Thiền Phật giáo công hiệu như thuốc trong điều trị chứng trầm cảm
- Thứ sáu - 06/04/2012 09:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mười lăm tháng sau tám tuần điều trị thử nghiệm, chỉ có 47% người bị trầm cảm lâu ngày và đã qua điều trị tâm lý bằng thiền Phật giáo theo từng nhóm bị tái phát, so với 60% số người uống thuốc chống trầm cảm bị tái phát.
Giáo sư Willem Kuyken của trung tâm Rối loạn Tâm lý ( Mood Disorders) của đại học Exeter nói rằng phương pháp chữa trị, được biết đến như là “chính niệm – dựa trên sự điều trị về mặt nhận thức”, có thể giúp rút ngắn danh sách bệnh nhân chờ tới lượt của mình đến các trung tâm dịch vụ y tế quốc gia để được điều trị tâm lý.
Ông nói, “Bệnh nhân thường sử dụng rộng rãi thuốc chống trầm cảm vì chúng xem ra có vẽ có hiệu quả.”
“Mặc dù thuốc rất công hiệu trong việc giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm, nhưng khi bệnh nhân được khỏi bệnh, họ lại rất dễ bị mắc bệnh trở lại.”
Phương pháp trị liệu “chính niệm – dựa trên sự điều trị về mặt nhận thức” chữa trị bệnh nhân theo một cách khác- nó dạy cho họ các kỹ năng để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
“Khi con người thực tập các kỹ năng này, chúng sẽ giúp cho họ sống một cách lành mạnh”
“Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng “chính niệm – dựa trên sự điều trị về mặt nhận thức” có thể dùng làm một phương pháp chữa trị thay thế thuốc cho 3.5 triệu người ở London đang bị suy nhược vì trầm cảm."
Ông nói rằng điều trị bằng thiền Phật giáo thì rẻ hơn so với các phương thức điều trị khác vì một nhà tâm lý có thể chữa trị cho nhiều người.
Di Cowan, 53 tuổi, sống tại Sampford Peverell, East Devon đã uống thuốc trầm cảm hơn 15 năm trước khi được điều trị tâm lý bằng thiền Phật giáo theo từng nhóm.
Vị thầy giáo dạy toán đã nghỉ hưu này giờ đây thực tập thiền bốn hoặc năm lần một tuần.
Ông nói, “Thiền định giúp tôi nhiều lắm. Nó cho tôi khả năng tiếp cận với những vấn đề mà trước đây đã quật ngã tôi, suy nghĩ chín chắn về chúng, tìm ra giải pháp cho chúng và sau đó thì buông bỏ tất cả.”
“Chúng giúp cho tôi đối trị những ý tưởng lẩn quẩn.”
"Quan niệm của tôi về thế giới đã thay đổi và tôi nhìn cuộc sống với một quan niệm mới. Tôi vui vẻ và lạc quan hơn rất nhiều. Những người sống quanh tôi đã nhận ra sự thay đổi của tôi.”
“Bạn tôi và gia đình tôi nhanh chóng khen rằng tôi đang cải thiện.”
Cuộc điều trị thử nghiệm với 123 bệnh nhân bị trầm cảm dài hạn chia ra làm hai nhóm. Một nữa trong số họ được điều trị theo phương pháp “chánh niệm – dựa trên sự điều trị về mặt nhận thức” theo từng nhóm từ tám đến mười lăm người, trong khi phân nữa còn lại điều trị bằng cách uống thuốc.
Nghiên cứu được tài trợ bời Hội đồng Nghiên cứu Y học và được đăng trên tập san Tư vấn và Điều trị Tâm lý.