NGHỆ

Nghệ là cây mọc quanh năm có nhiều ở Ấn Ðộ, Nam Á, và châu Phi. Nằm trong gia đình của họ gừng, nghệ và chất curcumin - thành phần hoạt động (active ingredient) của củ nghệ- có vị ấm, đắng, màu vàng tươi. Nghệ thường được dùng để nhuộm màu cho vải và dùng như một loại gia vị trong nấu ăn (nấu cà ri, mù tạt và pho mát).   Nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong y học cổ truyền của người châu Á.   Nó được dùng như thuốc đắp thẳng trên da mặt để trị chàm, lác, làm lành da và tránh sẹo.   Nó được dùng  dưới nhiều dạng: bột viên , con nhộng, dạng trà, dạng thuốc tinh chất để tăng thêm việc tiêu hoávà chức năng gan, để giảm đau khớp và điều hoà kinh nguyệt.   Gần đây nhiều   công ty sản xuất “dược   phòng” từ cây cỏ đã công bố nhiều điều về nghệ.   Họ tuyên bố rằng củ nghệ có thể có lợi ích cho hàng loạt tình trạng: ợ chua, loét bao tử , sạn túi mật, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lẫn trí Alzheimer, ung thư, và nhiều thứ khác nữa.

Củ nghệ.

Cộng đồng người Việt   có lẽ đã quá quen thuộc   với nghệ như là một loại thuốc bổ. Tinh chất nghệ cực mạnh, được sản xuất và quảng cáo bởi các trung tâm dinh dưỡng. Các công ty này ca ngợi hiệu lực của nghệ chữa và chống mọi thứ bệnh ung thư, loét bao tử, ăn không tiêu, viêm họng hầu, viêm gan, đau thấp khớp, cao mỡ, cườm mắt, sình bụng, đau đường kinh, ho , khó thở , bệnh vẩy nến, và bệnh lẫn trí Alzheimer.   Các công ty cũng tuyên bố rằng trên mọi ưu việt thần kỳ do hiệu lực điều trị của nghệ, nó an toàn và không có phản ứng phụ.   Các công ty quảng cáo rầm rộ làm cho nghệ trở thành một thần dược chữa bá bệnh-trong uống ngoài xoa, đau đâu chữa đó, trăm bệnh hết trăm. Nghệ giống như là một loại thuốc chữa tất cả các thứ bệnh.

Người ta có thể tự hỏi rằng những lời tuyên bố khó tin đó có đúng, có thật hay không ?   Nên nhớ rằng nghệ và chất curcumin được bán tại Mỹ  như là chất bổ sung  thêm cho thức ăn và vì vậy nó không bị kiểm duyệt bởi hội đồng thực phẩm và thuốc (FDA) của Hoa Kỳ. Các công ty sản xuất thực phẩm từ cây cỏ thường quảng cáo sản phẩm của họ  dựa vào lời chứng thực và tuyên bố lông bông, vu vơ bởi vì cơ quan FDA đã không bắt buộc họ dẫn chứng về hiệu lực và an toàn của thuốc.   Trong đa số trường hợp , FDA không thể nào ban hành lệnh chống lại thuốc  bổ sung /phụ thêm thức ăn cho đến khi nào họ chứng minh triệt để rằng thứ sản phẩm này có nguy cơ đáng kể  hoặc không thích hợp cho người dùng. Không có sự kiểm soát của FDA, thật khó mà chắc rằng sản phẩm  gì và liều lượng nào thật sự có ở trong thuốc bổ dưỡng nào.   Thiếu xót trong việc cam đoan về chất lượng  có nghĩa là thuốc bổ sung từ cây cỏ có thể chứa các thành phần  khác hơn là chính thứ cây cỏ đó.   Các công ty này không phải tiết lộ công khai lượng của các thành phần các chất ở trong cây cỏ trên.

Ða số những lời tuyên bố  được đưa ra ánh sáng về những đóng góp đáng kể của nghệ dựa  trên sự xử dụng   nghệ từ ngàn xưa và từ truyền thống của người dùng, tức là lối chữa bệnh truyền khẩu, không có nghiên cứu chứng minh khoa học. Thêm vào đó, vài công ty sản xuất dược phẩm từ cây cỏ đánh lừa người tiêu dùng có mục đích khi họ quảng cáo sản phẩm của họ.   Họ dùng những nghiên cứu từ những học viện nổi tiếng như trường đại học Texas, các bác sĩ từ các trung tâm chữa trị ung thư, đại học Kumanol ở Nhật bản, trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer tại trường đại học Los Angeles.   Trong các nghiên cứu ở các phòng thí  nghiệm tại các đại học này cho thấy chất curcumin, một thành phần trong nghệ có  đặc tính làm tăng apotosis của tế bào ung thư, làm chậm sự  tăng trưởng mọc lớn hơn của bướu ung thư . Tuy nhiên, các nhà   quảng cáo thuốc đã không nói rõ   rằng các nghiên cứu trên chỉ  được làm trên tế bào nhân tạo cấy ra (cell culture) và trong thú vật. Các thuốc dùng trong phịng thí nghiệm và thú vật hoàn toàn khác với cơ thể con người.

Trong phòng thí nghiệm, các khoa học gia có thể rắc bột nghệ lên trực tiếp tế bào ung thư. Trong trường hợp này curcumin là chất hoạt động trong củ nghệ đạt 100% trên tế bào ung thư.   Nghệ có thể vận dụng tất cả các hoạt tính của nó bao gồm chống oxid hoá, chống sưng viêm và chống bướu.   Trong khi nghệ vô cơ thể con người, curcumin sẽ qua hàng loạt quá trình chế biến hoặc biến đổi như nấu (trong món ăn cà ri), như tinh chất nghệ , hoặc trộn nghệ vào các chất khác (như trong thuốc bổ sung dưới dạng viên nhộng) trước khi nó được sử dụng . Khi ăn vào người, tinh chất nghệ sẽ được hấp thụ vào đường tiêu hoá, đi qua hệ thống cửa (portal) của gan để được chuyển hoá (cổng đầu tiên). Khi mà nghệ đi vào hệ tuần hoàn thì nồng độ của curcumin rất thấp hoặc bị phân huỷ nhiều và cơ thể không cần thành phần hay tinh chất chữa bệnh đặc biệt của curcumin nữa.

Không có những nghiên cứu lâm sàng nào được đưa ra để chứng minh rằng nghệ có hiệu lực trong việc điều trị   bệnh nào trong cơ thể con người.   Trong số hàng trăm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên chất curcumin, nghệ không làm giảm cơn đau của viêm tuỵ cấp vùng nhiệt đới. Nghệ không trị tuyệt căn bệnh của vi trùng H. Pylori (thường có ở trong bệnh loét dạ day) cũng như   không có hiệu lực trong việc giảm cân (trong những người béo phì và những yếu tố gây béo phì).   Curcumin dường như cũng không hiệu lực làm tan các chất mỡ trong máu (triglyceride), tổng   cộng total cholesterol, mỡ xấu (LDL), hoặc mỡ tốt (HDL).   Vài nghiên cứu đã phải chấm dứt sớm hơn kỳ hạn là do không được kết quả gì và còn nhiều nghiên cứu đang được thực hiện.   Mặc dầu các nhà sản xuất ra nghệ tuyên bố rằng củ nghệ an toàn để xử dụng, trung tâm nghiên cứu về thuốc bổ sung và thuốc phương ngoại khác công bố rằng liều cao hoặc sử dụng lâu ngày thuốc nghệ có thể gây ra ợ chua, ăn không tiêu và các vấn đề ở gan. Trung tâm này khuyên mọi người đang có bệnh túi mật đừng dùng thuốc nghệ hoặc có thể   làm tình trạng túi mật   tệ hơn.   Một số phản ứng phụ thông thường khác như dị ứng, ngứa mẩn da, ói mửa, ỉa chảy, rụng tóc, tăng tình trạng dễ chảy máu, và làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm đã được nghiên cứu ở trên thú vật. Một nghiên cứu cho rằng nghệ có thể làm tăng nguy cơ sỏi than khi dùng nghệ ở liều thuốc bổ sung (supplement ). Thật là khơi hài khi nghe quảng cáo về nghệ chữa các bệnh mà chính nghệ có thể có những phản ứng phụ tạo ra cho các bệnh này.

Người ta có khuynh hướng nghĩ rằng sản phẩm từ thiên nhiên, nếu không có lợi thì cũng không có hại.   Ðây là một suy nghĩ rất nguy hiểm. Một nghiên cứu giữa 2003, khi mà các nhà nghiên cứu đã mua một gói Ayurvedic thuốc từ cây cỏ tại tất cả các tiệm trong vòng 20 dặm cách Boston, tìm thấy rằng 20%   chúng chứa các chất chì, thuỷ ngân và thạch tín ở mức nguy hại. Một nghiên cứu khác tìm thấy 64% mẫu thuốc góp nhặt ở Ấn Ðộ, chứa một lượng đáng kể thuỷ ngân, thạch tín và cadmium. Những kim loại nặng này, nếu nuốt vào sẽ gây nhiễm độc và gây bệnh.   Gần đây nữa là tin nóng hổi chất melanin bỏ trong sữa bên Trung Quốc gây ra hư thận và làm chết người,   Điều này khiến chúng ta phải coi chừng các sản phẩm thiên nhiên nhập cảng có thể bị nhiễm hay trộn với các hóa chất có thể làm hại cơ thể.   Các hãng bào chế và các hãng xuất cảng có thể giấu kín không cho người mua biết điều này.

            Như vậy chúng ta nên để ý và nhớ rằng sản phẩm từ cây cỏ không có nghĩa là an toàn.   Mặc dù curcumin có thể và có tiềm năng cho lợi ích sức khoẻ trên nghiên cứu thú vật và cấy trên mô nhưng chưa có những chứng cớ khoa học cho việc sử dụng trên người.   Chúng ta cần chờ thêm những biện pháp đo lường chất lượng và những thử nghiệm lâm sàng để nghiên cứu hiệu lực an toàn của nghệ, tác động giữa nghệ và cơ thể hoặc  các tính chất dược lý khác, liều điều trị, thời gian điều trị, phản ứng phụ ngắn và dài hạn, hoặc sự tác động giữa các nhóm cây cỏ, các chất bổ sung, thuốc và hoặc các thực phẩm khác.   Còn bây giờ , không ai nên dùng nghệ như là thuốc phương ngoại hoặc thuốc trị bệnh cho bất cứ bệnh gì. Nếu một người vẫn muốn thử nghệ, thì món cà ri và mù tạt có lẽ là những chọn lựa tốt và an toàn nhất.

References

      "Herbs at a Glance: Turmeric." National Center for Complementary and Alternative Medicine. June 2008. 07 Aug. 2008 <http://nccam.nih.gov/health/turmeric/index.htm>.

      "67-Tinh Chất Củ Nghệ Turmeric Extract." Advertisement. Cẩm Nang Dược Thảo Của Công Ty Nutrition Depot 01 Jan. 2006: 37+.

      Lacy, Charles F. "Herbal Legends and Myths." Complementary Medicines. University of Southern Nevada, South Jordan. 16 June 2008.

      Durgaprasad S, Pai CG, Vasanthkumar, Alvres JF, Namitha S. A pilot Study of the Antioxidant effect of Curcumin in Tropical Pancreatitis. Indian J Med Res. 2005 Oct; 122(4): 315-8.

      Di Mario F, Cavallaro LG, Nouvenne A, Stefani N, Cavestro GM, et al. A curcumin-based 1-week triple therapy for eradication of Helicobacter pylori infection: something to learn from failure? Helicobacter. 2007 Jun; 12(3):238-43.

      Roberts AT, Martin CK, Liu Z, Amen RJ, Woltering EA, et al. The safety and efficacy of a dietary herbal supplement and gallic acid for weight loss. J Med Food. 2007 Mar; 10(1):184-8.

      Greenway FL, Liu Z, Martin CK, Kai-yuan W, Nofziger J, et al. Safety and efficacy of NT, an herbal supplement, in treating human obesity. Int J Obes (Lond). 2006 Dec; 30(12):1737-41. Epub 2006 Apr 25.

      Baum L, Cheung SK, Mok VC, Lam LC, Leung VP, et al. Curcumin effects on blood lipid profile in a 6-month human study. Pharmacol Res. 2007 Dec; 56(6):509-14. Epub 2007 Sep 18.

      Chainani-Wu N, Silverman S Jr, Reingold A, Bostrom A, Mc Culloch C, et al. A randomized, placebo-controlled, double-blind clinical trial of curcuminoids in oral lichen planus. Phytomedicine. 2007 Aug; 14(7-8):437-46. Epub 2007 Jul 2.

     Tang M, Larson-Meyer DE, Liebman M. Effect of cinnamon and turmeric on urinary oxalate excretion, plasma lipids, and plasma glucose in healthy subjects. Am J Clin Nutr. 2008 May; 87(5):1262-7

    "Turmeric (Curcuma longa Linn.) and Curcumin." Medline Plus. 01 Mar. 2008. The US National Library of Medicine and the National Institutes of Health. 07 Aug. 2008 <http://nlm.nih.gov/medlineplus/print/druginfo/natural/patient-turmeric.html>.

     RB Saper et al. Heavy metal content of Ayurvedic herbal medicine products. JAMA 2004 292: 2868-2873.

     E Ernst. Heavy metals in traditional Indian remedies. European Journal of Clinical Pharmacology 2002 57: 891-896.

 

Tác giả bài viết: Người viết: Thiery Ngô