PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Đo nhiệt độ tỉnh huyệt bằng nhiệt kế điện tử để chẩn đoán bệnh là một bước phát triển của xúc chẩn, do đó không ngoài tứ chẩn của Đông y.

 

PHÉP  CHẨN  BỆNH  BẰNG  NHIỆT  ĐỘ  KINH  LẠC:  NGUYÊN  LÝ,  CÁCH  TIẾN  HÀNH  VÀ

NHẬN ĐỊNH CHẨN ĐOÁN

Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

1. Nguồn gốc

Đo nhiệt độ tỉnh huyệt bằng nhiệt kế điện tử để chẩn đoán bệnh là một bước phát triển của

xúc chẩn, do đó không ngoài tứ chẩn của Đông y.

Tứ  chấn  của  Đông  y  là  cách  gọi  tắt bốn phương pháp: Vấn chẩn, vọng chẩn, văn chẩn và

thiết chẩn.

Thiết chẩn trong tứ chẩn lại chia ra mạch chẩn (bắt mạch) và xúc chẩn (sờ nắn).

Sách “Tân biên Trung y học khái yếu” (Nhân dân vệ sinh xuất bản xã - Bắc Kinh - 1974) viết

về nội dung xúc chẩn như sau:

“Xúc chẩn chủ yếu co nắn ngực bụng để thấy mềm cứng, có đau hay không, có hòn cục hay

không; sờ nắn tứ chi để xem có gãy xương, bong gân hay không; sờ nắn da xem mát hay

không; sờ nắn kinh mạch xem có phản ứng bệnh lý hay không?... Sờ nắn kinh lạc là sờ ấn

các huyệt trên kinh lạc để tìm điểm phản ứng bệnh lý theo phương pháp chẩn đoán trị liệu

của kinh lạc ở phép châm cứu đã nói rõ”.

2. Quá trình phát triển

a. Từ “Xúc chẩn”: Người xưa khi xúc chẩn ở tứ chi có hai mức như sau:

• Sờ  cả  hai  phía  lòng  bàn  tay  và  mu  bàn  tay  của  người  bệnh,  phân  biệt  dương  cứng

(ngoại  cảm)  hay  bệnh  âm  chứng  (nội  thương).  Phía  mu  bàn  tay  nóng  hơn  là  dương

chứng  (ngoại  cảm),  bởi  vì  bệnh  ngoại  cảm  dương  chứng  thường  là  khu  trú  ở  dương

kinh. Phía lòng bàn tay nóng hơn là âm chứng (nội thương), bởi vì bệnh nội thương âm

chứng thường là phát ở âm kinh.

• Sau khi đã phân biệt bệnh ngoại cảm hay nội thương, lại tiến thêm một bước, so sánh

giữa  các  ngón  tay  tìm  xem  nóng  hay  lạnh  rõ  rệt  ở  ngón  nào,  từ  đó  biết  được  bệnh  ở

đường kinh nào.

Tuy  nhiên,  cách  xúc  chẩn  này  chỉ  cho  ta  biết  được  đại  cương  bệnh  ngoại  cảm  hay  nội

thương,  bệnh  ở  đường  kinh  nào,  còn  như  mức  độ  nặng  hay  nhẹ  và  tương  quan  giữa  các

tạng phủ, kinh lạc phải dựa vào các chẩn khác nữa mới đủ tin dùng.

b. Đến “tri nhiệt cảm độ”: Khoảng những năm 60, trong quyển 3, bộ sách Châm cứu học,

với tiêu đề “Chẩn đoán học”, do Thượng Hải biên soạn, phát hành, có giới thiệu phép “Tri

nhiệt cảm độ” của Xích Vũ người Nhật Bản. Phép này dựa vào sức chịu nóng của các tỉnh

huyệt khác nhau để nhận định: Huyệt chịu nhiệt thời gian ngắn trội là đường kinh đó đang có

hàn, số lớn đường kinh có thời gian chịu nhiệt tương đương nhau lấy làm trung bình.

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC  CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Phép “Tri nhiệt cảm độ” này đã dựa vào một số phương tiện chính xác như: Hương đặc chế

có  sự  ổn  định  nhiệt  lượng  để  hơ  vào  huyệt;  đồng  hồ  bấm  giây  để  đo  thời  gian  từ  khi  đặt

hương hơ tới lúc người bệnh chịu không nổi tự rút tay ra.

Nhưng  nhìn  chung,  phương  pháp  còn  những  cơ  sở  gây  ra  sai  lạc  lớn  như:  Khoảng  cách

giữa nguồn nhiệt ở cây hương với các huyệt đo khó có sự đồng đều: thời gian bắt đầu hơ và

bắt đầu bấm đồng hồ khó có sự ăn khớp nhau. Ngoài ra kết quả số đo cũng chỉ được tính

bằng sự so sánh giữa đa số tương đương với số ở thời gian ngắn trội, với số ở thời gian dài

trội, do vậy chỉ có thể theo đó nhận định nét lớn mà thôi. Cũng còn phải kể đến một tác dụng

phụ nữa là tất cả các tỉnh huyệt trải qua đo bằng hương, đương nhiên phải chịu sự hơ nóng

lên,  do  đó mà có sự kích động không cần thiết, hoặc giả có thể nhân đó gây sai lệch hoạt

động kinh khí không cần thiết.

c. Ra đời phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Từ năm 1983, tại học viện Quân y, tôi đã dùng nhiệt kế điện tử của Liên Xô, loại máy TĐM-60 và TZM-1 – Made in USSR để đo nhiệt độ tỉnh huyệt dùng vào chẩn đoán và theo dõi điều

trị lâm sàng. Phương pháp này được phát triển từ cách thức tiến hành và huyệt vị mà Xích

Vũ đã nêu trong phép “Trị nhiệt cảm độ”, nhưng có những ưu điểm hơn như sau:

• Máy có độ nhạy và chính xác (đo được chênh lệch 1/100

C, do đó nhiệt độ các tỉnh huyệt

lệch nhau 1/10O

C là đã biết.

• Thời gian đo đủ 24 điểm khoảng 20 phút (hiện nay máy đo do ĐHSP 1 Việt Nam chế tạo

chúng tôi đang dùng, chỉ chừng 10 phút). Khoảng thời gian đo càng ngắn càng có lợi cho

việc đánh giá tương quan vì ít sự nhiễu công năng do ngoại cảnh gây nên.

• Khi  lập  công  thức  tính  toán,  chúng  tôi  chia  riêng  chi  trên  và  chi  dưới  bởi  lý  lẽ  các  tỉnh

huyệt ở chi trên và chi dưới có khoảng cách đến trung tâm nhiệt của cơ thể khác nhau,

do đó còn có tác dụng tìm ra sự phân ly sinh lý và bệnh lý khác nhau giữa nhiệt độ của

tỉnh  huyệt  ở  chi  trên  và  chi  dưới  theo  nghĩa  lý  cổ  điển:    Thực  nhiệt,  phải  nhiệt  tới  lòng

bàn chân; thực hàn, phải hàn tới lòng bàn tay.

• Trong  nội  bộ  từng  chi,  cách  phân  định  hàn  nhiệt  của  từng  đường  kinh  trong  chi  được

dựa vào sự so sánh với nhiệt độ trung bình của cả chi, không dựa theo đa số, do đó kết

quả  chẩn  đoán  bằng  các  chỉ  số  phù  hợp  với  Học  thuyết  tạng  phủ    và  Tạng  phủ  biện

chứng luận trị của lý luận Đông y. Kiểm nghiệm ở người bệnh khi bệnh biến thay đổi, ở

người khoẻ khi thay đổi bài tập (vũ thuật, thể dục) thấy số đo nhiệt độ tại tỉnh huyệt kinh

lạc và chỉ số tính toán biểu thị hoạt động của công năng kinh khí tương ứng với chứng

trạng một cách phù hợp. Do đó, theo số đo và kết quả tính các chỉ số nhiệt độ kinh lạc

trên,  có  thể  chẩn  bệnh và gọi ra  được chứng trạng tương ứng, cho dù không trực tiếp

thấy người bệnh.

• Kết thúc cuộc đo, do đầu đo đặt lên huyệt vị mức độ vừa phải, không gây phản ứng kích

thích ở huyệt vị như hơ hương gây nóng, nên không ảnh hưởng tới tình trạng sẵn có ở

người bệnh.

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC  CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

3. Cơ sở biện chứng của phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Tứ chẩn của Đông y là một thành tựu có được từ quá trình thực nghiệm lâu đời của các y

gia  lỗi  lạc  phương  Đông.  Khi  chẩn  bệnh,  người  thầy  thuốc  luôn  phải  vận  dụng  tứ  chẩn  để

trên cơ sở những dữ liệu thu gom được ấy, tiến hành tổng hợp, phân tích, loại trừ, đạt đến

xuyên qua các biện pháp, các hiện tượng để tìm bản chất, tìm mâu thuẫn chủ yếu, như thế

mới đi đến quyết định phương hướng và phép chữa bệnh hiệu quả. Cái bản chất, cái mâu

thuẫn  chủ  yếu  đó  chính  là  sự  mất  điều  hoà  âm  dương  trong  con  người,  có  cơ  sở  từ  sự

chênh lệch mức độ hoạt động của các công năng tạng phủ gây nên.

Con đường tiếp cận hiểu biết đúng về mức độ hoạt công năng của các tạng phủ thông qua

tứ chẩn là quá dài và phức tạp, bởi những biểu hiện chứng trạng thu nhận được rất phong

phú  và  đa  dạng,  lại  đòi  hỏi  người  thầy  thuốc  cần  có  nhiều  kinh  nghiệm  bản  thân,  đã  được

tiếp xúc với nhiều người bệnh.

Trong khi  ấy, một quy luật đơn giản của vạn vật là “công sinh nhiệt” cũng được thể hiện

trong con người, tức là khi công năng tạng phủ hoạt động tăng thì nhiệt tăng, khi công năng

tạng  phủ  hoạt  động  giảm  thì  nhiệt  giảm,  sự  tăng  giảm  nhiệt  độ  ấy  thể  hiện  qua  tỉnh  huyệt

bằng quan hệ kinh lạc.

Dùng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ tỉnh huyệt, thông qua nhiệt độ của từng tỉnh huyệt

để đánh giá mức độ hoạt động công năng các tạng phủ khác nhau, tức là ta đã đi trên

con đường gần nhất, trực tiếp nhất đến bản chất của hiện tượng bệnh tật trong con người.