PHÙ THỦNG

Nam, 24 tuổi. Phù đầu mặt và chân tay, tái phát nhiều lần, bệnh đã hai năm. Gần một năm nay trị bằng Đông dược theo hường kiện Tỳ, lợi niệu thì bệnh ổn định phần nào.

PHÙ THỦNG

(Trích trong ‘Khiếm Trai Y Học Giảng Cảo’ của Tần Bá Vị)

Nam, 24 tuổi. Phù đầu mặt và chân tay, tái phát nhiều lần, bệnh đã hai năm. Gần một năm nay trị bằng Đông dược theo hường kiện Tỳ, lợi niệu thì bệnh ổn định phần nào.

Vì phù thủng tái phát nên mời tôi tới khám. Khám thấy nửa người phía trên phù, nhất là vùng đầu mặt và ngực, kèm theo ngực khó chịu, phiền nhiệt, ho, không nằm ngửa được, miệng khát nhưng uống ít. Da hai tay khô như ngâm vào nước mặn, nước tiểu vàng, tiểu ít, mạch Trầm, Huyền mà Sác, lưỡi sạch, chất lưỡi nhạt. Căn cứ vào sách Nội Kinh có ghi: ‘Thủng phía trên là Phong, thủng ống chân là thủy’. Giống như chứng phong thủy  nhưng lại không có triệu chứng ngoại cảm, mạch cũng không Phù mà lại Trầm. Dựa vào lời khai của người bệnh cho biết lúc đầu khó chịu ở vùng trung quản, rồi mới đến bỉ tắc ở ngực, thở khó và ho, cho thấy ‘các loại thấp thủng đều thuộc về Tỳ’, gốc bệnh vẫn ở trung tiêu. Thủy khí nghịch lên, Phế khí bị ngăn trở uất lại thành nhiệt, công năng thanh túc bị hạn chế, tân dịch không phân bố được. Bệnh ở trung tiêu, có thể dùng phép táo thấp, lợi niệu. Bây giờ lại nghịch lên trên, nên kết hợp với phép tuyên Phế, thuận khí, nhân đó, dùng bài Việt Tỳ Thang Gia Giảm.

Xử phương:

Chích Ma hoàng             4g                     Quang hạnh nhân           12g

Tử tô                            6g                     Sinh thạch cao              32g

Xích linh                        16g                   Thông thảo                    4g

Ở đây dùng Ma hoàng để khai Phế chứ không muốn cho ra mồ hôi, cho nên liều lượng dùng rất ít; Kèm theo vị cay thơm của Tử tô để vào hai kinh Tỳ, Phế, vừa tuyên hóa thượng tiêu vừa đi vào trung tiêu để trừ thấp trọc; Lại lấy Thạch cao, Hạnh nhân kết hợp với Ma hoàng để tuyên Phế, thuận khí, thanh nhiệt, trừ phiền. Xích linh, Thông thảo đạm thấm để lợi niệu. Sau khi uống một thang, đỡ ho nhiều hơn, khạc ra đờm dính. Tôi cho là phản ứng của Phế khí tuyên thông. Lại cho uống tiếp hai thang nữa, hết phiền nhiệt, tiểu nhiều hơn. Đổi dùng bài Ngũ Bì Ẩm hợp với TiểuPhân Thanh Ẩm để điều hòa phần lý:

Tang bì              Trần bì  Phục linh           Xích linh

Đại phúc bì        Chỉ xác Ý dĩ                  Hạnh nhân

 


(Trích trong ‘Khiếm Trai Y Học Giảng Cảo’ của Tần Bá Vị)

Nữ, 26 tuổi. Năm năm trước, phát hiện từng cơn hồi hộp, ngực khó chịu, dần dần thấy chi dưới bị phù thùng. Khi tôi đến khám, bệnh tình mười phần nghiêm trọng. Từ lưng trở xuống đến mu bàn chân phù rất nặng, vùng bụng trướng đầy, nôn mửa, hồi hộp, khó thở, không nằm được, tiểu ít, tiêu lỏng. biểu hiện đặc biệt là môi miệng tím tái, hai tai đỏ tía, vùng má đỏ phớt như đánh phấn, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Tế Sác, đới Huyền.

Tôi nghĩ đến tình trạng phát bệnh trước đây, gốc bệnh này do Tâm dương hư, không ôn vận được thủy thấp ở trung tiêu, tức là chứng hậu mà Trọng Cảnh thường dùng đến Quế chi, Bạch truật, Phục linh… Nhưng trước mắt có đầy đủ triệu chứng mạnh bạo của thủy khí, hư dương nổi lên trên, chứ không chỉ riêng Vị khí sắp bại, vả lại có khả năng hư thoát lúc nào không biết. Điều trị chủ yếu phải phù dương, kèm theo thuốc dưỡng âm, kiện Tỳ. Chọn dùng bài Chân Vũ Thang GiaVị.

Xử phương:

Thục phụ phiến  8g         Sinh khương     8g

Sao bạch truật   12g       Bạch thược       12g

Xuân sa nhân     2g         Phục linh           20g

Mộc hương        2g

Sau khi uống hết 4 thang, nước tiểu ra nhiều hơn, phù ở chi dưới rút hết, riêng bàn chân chưa hết hẳn, bụng đầy, nôn mửa đều giảm nhẹ nhưng gò má phớt hồng không giảm, ho lại tăng, trong đờm có lẫn máu, mạch vẫn Tế Sác và đới Huyền. Tôi cho rằng bài thuốc này tuy nặng về ôn hóa nhưng đi vào trung tiêu, hạ tiêu, lượng thuốc cũng không nhiều lắm, không thể tạo nên Huyết chứng, có lẽ là tính tình người bệnh nóng nẩy, Can hỏa phạm Phế, đồng thời Tỳ Thận hư hàn, chưa thu liễm được dương khí trôi nổi, vẫn phải đề phòng biến chứng xấu. Kiên trì xử dụng bài thuốc trên, bỏ Mộc hương, thêm Đại cáp tán 6g. Uống hai thang máu cầm lại, bệnh tình ổn định dần.

 


(Trích trong ‘Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương’ của Thẩm Tá Đình – Trung Quốc)

Trần Đại Thọ, 48 tuổi,  ngụ ở Gia Khánh. 20 ngày trước  bị phù ở đầu rồi đến chân tay, cơ thể nặng nề, khó chịu, sau đó cả người đều phù, tim đập nhanh, cổ cứng không quay được, tay chân nặng, khí nghịch lên không nằm nghiêng được (hễ nằm nghiêng thì hụt hơi không thở được), không muốn ăn, khạc đờm có lẫn máu.

Điều trị: Châm huyệt Ẩn bạch cho ra máu, sau đó châm huyệt Trung quản, vê kim tả 3 lần, bổ 3 lần rồi lại tả một lần nữa.

Kết quả: Châm huyệt Ẩn bạch ra máu xong thì cổ quay được. Châm tả Trung quản một lần tim thấy khá hơn, tả lần thứ hai thì thở được dễ hơn, khí đưa lên họng được. Tả thêm một lần nữa thì hít vào vùng rốn làm như là khỏi, ngón tay có sức. Tả thêm một lần nữa thì tim thấy khó chịu (vì tả nhiều quá), xoay kim để bổ thì trở lại bình thường, bổ thêm một lần nữa thì  khá hơn nhưng bổ thêm một lần nữa thì ổ tim lại nặng (vì bổ nhiều quá), xoay kim tả một lần thì mới bớt, tim hết đập mạnh, chứng khí suyễn, khí bế giảm đi.

Giải thích: Bệnh này thuộc loại nguy cấp, bệnh thuộc loại khó, vì vậy phải tùy chứng mà chọn huyệt. Khi châm không nên dùng quá 10 huyệt. Sách xưa cho rằng các chứng thấp, nặng nề, đầy trướng đều thuộc về Tỳø, ngoài ra vùng rốn cũng thuộc Tỳ, chứng tay chân nặng, không muốn ăn thuộc về Tỳ, vì vậy dùng huyệt của kinh Tỳ làm chính. Châm tỉnh huyệt của kinh Tỳ là Ẩn bạch, cổ cử động được, sau đó lấy huyệt Trung quản để tả Vị, làm cho khí được thư giãn, đưa được lên  họng, lên đầu. Tim đập mạnh, vùng rốn khí động, tay chân không có sức, trị ở Tỳ đều khỏi, chứng minh 3 điều: Một là bệnh thấp, phù, đầy trướng đều thuộc về Tỳ, hai là vùng rốn thuộc về Tỳ Vị, ba là ngũ tạng có quan hệ tương sinh, hỏa sinh thổ, thổ là con của hỏa. Vùng tim nóng, tim đập nhanh là chứng Tâm thực, Tỳ Vị thuộc thổ, tả Tỳ Vị thì tim hết đập mạnh đó là áp dụng nguyên tắc ‘Thực tả tử’ (Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương).