Pháp trị: thuôc chữa bảo tồn (uống cho tiêu viêm) kết hợp với thủ thuật vá kín lỗ rò (khử phần hoại tử).

- Công thức 4a: Thuốc uống.

                               Kim ngân hoa                      20g

                               Bồ công anh                        20g

                               Hạ khô thảo                         15g

                               Sinh ý dĩ nhân                     18g

                               Xa tiền tử                             15g

                               Hoàng đàng                         15g

                               Cam thảo                             12g

                               Mộc thông                           12g

                               Đương qui                           12g

                               Hoàng kỳ                             20g

                               Hồng hoa                             06g

                               Đan sâm                    12g

                               Sinh địa hoàng           15g

                               Xuyên sơn giáp (sao) 06g

Sắc uống ngày một thang, liên tiếp chừng 10 ngày hậu môn sẽ tiêu sưng, giảm đau, khô mủ.

Công thức 4b: Thủ thuật ngoại khoa làm mất lỗ rò.

- Biện chứng: Trĩ rò đóng vảy kín miệng nhưng bội nhiễm bên trong.

- Pháp trị: Dùng kéo cắt dọc lỗ rò, lấy hết phần mô bị xơ hóa.

- Thủ thuật: Sau khi thông lỗ  rò bằng que thăm khám hậu môn trực tràng, dùng dây cao su thắt chặt lỗ rò lại. Mỗi ngày thắt một sợi, dần dần phá được lỗ rò. Song song thủ thuật này, người bệnh cannf uống thêm thuốc bổ khí huyết, chống nhiễm khuẩn , chống viêm.

Bài đọc thêm:

CHỨNG MẤT NGỦ

Trước khi tìm hiểu chứng mất ngủ, chúng ta cần biết 2 vấn đề có liên quan đến chứng mất ngủ, đó là sự mệt mỏi và sự nghỉ ngơi.

1.              Chứng mệt mỏi: Các nhà nghiêng cứu cho biết, sự mệt mỏi là triệu chứng do nhiều nguyên nhân tác động hoặc ảnh hưởng, không phải tự nó gây rối loạn. Sự mệt mỏi phần lớn do lao động chân tay hoặc trí óc quá sức, cũng có thể do đau ốm từ triệu chứng sơ xài nhất là cảm lạnh cho đến những bệnh nghiêm trọng nhất như ung thư , bệnh liệt kháng (AIDS/SIDA) hợp lại mà thành. Sự mệt mỏi thường là dấu hiệu sớm nhất báo cho boeets sức khỏe có vấn đề và từ đây sinh ra mất ngủ.

- Mất ngủ được diễn tiến dưới nhiều hình thức: Thức đêm, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tiểu đêm, dị ứng, viêm loét dày, đau răng, đau khớp xương, nhứt đầu kinh niên.

- Mất ngủ do thất tình gồm: Lo lắng, sợ sệt, quá vui, giận hờn, than khóc, thù ghét, yêu thương quá độ làm cho mất ngủ. Cuối cùng sự mất ngủ biến thành hội chứng rối loạn về tâm sinh lý, làm suy nhược cơ thể, mệt nhọc, căng thẳng thần kinh, buồn chán hay thất vọng, lâu dần dẫn tới chứng mất ngủ kinh niên.

- Mất ngủ còn do ăn uống quá no, ăn nhiều chất béo, uông rượu, uống trà, uống cà phê, hút thuốc lá, tuổi già, phụ nữ trước và sau thời mãn kinh. Chúng gây ra sự kích thích làm hưng phấn thần kinh , tạo ra hình thái ngủ gật, chập chờn tỉnh thức hoặc thức trắng đêm. Nói tóm lại, sự mệt mỏi gây ra chứng mất ngủ và mất ngủ lại gây ra sự mệt mỏi. Cái này có thể là nguyên nhân của cái kia và ngược lại.

2.Sự nghỉ ngơi:

Trước hết cần hiểu rằng tất cả mọi chức năng của cơ thể được kiểm soát bởi bộ não. Não quan tâm và điều hành mọi thứ, từ các tế bào,  mô, đến các cơ quan tim, phổi, gan mật, dạ dày, ruột, cơ quan sinh lý, suy nghĩ, nói, nghe, hiểu và cả chuyện nghỉ ngơi hay ngủ suốt 24/24 giwof một ngày. Vì vậy não cần nghỉ ngơi để khôi phục sức lực. Vậy, nghỉ ngơi bằng cách nào? Bắng cách tạm ngưng các sinh hoạt về mắt, tai, miệng, lưỡi, tay chân dưới hình thức bất động tạm thời. Nhiều người bối rối giữa chữ “nghỉ ngơi” và “ngủ”, thường đồng hóa như nhau. Không phải vậy mặc dù cả hai rất quan trọng nhưng không giống nhau. Tiến sĩ tâm lý học Harvey Diamond Hoa Kỳ giải thích: điều kiện của ngủ chỉ xảy ra là chỉ khi nào sự ý thúc dừng lại. Nói rõ hơn nghỉ ngơi là một thời kỳ cơ thể gián đoạn sự hoạt động để nó có điều kiện tự phục hồi năng lực. Vậy bằng cách nào? Nhắm mắt lại, thả lỏng tâm tư hoặc tập trung cái nhìn bên trong vào một tụ điểm mà Phật giáo gọi là Thiền và Công Giáo gọi là tĩnh tâm. Có 4 dạng nghỉ ngơi:

1.Nghỉ ngơi về vật chất, là hình thức ngưng hoạt động, ngồi hoặc nằm để thư giãn cơ thể.

2.Nghỉ ngơi về phân tích, là hình thức nhắm mắt lại để tránh mọi điều nhân xét bằng mắt.

3.Nghỉ ngơi về cảm xúc, là hình thức ngưng dùng đầu óc suy diễn mọi vấn đề.

4.Nghỉ ngơi về tinh thần, là hình thức ngưng so sánh, phân biệt bằng tư tưởng.

Nhưng dù nghỉ ngơi bằng cách nào thì yếu tố tạm dừng hoạt động là quan trọng nhất và nghỉ ngơi có giá trị như ngủ. Nghĩa là dù mất ngủ mà được nghỉ ngơi đầy đủ thì việc ngủ tốt hay mất ngủ không có gì nghiêm trọng. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách còn quan trọng hơn ngủ rất nhiều, bởi vì ngủ mà hoảng loạn, la hét, mớ, co giật, là những hiện tượng không bình thường của cơ thể trong khi nghỉ ngơi đạt tới chỗ tĩnh lặng thì cơ thể luôn luôn được cân bằng, sản khoái. Trái lại, thiếu sự nghỉ ngơi theo yêu cầu thì chứng mất ngủ sẽ xuất hiện.

Vậy tìm hiểu chứng mất ngủ là đi tìm nguyên nhân gây ra mất ngủ để từ đây chúng ta cố gắng cải thiện, sửa chữa cho hoàn hảo. Hãy giải quyết nguyên nhân một cách triệt để.

Thế nào là triệt để? Theo các nhà khoa học cho biết, chúng ta phải dành ra tới 1/3 thời gian cuộc đời cho giấc ngủ, nghĩa là một người sống 90 tuổi thì tiêu xài hết 30 năm để ngủ chú không làm gì khác. Thật ra chúng ta không nên tiếc rẻ thời gian vì nó không phí phạm chút nào. Phải biết rằng thuốc tốt nhất, mạnh nhất, hữu hiệu nhất để trị chứng mệt mỏi là ngủ. Cơ thể không được nghỉ ngơi một cách tự nhiên bằng giấc ngủ thì sức khỏe sẽ bị đe dọa. Khi nghỉ ngơi đúng mức hay ngủ ngon thì bắp thịt, thần kinh và não bộ là những cơ quan được phục hồi và trẻ hóa cao nhất. Giữa lúc chúng ta ngủ cơ thể tự động sửa chữa mọi hỏng hóc, phục hồi năng lượng và chuẩn bị năng lưc cho những hoạt động mới. Nhưng vì lý do nào đó khiến chúng ta mất ngủ, chúng ta thường them khát nó với một mức độ cao hơn là điều đang xảy ra. Đây là một lỗi lầm nghiêm trọng để nghĩ rằng thời gian ban đêm dài hơn ban ngày và la sợ không ngủ được sẽ nguy hiểm đến tánh mạng mà không biết rằng chính sự lo sợ thái quá này làm cho chúng ta kiệt sức và dẫn tới cái chết trong khi thực tế chứng mất ngủ chưa có khả năng làm hại gì tới than tâm chúng ta cả. Trung bình một ngày chúng ta cần ngủ ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Trẻ con ngủ nhiều giờ hơn người cao tuổi.

Đông y chia chứng mất ngủ vào phậm vi chứng “Thất niên”. Chứng nầy thường kèm theo chóng mặt, đau đầu, hồi hộp hay quên phần nhiều có liên hệ đến chức năng thần kinh.

Đông y chia chứng mất ngủ ra làm 4 nguyên nhân bệnh lý:

1.Do lo nghĩ và lao động nhiều làm hại đến tâm tỳ; huyết dịch hao tổn không giữ được tâm dẫn đến tâm thần không yên thành mất ngủ.

2.Do cơ thể suy nhược hay đau ốm lâu ngày khiến thận âm hao tổn không nuôi dưỡng được tâm, tâm hỏa khô nóng, thần chí không yên gây ra mất ngủ.

3.Do ăn uống không tiết độ, thức ăn đình trệ trong trường vị lâu ngày thành đạm nhiệt uất lấp bên trong gây nhiễu động nên nằm không yên giấc.

4.Do kinh động bất ngờ làm nhiễu loạn thần chí, sợ sệt, nằm ngủ là mớ, hoảng loạn rồi mất ngủ.

     Muốn chữa chứng mất ngủ, Đông y căn cứ vào hai yếu tố: Hư và Thực.

Thực phần lớn do đờm nhiệt ngăn trở trong phủ, cách trị phải thanh nhiệt, hóa đàm, hòa trung. Chứng hư phần lớn thuộc âm huyết thiếu ở trong Tâm Tỳ và Can Thận, cách trị là bổ khí huyết, tư âm giáng hỏa.

Sau đây là một số phương pháp chữa chứng mất ngủ:

1.Táo nhân (mua ở tiệm thuốc Bắc đem về sao cho hơi đen, bốc mùi thơm), tán bột. Buổi chiều tối, lấy 12g bột thuốc uống với nước sắc lá tre (thuốc Bắc gọi là Trúc điệp), khi vào giường thì ngủ ngon

2.Dùng tim bấc (thuoocs bắc gọi là Đăng tâm thảo) chừng 12g, nấu với 2 chén nước, sắc còn 2/3 chén, uống vào buổi tối thì ngủ được. Bài này trị được chứng khó ngủ, đêm nằm thao thức không nhắm mắt được.

3.Dùng đậu đen đem nấu với nước cho nóng hoặc sao lên cho nóng thơm, bỏ vào một túi vải, thắt miệng lại để gối đầu. Mặt khác, dùng một mảnh vải sạch hơ ấm chườn lên hai mắt, nguội lại thay. Cứ làm như vậy có lúc sẽ đi vào giấc ngủ ngon lành. Cách này trị được chứng mở mắt suốt đêm không ngủ được.

4.Bài thuốc Bắc tổng hợp: Bách hợp 30g, Hạ khô thảo 15g, Hắc táo nhân 15g, Dạ giao đằng 30g, Trân châu mẫu 30g, Liên tâm 15g, Tử đan sâm 20g, Sinh địa 20g. Sắc uống ngày một thang và nên uống nước nhất vào buổi chiều tối. Phương này trị những người tinh thần bồn chồn, phiền táo, miệng khô hay đắng do âm hư can nhiệt.

5.Hắc táo nhân 100g, Hổ phách 50g, Diên hồ sách 50g. Tán bột, mỗi lần uống 3g với nước chin để nguội trước khi đi ngủ. Phương này trị mất ngủ do rối loạn tinh thần khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay mê, dễ tinhe thức.

6.Long nhãn nhục 15g, Thục địa 15g, Sơn thù 15g, Bá tử nhân 15g, sắc uống. Phương này trị người cao niên mất ngủ do can thận tâm tỳ hư, đi tiểu đêm, đau lưng ù tai, choáng váng, mệt mỏi.

- Ngoài ra, trước khi lên giường, lấy nước nóng từ 40-50 độ C rửa hai chân và xoa long bàn chân vài phút cho ấm lên rồi đi ngủ. Tránh dùng thuốc bổ như Lộc nhung, nhân sâm hay Phụ tử vì tính thuốc nhiệt làm mất ngủ.

- Trước khi đi ngủ, dùng một chiếc lược nhỏ, răng không nhọn, chải đầu từ trán ra sau gáy, sau đó lại chải từ đỉnh đầu sang hai bên mép tai. Làm đi làm lại nhè nhẹ trong khoảng 15 phút, vừa chải vừa theo dỏi sự mẫn cảm thích thú với da đầu. Đây là pháp tạo giấc ngủ thần tiên của các bậc cao niên trường thọ thưở xưa. Rất hay.

 Đông Y Sĩ CẢNH THIÊN.

CHƯƠNG 9

HỆ THỐNG BÀI TIẾT

( THE URINARY SYSTEM)

 

A.             ĐẠI CƯƠNG

    Nói đến hệ thống bài tiết người ta liên tưởng tới thận. Thận (kidneys) là cơ quan chuyên lo việc bảo vệ, duy trì sự tinh sạch và ổn định chất dịch (fluids) bên trong cơ thể chúng ta, danh từ chuyên môn gọi là cân bằng nội môi tạng thể hay nội cân bằng cơ quan (homeostatic organs). Giống như các chuyên viên lo về việc cải thiện, cung cấp nước uống hoặc dọn dẹp vệ sinh trong thành phố, thận thương không được chủ nhân (tức chúng ta) coi trọng. Cho đến khi xảy ra trục trặc, rác rến và các chất phế thải tràn ngập vì chức năng thận hoạt động không còn hoàn hảo thì mới ăn năn tỉnh ngộ. Vào lúc nầy, chuyện lo toan em rằng…quá trễ.

     Mỗi ngày thận tinh lọc trung bình hơn 1 gallon (tương đương 4 lít) chất dịch trong máu. Qua tiến trình này, các chất dơ bẩn và chất ions thặng dư sẽ được thận tống ra ngoài theo nước tiểu, đồng thời thu hồi những chất cần thiết đưa vào máu và giữ đúng nguyên trạng, tất đúng tính chất ban đầu (right proportions). Mặc dù phổi và hệ thống da lông cũng giữ vai trò bài tiết nhưng thận gánh giữ hầu hết trách nhiệm tẩy chất nitrogen, chất dơ bẩn, chất độc và dược phẩm thặng dư qua đường tiểu, Ngoài chức năng nói trên thận còn lo điều chỉnh dung lượng máu và chất hóa học, cân bằng tỷ lệ giữa nước và muối, giữa các chất acids và base cho dù công việc này vốn đã có các “kỹ sư hóa học” khác lo liệu.

    Thận còn có các chức năng kỳ diệu khác nữa là sản xuất chất enzyme mang tên “remin”, giúp cân bằng huyết áp (blood pressure) và hormone của nó là “ erythropoietin” lo kích thích tế bào hồng huyết cầu sản xuất không ngừng bên trong tủy xương. Tế bào thận cũng biến đổi vitamin D thành ra thể năng động. Tuy nhiên, thận không phải là cơ quan bài tiết đơn độc, hoạt động một mình. Hệ thống bài tiết ngoài thận, giữ vai trò chính yếu, còn có vài cơ quan khác liên kết với nhau làm việc, gồm: ống dẫn tiểu (ureters), bàng quang hay bang đái (bladder) và ống tiểu hay niệu đạo (urethra).

       B- THẬN (Kidneys)

Vị trí và cấu trúc:

Rất nhiều người trong chúng ta tin rằng thận nằm ở vị trí phía sau, ngang với thắt lưng. Thực tế không đúng như vậy. Thận nằm ở vị trí sau màng bụng (retroperitoneal póition), dưới thúc mạc thành (parietal peritoneum) nhưng phía trên vùng thắt lưng, trải dài từ đốt xương sống T12 đến L3, được hai đôi khung sườn dưới cùng bọc lót bảo vệ.

       Thận có 2 quả, nhỏ, thon dài, hơi cong hình hạt đậu, nằm cặp hai bên cột sống lưng. Theo cách đo của khoa châm cứu học, nếu lấy chiều dài long giữa của ngón tay giữa làm tiêu chuẩn (danh từ chuyên môn gọi là “thốn”), thì thận nằm cách huyệt Mệnh Môn (L2-L3 giữa cột số lưng, XII4) đo ngang ra 1.5 thốn. Vì bị lá gan phủ kín, quả thận bên phải có phần nhỏ hơn và nằm thấp hơn quả thận bên trái.

- Thận của người lớn dài khoảng 5 inches (tương đương 12cm), rộng 2.5 inches (6cm), dày  1inch (3cm); lồi ở hai đầu, phần giữa lõm vào gọi là “rốn thận” (hilus renalis hay hilum of kidney).

- Cấu trúc của thận gồm có: Niệu quản (ureters), mạch máu thận (renal blood vessels) và thần kinh (nerves), đi vào hay ra thận ở chỗ rốn thận. Trên đỉnh của mỗi quả thận có cài thêm một tuyến hình chóp gọi là tuyến thượng thận (adrenal gland), một phần của hệ thống tuyến nội tiết (endocrine system) có “căn cứ địa” phụ trách chức năng ở xa nhất.

- Thận được bọc lót bởi một màng trong suốt làm bằng mô sợi gọi là “bao thận” (renal capsule), giúp cho thận luôn giữ sắc thái hồng tươi và sang chói. Ở người còn sống, thận được che phủ bằng một khối mở gọi là “bao mỡ” (adipose capsule) nhầm mục đích luôn giữ cho thận luôn ở vị trí cố định. Không bị ảnh hưởng bởi các cơ vách lưng. Mỗi khi khối mở này bị thoái hóa hay teo nhỏ lại, ví dụ sụt cân nhanh chóng chẳng hạn, thận có thể sa xuống (ptosis) ở vịt trí thấp hơn và tạo ra hậu quả bất lợi, nước tiểu trong thận có thể bị tháo hết ra ngoài hoặc ồn trữ bên trong vì ống dẫn nước tiểu bị dãn, co thắt hay lệch lạc. Nếu vấn đề này xảy ra , nước tiểu sẽ không đi qua ống tiểu và chịu tác động bởi áp suất từ mô thận. Tình trạng “ứ nước thận” (hydronephrosis) lâu ngày sẽ dẫn tới nguy cơ thận bị hư hỏng là điều khó tránh khỏi.

- Mổ thận theo chiều dọc, chúng ta thấy có 3 khu vực rõ rệt: khu vực ở phía ngoài cùng gọi là “võ thận” (renal cortex) có màu sang tươi, khu vực ở giữa có màu đỏ sậm gọi là “tủy thận” (renal medulla), và khu vực trung tâm, nơi ra vào của các mạch máu hay thần kinh gọi là “cột thận” (renal columns).

Ống sinh niệu và nước tiểu:

1.Ống sinh niệu (Nephrons):

- Mỗi quả thận có hơn 1 triệu (1,000,000) cấu trúc nhỏ li ti, gọi là “ống sinh niệu” (nephrons), giữ vai trò sản xuất ra nước tiểu.

- Mỗi ống sinh niệu có 2 cấu trúc chính: “cuộn mạch” (glomerules) là trung tâm của mao mạch và “tiểu quản thận” (renal tubule).

2.Hình thành nước tiểu (Urine Formation):

Việc tạo thành nước tiểu là kết quả từ 3 tiến trình liên hiệp: gạn lọc, tái hấp thu và bài tiết được tóm lược như sau:

- Gạn lọc (Filtration): nước tiểu và các chất hòa tan có kích thước nhỏ hơn chất đạm được gom lại và đẩy qua ống mao dẫn vào cuộn mạch thận nằm bên trong tiểu quản thận. Nơi đây có chức năng gạn lọc rất vi tế.

- Tái hấp thu (Reapsorption): Nước, đường glucose, amino acids và các chất ions hữu dụng sẽ được vận chuyển ra khỏi “nhà máy lọc” dẫn vào những ống tế bào và sau đó là mao huyết quản để tới các cơ quan có nhu cầu.

- Bài tiết (secretion): Các chất hydrogen (H+), kali (K+), Creatinine và dược phẩm thặng dư được máu và “nhà máy lọc” ở thận phế bỏ sẽ được thận tống xuất ra ngoài theo đường niệu quản nhờ lực đẩy từ bên trong quả thận.

Kiểm soát thành phần máu:

     Thành phần của máu tùy thuộc vào 3 nhân tố chình: chế độ ăn uống, sự biến thể hoặc trao đổi tế bào và tình trạng nước tiểu được thải ra.

-Trong 24 giờ, thận tinh lọc khoảng 150-180 lit máu và sản xuất 1-1.8 lít nước tiểu gồm phần lớn nước và những chất vô dụng.

- Một cách tổng quát, thận có 4 vai trò chính yếu:

 1. Bài tiết chất nitrogen: Urea, uric acid và creatinine phần lớn là những chất nitrogen độc hại, dơ bẩn tìm thấy trong máu cần phải được thanh lọc và bài tiết ra ngoài càng sớm càng tốt.

 2. Duy trì dung lượng nước cần thiết: Nếu bạn là một thanh niên khỏe mạnh, dung lượng nước trong cơ thể phải đạt ít nhất bằng phân nửa hoặc nhiều hơn một chút so với trọng lượng cơ thể. Theo tính toán, dung lượng nước ở phụ nữ chiếm khoảng 50%, ở đàn ông 60% và ở trẻ con 75% là hợp lý.

Trong cơ thể, nước tập trung nhiều nhất ở 3 vị trí “chiến lược” tạo thành 3 ngăn chất lỏng (fluid compartments):

a/. Chất dịch bên trong tế bào, còn gọi dịch nội bào (intracellular fluid), dung tích chừng 25 lít, chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể (lấy trọng lượng đàn ông nặng 70kg = 154 pounds làm tiêu chuẩn).

b/. Chất dịch bên ngoài tế bào, còn gọi dịch ngoại bào (extracellular fluid – ECF), dung tích chừng 15 lít, chiếm khoảng 20% trọng lượng cơ thể; trong đó dịch mô kẽ (interstitial fluid) 12 lít, chiếm khoản 80% dịch ngoại bào – ECF.

c/. Thành phần huyết tương(plasma), cũng thuoocjnhoms dịch nhoại bào,dungtichs chừng 3 lít, chiếm khoảng 20 EFC.

3.Cân bằng chất điện giải trong máu: Máu là chất lỏng (fluid), nhưng thứ chất lỏng kỳ diệu, sinh động do chứa nhiều thành phần hữu ích hơn nước thường; đặc biệt sodium, potassium và cacium ions là chất điện giải không thể thiếu được.

Thận giữ vai trò cân bằng chất điện giải. Bất kỳ một trục trặc nhỏ nào về vấn đề nầy cũng làm ảnh hưởng đến máu, huyết áp, cơ bắp và tế bào thần kinh. Ví dụ thiếu hụt sodium ions (Na+) trong dịch ngoại bào, ECF, sẽ dẫn tới tình trạng máu bị mất nước khiến cơ bắp bị yếu và tạo chứng phù thủng (edema).

4. Bảo đảm nồng độ kiềm (pH) trong máu thật chính xác: Muốn cho các tế bào hoạt động hữu hiệu, hoàn thành chức năng, nồng độ kiềm –Ph trong máu phải được duy trì ở mức 7.35 – 7.45, tức là mức sai biệt rất thấp.

-Bất kỳ lúc nào độ kiềm – pH trong máu của một người cao hơn 7.45 thì coi như bị “chứng nhiễm kiềm” (alkalosis).

-Bất kỳ lúc nào độ kiềm – PH trong máu của một người thấp hơn 7.35 thì coi như bị “nhiễm acid” (acidosis).

Đặc tính của nước tiểu:

-Nước tiểu được xem là bình thường, tốt, với điều kiện phải trong và có màu vàng nhạt hoặc vàng ngà, tức màu urochrome. Đây là dạng màu do hồng huyết cầu (hemoglobin) tan rửa. Vì nước tiểu có thêm nhiều chất khác hoà tan cho nên có thể đổi thành vàng nhạt hay vàng sậm. Trường hợp ăn thực phẩm, như củ cải đường (beet), sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ như máu hay màu vàng xanh của mật, tuy dáng vẻ không bình thường nhưng chẳng phải là dấu hiệu mắc bệnh.

-Khi hình thành, nước tiểu là một phế phẩm vô dụng, có mùi thơm nhẹ. Sau đó, do tác động của các vi khuẩn hoà tan trong nước tiểu, đổi thành mùi khai hăng hắc mà từ chuyên môn gọi là mùi a-mô-nhắc (ammoniac). Một vài loại dược phẩm (drugs), bệnh tiểu đường (diabetes mellitus), vài thứ thực phẩm như măng tây (asparagus) cũng làm cho nước tiểu có mùi khai

C- ỐNG DẪN TIỂU – BÀNG QUANG - ỐNG TIỂU

Ống dẫn tiểu (Ureters):

-Hình ống tròn, mảnh dẻ, gồm có 2 ống, mỗi ống dài khoảng 25-30 cm (10-12 inches), đường kính 6mm (1/4 inch), có cấu trúc và hình thể giống như dụng cụ nghe nhịp tim của bác sĩ y khoa.

-Được thành lập phía sau màng bụng, đầu trên gắn liền vào rốn thận tại chậu hông của thận (pelvis of the kidney), đầu dưới gắn vào thành bàng quang (bladder) tại khu vực bể thận (renal pelvis).

-Đóng vai một hành lang nhỏ để vận chuyển nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Ống dẫn tiểu có thể bị tắc nghẽn do sỏi thận hay sạn thận (renal calculi, kidney stone) chắn ngang. Sỏi thận nguyên là những tinh thể muối uric acid (uric acid salts) kết tụ lâu ngày trong bể thận. Khi kích thước các tinh thể nầy to hơn lòng ống dẫn tiểu, chúng bịt kín đường đi của nước tiểu và gây ra chứng bí tiểu.

Bàng quang (Urinary bladder):

-Có hình cầu, hơi phình rộng theo chiều ngang, được cấu trúc bằng những bắp thịt mềm mại và làm nơi chứa nước tiểu tạm thời.

-Vách bàng quang gồm có 3 lớp cơ mềm, co dãn tối đa, danh từ chuyên môn gọi là cơ tống xuất nước tiểu hay cơ bức niệu (detrusor muscle). Khi thiếu nước tiểu, bàng quang sẽ tự động co rút lại, thể tích chỉ còn chừng 5-7.5 cm (2-3 inches). Nhưng khi tích luỹ đầy nước tiểu, bàng quang phình to và dãn rộng tới hố bụng, vách cơ cũng dãn ra và cho phép chứa thêm nhiều nước tiểu hơn nữa mà không cần có sự trợ lực nào khác. Vào thời điểm nầy, thể tích lòng bàng quang rộng tới 12.5 cm (5 inches), chứa được khoảng 500 ml (1 pint) nước tiểu. Nó có thể chứa thêm gấp đôi luợng nuớc tiểu như vậy mà sức vẫn khoẻ, dẻo dai.

-Mặc dù nước tiểu được hình thành từ thận nhưng thường lưu trữ dài lâu trong bàng quang, coi bàng quang như một kho hàng, chờ đến khi nào thuận tiện thì mới “xuất kho”, bài tiết ra ngoài.

Niệu đạo (urethra):

-Còn gọi là ống tiểu, được cấu tạo bởi một loại ống tròn với thành ống khá mỏng và có tính nhu động (peristalsis), giữ nhiệm vụ dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Đây là phần “đuôi” của hệ thống bài tiết.

-Nhờ cơ thắt niệu đạo trong (internal urethral sphincter), cấu tạo bởi loại cơ trơn (smooth muscle), không có tính tự chủ, “đóng chốt” tại cổ bàng quang giống như cổ chai đuợc nút kín; do đó nước tiểu đuợc giữ chặt trong bàng quang.

-Nhờ cơ thắt niệu đạo ngoài (external urethral sphincter), cấu tạo bởi loại cơ xương (skeletal muscle), có tính tự chủ, “mở chốt cửa” cho phép nước tiểu rời khoải bàng quang theo niệu đạo thoát ra ngoài khi có lệnh.

-Chiều dài và chức năng của niệu đạo có liên quan đến giới tính (sex), giữa đàn ông và đàn bà không giống nhau.

* Ở phụ nữ, niệu đạo dài khoảng 3-4 cm (1.5 inches) và lỗ ngoài (external orifice) của nó nằm ở vị trí phía trước lỗ âm đạo (vaginal orifice, vaginal opening). Hãy nhớ rằng, từ lúc lỗ tiểu (urinary orifice) của phụ nữ đóng kín cho đến khi hậu môn mở ra để đi tiêu với phân (feces) chứa đựng nhiều thành phần cặn bã, nếu không cẩn thận lau chùi đúng cách (nên chùi từ trước ra sau thay vì từ sau ra trước theo thói quen) sẽ dễ lôi cuốn vi khuẩn có hại xâm nhập niệu đạo. Hơn nữa, trong thời gian tạm ngưng việc chuyển vận nước tiểu, niêm mạc (mucosa) niệu quản có thể bị viêm và lan theo ống niệu đạo lên tới bàng quang làm cho bàng quang bị viêm luôn. Nếu không điều trị kịp thời, cả thận cũng bị liên luỵ và triệu chứng thường gặp là đau lưng, đau đầu khủng khiếp.

* Ở đàn ông, niệu quản dài gần 20 cm (8 inches), gồm 3 khu vực với tên gọi khác nhau: Tuyến tiền liệt (prostate), màng niệu quản (membranous urethrae) và dương vật (penile). Niệu quản của đàn ông có 2 chức năng: Dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể và cung ứng hành lang để cho tinh trùng (sperm) từ trong tinh hoàn phóng ra khi cần. Do đó, ở đàn ông, niệu đạo là bộ phận trực thuộc cả 2 hệ thống: Hệ thống tiểu tiện (urinary system) và hệ thống sinh sản (reproductive system).

Hệ thống bài tiết và các điểm cần ghi nhớ:

-Thận bắt đầu được thành lập trong vòng vài tuần lễ đầu tiên khi bào thai xuất hiện, tức giai đoạn phôi (embryo) có sự sống. Bộ phận tiểu tiện (gồm ống dẫn tiểu, bàng quang, niệu đạo) xuất hiện vào tháng thứ ba.

-Dị tật bẩm sinh (congenital abnormalities) ở hệ thống bài tiết thường là chứng thận đa u nang (polycystic kidney) và tật lỗ tiểu thấp (hypospadias).

-Ở trẻ em và cả lứa tuổi thiếu niên hay trung niên, hệ thống bài tiết “có vấn đề” thì thường là bị nhiễm trùng do cặn vi sinh vật (fecal microorganisms) hoặc do lây nhiễm sau khi giao hợp với người bị nhiễm vi sinh vật và liên cầu khuẩn (streptococcus).

-Yếu thận hoặc suy thận (renal failure) không phải căn bệnh phổ biến nhưng lại là vấn đề nghiêm trọng. Trục trặc chính ở chỗ thận không thể cô đọng được nước tiểu vì sự thẩm tách (dialysis) nầy cần phải được thận thực hiện một cách hoàn hảo để duy trì nội môi, tức cân bằng hoá chất trong máu.

-Theo thời gian và tuổi đời, bộ phận tinh lọc nước tiểu bị giảm năng lực, những tế bào ống mất dần tính nhạy bén trong việc điều tiết nước tiểu. Hệ quả trên đây dẫn tới hàng loạt cấp báo ở mức “báo động đỏ”. Nam giới, bí tiểu (urinary retention) là một chứng bệnh thường gặp nhất.

D-BỆNH THUỘC HỆ THỐNG BÀI TIẾT

Hệ thống bài tiết có rất nhiều bệnh, thận có bệnh của thận, ống dẫn tiểu có bệnh của ống dẫn tiểu, bàng quang có bệnh ở bàng quang và niệu quản cũng có bệnh ở niệu quản. Tính ra, hệ thống bài tiết có đến hơn 50 hình thái bất thường hoặc bệnh khác nhau, riêng rẻ nhưng cũng có thể liên kết với nhau, từ nhẹ đến nặng. Một số chứng bệnh thường gặp, gồm có:

a/ Về thận: Viêm thận (nephritis), thoát vị thận (nephrocele), sa thận (nephroptosis), thận teo (atrophic kidney), thận u nang (cystic kidney) hay đa u nang (polycystic kidney), thận nhiễm mỡ hay thoái hóa mỡ (fatty kidney), hư thận (nephrosic), sạn thận (kidney stone, nephrolith), viêm thận mủ (ureteropyosis), chứng đái dầm ( urolepsia, urorrhea)…

     b/. Về niệu quản: Viêm đường tiểu hay viêm niệu đạo (urinary tract infection, urethritis), hẹp niệu quản (ureteralgia), giãn niệu quản (ureterecatasis), hẹp niệu quản (ureterostenosis), tắc niệu đạo (urethrorrhagia), thoát vị niệu quản (ureterocele), viêm niệu đạo do bệnh lậu ( gonorrheal urethritis), sỏi niệu quản (ureterolithiasis), viêm niệu đạo bàng quang (urethrocystitis)…

    c/. Về niệu đạo: Chứng mót tiểu (uresiesthesis), sa niệu đạo (urethrocele), chảy mủ niệu đạo (urethroblennorrhea), tắc niệu đạo (urethrophraxis), bí tiểu (uroschesis), u nang niệu (uroncus), chứng tiểu đục hay đái ra nhũ trấp (chylous urine)…

      Sau đây là một số bệnh thường gặp thuộc đường tiết niệu và các bài thuốc Đông Y ứng dụng có kết quả. Điều cần nhớ là quan điểm về chức năng thận giữa hai học thuyết Đông Y – Tây Y có vài điểm khá tương phản nhưng điều trị hiệu quả mới là yếu tố đáng chú trọng.

1. CHỨNG ĐAU LƯNG DO THẬN

      Phân tích:

Đau lưng Đông Y gọi là “yêu thống”, là chứng rất thường gặp ở tuổi trưởng thành và có khuynh hướng gia tăng ở lớp tuổi cao niên, càng già tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.

     Đông y phân tích:

-        Ngang 2 bên thắc lưng và vùng của thận. Eo lưng là “phủ” của thận.

-        Theo khoa châm cứu học, thận thuộc Bàng quang kinh mang tên “Thận du”, mỗi bên 1 huyệt, nằm tại vị trí phía dưới đốt sống lưng L2 đo ra mỗi bên 1.5 “thốn” (thốn là khoảng cách chiều dài long giữa của ngón tay giữa bệnh nhân hay người muốn đo).

-        Thận tàng chứa tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai, có tác dụng nạp khí kèm thêm việc trông coi đại tiểu tiện.

-        Thận là gốc của thiên tiên, là tạng của Thủy Hỏa, chân âm chân dương đều ở đó. Khi thận tinh kém thì xương tủy không đủ khiến cho lưng đau, chân run, yếu sức.

-        Thận có 2 phần: “Thận dương” và “Thận âm”.

a/. Nếu “thận dương hư” không nuôi ấm được tứ chi thì eo lưng và tay chân lạnh buốt, mặt nhợt,phù thủng, hay đi tiêu vào lúc sang sớm, bụng trướng đầy, khí nghịch suyển thở, mạch đi Trầm Tế.

b/. Nếu “thận âm hư” thì hư hỏa bốc lên, nóng hầm trong xương, bứt rứt khó ngủ, họng khô, miệng ráo hoặc đắng, cổ thiếu nước bọt, ù tai, tai điếc, đầu choáng mắt hoa, lòng bàn tay bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ho ra máu, lưỡi đỏ, mạch đi Tế Sác. Đông y xếp chứng nầy vào loại “âm hư hoả vượng”.

     Điều trị:

     1. Bài “Bổ thận cường yêu thang” của Ấn Hội Hà, giáo sư Y viện Trung Nhật tại Bắc Kinh.

     Chuyên trị đau lưng lâu năm, cử động khó khăn nhưng không có hiện tượng đau nhói một chỗ, thở mệt và hơi thở ngắn, tiểu tiện không kềm được, mạch đi Hư Tế là do Can Thận lưỡng hư. Nên dùng phương thang sau đây để bổ thận, mạnh lưng gối:

                         Kim mao cẩu tích             20g

                         Ý dĩ nhân                         30g

                         Tang ký sinh                    15g

                         Đỗ trọng                          12g

                         Xuyên tục đoạn               15g

                         Hoài ngưu tất                   12g

                         Phá cố chỉ                        10g

                         Hồ đào nhân                              10g

                              Trư thận (cật heo)  01 quả

Sắc uống ngày một thang. Trước hết, mỗ tách quả cật heo ra, lọc bỏ hết màng trắng, rửa sạch nấu riêng lấy nước rồi dùng nước này sắc thuốc. Có thể thay cật heo bằng cật dễ dàng tốt.

2. bài “Dương thị phì đại tính tích trục viêm phương” của Dương Võ Hòa, Y sư phụ tá giám Đốc Y viện Dũng Kim, khu Phượng Thành, thành phố Hàng Châu Trung Quốc.

Trị chứng đau lưng do ngồi lâu làm thương tổn thận, đứng lâu càng đau, nằm nghĩ thì giảm đau tay chân không ấm. Đấy là triệu chứng của Thận dương suy, khí huyết bất túc. Dùng phương thang dưới đây  để phục hoạt thận dương, ích khí dưỡng huyết kiêm hoạt huyết ngừng đau:

Chích hoàng kỳ          15g

Tang ký sinh              15g

Lộc giác sương                    12g

Phá cổ chi                  12g

Chích quy bản            12g

Thục địa                     12g

Thục phụ tử               10g

Hán phòng kỉ             10g

Hoài ngưu tất             10g

Đương quy                10g

Nhục quế                   06g

Chế xuyên ô               06g

Chế nhũ hương                    06g

Cam thảo                   06g

Chích ma hoàng         03g   

Sắc uống ngày 1 thang.

3. Bài “Thông đốc hoạt huyết thang” của Lý Đồng Sinh thuộc Viện Nghiên cứu Trung y dược tỉnh Hồ Bắc.

Trị chứng đau lưng lâu ngày có hiện tượng đau 1 chổ (áp thống điểm), đau lan tỏa tới hai chân khiến người bệnh đi khập khiểng hoặc cơ cẳng chân nhão, hơi toe. Đây là chứng thận hư tinh kém, đốc mạch bế tắc; cần phương thông đốc mạch, hoạt huyết bổ tinh tủy:

Hoàng kỳ                   20g

Lộc giác sương          20g

Đan sâm                     20g

Kim mao cẩu tích       15g

Xích dược                  12g

Tô mộc                      12g

Đương quy                12g

Đỗ trọng                              12g

Can địa long              12g

Trạch lan                    12g

Sắc uống ngày một thang

Gia giảm:

- Nếu hai chân nặng nề, rêu lưởi tráng nhớt là chứng thấp nặng, gia thêm: Phòng kỷ 12g, Tỳ giải 12g, Thương truật 10g.

- Nếu có hiện thượng ứ huyết (mặt lưỡi có hiện tượng nốt đỏ sậm), vùng lưng đau nhói, mạch đi Sáp Trệ, gia thêm: Tam thất phấn 03g(hòa chung với nước thuốc, uống), đào nhân 10g. Diên hồ sách 10g.

- Nếu sợ lạnh, thích ấm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch đi Khẩn là chứng hư hàn nặng, gia thêm: Tế tân 03g.

4. Bài: “Bổ thận phong thấp thang” của Vương Ly Lan, Y sư Giám Đốc Trung y viện Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trị chứng đau lưng liên miên không dứt, váng đầu, ù tai, hồi hộp, yếu sức, mệt nhọc, toàn thân ê ẩm, tay chân mát, đi tiểu đêm nhiều lần. Đây là triệu chứng của Thận dương suy, khí huyết kém kiêm phong hàn thấp tà, cần thuốc ôn bổ Can thận ích khí dưỡng huyết kèm khu phong, tán hàn, táo thấp: (Tr811)

Thỏ ty tử                    15g

Đảng sâm                   15g

Ngưu tất                     15g

Kim mao cầu tích       15g

Tục đoạn                    15g

Thục địa                     20g

Nhục quế                   10g

Đương quy                15g

Độc hoạt                              15g

Tế tân                         03g

Phòng phong             12g

Đỗ trọng (sao)           15g

Bạch truật(sao)           15g

Chế xuyên ô               10g

Bạch thược(sao)         15g

Uy linh tiên                10g

Sắc uống ngày 1 thang

Gia giảm:

- Khí suy, gia thêm hoàng kỳ 30g, Chích cam thảo 10g, Phục linh 15g.

- Kuyết kém, gia thêm xuyên khung 10g, A giao (sao) 15g.

- Đau nhói một chỗ, gia thêm Xích thược 20g, Kê huyết đằng 30g.

- Cơ thể không ấm, lạnh càng đau, thêm Chế phụ rử 15g, Chế thảo ô 10g.

- Đau nặng nề, gia Thượng truật 15g, Sinh ý dĩ nhân 30g.

- Chi trên đau, bỏ Độc hoạt thay bằng Khương hoạt 10g, bỏ nhục quế thay bằng Quế chi 15g hoặc tang chi 30g.

- Chi dưới đau, gia Mộc qua 12g, Thiên niên kiện 12g.

- Can huyết hư, gia A giao châu 15g, Chích hà thủ ô 20g.

Thận dương hư nặng, gia Ba kích nhục 15g, Lộc giác giao 10g.

- Thận hư nặng, gia Qui bản 15g, Sơn thù nhục 10g.

(tr812)

- Táo bón gia Nhục thung dung 30g, Huyền Sâm 30g, Hỏa ma nhân 05g.

Bài 5: “Ích thận kiên cốt thang” của Dường Thừa Tổ, Y sư Giám đốc Trung y viện thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô Trung Quốc.

Trị đau lưng có các triệu chứng nêu ở bài số 4 lại kèm theo hiện tượng vùng lưng xoay trở khó khăn, tay chân tê dại mất cảm giác. Đây là hậu quả do chất xương tăng sinh, còn gọi là “xương mọc gai”. Nê dùng:

Hoàng kỳ                   30g

Kê huyết đằng            30g

Thục địa                     20g

Phá cố chi                  15g

Cốt toái bổ                 12g

Cẩu tích                     12g

Câu kỷ tử                   12g

Thỏ ty tử                    12g

Tục đoạn                    12g

Đương quy                12g

Xuyên khung             12g

Cát căn                       12g

Bạch dược                  12g

Sắc uống ngày 1 thang

Gia giảm:

- Kiêm chứng thấp, gia Thương truật 12g.

- Hàn nặng, gia chế Xuyên ô 10g, Quế chi 10g.

Bài 6:  Có nhiều phương thang, tùy chứng trạng lâm sàng mà ứng dụng cho thích hợp:

6a. Thang “Cốt  thích hoàn”  của Ấn Hội Hà, Y sư thuộc Y Viện Trung- Nhật Bắc Kinh,  Trung Quốc.

Trị đau lưng hàn thấp cúi ngữa được, hoạt động càng đau dữ, có điểm đau có định ở lưng và cột sống dẫn truyền cơn đau tê xuống tới chân. Chụp Xray thấy có “gai đôi” cột sống, tức chất xương tăng sinh hay “xương sống mọc gai”, vọng chẩn thấy rêu lưỡi trắng chẩn thấy mạch đi Trầm hay Tế. Dựa theo chứng và mạch thì do Phong Hàn Thấp ngưng trệ ở lạc mạch, cần phải ôn kinh tán hàn, khu phòng trừ thấp, hoạt huyết thông lạc. Nên dùng:

Chế xuyên ô               10g

Chế thảo ô                 10g

Khương hoạt              10g

Độc hoạt                    10g

Phòng phong             12g

Phòng kỷ                   12g

Đào nhân                   10g

Hồng hoa                   10g

Quế chi                      12g

Xích thược                 12g

Tần giao                     12g

Bạch chi                     10g

Tỳ giải                       12g

Ngũ gia bì                  15g

Uy linh tiên                10g

Tang ký sinh              15g

Sắc uống ngày 1 thang

6b. Nếu bệnh thiên về hàng ngưng huyết trệ, dùng bài “Khương thị khư thống thang” của Khương Xuân Hoa, Giáo sư trường Đại học Y Khoa Thượng Hải Trung Quốc, để ôn kinh hoạt huyết trấn thống. Nên dùng:

Chế phụ tử                 10g

Quế chi                      10g

Sinh địa                     50g

Uy linh tiên                15g

Bạch cương tằm         30g

Kỳ xà                         10g

Tần giao                     10g

Đườn quy                  10g

Xích thược                 10g

Sắc uống ngày 1 thang

6c. Nếu bệnh thiên về phong, lúc đau chổ này, lúc đau chổ kia, có thể dùng “ Mã Thị cốt thích tiêu thống ẩm” của Mã Thụy Lâm, Giáo sư Trung Y Học Viện tỉnh Liêu Ninh,  Trung Quốc để sơ phong thông lạc, tiêu ứ giảm đau. Công thức như sau:

Đương quy                15g

Uy linh tiên                30g

Bạch thược                 15g

Thương truật              15g

Diên hồ sách              15g

Ngưu tất                     15g

Một được                   15g

Cam thảo                   10g

Hồng hoa                   10g

Quế chi                      10g

Sắc uống ngày 1 thang.

6d. Ngoài thuốc uống có thể dùng thêm phương “Lý Thị tẩy thống thang” của Lý Phượng Các thuộc Sở nghiên cứu Trung Y Dược tỉnh Tây Sơn, Trung Quốc, đắp nóng lên chổ đau nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Bài thuốc gồm có:

Ma hoàng                   30g

Quế chi                      30g

Tế tân                         30g

Bạch chi                     30g

Phòng phong             30g

Kinh giới hoa             30g

Thấu cốt thảo             30g

Thân cân thảo            30g

Cách dùng: Đổ nước ngập mặt thuốc, sắc trong 2 tiếng đồng hồ, lọc bỏ bã. Dùng 1 cân (560g) bã hèm rượu trộn với nước thuốc, tiếp tục nấu cho đến khi nước rút cạn thì chia bã hèm thành 2 túi, thay nhau chèm lên chổ đau, nguội lại thay túi khác. Ngày chuồm 1 lần, mỗi ngày kéo dài từ 3-4 giờ. Cứ 2 thang thuốc dùng trong 1 tuần và 4 tuần là một đợt điều trị.

6e. Nếu như bệnh trên kiêm thêm hiện  tượng váng đầu ù tai, lưng đầu đau mỏi, chi dưới yếu sức là do Thận hư tinh kém hiệp với chứng phong hàn thấp quấy nhiễu. Nên dùng phương “Đổng Thị yêu trùy tích cốt đông thống hiệu phương” của Đổng Thấu Lục, Y sư giám Đốc Y viện số 2 thành phố Thượng Hải, Trung Quốc để bổ Can Thận, mạnh gân xương, thống ứ truệ lạc mạch. Bài thuốc như sau:

Chích quý bản            15g

Chích miết giáp          15g

Đan sâm                     15g

Đổ trọng                              12g

Cẩu tích                     12g

Ngủ gia bì                  12g

Cốt toái bổ                 10g

Chế hương phụ                    10g

Xuyên tục đoạn          10g

Thỏ ty tử                    10g

Đương quy                10g

Xuyên khung             10g

Các làm: Bỏ các vị thuốc vào túi vải, cột chặt miệng. Dùng xương heo nấu lấy nước, sau bỏ túi thuốc vào lấy 2 lần nước,  cô đặc còn khoảng 1 chén, chia uống 2 lần/ngày. Dùng liên tiếp 7 ngày hoặc 14 ngày thì thấy kết quả.

Bài 7: Chứng đau lưng do Thận khuy tinh kém có thể ứng dụng 1 trong 3 bài thuốc kinh nghiệm sau đây:

7a. Phường thang “Trương thị ích thận cường yêu phương”  của Trương Phượng Sơn, Giáo sư Giám Đốc Bệnh viện Sản phụ khoa Trường Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, để Bổ  Thận trợ Dương hoạt  huyết khu phòng:

Lộc giác sương                    30g

Kim mao cẩu tích       20g

Xuyên tục đoạn          20g

Xuyên đổ trọng          20g

Hoài ngưu tất             20g

Tử đan sâm                20g

Xuyên độc hoạt          15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Nhận xét: Đây là một trong những bài thuốc trị chứng đau lưng do Thận suy hay nhất. Bài này cón có hiệu quả đối với chứng viêm thần kinh tọa, viêm kinh vùng dưới thắt lưng, hai chân yếu mỏi hoặc tê mất cảm giác.

7b. Thang “Bành thị tráng yêu kiện bộ hoàn”  của Bành Trù, Y sư Giám đốc Sở Nghiên Cứu Trung Y thành phố Đức Dương tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc:

Thục địa                     30g

Cốt toái bổ                 30g

Đỗ trọng                              30g

Thiên niên kiện          30g

Ngũ gia bì                  30g

Độc hoạt                              30g

Tục đoạn                    30g

Cẩu tích                     30g

Xuyên ngưu tất                    30g

Thân cân thảo            30g

Điếu ngư can             20g

Thanh đằng hương    10g

Cách dùng: Đem thuốc sấy thật khô, tán thành bột mịn để dung dần.

Cũng có thể làm hoàn, vô viên capsule hoặc ngâm rượu.

- Nếu thuốc bột ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 10g.

- Nếu thuốc viên tròn hay capsule, ngày 3-4 lần mỗi lần 15-20g,

- Nếu thuốc thang, giảm liều lượng mỗi vị còn 1/2 hoặc 2/3.

- Theo kinh nghiệm, uống trong vòng 1 tháng trở lên sẽ thấy kết quả.

7c. Thang “Hà thị cốt chất tăng thanh hoàn” của Hà Chỉ Tương, giám đốc Y Viện số 4 thành phố Từ Châu tỉnh Giang Tô, Trung Quốc:

Thục địa                     20g

Nhục thung dung       20g

Phá cổ chi                  20g

Lộc mai thảo              20g

Dâm dương hoắc       20g

Cẩu tích                     20g

Chích mộc dược         20g

Xuyên tục đoạn          20g

La bặc tử (sao)           20g

Huyền sâm                 20g

Kê huyết đằng            20g

Uy linh tiên                20g

Tang ký sinh              20g

Cách dùng:  Trước hết, nấu Thục địa, Nhục thung dung, Một dược, Huyền sâm lấy 2 lần nước thuốc rồi cô đặc. Các vị thuốc còn lại đem sấy hay phơi cho khô, tán bột mịn. Sau cùng đổ bột vào cao thuốc, trộn đều, chế thành viên, Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.

Bài 8: Đau mỏi lưng, đau dài xuống mông và vùng xương cùng cụt, đau lan tỏa xuống tới đùi, chân, đau lúc nhẹ, lúc nặng, gặp ấm giảm đau, có cảm giác cứng khớp. Hiện tượng trên do Phong thấp ngăn trở lâu ngày khiến bế tắc đường Lạc, khớp xương thoái hóa, chất vôi tăng sinh (xương mọc gai). Nê dùng bài “Thông tý hoàn” của Hoàng Nhất Phong, Y sư Giám Đốc Trung Y Viện thành phố Tô Châu, Trung Quốc, để khử phong trừ thấp, hoạt huyết thông lạc:

Lộc nhai thảo             150g

Kê huyết đằng            150g

Quế chi                      30g

Đương quy                60g

Sơn tam nại                90g

Hồng hoa                   20g

Bạch chi                     15g

Tế tân                         15g

Khương hoạt              20g

Độc hoạt                     30g

Tang ký sinh              60g

Mộc hương                30g

Phá cố chỉ                  30g

Cốt toái bổ                 30g

Lạc thạch đằng           60g

Trần bì                       30g

Ngưu tất                     30g

Uy linh tiên                30g

Chích nhũ hương       15g

Khương hoàng           30g

Thần khúc                  30g

Sâm tam thất              15g

Cách làm: Trước hết nấu riêng 2 vị Lộc nhai thảo và Kê huyết đằng, chiết lấy 2 lần nước thuốc, cô đặc. Các vị thuốc còn lại đem sấy khô, xay bột mịn rồi đem trộn chung với cao thuốc cho đều, chế thành viên tròn, sấy khô đề dùng dần. Ngày uống 2 lần mỗi lần 18g, sáng và tối.

Bài 9: Nếu bệnh nhân uống được rượu, không bị cao máu, không viêm loét dạ dày, có thể dùng bài thuốc “Hoa kiến trục tý tửu” sau đây của Trương Quỳnh Lâm, Giám Đốc Trung Y Viện Lục An tỉnh An Huy, Trung Quốc, công dụng tương tự như bài số 8.

Uy linh tiên                40g

Chế xuyên ô               30g

Hổ trượng căn            30g

Chế nhũ hương          30g

Chế một dược            30g

Giá trùng                   20g

Khương hoàng           20g

Mộc hương                20g

Cốt toái bổ                 20g

Đại ngô công(rết)      03 con

Cách làm: Cắt nhỏ thuốc bỏ vào lọ thủy tinh hoặc hủ sành, thêm 2 lít rượu nếp ngon, đậy kín mỗi ngày khuấy lắc 1 lần, sau 10 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml sau bữa cơm.

Bài 10:  Đau lưng mà đau 2 bên, đau không chịu nổi thậm chí vã mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn, quặng đau cả vùng bụng dưới, nước tiểu vàng, tiểu khó, trong nước tiểu có váng sỏi cát. Đây là cơn đau do sỏi thận. Nên dùng bài “Chu thị tam kim hồ đào thang” của Chu Phượng Ngô, Giáo sư thuộc Trung Y học viện tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, để thanh nhiệt thông lâm trừ sỏi giảm đau.

Kim tiền thảo   60g

Sinh địa           15g

Huyền sâm                 12g

Hải kim  sa                 12g

Thạch vi                     12g

Cù mạch                    12g

Biển xúc                     12g

Xà tiền thảo               12g

Hoạt thạch                 12g

Hoạt thạch                 12g

Thiên đông môn        10g

Ngưu tất                     10g

Kê nội kim                 06g

Mộc thông                 05g

Cam thảo                   05g

Hồ đào nhân              04quả

Cách làm:   Đổ 600ml nước, đun nhỏ lữa chờ sôi khoảng 30 phút, lấy lọc 400ml, Đổ thêm 500ml lít nước, nấu lần thứ nhì, chết lấy 300ml. Trộn chung 2 lần nước thuốc, chia uống 2 lần sáng và tối, uống ấm. Trong vài hôm sỏi sạn sẻ bị tống xuống bàng quang và tiểu  rra ngoài.

Bài 11:  Đau lưng, mỏi lung,  yếu cả hai chân thường gắp ở những người  cao tuổi chứng cao huyết áp, váng đầu hồi hộp ù tai mất ngủ, kém ăn tinh thần sa sút, h oặc là dương nuy ( yếu sinh lý, liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm khi giao hợp). Đây là chứng trạng do thận khí hư tổn, thận âm có phần nặng hơn, khí huyết bất túc. Nên dùng phương “ Vạn thị diên  thọ hoàn” của Vạn Văn Mạc, Y  sư Giám đốc Y viện số 9 thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, để cường thân bổ thận, bổ khí huyết, bảo thọ.

Cao quy bản               120g

Câu kỷ tử                   120g

Hà thủ ô                     120g

Hắc táo nhân              120g

Đan sâm                     120g

Dâm dương hoắc       120g

Hoàng kỳ                   120g

Đại đảng sâm             180g

Sa  nhân nhục            30g

Cách làm: Cao quy bản (còn gọi là quy giao) đem tán thành bột mịn, để riêng. Các vị thuốc khác bỏ vào chão sao ngã lữa cho ngã vàng, tán bột mịn trộn chung với bột quy giao rồi luyện với mật ông  tốt làm hoàn nặng 10g, ngày nhai nuốt 2 lần, mổi lần 1 hoàn.

Bài 12. Lưng đau, gối mỏi chống mặt, nhức đầu mắt  khô, lưởi đỏ ít rêu, mạch đi Tế Sác. Đâylà chứng trạng do Âm hư nội nhiệt, van thận bất túc.  Nên dùng phương “Trương thị can thận âm hưng phán thang” của  Trương Đại Vinh, Y sư Giám đốc Viện Nghiên Cứu Trung Y Trung Quốc , để t­ âm thanh nhiệt, bổ ích Can Thận, hạ áp trừ phiền.

Tang ký sinh    30g

Nữ trinh tử       15g

Cát căn             15g

Đan sâm           15g

Hoàng tinh       15g

Câu kỷ tử         12g

Xuyên tục đoạn 12g

Hoàng bá         12g

Đư­ơng qui        l0g

Hà thủ ô                     l0g

Sắc uống ngày 1 thang. Có thể tăng liều l­ượng mỗi vị lên 2-3 lần, sấy khô, tán bột luyện với mật ong làm tễ, mỗi hoàn nặng 12g. Ngày nhai nuốt 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.

Trong kho tàng y thư­ cổ truyền có hàng trăm bài thuốc trị chứng "yêu thống" (đau lư­ng) do các bậc danh y sống qua nhiều thời đại biên soạn. Tuy nhiên, không một vị thầy thuốc Đông y hậu học nào lại không biết đến danh y Phó Sơn, hiệu Phó Thanh Chủ, một thần y sống vào thời vua Khang Hy Nhà Thanh, Trung Hoa. Lý luận của ông rất khoa học. phư­ơng thang của ông tuy không nhiều vị nh­ưng rất đắc dụng. Sau đây xin giới thiệu một vài bài thuốc trị chứng "yêu thống” nổi tiếng của danh y Phó Thanh Chủ (trích dịch từ sách "Nam Nữ Khoa").

Bài 13:  Phàm những ngư­ời bị đau lưng lâu ngày, tức chứng "yêu thống", tuy gốc bệnh ở Thận nh­ưng nguyên nhân là do “Tỳ thấp". Khi Thận Tỳ đồng trị thì cơn đau l­ưng tự khỏi. Nên dùng:

Bạch truật (sao cám) 120g

Ý dĩ nhân (sao)          90g :

Khiếm thực (sao)        60g

Sắc uống ngày 1 thang. N­ước đầu, đổ 10 chén n­ước. sắc với ngọn lứa nhỏ còn lại 3 chén, chia uống 3 lần, mỗi lần 1 chén lúc bụng trống. N­ước thứ nhì, đổ 6 chén n­ước, sắc còn 1 chén r­ởi, chia uống 2 lần. Uống chừng vài thang là lành.

Ghi chú: Bài nầy còn trị đ­ược bệnh di tinh, mộng tinh cũng rất thần hiệu.

Bài 14: "Yêu thống, túc diệt thống” (l­ưng đau mà chân cũng đau).

Nên dùng thang:

Sinh hoàng kỳ            240g

Sinh ý dĩ nhân            150g

Xuyên đỗ trọng          30g

Phòng phong             15 g

Bạch phục linh           15g

Xa tiền tử                   10g

Nhục quế                   03g

Sắc uống ngày 1 thang. Đổ 10 chén n­ước, sắc còn 2 chén, hòa thêm 5-6 muỗng canh r­ợn trắng vào, chia uống 2 lần. Có ng­ười uống hết 1 lần, tuy say nh­ưng lúc tĩnh r­ượu thì bệnh khỏi.

Bài 15: "Bồi cột thông" (x­ương l­ưng đau). Bệnh đau sống l­ưng nầy là bởi Thận thủy hao mòn suy tổn, trên thì không nhuận tới óc, d­ưới thì không phủ tới sống l­ưng làm cho khô rít, khí huyết khó l­ưu hành gây đau. Nên dùng:

Chích hoàng kỳ          30g

Thục địa                     30g

Sơn thù (sao)              12g

Bạch truật (sao)          15g

Phòng phong             15g

Phục linh                    l0g

Mạch môn                  06g

Ngũ vị tử                    03g

Phụ tử                        02g

Sắc uống ngày 1 thang. Phư­ơng thuốc nầy bổ khí, bổ thủy, khứ thấp, khứ phong, nhuận gân, mát xư­ơng. Mọi thứ được tốt t­ơi thì bệnh nào không khỏi.

Bài 16: "Yêu thống kiêm đau thống)' (đau lưng kiêm đau đầu). L­ưng ở dư­ới, đầu ở trên, trên d­ưới khác nhau mà cùng đau một lư­ợt thì phép trị thế nào? Trị đau lưng trư­ớc chăng? Hay là trị đau đầu tr­ước? Chẳng biết rằng, tuy trên d­ưới khác nhau, nh­ưng đều do "Thận khí bất thông". Thận khí không thông lên óc thì khí ở óc cũng không thông xuống tới l­ưng, đó là cái lý đ­ương nhiên. Phép trị nên dùng thuốc ôn bồ để đại bổ ích cho Thận thủy.

Một khi Thận thủy đầy đủ thì cái khí mới thông suất, trên d­ới sẽ tư­ơng hên. Nên dùng:

Thục địa                     30g

Xuyên đỗ trọng          30g

Mạch môn                  15g

Ngũ vị tử                    06g

Lấy n­ước sắc uống ngày 1 thang. Có ng­ười chỉ uống 1 thang, khỏi ngay.

2. THẬN HƯ - VIÊM CẦU THẬN

(Nephrosis - Glomerular nephritis)

Theo Y học hiện đại, thận h­ư thư­ờng là hội chứng từ nhiều bệnh lý khác nhau kết tập, kéo dài nhiều năm với các đột biến lúc giảm lúc tăng rất khó tiên lư­ợng.

Thuật ngữ "Thận hư­" (Nephrosis), khởi thủy do nhà nghiên cứu y học Muller Friedrich Von đặt tên vào năm 1905, ám chỉ tình trạng bệnh lý ở thận với tính chất thoái hóa, nhằm phân biệt với bệnh "Viêm thận" (Nephritis) do Bright R. công bố vào năm 1833. Tuy nhiên, "Thận h­ư” không gói gọn trong phạm vi thoái hóa mà là hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau: Thận hư­ đơn thuần, viêm cầu thận tiên phát và thứ phát, ống thận thâm nhiễm còn gọi là bệnh thận h­ư nhiễm mỡ...

Theo thống kê, thận hư­ là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em hơn ng­ười lớn với các triệu chứng điển hình:

-Phù:  Là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.

Đặc điểm: Xuất hiện nhanh, không có dấu hiệu báo tr­ước.

Bỗng nhiên thấy toàn thân phù thủng, phù từ mặt xuống tới chân.

Kèm theo cổ trư­ớng (bụng phình to) đôi khi còn gây tràn dịch màn phổi.

Ăn nhạt vẫn không xẹp phù, thư­ờng kéo dài nhiều tháng và dễ tái phát.

Tăng "Protein niệu”(trong nư­ớc tiểu có kèm chất đạm) .

Giảm "Protide huyết" (tỷ lệ hồng cầu trong máu giám) .

Tăng "Lipid huyết" (cholesterol, triglyceride huyết tăng cao).

-Tiến triển:  Có 2 thể: Cấp tính và tái phát.

Ở thể cấp tinh, sau 1 đượt bộc phát rồi khỏi hẳn, ít gặp qua lâm sàng .

Ở thể tái phát, rất thư­ờng gặp, chỉ thuyên giảm ít lâu rồi tái tục.

- Biến chứng:

Có thể do tiến trình bệnh lý không tự hồi phục làm hư thận.

Có thể do tác dụng phụ của các thuốc điều trị làm thận h­ư.

.Nhiễm trùng là biến chứng th­ường gặp, nguyên nhân chính dân tới nguy cơ gây tử vong cao trong bệnh thận h­ư.

Gây rối loạn điện giải: Do phù toàn thân làm giảm natri-huyết, giảm albumin- huyết, dẫn tới hiện t­ượng trụy mạch, nhức đầu, co giật, phù phổi, tắc nghẽn động mạch phổi. động mạch não.

Về tiêu hóa: Thư­ờng gây cơn đau bụng và tắc ruột do dùng thuốc lợi tiểu kéo dài làm mất nhiều Kali-huyết.

Đối với Đông y học, thận h­ư đư­ợc xếp vào bệnh "Bại thận, liệt thận", nguyên nhân do "Thận âm hư­", "Thận d­ương hư­" hoặc cả hai cùng h­ư, đôi khi còn do tác động qua lại gữa tạng Thận với nhiều tạng phủ khác. Nhìn chung, học thuyết Đông y khác với  Y học hiện đại cả về chẩn đoán lẫn điều trị Y học cổ truyền không chủ tr­ ương phế bỏ bất cứ cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể và rất xa lạ với ph­ương pháp lọc thận hoặc phẫu thuật ghép thận hiện nay.

Sau đây là một số bài thuốc Đông y trị bệnh thận h­ư có hiệu quả:

Bài 1 :  Thận h­ư với các triệu chứng l­ưng đau ê ẩm, càng sử dụng cơ l­ưng trong lúc đứng lâu hoặc làm việc nặng thì càng đau dữ, nằm yên thấy dễ chịu hơn, mệt mỏi, thỉnh thoảng có chứng buốt óc, khả năng sinh dục kém, chất lưỡi nhạt.

Cật heo                       1 cặp

Sinh ý dĩ nhân            20g

Hắc đậu (đậu đen)      20g

Liên nhục (hạt sen)    12g

Khiếm thực                16g

Cách làm: Cật heo xẻ đôi, lọc bỏ màng nhầy, rửa sạch, thái miếng. Các nguyên liệu còn lại cũng rửa sạch. Bỏ tất cả vào nồi hầm, thêm 1 lượng nư­ớc vừa phải và đun lửa nhỏ hầm cho chín tới, ăn cái uống n­wớc cho hết, mỗi ngày làm 1 lần, thực hiện liên tiếp trong vài tuần lễ sẽ thấy kết quả.

Bài 2:

Biện chúng Đông y:' Do "âm d­ương" đều h­ư

-Pháp Trị Bổ âm bồi d­ương

Bài thuốc: “Phức thận tán”

-Công thức:

Cẩu thận (cật chó)      02 quả

Lộc thận (cật nai)       01 quả

Hải mã (cá ngựa)        50g

Bào ngư­                               50g

Đông trùng thảo         50g

Sinh địa (tẩm r­ợu)      50g

Xuyên đỗ trọng (sao) 50g

Lộc giác s­ương           50g

Đau phát thái              50g

Sa nhân nhục             50g

Thổ phục linh             100g

Đạm thái                    100g

Khởi quả                    100g

Cách làm: Tất cả đem sấy thật khô, giòn, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần l0g bột thuốc với nước canh có pha muối nhạt.

-Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 43 ca thận h­ư đạt kết quả 87%.

Một bệnh nhân tên Trần Tuấn 53 tuổi, làm nghề lao động chân tay. Mấy năm liền bị đau lư­ng, gối lạnh, tay chân lạnh, phù khắp ng­ười, bụng tr­ướng nh­ư ng­ời bị chứng xơ gan, đi tiểu ít, lượm giọng, nôn oẹ, mặt mày xanh xao, ăn kém, hơi thở ngắn, không thể nằm thẳng l­ưng đ­ược, miệng khô nhưng không muốn uống nư­ớc, lư­ỡi bệu ít rêu, chất l­ưỡi đỏ t­ơi, mạch đi Trầm Huyền Sác.

Xét nghiệm n­ước tiểu, kết quả: Albumin niệu từ +++ đến ++++, soi kính hiển vi hồng cầu hạt, trụ hạt và trụ trong 3-5 cái, trụ sáp 1-2 cái; NPN 84mg%, C02 cp 34.6 thể tích %, huyết sắc tố 7g%. hang cầu 3.2 triệu/mm3, bạch cầu 8700/mm3. Kiểm tra albumin huyết tư­ơng: Protein toàn phần 3.9g, albumin I.7g%, globulin 2.2g%.

Sau khi dùng 3 liều "Phức thận tán" các triệu chứng tiêu tan, xét nghiệm lại thấy toàn bộ bình th­ường, bệnh khỏi. Theo dõi hơn 10 năm vẫn ch­ưa thấy hiện t­ượng xấu tái phát, làm việc rất khỏe.

3. VIÊM BỂ THẬN (Nephropyelitis)

Theo Y Học Hiện Đại

Viêm bể thận, còn gọi viêm thận, cũng là một hình thái đau thận nh­ưng do nhiều nguyên nhân phức tạp, chỉ có giới y khoa và các nhà chuyên môn mới xác định đ­ược. Một ngư­ời bình th­ường lất khó phân biệt đâu là chứng đau thận do suy tuyến th­ượng thận (bệnh Addinosism hay Addison), loét thận (nephrelcosis) hay do viêm thận cấp (acute nephritis).

Theo Đông Y Học

Viêm bể thận đư­ợc xếp vào các chứng "Tỳ Thận d­ương h­ư", "Can Thận âm h­ư" hoặc "âm Dư­ơng đều h­ư”, Căn cứ vào triệu chứng và thời gian nhiễm bệnh, Đông y chia viêm bể thận làm 2 thể bệnh: Cấp tính và mãn tính. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh viêm bể thận có kết quả.

A. Thấp tính:

Bài 1 :

-Biện chứng Đông y: Do thận mất chức năng khí hóa, thấp nhiệt nội uẩn (dồn xuống bàng quang, thủy đạo đình trệ không thông.

-Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu, thông lâm.

-Bài thuốc: "Ngân bồ tiêu độc ẩm" .

-Công thức:

Bồ công anh              40g

Kim ngân hoa            30g

Lục nhất tán               12g

Đan sâm                     12g

H­ơng phụ                  06g

Hoàng bá                   10g

Thạch vi                     112g

Biển súc                     12g

Sắc uống ngày 1 thang.

Gia giảm:

 Nếu nóng sốt, gai rét, thêm Tang diệp l0g, Bạc hà diệp l0g.

Nư­ớc tiểu đỏ, thêm Tiểu kế 12g, Ngẫu tiết 12g.

Bệnh lâu ngày, suy nh­ược, thêm Đ­ương qui 12g, Đảng sâm 12g.

Hiệu quả lâm sàng:  Đã trị 36 ca viêm bể thận cấp tính, kể cả mãn tính, kết quả khỏi hẳn 30 ca, chuyển biết tết 3 ca, không có kết quả 3 ca.

Lý thị S­ương 39 tuổi, hơn 1 năm tr­ước đ­ược chẩn đoán bì viêm bể thận cấp nhưng chữa không lành. Gần đây thấy bệnh nặng lên, tiểu tiện đau, nóng gắt, long đau, miệng khát. Xét nghiệm n­ước tiểu: Albumin niệt ++,

hồng cầu và bạch cầu đều tăng, chất l­ưỡi đỏ, mạch đi Hoạt Sác. Đây là chứng thấp nhiệt tà độc rót xuống bàng quang khiến cho bàng quang mất chức năng khí hóa, thủy đạo ứ trệ.

Sau khi dùng 1 0 thang "Ngân bồ tiêu độc ẩm, thì tiểu tiện thông, các triệu chứng giảm quá nữa, chỉ còn đau mỏi vùng thắt l­ưng bên phải. Giữ bài thuốc trên, bỏ vị Thạch vi, Biển súc, gia thêm Tang ký sinh l0g, Câu kỷ tử 19g, Thích tật lê l0g, Tiêu tam tiên l0g. Cho uống tiếp 5 thang nữa, bệnh khỏi, xét nghiệm n­ước tiểu trở lại bình th­ường.'

Bài 2:

Biện chứng Đông y: Tà độc nội kết, thấp nhiệt tồn đọng, lạc mạch ứ trệ.'

Pháp trị: Thanh nhiệt hóa thấp, thông lâm giải độc. .

Bài thuốc:' "Bát chính tán gia giảm" .

-Công thức:

Kim tiền thảo             25g

Nhẫn đông đằng        20g

Liên kiêu                    20g

Xa tiền tử                   20g

Hoạt thạch                 20g

Mộc thông                 15g

Biển súc                     15 g

Cù mạch                    15g

Tỳ giải                       15g

Đại kế                        15g

Tiểu kế                       15g

Hoàng bá                   15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Trư­ơng Bửu Thông, 29 tuổi. Khoảng 2 tháng trước có dấu hiệu đau l­ưng, tiếp theo di tiểu nhiều lần, đi rất gấp không kềm đ­ược cảm giác nước tiểu bỏng rát, bụng d­ưới căng tức khó chịu, mệt sức. Xét nghiệm n­ước tiểu: Albumin +, bạch cầu +, hồng cầu 1-2, trụ niệu có ít n­ước tiểu đục. Hai lần đem cấy n­ước tiểu đều thấy Escherichia coli phát triển. Chẩn đoán là viêm bể thận.

Sau khi cho uống 3 thang bài "Bát chính tán gia giảm" , ng­ười bệnh cảm thấy dễ chịu, bớt đau l­ưng, bớt đi tiểu gấp, giảm căng tức bụng dư­ới nh­ưng uống thuốc xong có dấu hiệu lượm giọng buồn nôn, ăn ít, mệt nhọc. Chẩn đoán do chứng thấp nhiệt làm tổn hại Tỳ vị, vẫn giữ bài thuốc trên, gia thêm:

Bạch truật                  20g

Phục linh                   20g

Trúc nh­ự                    15g

để lý Tỳ hòa Vị, chống nôn ói. Uống tiếp 3 thang nữa, các chứng tiêu tan.

Xét nghiệm n­ước tiểu: Albumin chuyển âm (-) tính, hồng cầu 1-2, bạch cầu 3-5. Tuy nhiên, vào buổi chiều, ng­ười bệnh cho biết lòng bàn tay nóng hầm hập, rêu l­ưỡi vàng mỏng, đầu l­ưỡi đỏ nh­ư son, mạch đi Nhu Tế. Đây là dấu hiệu thấp nhiệt ch­ưa giải hết nên hóa hỏa và gây th­ương tổn phần âm, mà âm h­ư thì sinh nội thiệt, Tỳ vị mất điều hòa. Bèn đổi qua ph­ương thanh nhiệt hóa trọc, d­ưỡng âm hòa vị để củng cố kết quả. Công thức bài thuốc như sau:

Mộc thông       10g .

Xa tiền tủ         l0g

Phục linh         15g

Bạch truật        l0g

Sinh địa           15g

Tri mẫu            l0g

Thạch hộc        l0g

Trúc diệp         l0g

Bội lan             l0g

Đại thanh diệp l0g

Nhân đông đằng 15g

Thanh bì          l0g

Uống hết 3 thang, mọi triệu chứng sốt âm biến mất, bệnh khỏi hoàn toàn. Theo dõi trên 4 năm, vẫn không thấy đau l­ưng và các dấu hiệu bất lợi khác.

B. Thể mãn tính:

Bài 1:

Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt uẩn kết, thủy đạo bất lợi lâu ngày gây viêm, tổn hại thận âm.

Pháp tri: Thanh nhiệt lợi thủy, t­ư thận d­ưỡng âm.

-Bài thuốc: "Ngân kiều thạch hộc thang” .

-Công thức:

Kim ngân hoa l0g

Liên kiệu          l0g

Sinh địa           l0g

Thục địa           l0g

Mẫu đơn bì      06g

Hoài sơn          10g

Phục linh         10g

Thạch hộc        l0g

Trạch tả            l0g

Cam thảo         05g

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Tr­ương Đình Tuệ 26 tuổi. Bệnh nhân kể bị đau l­ưng kèm tiểu buốt kéo dài đã hơn 1 năm. Gần đây triệu chứng đau lư­ng ngày càng nặng hơn, đi tiểu buốt, cảm thấy lạnh sống l­ưng.

Xét nghiệm nư­ớc tiểu thấy bạch cầu tăng. Kiểm tra: Vùng thận phải gõ đau, điểm ấn đau ở phía trên đoạn giữa ống dẫn niệu, khi ngồi không sờ thấy 2 thận. Nuôi cấy nước tiểu đoạn giữa: có mọc khuẩn Staphylococcusalbus, đếm trên 10 vạn/ml. Chất lưỡi hơi đỏ, rêu mỏng, mạch đi Huyền Tế.

Chẩn đoán lâm sàng: Viêm bể thận mãn ­như.

Sau khi cho uống 7 thang "Ngân kiều thạch hộc thang", các triệu chứng biến mất, cấy lại nước tiểu chuyển sang âm (-) tính. Bèn cho uống thêm 7 nữa để củng cố kết quả, bệnh khỏi. Theo dõi hơn 3 năm vẫn bình thường.

Bài 2 :

Biện chứng Đông y: Do Tỳ Thận dương h­ư.

Pháp trị: ôn Thận kiện Tỳ, lợi thủy tiêu thủng, d­ưỡng huyết bồi tinh.

Bài thuốc : "Gia vị tứ bạch thang" .

-Công thức:

Bạch c­ơng tằm           10g

Bạch mao căn            30g

Tang bạch bì              10g

Bạch quả (giã dập)     05 hạt

Hoàng kỳ                   30g

Địa phu tử                  15g

Đư­ơng qui                 15g

Thục địa                     12g

A giao                        10g

Nhục quế                   05g

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lôm sàng: Đã trị 19 ca viêm bể thận mãn tính, kết quả 14 ca hồi phục hoàn toàn, 3 ca chuyển biến tết, 1 ca bỏ dỡ nửa chừng, 1 ca không thấy chuyển biến.

4. SỎI TIẾT NIỆU (Urolithiasis)

Theo Y Học Hiện Đại.

Sỏi tiết niệu là tên gọi chung tình trạng hệ thống bài tiết gặp chư­ớng ngại  do sỏi kết tụ và ngăn lấp đường đi của nước tiểu. Sỏi tiết niệu thường xuất hiện tại 4 vị trí:

Tại thận thì gọi là sạn hay sỏi thận.

Tại ống dẫn tiểu thì gọi là sỏi niệu quản.

Tại bàng quang thì gọi là sỏi bàng quang.

Tại đường thoát tiểu thì gọi là sỏi niệu đạo. .

Sỏi thường được cấu tạo bởi 5 loại khoáng chất:

Sỏi calci oxalate (calcium oxalate calculus) chiếm tỷ lệ 70-80%.

Sỏi calci photphat (phostate calculus) chiếm tỷ lệ 12-15%.

Sỏi amoni-magie photphal (ammonium magnesium phostate) tỷ lệ thấp.

Sỏi uric (uric acid calculus) chiếm tỷ lệ thấp.

Sỏi xystin (cystine calculus) chiếm tỷ lệ thấp.

sỏi uric (uric acld calculus) chiếm tỷ lệ thấp.

Sỏi xystin (cystine calculus) chiếm tỷ lệ thấp.

Sỏi tiết niệu là một bệnh khá phổ biến, th­ường gặp từ 35-55 tuổi, nam giới mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ gấp 3 lần. Nếu tính về thành phần hóa học tạo sỏi nam giới bị sỏi oxalate calculus và phosphate calculus cao hơn nữ giới (88.4% so với 58%) trong khi nữ giới lại bị sỏi ammonium magnesium phosphate nhiều hơn nam giới (38% so với 8.8%).

Bệnh hay tái phát do sự kết thạch, nhanh chậm tùy thuộc vào thành phần lý hóa hiện diện trong n­ước tiểu. Sỏi làm tắc nghẽn đư­ờng tiểu, gây nhiễm khuẩn và đau, ảnh h­ưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng ng­ười Thành phần hóa học của sỏi.

Trong sỏi, trọng lượng tinh thể chiếm khoảng 90%, n­ước 5%, protein 3% và thành phần 2% còn lại gồm: carbonate, citrate, kim loại kiềm, fluoride.

Sỏi calcium oxalate có màu vàng hoặc đen, rất rắn, lồi lõm nhiều gai.

Sỏi calcium phosphate có màu trắng, mềm và dễ vỡ hơn loại oxalate.

Sỏi magnesium ammonium phosphate màu trắng ngà, hình san hô.

Sỏi uric acid có màu nâu, rắn chắc khó đập vỡ.

Sỏi (Cystine màu trắng ngà, t­ương đối mềm, dễ vỡ.

Nguyên nhân gây bệnh.

Có nhiều yếu tố cấu tạo sỏi.

Do di truyền.' Sỏi cystine và sỏi uric acid th­ờng thấy xuất hiện ở bệnh nhân có liên hệ giòng họ với những ng­ười đã từng tiểu ra chất cystine.

Do di dạng bẩm sinh. Là điều kiện thuận lợi cho việc tạo sỏi do tình trạng ứ đọng nước tiểu và nhiễm khuẩn. Dị dạng bẩm sinh đ­ờng tiết mếu phần lớn do hẹp chỗ nối bể thận-niệu quản, hẹp niệu quản, phình niệu quản, hẹp cổ bàng quang, thận đa nang, lao tiết niệu...

-Do chế độ ăn uống. Sỏi dễ thành lập khi th­ường xuyên dùng thực phẩm có chứa thành phần,purine, oxalate, calcium hoặc phosphate. Cà phê (coffee), trà đen (black tea), cây đại hoàng (rhubarb), chua me đất (sorrel), rau mồng tơi Mỹ (spinach), rau sam(purslane) là những  loại thực phẩm tạo ra sỏi oxalate. Ngoài ra, bệnh nhân bị gãy xương nằm  lâu một chổ cũng tạo cơ hội sinh sỏi.

- Địa dư khí hậu: Thường được các nhà dịch tể học nêu ra: Khí hậu nóng và khô ở vùng nhiệt đới hay sa mạc có ảnh hưởng đến sự phát sinh ra sỏi.

Tuy nhiieen, chưa có thống kê nào minh họa nhận xét này là chính xác.

Vị  trí của sỏi:

Vị trí của sỏi tùy thuộc vào 3 yếu tố: Nơi tạo sỏi, kích  thước sỏi và phản ứng của hệ tiết niệu.

- Nếu sỏi hình thành ở thận mà kích thước nhỏ hơn 4mm và trơn láng thường bị thận đẩy trôi xuống niệu quản và bàng quang và bị tống ra ngoài qua niệu đạo khá dễ dàng. Vì thế, thỉnh thoảng chúng ta đi tiểu thấy viên sỏi nhỏ rớt xuống bồn cầu là chuyện có thể hiểu được.

- Nếu sỏi hình thành và “đống chốt” ở đài thận thì nhủ mô thận sẻ bị giãn rộng và mỏng dần vì lệ thuộc vào kích thước của sỏi. Nếu sỏi nằm ở bể thận có thể chuyển dịch cũng có thể ổn định, nhưng thường gây tắc nghẽn chổ nối bể thận và niệu quản. Điều đáng quan ngại là sỏi bể thận sẽ làm giản các đài bể thận khiến nhủ mô thận mỏng ảnh hưởng tới chức năng, sức hoạt động yếu dần.

- Sỏi niệu quản chiếm tỷ lệ cao nhất, thường đống vị trí  1/3 phía dưới niệu quản. Nếu sỏi “đóng chốt” ở cả hai bên niệu quản sẽ gây ra hiện tượng vô niệu, túc không có nước tiểu vì đường lưu  thông của nước tiểu bị  tắc nghẽn.

- Sỏi nằm ở bể thận hay niệu quản đều làm cho thận ứ nước. Nếu kèm theo nhiểm khuẩn, thận sẽ bị phá hủy nhanh chóng. Một số trường hợp, thận bị ú nước cũng gây ra nhiểm khuẫn huyết.

- Sỏi ở bàng quang thường gặp trong bàng quang thần kinh và là nơi chứa các viên sỏi từ trên thận trôi xuống, sỏi bàng quang phần lớn thuộc dạng thứ phát do hậu quả của bệnh u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo hoặc hẹp bao quy đầu.

- Sỏi niệu đạo ở vị trí thấp nhất, phần cuối cùng của hệ thống bài tiết, nơi đón nhận các viên sỏi từ trên thận và bàng quang đẩy xuống. Rất ít trường hợp sỏi bị kẹt nằm lại niệu đạo trừ phi niệu đạo quá hẹp hoặc có túi thừa niệu đạo.

Chẩn đoán:

Triệu chứng lâm sàng:

Đau vùng thắt lư­ng, là dấu hiệu dễ nhận nhất, đặc biệt lúc sỏi di chuyển và gây tắc đ­ường tiết niệu thì càng rõ nét hơn. Tuy nhiên, cần phân biệt với số một chứng đau l­ưng do viêm cơ, viêm thần kinh hoặc ch­ứng lồi đĩa đệm đất sống lưng.

Cơn đau quặng thận, là dấu hiệu do sỏi "đóng chết" ở bể thận hay niệu quản. Cơn đau trở nên dữ dội từ vùng thắt l­ưng dẫn dài xuống niệu quản đến vùng kẹt háng và vùng sinh dục, bụng căng đau trư­ớng kèm theo tiểu buốt, nư­ớc tiểu màu đỏ, nôn mửa. Cũng cần phân biệt với chứng tắc ruột, u ở bề thận hay niệu quản.

-Ticll ra máu, là dấu hiệu thư­ờng thấy. Nhiều tr­ường hợp thấy n­ước tiểu nhuộm toàn máu t­ơi kèm theo cơn đau xuất hiện lúc vận động mạnh, nằm nghỉ thì giảm đau.

Tiểu đục, với màu nư­ớc tiểu trắng bẩn hoặc trắng đục nh­ư nư­ớc cơm.

Đây là dấu hiệu thận - bể thận bị nhiễm khuẩn nh­ưng ng­ười bệnh có thể không sốt hoặc bị sốt cao, rét run, kèm theo đau vùng thắt l­ưng.

-Phù, nôn mửa xảy ra trong tr­ường hợp suy thận nặng. Ng­ười bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.

-Vô niệu là hiện t­ượng đ­ường tiểu bị tắc nghẽn do sỏi lắp kín niệu quản.

Nhớ rằng niệu quản gồm có 2 ống dẫn tiểu và chỉ khi nào ống dẫn tiểu duy nhất còn hoạt động bị lắp kín thì mới xảy ra tình trạng vô niệu .

Hệ quả của sỏi tiết niệu:

-Một khi sỏi đư­ợc tống ra ngoài do co bóp tự nhiên hoặc dạng thuốc hay tia laser phá vỡ kích thư­ớc viên sỏi, điều đó không có nghĩa là ngăn chặn đ­ược vĩnh viễn sự thành lập sỏi. Nó sẽ tái phát bất cứ lúc nào khi hội đủ điều kiện.

Với kích th­ước to hơn 4 mm, sỏi có nguy cơ làm tắc đ­ường tiết niệu và gây nhiễm khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ giảm vì tình trạng ứ n­ước bể thận, ứ mủ thận, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, choáng do nhiễm khuẩn dễ dẫn tới tử vong.

Theo Đông Y Học

Đông Xếp sỏi đ­ường tiết niệu vào chứng "Lâm" và chia thành 5 dạng, còn gọi là lĩnh thái bệnh:

-Nhiệt lâm, là chứng tiểu gắt, tiểu sót, th­ường gọi là lậu khí.

-Huyết lâm, là chứng tiểu đỏ, tiểu ra máu t­ơi, đ­ờng tiểu rất đau.

-Cao lâm, là tiểu ra chất đục nh­ nước cơm, nổi váng nh­ư dầu.

Sa lâm, là tiểu ra cát sạn nhỏ nát nh­ư bùn, đau l­ưng, đau bụng.

-Thạch lâm, là tiểu ra hòn sỏi to, đ­ường tiểu đau, l­ưng đau dữ dội.

Thực ra, trong các tài liệu cổ, chỉ danh về chứng "Lâm" cũng không đồng nhất, xin liệt kê ra đây để tiện s­u khảo:

-Sách “Tố vân" , thiên “Tuyên minh ngũ khí luận" gọi là "Long" hay “Lung” qua thiên "Chí chân yếu đại luận " đặt tên là "Bất đắc tiểu tiện" .

nh­ưng sang thiên "Ngũ th­ường chí đại luận, thì gọi là "Long bê”' và tới thiên "Tý luận" lại gọi là "Bào tý” . Một quyển y văn, một chứng bệnh, lại có tất cả 4 danh x­ng.

-Sách "Linh khu”, thiên "Kinh mạch" gọi là “Bế long” , sang thiên "Bản du thiên" đặt tên là "Niệu long" và sang thiên “Tà khí tạng phủ bệnh hình”..lại gọi là "Long hội" hay "Hội long" .

-Sách "Kim Quỹ Yếu Lư­ợc" gọi là "Lâm chứng" và đã sớm nêu biểu hiện của chứng "Lâm" : “ Lâm" gây bệnh thì tiểu tiện rớt từng giọt, bụng dưới căng tức lan ra trên rốn".

Sách "Cảnh Nhạc toàn th­ư”', thiên "Long bế luận chứng" gọi tên (Tiêu thủy bất thông".

-Sách "Thọ thảo nguyên" đặt tên là “niệu sưu bất thông" . .

-Sách "Chư Bệnh Nguyên Hậu” gọi tên là "Lâm" và viết: "Các bệnh

lâm đều do Thận h­ư, Bàng quang có nhiệt".

Nói chung, tên gọi có khác nh­ưng cùng một bệnh, phù hợp với chứng viêm nhiễm đ­ường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang và chứng đái ra d­ưỡng trấp của Yhọc hiện đại.

Về nguyên nhân: Đông y cho rằng tiên khởi do tà khí thấp nhiệt uất kết ở hạ tiêu, khí hóa ở Bàng quang không lợi, lâu ngày chất dơ trong n­ước tiểu cô đặc lại và hóa thạch (thạch lâm).

Về điều trị: Đông y th­ường dựa vào chứng và mạch qua lâm sàng để chọn pháp trị thích hợp. Với sỏi đ­ường tiết niệu, da số các thầy thuốc Đông y coi pháp trị và ph­ương d­ược sau đây làm kim chỉ nam:

1 Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm từ thạch.

2. Ph­ương d­ược: Chọn bài "Thạch vi tán gia Kế nội kim, Kim tiền thảo, Hải kim sa" làm chủ vị. Trong bài, dùng Thạch vi, Cù mạch, Đông quỳ tử, Hoạt thạch, Mộc thông để thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm làm chủ yếu.

Dùng Kim tiền thảo, Hải kim sa, Kê nội kim là những vị thuốc có công năng nghiền nát, bào mòn, tiêu trừ sỏi đá. Theo kinh nghiệm, Kim tiền thảo phải dùng nhiều, từ 40-80g/ngày mới có kết quả.

Sau đây là một số bài thuốc kinh nghiệm của Đông y trị sỏi đ­ường tiết niệu (gồm sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang) có hiệu quả:

5. SỎI THẬN (Kidney Stone)

Bài 1 :

Biện chứng Đông y: Thận h­ư, thấp nhiệt uất kết.

-Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm chỉ thống.

-Bài thuốc: "Tang chi tam kim nhị thạch thang" .

-Công thức:

Tang chi                     30g

Kim tiền thảo             30g

Hải kim sa                  30g

Hoạt thạch                 30g

Kê nội kim                 l0g

Thạch vi                     15g

V­ương bất l­ưu hành   10g

Ng­ưu đằng                 10g

Tỳ giải                       l0g

Bạch giới tử (sao)      l0g

Lai phục tử (sao)        l0g

Sắc uống ngày 1 thang. Riêng vị Kê nội kim, đem rang với cát cho chín vàng, tán bột mịn, hòa với n­ước thuốc chia uống cho đều.

-Hiệu quả lâm sàng: Lê văn Phu 47 tuổi, kể rằng đột nhiên bị đau lư­ng, cứ ngửa lên hay cúi xuống là x­ương sống đau dữ dội không chịu nỗi, mọi hoạt động bị đình trệ. Kiểm tra n­ước tiểu vàng đỏ, có lẫn máu, đã uống nhiều loại thuốc tây. kể cả tiêm thuốc đều không kiến hiệu. Xin chuyển qua Bệnh nhân tỏ vẽ đau đớn, mặt trắng bệch, vã mồ hôi, lư­ng đau từng cơn, đau lan xuống vùng bụng d­ưới tới háng. Xét nghiệm n­ước tiểu: Albumin + hang cầu +++, bạch cầu 6-9, rêu lư­ỡi vàng, dày và bẩn, mạch đi Trầm Huyền hữu lực. Chụp phim thấy 1 viên sỏi nằm ở thận phải.

Sau khi uống 5 thang bài “loang chi tam kim nhi thạch thùng” , bệnh nhân cho biết lúc đi tiểu bỗng thấy đư­ờng tiểu bị tắc nh­ư có vật gì chặn lại, đau. nhói không chịu nỗi. Bèn lấy sức rặn mạnh, 1 cục sỏi to bằng hạt đậu nành theo dòng tiểu bắn ra ngoài và cảm thấy toàn thân nhẹ nhõm, l­ưng hết đau ngay.

Cho chụp phim kiểm tra lại, không còn thấy bóng viên sỏi đâu cả, chẩn đoán bệnh khỏi. Bèn cấp thêm thuốc bổ Thận kiện Tỳ trừ thấp để củng cố  kế quả.

Bình luận : Sỏi th­ường xảy ra ở hệ tiết niệu, phần lớn kết tụ tại Thận và Bàng quang. Sỏi có nhiều hình thể và độ mềm, cứng khác nhau, lắm khi phải mổ lấy ra vì kích th­ước quá to khó hòa tan. Hậu quả sẽ gây tắc niệu đạo, nhiễm khuẩn, dẫn tới tình trạng bể thận bị ứ n­ước, chứng tăng urê- huyết rất nguy hiểm.

Sau khi thấy Lê văn Phu lành bệnh, ng­ười bạn của y là Trần Quán 46 tuổi có sạn ở niệu đạo trái kèm ứ nư­ớc bể thận trái đang chờ 1 bệnh viện phẫu thuật cũng xin chuyển qua Đông y điều trị, khỏi mổ. Đã dùng bài thuốc trên, bỏ bớt vị Tỳ giải , cho uống liền 8 thang. Bệnh nhân đi tiểu thải ra đ­ược cả thảy 4 viên sỏi to cỡ hạt đậu xanh, các triệu chứng lâm sàng biến mất.

Trong bài nầy, hai vị Bạch giới tử (sao) và Lai phục tử (sao) có công dụng đặc hiệu đối với chứng ứ nư­ớc bể thận.

Bài 2 :

Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt, hạ trú, tạp chất kết tụ lâu ngày thành sỏi.

Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm bài thạch.

-Bài thuốc: "Trân kim thang gia giảm".

-Công thức:

Trân châu mẫu           60g

Kê nội kim                 12g

Lộ lộ thông                15g

V­ương bất l­u hành     12g

Hải kim sa                  15g

Hải phù thạch            15g

Trạch tả                      12g

Tiểu hồi h­ương          l0g

Mạch môn đông         l0g

Ty qua lạc                  12g

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Tăng Đoàn 32 tuổi, qua chụp phim, chẩn đoán bị sỏi thận cả 2 bên. Sau khi cho uống 5 thang "Trân kim thang gia giảm" , đi tiểu ra cả thảy 12 viên sỏi, to nhất bầng hạt đậu nành, nhỏ bàng hạt đậu xanh, các triệu chứng đau mót rặn đều hết.

Bài 3:

- Bệnh nhân: Hoàng Chí C­ường 34 tuổi

-Tiền sử:  Đau l­ưng kéo dài 4 năm, đ­ược một bệnh viện chẩn đoán sỏi thận. Trong vòng 4 năm đã trải qua 3 lần mổ lấy sỏi nh­ưng vẫn tái phát nh­ư cũ, tiểu tiện th­ường đau buốt, mỗi ngày đi tiểu hơn 10 lần. Nhiều lúc đau dữ dội, đau từ thắt lư­ng dài xuống vùng bụng d­ưới, vã mồ hôi nh­ư tắm, ngất xỉu phải chở cấp cứu. Khám ngoại chẩn thấy sắc mặt bệnh nhân ngã màu tro, mỏi mệt, chất l­ưỡi nhạt, rêu l­ưỡi trắng nhớt, mạch đi Huyền Hoạt Sác.

Xét nghiệm n­ước tiểu: Hồng cầu 50-60 đơn vị, bạch cầu +, albumin +.

-Chụp ultra sound: Chẩn đoán sỏi thận trái.

Bài thuốc:

Kim tiền thảo   60g

Thạch vi           18g .

Tiêu kế             18g

Xuyên tục đoạn 18g .

Cù mạch          18g

Tỳ giải             16g

Biến súc           16g

Cam thảo         08g

Mộc thông       06g

Sắc uống ngày 1 thang. Sau 5 ngày, tiểu tiện khá thông nh­ưng vẫn còn đau bụng dư­ới, đau l­ưng. Liền bỏ Mộc thông, gia thêm Đào nhân 12g, cho uống thêm 6 thang nữa thì cảm giác bớt đau l­ưng và bụng d­ưới.

Xét nghiệm hồng cầu 0-5 đơn vị, bạch cầu và albumin giữ nguyên. Vẫn dùng ph­ương cũ, tăng Kim tiền thảo lên tới 80g, gia thêm Sinh địa 18g, Thỏ ty tử 16g, cho uống tiếp 12 thang. Đến thang thứ 23 tiểu ra 1 viên sỏi bằng hạt đậu nành, các triệu chứng đau lư­ng đau bụng mất hết, sức khỏe dần dần hồi phục, bệnh khỏi.

Bài 4: Sỏi Thận kèm ứ nư­ớc bể Thận.

-Biện chứng Đông y: Thận khí hư­ tổn.

Pháp trị: Ôn thận, hành thủy.

Bài thuốc: "Phụ kim thang”.

Công thức:

Kim tiền thảo             30g

Thục địa hoàng          20g

Thục phụ tử               12g

Trạch tả                      l0g

Đông quỳ tử              12g(xem phần lý giải)

Nhục quế                   03g (xem phần lý giải)

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: L­u Chấn Nam 46 tuổi, có tiềnsử sỏi thận hơn 1 năm, đ­ược một bệnh viện cho uống thuốc tống sỏi và kết hợpph­ương pháp phụ trị nh­ưng không chuyển biến. Vìthận ứ nư­ớc nhẹ, bệnh viện khuyên mổ lấy sỏi nh­ưng bệnh nhân từ chối, tìmthuốc Đông y điềutrì.

Bệnh nhân đầu váng, mắt hoa, mặt phù thủng, long bên phải đau nặng, bụng dưới và 2 chân lạnh, n­ước tiểu đục, ban đêm đi tiểu nhiều lần. Môi l­ưỡi trắng nhợt mạch đi Phù hư­ mà Trì. Chẩn đoán lâm sàng là "Sỏi thận" và "ứ n­ước bể thận".

Sau khi cho uống 20 thang "Phụ kim thang”, chụp X-rayskiểm tra thấy sỏi đã di chuyển xuống đoạn trên niệu quản nên gây ra hiện t­ượng tiểu khó, bụng dư­ới căng đau nhiều. Vẫn giữ nguyên phư­ơng, gia thêm Đông quỳ tử 12g, Nhục quế 03g, cho uống tiếp 25 thang nữa. Cuối cùng, thải ra 1 viên sỏi kích th­ước 0.9 x1 .4 cai. Các triệu chứng đau thắt, tiểu khó biến mất.

Chụp phim táikhám, không thấy gì khả nghi. Bệnh khỏi .

-Bàn luận: Trị sỏi thận sao lại thêm vị thuốc ôn nhiệt là Phụ tử và Nhục quế? Danh y Kha Vận Bá nói rằng: "Trong thận phải có hỏa thìmới khử thủy đ­ược" . n­ước bể thận phần nhiềudo Dư­ơng h­ư, ôn vận thận d­ương là pháp trị đúng đắn. Triệu chứng lạnh 2 chân là biểu thị của chứng Dư­ơng hư­, nếu không dùng Thục phụ tử thì khó mà thành công và cần dùng nhiều hơn ng­ười thư­ờng mới phải.

Chứng đau lư­ng, đái ra máu mủ mà dùng Quế, Phụ là vị thuốc tân, cam, đại nhiệt thì có vẻ nghịch lý, như­ng không biết rằng vùng Hạ tiêu đau lạnh, thích chư­ờm nóng, ­a xoa nắn, rõ ràng là thiếu Hỏa. Dùng Kim tiền thảo chung với Quế, Phụ; một bên hàn một bên nhiệt, một bên thăng một bên giáng, chúng trợ lực nhau để thông s­ướng bế tắc (do sỏi) thì lo gì không đạt kết quả. Khí hóa hành, nhiệt giải, tà xuất, ắt sẽ thông d­ương. Thông d­ương không chỉ riêng về thông lợi mà nhầm ôn bổ, khôi phục chức năng thận dư­ơng. Một khi thận d­ương phấn chấn thì lực đầy, đủ sức để đẩy sỏi ra ngoài. Đó là cái lý khí hóa âm dư­ơng vậy. .

Sau đây là một vài ph­ương dư­ợc đơn giản:

1 Kim tiền thảo(Desmodiumstyracifolium), ngư­ời Mỹ đặt tên là "Beggar-/1ce”. Mỗi lần dùng 30g, 60g có khi tới 80g, phối hợpvới các vị thuốc khác hoặc dùng độc vị nấu n­ước uống thay trà. Theo kinh nghiệm của Trung y, Kim tiềnthảo có công năng trị bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang và cả chứng phù thủng. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết, Kim tiền thảo có một hoạt chất có tính năng làm giảm l­ượng calciumtiết ra trong n­ước tiểu đồng thời giúp gia tăng sản lư­ợng citratelà chất kìmhãm việc thành lập sỏi thận.

2. Mộc tặc thảo (Equisetumarvense), còn gọi là tiết cấtthảo hay cỏ tháp bút, ngu­ời Mỹ đặt tên là "Horsetail”. Theo Tiến sĩ JamesA Du ke Hoa Kỳ cho biết, Hội Đồng quản trị d­ược phẩm Châu âu từ lâu đã chấp thuận sử dụng Hotsetailtrị bệnh sỏi thận và làm thuốc lợi tiểu vì nó có tính năng thúc đẩy gia tăng sản lượng nư­ớc tiểu bài tiết ra ngoài. Liều dùng trung bình từ 12-15g dư­ới dạng thuốc sắc.

6. SỎINIỆU QUẢN(Ureterolithiasis)

Như­ đã mô tả ở phần đầu (Phần C), ống dẫn tiểu (niệu quản) gồm có 2 ống tròn dài, nối từ 2 thận xuống bàng quang (bọng đái). Nhiệm vụ của niệu quản là truyền tải n­ước tiểu, giống như­ ống nước nối liền từ nhà máy cung cấp nước tới các địa điểm có nhu cầu.

      Sỏi có thể ứ đọng tại niệu quản do thận ở trên tống xuống hoặc tự thành lập sau thời gian dài lắng đọng. Nếu kích thước sỏi nhỏ hơn niệu quản mà không được tống ngay xuống bàng quang, sẽ gây ra tình trạng đi tiểu không thông, tiểu dắt, tiểu sót. Nếu viên sỏi to hơn lòng niệu quản, dễ xảy ra tình trạng bí tiểu do sỏi lấp kín ống dẫn tiểu, rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

      Sau đây là một số phương dược trị chứng sỏi niệu quản có kết quả của Đông y:

Bài 1:

-        Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt uẩn kết.

-        Pháp trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm trục thạch.

-        Bài thuốc: “Trục thạch thang”.

                          Kim tiền thảo                30g

                          Hải kim sa đằng            20g

                                Bạch thược                    10g

                                Sinh địa                         12g

                                Kê nội kim                    06g

                                Hổ phách phấn              03g (hòa với nước thuốc)

                                Quảng mộc hương        05g

                                Cam thảo                      05g

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

- Hiệu quả lâm sàng:

        Tạ Thị Hương 33 tuổi, có tiền sử đau lưng khoảng hơn 1 năm, tiểu dắt, mót tiểu, tiểu đau. Tới khám một bệnh viện chụp X-rays vùng bụng thấy thận bên trái hơi to, 1 vết mờ bằng hạt đậu phộng hiện ra ở đoạn dưới niệu quản trái. Bệnh viện đề nghị mổ nhưng bệnh nhân từ chối vì sợ, xin chuyển qua Đông y điều trị.

         Sau khi uống 6 thang bài “Trục thạch thang”, giảm đau lưng, thỉnh thoảng có cảm giác đau nhẹ và cơn đau di chuyển dần xuống phía dưới, mỗi lần đi tiểu thấy đau thốn ở niệu đạo. Giữ nguyên bài thuốc, cho uống liên tiếp 14 thang nữa thì bất ngờ bắn ra 2 vien sỏi, 1 viên to bằng hạt đậu phộng, 1 viên to bằng hạt gạo. Ngoài ra, trong nước tiểu còn chứa một số chất cặn bã như cát mịn, bệnh khỏi. Bèn khuyên bệnh nhân uống thêm 5 thang bài “Lợi thủy thông lâm” để rửa sạch niệu quản, ngừa việc sỏi tái phát về sau. Bài thuốc gồm các vị:

                            Trân châu thảo               12g

                            Tiểu diệp phong vĩ thảo 12g

                            Tiểu sinh địa                  12g

                            Tiểu cam thảo             05g

                            Kim tiền thảo              20g

                            Quảng mộc hương       03g

  Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2:

-        Biện chứng Đông y: Thận suy, thấp nhiệt uẩn tích hạ tiêu kết thạch.

-        Pháp trị: Tư thận thanh nhiệt, thấm thấp lợi niệu, thông lâm hóa kết.

-        Bài thuốc: “Tam kim hồ đào thang”“Nội kim hồ đào cao”.

-        Công thức:

a. “Tam kim hồ đào thang”:

                            Kim tiền thảo                60g

                            Chích kê nội kim          06g (tán bột, chia uống 2 lần)

                            Hải kim sa                    12g

                            Thạch vi                       12g

                            Cù mạch                       12g

                            Biển súc                        12g

                            Xa tiền thảo                  12g

                            Hoạt thạch                    12g

                            Sinh đia                        15g

                            Thiên môn đông           10g

                            Hoài ngưu tất               10g

                            Mộc thông                    05g

                            Sinh cam thỏa              05g         

                            Hồ đào nhục (giả nát) 10g (chia uống 2 lần)

         Sắc uống ngày 1 thang. Nước đầu, đổ 3 chén nước, sắc nhỏ lửa trong 30 phut, rót ra chén (còn khoảng 400 ml). Đổ thêm 2 chén rưỡi nước nữa, nấu lần hai (còn khoảng ½ chén). Hòa chung 2 lần nước thuốc lại, chia uống 2 lần sáng và tối.

b. “Nội kim hồ đào cao”:

              Hồ đào nhục              500g

              Chích kê nội kim       150g

              Mật ong                     500g

- Cách làm: Hồ đào nhục, giả nát, đem chưng cho chín. Kê nội kim, sao vàng, tán bột mịn. Bột hồ đào và bột Kê nội kim bỏ vào mật ong, trộn cho thật đều, bảo quản trong lọ kín. Ngày uống 3 lần, một lần một muỗng ăn canh. Uống song song hoặc cách giờ với bài “Tam kim hồ đào thang”.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần Thị Tiền 39 tuổi, đột nhiên cảm thấy lưng bên phải đau dữ dội, đau lăn lộn, vã mồ hôi khắp người, tay chân lạnh toát, nôn mửa phải chở ngay vào bệnh viện cấp cứu.

      Thử nước tiểu: Hồng cầu +++. Cho uống thuốc giảm đau thì êm được vài tháng. Sau đó cơn đau lưng lại bùng phát, bệnh viện lại cho chụp X-rays mới thấy hiện ra 1 viên sỏi kích thước 0,6 x 0,9 cm nằm ở đoạn dưới niệu quản phải.

      Sau khi cho uống 2 bài thuốc trên 13 ngày, bệnh nhân tiểu ra 1 viên sỏi bằng hạt đậu nành. Sau đó vài tuần lễ lại cảm thấy đau lưng, cho uống tiếp 2 bài thuốc trên và tiểu ra thêm 1 viên sỏi bằng hạt đậu phộng nhỏ, cạnh rất sắc. Rồi sau 3 tháng lại cũng thấy đau lưng, vẫn cho uống tiếp 2 bài thuốc cũ và tiểu ra thêm 1 viên sỏi nữa, tổng cộng 3 viên. Chụp X-rays kiểm tra, không thấy gì bất thường ở cả bên niệu quản. Bệnh khỏi.

Bài 3:

-        Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt uất trệ ở bàng quang, ứ tích ở hạ tiêu.

-        Pháp trị: Hành ứ thông lâm.

-        Bài thuốc: “Thông niệu thang”.

-        Công thức:

                     Vương bất lưu hành          15g

                     Bại tương thảo                  15g

                     Hồng hoa                          15g

                     Cù mạch                           10g

                     Biển súc                            10g

Trạch tả                             10g

Lậu lô                                10g

Thanh bì                            10g

Kiết cánh                           05g

Sắc uống ngày 1 thang.

-        Gia giảm:

+ Thận âm hư, nóng trong người, gia thêm Sinh địa 15g, Nữ trinh tử 15g.

+ Thận dương hư, lạnh trong người, gia thêm Hồ đào nhục 10g, Lộc giác phiến 10g.

+ Tiểu ra máu, gia thêm Tam thất phấn 03g (hòa với nước thuốc chia uống 2 lần).

+ Tỳ hư, hay tiêu chảy, bụng đầy, gia thêm Bạch truật 12g, Phục linh 12g.

         - Hiệu quả lâm sàng: Lê Tiến Nam, 21 tuổi, đột nhiên cảm thấy đau vùng bụng dưới, đau lan ra thắt lưng, chạm vào càng đau dữ, tiểu khó khăn, phải chở vào bệnh viện cấp cứu.

           Sau khi khám ngoại chuẩn, bệnh viện cấp cho atropine và truyền tĩnh mạch dung dịch muối glucose, thuốc kháng sinh để chờ theo dõi. Tới chiều, xảy ra cơn đau bụng kịch phát. Xét nghiệm máu: Bạch cầu: 9600/mm3, trung tính 74%, lymphô 26%. Xét nghiệm nước tiểu: Albumin rất ít, hồng cầu +++, bạch cầu +, có ít tế bào thượng bì. Chụp X-rays thấy ở khe gai ngang đốt thắt lưng 3 có một đám mờ cỡ 0.6 x 0.8 cm. Chẩn đoán sỏi ở niệu quản trái. Bệnh nhân không muốn mổ, Xin chuyển sang Đông y điều trị.

         Đông y ghi nhận bệnh nhân đang bị tiểu dắt, tiểu khó, nước tiểu màu đỏ sậm, miệng đắng, buồn nôn, lưỡi đỏ, mạch đi Tế Huyền Sắc. Sau khi cho uống tất cả 10 thang “Thông niệu thang” thải được một viên sỏi gần bằng hạt đậu phộng. Kiểm tra lại toàn bộ thấy bình thường, hết đau, tiểu dễ dàng. Bệnh khỏi.

Bài 4:

-        Biện chứng Đông y: Hạ tiêu thấp nhiệt

-        Pháp trị: Thanh nhiệt tiêu thạch, lợi thủy thông lâm.

-        Bài thuốc: “Bài thạch thang”.

-        Công thức:

                               Kim tiền thảo                   30g

 Đông quì tử                      30g

 Bạch mao căn                   30g

 Hoạt thạch                        30g

 Lưu hành tử                      18g

 Sinh kê nội kim                15g

 Biển súc                           15g

 Cù mạch                           15g

 Xa tiền tử                         15g

 Ngưu tất                           10g

 Mộc thông                        06g

Sắc uống ngày 1 thang.

 - Hiệu quả lâm sàng: Bài này trị 113 ca sỏi đường tiết niệu rất thành công, không cần gia giảm, bệnh cấp tính hiệu quả càng cao. Mỗi liệu trình thường là 30 ngày, không ghi nhận phản ứng phụ. Có 56 ca thải hết sỏi ra ngoài, 48 ca nghiền sỏi thành bùn lần lượt bài tiết ra.

Bài 5:    

-        Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt uẩn kết hạ tiêu.

-        Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch.

-        Bài thuốc: “Kim hải bài thạch thang”.

-        Công thức:

                     Kim tiền thảo                            50g

Hải kim sa                                 15g

Sinh ý dĩ nhân                           12g

Cam thảo (sao)                          12g

Đông quỳ tử                              12g

Hoài ngưu tát                            15g

Kê nội kim                                10g

Nhũ hương                                10g

Tỳ giải                                       10g

                     Mộc thông                          05g

                     Hổ phách phấn                    02g (hòa với thuốc sắc).

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 10 ca sỏi niệu quản đều thu được kết quả mỹ mãn.

         Triệu Thị Xuân Trang 30 tuổi, có tiền sử đau lưng và, có tiền sử đau lưng và đau bụng, đã được một bệnh viện chẩn đoán sỏi niệu quản nhưng không chịu mổ và tìm tới Đông y xin uống thuốc.

         Triệu chứng tiểu dắt, mót tiểu, đau nhói niệu đạo, bụng dưới căng trướng, nước tiểu có lẫn máu, khi đi tiểu có cảm giác cát trôi trong niệu đạo.Ngoại chẩn thấy lưỡi bệnh nhân đỏ tươi, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch đi Nhu Sác. Đây là chứng Thấp Nhiệt uẩn kết.

         Sau khi cho uống 5 thang “Kim hải bài thạch thang”, triệu chứng tiểu dắt giảm, màu nước tiểu trong hơn trước, bụng dưới giảm đau, lưỡi vẫn còn đỏ, mạch chuyển sang Tế Sác. Vẫn giữ nguyên bài thuốc, gia Sinh địa 10g để tăng sức vận hóa bài thạch, cho uống thêm 5 thang nữa. Xong cả thảy 10 thang, bệnh nhân tiểu ra một viên sỏi bằng hạt đậu ván nhỏ, các triệu chứng biến mất, bệnh khỏi.

- Bàn luận: Thấp nhiệt hạ tiêu thường tạo sỏi vì khí hóa không hành, tạp chất trong nước tiểu lắng đọng ngăn lắp đường tiểu gây chứng tiểu dắt, tiểu mót, đau than niệu quản hoặc niệu đạo.

     Trong bài thuốc dùng Sinh ý dĩ nhân (hạt bo bo), Mộc thông, Tỳ giải,Cam thảo là để thanh nhiệt lợi thấp; dùng Kim tiền thảo, Hải kim sa, Đông quỳ tử để bài thạch thông lâm; Ngưu tất, Nhũ hương, Hổ phách để hóa ứ chỉ thống giảm đau và dẫn sỏi xuống niệu đạo. Phối hợp nhịp nhàng nên hiệu quả rõ rệt. Đó là cách phối ngũ dụng dược của Đông y.

Bài 6:

-        Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt lưu trú hạ tiêu.

-        Pháp trị: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm.

-        Bài thuốc: “Tạc thạch hoàn”.

-        Công thức:

                                Mộc tặc thảo                              10g

  Đông quỳ tử                               15g

Xuyên ngưu tất                         10g

Phục linh                                   10g

Hoạt thạch                                 10g

Hải kim sa                                 10g

Trạch tả                                     10g

Xa tiền tử                                  10g

Xuyên uất kim                          10g

Can địa long                             10g

Kê nội kim                                10g

Mang tiêu                                  06g

Cam thảo (sao)                          06g

Hổ phách                                   02g

Chánh trầm hương                    02g

Cách làm: Các vị thuốc trên (trừ Mang tiêu, Hoạt thạch và Hổ phách để riêng) bỏ vào chão, vặn nhỏ lửa, sao thật khô. Chờ thuốc nguội, trộn thêm Hổ phách vào, xay hay tán thành bột mịn. Tiếp theo, lấy Mang tiêu hòa với nước có pha thêm rượu, khuấy cho tan, rồi dùng nước này trộn với bột thuốc thành thứ bột dẻo. Cuối cùng, nắn viên tròn bằng hạt tiêu, dùng Hoạt thạch bọc áo ngoài, đem hong khô ở chỗ mát và bỏ vào lọ dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15g với nước ấm trước mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ.

-        Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 13 ca sỏi niệu quản đều cho kết quả mỹ mãn.

-        Bàn luận: Dùng  Mộc tặc thảo, Đông quỳ tử, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Cam thảo,

Hải kim sa, Can địa long là nhằm mục đích giúp hạ nhiệt, tiểu tiện thông suốt và trừ sỏi vì các vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm chứng. Theo báo cáo của giáo sư niệu học Ngô Canh Phu, Trung Quốc, Địa long có tác dụng chỉ huyết (cầm máu), làm giãm niệu quản, dùng để chữa chứng tiểu ra máu và thúc đẩy sỏi ra khỏi niệu đạo rất tốt. Ngưu tất có khả năng chữa chứng “Ngũ lâm”, các chứng đau ở Hạ tiêu rất hay. Trầm hương có công năng giáng khí nạp thận, tráng nguyên dương, chuyên trị chứng “Khí lâm”. Hổ phách có tác dụng thông lâm hóa ứ, trị chứng đái ra máu. Mang tiêu thì hóa thạch (tan sỏi), thông lâm. Các vị thuốc nói trên đều là những vị thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm nên khi phối hợp lại trị sỏi ắt sẽ thành công.

Bài 7:

-        Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt hạ trú.

-        Pháp trị: Thanh thấp nhiệt, hành khí hóa ứ, tiêu thạch thông lâm.

-        Bài thuốc: “Niệu lộ bài thạch thang”.

-        Công thức:

                                 Kim tiền thảo                     30g

Thạch vi                             30g

Xa tiền tử                           25g

Biển súc                             25g

Sơn chi tử                          20g

Hoạt thạch                         15g

Cù mạch                            15g

Ngưu tất                            15g

Đại hoàng                         12g

Mộc thông                        10g

Cam thảo (sao)                 10g

Chỉ xác                             10g

Sắc uống ngày 1 thang, sắc 2 nước, uống 2 lần. Trong thời gian điều trị cần uống thật nhiều nước, hoạt động nhiều, kèm theo liệu pháp “tổng công kích” như sau:

-        08g00: Uống 500ml nước lọc, thêm 75mg dihydroclorothiazid.

-        08g15: Uống 1 chén thuốc “Niệu lộ bài thạch thang” (nước nhất).

-        08g30: Uống 500ml nước lọc.

-        09g00: Uống 500ml nước lọc, tiêm bắp 1mg atropine.

-        09g10:Châm cứu (điện châm) huyệt Chiếu hải (trái), Tam âm giao (phải), kích thích tương đối mạnh, sóng điện ngắt quãng, lưu kim 25 phút.

-        09g35: Xuống giường hoạt động, tập thể dục kiểu cúi, ngửa ngưoif, day ấn, chà xát vùng thắt lưng và vùng bụng dưới.

- Hiệu quả lâm sàng: Đây là phương pháp trị liệu của bệnh viện Trung-Tây y hỗn hợp ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đã điều trị cho 400 ca bệnh sỏi niệu quản, với nhiều vị trí khác nhau. Kết quả, thải ra sỏi 298 ca, tống sỏi xuống niệu đạo khá nhanh 64 ca, trung bình thời gian điều trị là 20 ngày.

7. SỎI BÀNG QUANG (Bladder stones, Vesical calculus)

Theo y học hiện đại:

Đại cương:

Sỏi bàng quang hay bọng đái là một bệnh rất phổ biến ở các quốc gia chậm phát triển, do dân chúng nghèo đói ăn uống thiếu chất phosphate và protein. Còn tại các quốc gia văn minh giàu có như Hoa Kỳ, hậu quả bệnh sỏi thận do tắc nghẽn niệu đạo hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giói, phần lớn sỏi thuộc loại calcium oxalate.

Chẩn đoán: Muốn xác định sỏi bàng quang, các nhà y học thường dùng phương pháp:

- Xét nghiệm nước tiểu, có thể phát hiện máu tươi lẫn trong nước tiểu và sự hiện diện tinh thể của sỏi.

- Tùy thuộc vào mức độ acid, tức độ chua(acidity) hoặc độ kiềm (alkalinity) trong nước tiểu có thể phản ánh loại sỏi thành lập.

- Chừng 90% trường hợp niệu đạo có sỏi được phát hiện bằng X-rays.

- Nếu rối loạn chuyển hóa là lí do đáng ngờ bị sỏi bàng quang, có thể phân tích thành phần hóa học của máu và nước tiểu để truy tìm chất calcium, phosphate hoặc urate với nồng độ cao.

Theo Đồng y học

Sỏi bàng quang được Đông y xếp vào chứng “Lung Bế” hoặc “Lâm Bế”.

-        “Lâm” là tiểu tiện khó, ít, nhỏ từng giọt, thuộc thể mãn tính.

-        “Bế” là nghẽn tắc đường tiểu, trướng đau, thuộc thể cấp tính.

-        “Lâm Bế” do sỏi thận biểu thị bằng triệu chứng tiểu tiện không thông suốt, có khi nhỏ giọt, vừa rít vừa đau, có khi nghẽn tắc luôn đường tiểu. Đối chiếu, chứng “Lâm Bế” của Đông y là chứng “ứ đọng nước tiểu”“vô niệu” của y học hiện đại.

Nguyên nhân:

       Bàng quang là bể chứa nước tiểu, là “Phủ” của “Phế kim”, chuyên quản lý việc xuất nhập nước tiểu và nhờ khí hóa của Tam tiêu thúc đẩy mà vận hành. Sách Tố Vấn nói:”Bàng quang giữ chức năng Châu đô, nơi chứa Tinh dịch, có khí hóa thì có thể bài tiết”.Sách Nội Kinh lại nói:”Tam tiêu (gồm: Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu) có chức năng khai thông thủy lộ. Một khi Tam tiêu mất quân bình thì sự khai thông thủy lộ bị xáo trộn, đình trệ, khác nào công nhân dọn vệ sinh nghỉ việc khiến cho rác rưỡi lấp đầy cống rãnh, mưa xuống thì gây ngập lụt”.

Có 5 nguyên nhân gây ra chứng “Lâm bế”:

1. Do thấp nhiệt ứ tích: Bàng quang thấp nhiệt phần lớn là do Thận nhiệt rót xuống. Thấp và nhiệt cấu kết nhau làm cho khí hóa Bàng quang bị chướng ngại gây ra chứng “Lâm bế”.

2. Do phế nhiệt úng thịnh: Phế là thượng nguồn của nước. Khi nhiệt làm úng tắc thượng tiêu thì tân dịch đình trệ, thủy đạo khó chuyển xuống Bàng quang khiến thượng tiêu lẫn hạ tiêu đều bị nhiệt khí uất kết gây chứng “Lâm bế”.

3. Do Can uất khí trệ: Thất tình nội thương thường là nguyên nhân dẫn tới chứng Can uất khí trệ. Một khi khí cơ mất quân bình làm cho sự vận hành và khí hóa của Tam tiêu bị ảnh hưởng, gây nghẽn tắc thủy đạo, tạo chứng “Lâm bế”.

4. Do niệu đạo tắc nghẽn: Niệu đạo là thủy lộ của Hạ tiêu, không mấy khi bị chướng ngại. Gặp trường hợp huyết ứ hoặc chất sa thạch (cát, sỏi) tích đọng lấp kín thủy đạo thì sinh ra chứng “Lâm bế”.

5. Do thận khí không đủ: Thường do thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy. Thận là “Tạng” của Bàng quang. Khi “Tạng” Thận suy làm ảnh hưởng dây chuyền đến “Phủ” Bàng quang khiến khí hóa bất lợi mà sinh chứng “Lâm bế” hay “vô niệu”.

Điều trị theo Đông y:

Bài 1:

-        Biện chứng Đông y: Do thấp nhiệt ứ trở.

-        Pháp trị: Lợi thấp hóa ứ, tán kết bài thạch, bổ thận ích khí.

-        Bài thuốc: “Niệu lộ kết thạch thang”.

-        Công thức:

                                 Hải kim sa                          15g

Kim tiền thảo                     15g

Xa tiền tử                        10g

Mộc thông                      06g

Phục linh                        10g

Thanh bì                         10g

Trần bì                            10g

Hoạt thạch                      12g

Hổ phách phấn               03g (hòa với nước thuốc).

Sắc uống ngày 1 thang.

         Gia giảm:

-        Nhiệt năng, gia thêm Đại hoàng 12g, Sơn chi tử 10g, Cam thảo 06g

-        Thấp nặng, gia thêm Trư linh 30g, Sinh ý dĩ nhân 30g.

-        Đau kịch liệt, gia thêm Diên hồ sách 12g, Tiểu hồi hương 12g, Xích thược 12g, Nga truật 10g.

-        Khí hư, gia thêm Đảng sâm 15g, Hoàng kỳ 20g, Hoài sơn 15g.

-        Tiểu ra máu, gia thêm Bồ hoàng (sao đen) 10g, Đại kế 20g, Tiểu kế 20g.

-        Thận hư, gia thêm Tang ký sinh 20g, Tục đoạn 20g, Thỏ ty tử 12g, Nhục quế 04g, Thỏ ty tử 15g, Chế phụ tử 06g.

      Hiệu quả lâm sàng:

      Trương Tấn Tài 43 tuổi, có tiền sử đau 2 bên bụng dưới, đau lan ra sau lưng, đau nhói như kim châm, lúc đau lúc không, đi tiểu thường bị đứt đoạn, cảm giác đau tới dương vật. Thỉnh thoảng tiểu ra máu, ăn kém, gầy ốm, cơ thể nặng nề, miệng khát nước nhưng không uống nhiều được, rêu lưỡi bản, mạch đi Hoãn, mạch trái hơi Trầm.

     Kiểm tra nước tiểu (-), chụp X-rays vùng Bàng quang thấy rõ bóng 1 viên sỏi, đường kính khoảng 3 cm. Chẩn đoán sỏi Bàng quang. Đông y nhận định do Thấp trọc ứ đọng lâu ngày không hóa được mà thành sỏi.

     Sau khi uống 7 thang “Niệu lộ kết thạch thang”, một số triệu chứng giảm nhẹ. Vẫn dùng bài trên cho uống tiếp 7 thang nữa rồi 14 thang nữa. Tổng cộng 28 thang, đi tiểu bắn ra hòn sỏi đường kính 2.80 cm, màu trắng ngà, rất cứng. Chụp X-rays tái khám không thấy gì nữa. Bệnh khỏi.

8. CHỨNG BÍ TIỂU (Uroschesis)

Chứng bí tiểu, còn gọi là bí đái, có rất nhiều nguyên nhân gây ra, được xếp vào chứng “Lung bế”, diễn giải ở mục “Sỏi đường tiết niệu”. Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến các trường hợp bí tiểu không do sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi Bàng quang. Có 3 nguyên nhân gây chứng bí tiểu thường gặp nhất:

1. Do Thấp nhiệt úng tích:

- Triệu chứng: Tiểu không thông, nước tiểu nóng đỏ, vàng sậm, đường tiểu sít chặt, tiểu buốt rát, bụng dưới căng trướng, thêm chứng táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch đi Tế Sác.

- Phân tích: Thấp nhiệt gồm 2 yếu tố: Thấp và Nhiệt cấu kết nhau. Khi thấp nhiệt lưu trú ở Bàng quang sẽ làm cho khí hóa ở Bàng quang đình trệ. Chất lưỡi đỏ là vì phần âm bị tổn thương. Rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Tế Sác, đại tiện táo là dấu hiệu Hạ tiêu tích nhiệt.

- Pháp trị: Thanh hóa thấp nhiệt.

2. Do Phế nhiệt úng thịnh:

- Triệu chứng: Tiểu tiện nhỏ giọt, không thông, họng khô, phiền khát, thở gấp, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch đi Sác.

- Phân tích: Phế tích nhiệt đình trệ ở trên không giáng xuống là hiện tượng khí nghịch. Khí nghịch thì đường thủy lộ chướng ngại, dịch không chảy xuống Bàng quang nên tiểu tiện bất lợi. Họng khô, khát nước, thở gấp, rêu lưỡi vàng, mạch Sác, đều là do nhiệt tà nung nấu, gốc ở Phế kim. Phế với Bàng quang như một ống nước có 2 đầu, đầu trên (Phế) bịt kín (khí trệ) thì dù có nước trong ống cũng không chảy (vận hóa) được.

- Pháp trị: Thanh Phế nhiệt, lợi thủy đạo.

3. Do khí cơ uất trệ:

- Triệu chứng: Bí tiểu hoặc tiểu khó khăn, tiểu từng giọt, mắc tiểu hoài, bụng sườn trướng đầy.

- Phân tích: Do thất tình nội thương, tức giận, ưu phiền gây rối, dễ bị ngoại cảnh kích thích (hoảng hốt, quá sợ) khiến cho khí cơ co thắt, uất trệ. Bụng sườn trướng đầy là dấu hiệu của Can khí nghịch, tiểu khó không thông là biểu hiện của Phế khí uất trệ. Khí bất thông thì thủy lộ cũng bất thông, như thuyền không thể rời bến vì thiếu lực đẩy của mái chèo.

- Pháp trị: Sơ lý khí cơ, thông lợi thủy đạo.

Sau đây là một số bài thuốc kinh nghiệm của Đông y trị chứng bí tiểu có hiệu quả:

Bài 1:

-        Biện chứng Đông y: Thận dương hư, Bàng quang khí hóa bất lợi.

-        Pháp trị: Ôn thận thông dương, hóa khí hành thủy.

-        Bài thuốc:” Ngũ linh tán” hiệp “Sâm phụ thang gia vị”.

-        Công thức

                                 Quế chi                                10g

Phục linh                             15g

Bạch truật                            10g

Trư linh                               10g

Trạch tả                               10g

Đảng sâm                            15g

Phụ tử                                  10g

Ô dược                                 12g

Mộc hương                          10g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Vương Mỹ Lệ 69 tuổi, cho biết tiểu tiện không thông suốt 12 ngày qua. Đã nằm điều trị 5 ngày tại một y viện cấp quận 5, đã cho thông tiểu và châm cứu nhưng không thấy giảm, hễ rút ống thông tiểu ra là bí đái liền. Bệnh nhân xin chuyển qua Đông y điều trị.

Cho kiểm tra nội khoa, ngoại khoa, chụp X-rays toàn vùng Bàng quang không phát hiện điều gù khả nghi. Người bệnh vẫn ở trong tình trạng bí tiểu, bụng dưới căng trướng, lưng mỏi, tay chân tê dại, đầu váng, thở ngắn, sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, yếu sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch đi Tế Nhược. Căn cứ vào chứng và mạch, chẩn đoán do Thận dương hư, bàng quang thất ước.

Sau khi cho uống 2 thang “Ngũ linh tán” và “ Sâm phụ thang gia vị” đã có thể rút ống thông tiểu, hết 3 thang thì tự đi tiểu khoảng 400ml, càng về sau số lần đi tiểu càng tăng và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn. Cho uống tiếp 3 thang nữa, bệnh nhân cho biết việc tiểu tiện gần như bình thường, không còn cảm giác khó chịu, tinh thần phấn chấn hơn xưa. Liền thay bằng bài “Kim quỹ thận khí hoàn” uống thêm 3 thang nữa để củng cố sức khỏe, bệnh khỏi hoàn toàn.

Bài 2:

-        Biện chứng Đông y: Thận dương suy, khí hóa không thông.

-        Pháp trị: Thông dương khí hóa, kiện Tỳ lợi thủy.

-        Bài thuốc:”Ngũ linh tán gia giảm”.

-        Công thức”

                                 Trạch tả                             15g

Bạch truật                         12g

Phục linh                          10g

Quế chi                             06g

Xa tiền tử                          15g

Trúc diệp                          10g

Sinh hoàng kỳ                  15g

Đảng sâm                         12g

Sinh địa                            12g

Mạch môn đông               10g

Tỳ giải                             12g

Chế đại hoàng                  08g        

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lam sàng: Trương Thị Huệ 68 tuổi, cho biết đi tiểu khó khăn đã 2 tuần qua. Trước đó có đi xe đò đường dài, vì phải cố gắng nín tiểu khá lâu nên cảm giác căng tức bụng dưới và sau đó bí tiểu luôn. Tuy được một bệnh viện giúp thông tiểu nhưng khi rút ống ra thì vẫn bí tiểu trở lại.

  Đo huyết áp 176/94 mmHg, ngoại chẩn ấn đau vùng dưới rốn, đại tiện khô táo, nước tiểu vàng sậm, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nháp, mach đi Huyền Tế. Hội chẩn, Y học hiện đại chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu, khó đái do thần kinh; còn Đông y thì nhận định do khí âm lưỡng hư, bàng quang khí hóa trở ngại gây bế tắc. Sau khi cho uống 2 thang “Ngũ linh tán gia giảm”, cảm thấy đi tiểu dễ dàng hơn nhưng chưa thông lắm. Cho uống tiếp 6 thang nữa, đi tiểu như dội nước, đường tiểu thông lợi, các triệu chứng bức bối đều biến mất, bệnh khỏi.

Bài 3:

-        Biện chứng Đông y: Tà nhiệt úng tắc hạ tiêu, thận và bàng quang khí hóa vô lực.

-        Pháp trị: Ôn dưỡng thiếu hỏa, thăng thanh, giáng trọc.

-        Bài thuốc: “Gia vị thông quang thang”.

-        Công thức:

                                Tri mẫu                              10g

Hoàng bá                          10g

Nhục quế                          10g

Thục phụ tử                      10g

Chỉ xác                             19g

Thăng ma                         05g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Đỗ Thị Nhàn 38 tuổi, do viêm phổi kèm sốt cao, hôn mê và bí tiểu mà nhập viện. Tại khoa cấp cứu, bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh , hormone phối hợp với đặt ống thông tiểu. Đến ngày thứ tư, bệnh nhân hết sốt, viêm phổi khỏi hẳn nhưng bí tiểu vẫn còn, hễ rút ống ra là không tự đái được. Có đổi qua khoa châm cứu và dùng môn thuốc gia truyền gồm ốc gạo giả nát đắp vào rốn vẫn không kiến hiệu.

- Sau khi cho uống 2 thang bài “Gia vị thông quang thang”, bệnh nhân cảm thấy nhu động ruột co bóp mạnh trong khoảng 1 tiếng đồng hồ thì đi tiểu ra ào ạt, đương niệu đạo thông sướng nhẹ nhàng. Từ đó trở đi, việc đi tiểu trở lại bình thường, bệnh khỏi.

- Bàn luận: Bài “Gia vị thông quang thang” vốn bắt nguồn từ bài “Thông quan hoàn”, còn có tên là “Tư thận hoàn”, trong sách “Lan thất bí tàng” của danh y Lý Đông Viên, Trung Hoa.

    Trong bài thuốc có 3 vị: Tri mẫu, Hoàng Bá và Nhục quế chuyên trị phần huyết nhiệt ở Hạ tiêu là nguyên nhân gây chứng bí tiểu. Lấy tính khổ hàn của Tri mẫu, Hoàng bá mà tả Hạ tiêu, lại dùng 1 lượng nhỏ Nhục quế để thúc đẩy việc khí nhóa ở Hạ tiêu, nhờ đó mà đạt tác dụng thông lợi.

    Có điều trong bài này tăng lượng Nhục quế  phối ngũ với Phụ tử nhằm ôn dưỡng Thiếu hỏa rồi dùng Thiếu hỏa để sinh khí, thế trận càng mạnh. Lại dùng thêm Chỉ xác, Thăng ma là nhằm giúp Dương khí thăng đề, trọc âm giáng xuống, khiến cho khí hóa vận hành, tiểu tiện thông suốt. Bài thuốc ít vị mà rất hay vậy!

    Ngoài các phương dược tổng hợp, còn có rất nhiều phương pháp để trị chứng bí tiểu tiện, trong đó phải kể đến một số kinh nghiệm sử dụng độc vị hoặc ngoại khoa cấp cứu không dùng thuốc. Xin giới thiệu một số phương pháp đơn giản tiêu biểu:

-        Tô diệp, tức là tía tô, hái nhiều lá già cho vào nồi to, đổ nước ngập mặt lá, lấy giấy đậy kín miệng nồi rồi đun lửa to ngọn cho sôi trong vài phút. Nhắc nồi đặt xuống nền nhà, bảo bệnh nhân ngồi xông hơi thuốc, nguội lại chế thêm nước sôi vào xông tiếp. Sau đó, dùng muối sao cho nóng, bọc vào túi vải, chờ nguội bớt chờm vào phía trên và phía dưới rốn, phút chốc đi tiểu thông.

-        Muối ăn, 1 nhúm, bỏ vào rốn, dùng lá ngãi cứu khô (ngãi diệp) vò nát đặt lên mặt muối và đốt cho cháy từ từ (thuật ngữ chuyên môn gọi là “cứu”). Cứu mãi cho đến khi nào đái được thì thôi. Một phương khác, dùng củ hành tây thái lát mỏng đặt lên rốn rồi cứu bằng ngãi diệp cũng đạt kết quả tương tự.

-        Sinh địa long, tức trùn đất còn sống, dùng 5,6 con nghiền nát, thêm nước lạnh vào khuấy đều, đợi lắng cặn bã, lọc lấy nước trong cho uống, lập tức đái thông.

-        Ốc bươu 1 con, muối ăn 1 nhúm nhỏ, hai thứ quệt thật nhuyễn nắn thành 1 cái bánh dày độ 1 cm, đắp vào rốn, chốc lát sẽ đái thông.

-        Xà thoái bì, tức xác rắn lột, 1 cái, đem đốt tồn tính (là đốt cháy mà còn nguyên vẹn, chưa biến thành tro) hòa với rượu cho uống, sẽ thấy kiến hiệu.

-        Mỡ heo tưoi, 1 miếng chừng 30 g, nấu với 2 chén nước cho sôi vài dạo. Đợi còn ấm cho uống là đái được ngay.

-        Ngà voi, cạo lấy 1 nắm mạt, sắc với 1 chén nước cho uống là đi đái liền.

-        Xa tiền thảo, tức lá Mã đề tươi, hái thật nhiều, vò lấy 1 chén nước cốt hòa với 1 muỗng canh mật ong cho uống là đái được.

-        Vỏ bí trắng, tức bí đao, lượng thật nhiều, nấu với nước cho đặc uống vào sẽ thông đường tiểu tiện.

-        Khế chua, 7 quả, mỗi quả chỉ cắt lấy 1 miếng gần cuống, cho tất cả vào nồi. Đổ 1 chén nước, sắc còn nữa chén, uống ngay khi còn ấm nóng. Lại dùng 1 quả khế khác, giã nát rịt vào chỗ lỗ tiểu. Tiếp theo, giã nát củ tỏi lại rịt vào rốn. Chốc lát, đái ra như vòi rồng.

Độc, giảm cholesterol, đồng thời ức chế hoặc tiêu huỷ tế bào ung thư đang tác hại hay còn trong thời kỳ chớm phát. Thành phần gồm có:

                    - Bạch hoa xà thiệt thảo             30g

                    - Bán chi liên                             15g

                    - Nấm hương Nhật Bản             15g

                    - Hồng linh chi thảo phiến         15g

                    - Hoa kỳ sâm phiến                    05g

                    - Hoàng kỳ                                12g

                    - Đương qui                               12g

Sắc uống ngày 1 thang hoặ nấu lấy nước uống thay trà hay nước lọc. Cũng có thể dùng đơn độc nấm linh chi , khoảng 4-5/ngày, nấu uống thay trà. Linh chi có mùi thơm nhưng vị hơi đắng, có thể pha thêm ít đường phèn hay mật ong cho dễ uống. Riêng người có bệnh tiểu đường thì nên kiêng món đường và mật ong.

Đông y sĩ Cảnh THIÊN