Đông y với các chứng đau ở tai

Theo Đông y, tai là khiếu (lỗ thông) của thận; kinh Túc thiếu dương Đởm và Thủ thiếu dương Tam tiêu đều gặp nhau ở tai trong, vì vậy các chứng đau ở tai có quan hệ mật thiết với các tạng kinh Thận, Đởm và Tam tiêu.

Theo Đông y, tai là khiếu (lỗ thông) của thận; kinh Túc thiếu dương Đởm và Thủ thiếu dương Tam tiêu đều gặp nhau ở tai trong, vì vậy các chứng đau ở tai có quan hệ mật thiết với các tạng kinh Thận, Đởm và Tam tiêu. Sách Phùng Thị Cẩm Nang cho rằng “bệnh ở tai do 7 nhân tố gây nên là thực nhiệt, âm hư, đàm, ho, thấp, khí bế và can phong; từ đó dẫn tới 5 chứng tai ù, tai đau, tai sưng, tai điếc, tai chảy mủ”. Nhìn chung, bệnh mới phần lớn thuộc thực chứng, bệnh lâu ngày thuộc hư chứng. Tuy nhiên, trên lâm sàng cần linh hoạt xử lý, không nên câu nệ.

Tai là cơ quan thính giác của con người.

Tai mọc mụn đau (Nhĩ trĩ, Nhĩ đĩnh)

 

Trong tai mọc ra một mụn nhỏ, hình như hạt anh đào, như đầu vú dê, hoặc như mụn nấm, hạt táo, sờ vào đau, thậm chí đau buốt lên tận óc, hoặc thêm chảy máu, nên gọi là trĩ tai (nhĩ trĩ) hay nhĩ đỉnh.

 

Theo Đông y, chứng này do nộ ho kinh can, tướng ho kinh thận, tích ho kinh vị bốc lên, che lấp các khiếu bên trên, uất kết không tan và khí huyết ngưng tụ gây nên.

 

Trị liệu: Uống thang Sài hồ thanh can gia giảm: Sài hồ 5g, Hạ khô thảo 9g, Hoàng cầm 9g, Sơn chi tử 9g, Cúc hoa 9g, Sinh địa 12g, Xích thược 9g, Đơn bì 5g, Liên kiều 9g, Hà diệp (lá sen) 3g. Sắc uống.

Ngoài dùng Não sa tán: Não sa 3g, Khinh phấn 9g, Hùng hoàng 9g, Băng phiến 1,5g, tất cả tán bột, hoà nước, bôi lên chỗ đau. (Đây là bài thuốc độc, nên dùng cẩn thận).

Tai chảy mủ đau

Trong tai lở loét, chy máu mủ, đau nhức, phần lớn do cảm thọ phong hoả thấp nhiệt, hoặc do móc ráy tai làm tổn thương ống tai gây viêm nhiễm.

 

Trị liệu: Trong uống Long đởm tả can thang gia giảm: Sài hồ 5g, Long đởm 5g, Ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Xích thược 9g, Trạch tả 9g, Sơn chi tử 12g, Hoàng cầm 9g, Mộc thông 3g, Khổ đinh trà 5g, Lá sen 3g. Sắc uống.

Chữa bên ngoài:

 

- Trần bì 3g, Băng phiến 0,5g, Đăng tâm thảo 3g (đốt lấy tro), tất cả tán bột, thổi vào tai.

- Xà thoát (xác Rắn) thiêu lấy tro, thổi một ít vào tai trong.

- Hẹ tươi, giã vắt nước cốt nhỏ vào tai.

Các phương trên đều rất hiệu nghiệm.

Tai sưng bít đau

Do phong nhiệt ủng tắc bên trong, tai trong; sưng, làm bít kín không thông, đau từng cơn.

Trị liệu: Lấy 1 con ốc bươu lớn cho vào cối giã, sau cho vào 0,1g Xạ hương, chờ một lúc thành nước, lấy vài giọt nhỏ vào tai, hoặc lấy 1 nhân hạt gấc (Mộc miết) mài rồi nhỏ vào tai cũng hết đau.

Tai đau do móc ráy tai

Khi tai bít tắc do đầy ráy tai, hoặc khi cắt tóc lấy ráy tai có thể làm tổn thương bên trong, nhẹ không cần điều trị, nếu đau nhiều thì dùng thuốc trị ngoài như sau: Mật Cá trắm (Thanh ngư) 1 cái, Hồng hoa 3g, Huyền sâm 6g, Sinh địa 6g, tất cả chưng lấy nước cốt nhỏ vào.

Tai đau do côn trùng chui vào

Trị liệu: Dùng Hoa tiêu, tán bột, hoà giấm, hoặc Dầu mè hoà Đồng lục (sunfat đồng), hoặc dầu Hạnh nhân nhỏ, côn trùng chui ra sẽ hết đau.

 

(Kỳ sau: Đông y với các chứng đau ở mũi)

(Trích dịch từ Phương đáo thống trừ NXB Cổ tịch Trung y - Bắc Kinh, 1997).

Tác giả bài viết: Phan Lang_CTQ số 22