TIÊU CHẢY DO THẬN VÀ TỲ

(Trích trong "Lý Luận 32 Bệnh Án của Lê Đức Thiếp, Việt Nam)

Người  bệnh nữ, 25 tuổi. Bệnh gần một tháng, ngày  đi tiêu 3 - 4 lần, phân lỏng, khi ỉa, bụng đau, khát nước, cứ sáng sớm đi tiêu phân lỏng, khó thở, kinh nguyệt không đến. Mạch tay phải Trầm, Tiểu (Tỳ khí hàn), mạch tay trái Trầm, không lực, Thận khí suy.

Chẩn đoán: Thận tả, liên hệ Tỳ tả một nửa.

Biện chứng: Bệnh nhân này tiêu lỏng ngày 3 – 4 lần, có đau bụng, khát nước mà mạch Trầm Tiểu và Khẩn ở Tỳ là bệnh tả thuộc Tỳ. Nhưng bệnh kéo dài hàng vài tháng là gốc bởi Thận vì mạch Thận Trầm không lực. Đau bụng là Tỳ hàn, khát nước không phải là nhiệt khát mà vì tiêu nhiều và lâu ngày làm cho tân dịch khô cạn, phải uống để bù trả. Nếu chỉ có Tỳ tả mà không gốc bởi Thận thì bệnh tả này lâu ngày sẽ phát bệnh như lạnh chân tay, bụng đầy, không muốn ăn, suy yếu dần đi. Tuy nhiên, bệnh lại không tiến triển như vậy mà lại chuyển sang đi tiêu mỗi ngày một lần vào lúc sáng sớm, gọi là ‘Ngũ canh tiết tả’, ‘Ngũ canh Thận tả’, mỗi ngày cứ đầu canh năm lại đi tiêu là bệnh thuộc Thận, nhưng thật ra Thận tả đã hư hàn từ trước rồi mới biến chứng ra Tỳ tả rồi lại quy vào Thận tả. Khi đã chuyển sang Thận tả thì Tỳ khí lại  có phần thắng thế nên mới ăn ngủ bình thường. Vậy bệnh này là Thận tả liên hệ Tỳ tả nửa phần.

Xử phương: Đậ u đen ( sao  tồn tính ) 16g, Biển đậu ( sao bỏ vỏ ) 12g, Phá cố chỉ 12g, Sa nhân 12g, Hắc khương  12g, Cám thuốc 12g. Sắc uống. Cho uống 3 thang 1 tuần. Khám lại thấy bệnh đã đỡ, phân đi bình  thường, hơi rắn, bụng còn hơi đau, mạch đã bình. Cho uống tiếp như đơn cũ, bỏ Biển đậu, thêm Tiểu hồi 8g, để ôn thông Thận khí. Uống 4 thang /tuần.

Khám lại thấy bệnh đỡ nhiều, cho uống giống đợt hai , bỏ vị Sa nhân. Uống 4 thang /tuần. Bệnh khỏi hẳn, hết đau bụng đi ngoài lúc sáng sớm, chỉ còn đau lưng ( mới bị từ hôm qua ). Theo thang thuốc trên, bỏ Biển đậu, Cám thuốc, Sa nhân, thêm Hương phụ 8g, Củ riềng 4g. Uống 3 thang/ tuần. Khám lần sau, bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc này ý nghĩa giống như bài Tứ Thần Hoàn trị Thận tả nhưng thêm phần bổ ôn Tỳ.

 


(Trích trong "Lý Luận 32 Bệnh Án’ của Lê Đức Thiếp, Việt Nam)

Người bệnh nam, 45 tuổi, trước đây gần 10 năm bị chứng viêm đại trường, rối loạn tiêu hóa, nay ăn thức ăn lạ thì hay đau bụng, đi cầu lỏng, khó ngủ.

Khám thấy: Mắt trong sáng, lưỡi bình thường nhưng giữa lưỡi phía trong hơi thâm, môi lưỡi  lở thường xuyên, nhìn ra như có vân có khói, mạch tay trái Trầm bình, tay phải  Phù có lực và đi chậm.

Chần đoán: Tiêu chảy do Tỳ.

Cho dùng: Thương truật 12g, Trần bì 12g, Mộc hương 8g, Riềng 4g, Lá tía tô 4g, Hậu phác 12g, Trạch tả 12g, Binh lang 12g, Bạch  chỉ 8g, Lá hoắc hương 4g, Gừng 2 lát, Mía 2 khẩu (đốt - dóng ). Sắc uống 10 thang/ 2 tuần lễ.

Tái khám : Ở  tay phải, mạch Trầm Trì, tay trái, bộ xích không có lực. Người  bệnh khai: " Cứ ăn đồ ăn lạ thì tiêu chảy mà đi về đêm, bất cứ lúc nào hễ quặn bụng là đi  mà phần nhiều  là từ một giờ đến sáng sớm, không đi tiêu ban ngày, đã 10 năm nay". Vậy bệnh rối loạn tiêu hóa làm đi tiêu chảy này là Thận tả, chỉ liên hệ với Tỳ (30% ).

Cho dùng: Xuyên tiêu 12g, Can khương 4g, Trần bì 12g, Nhục quế 4g, Phá cố chỉ 12g, Thương truật 12g, Hậu phác 12g, Trạch tả12g. Uống 5 thang/tuần.

Khám lại: Kỳ lạ, người bệnh nay đã thấy  mạch nổi lên có lực, thấy mạch mà mừng. Cho uống Xuyên tiêu 14g, Phá cố chỉ 16g, Nhục quế 4g, Trạch tả l6g. Uống 5 thang /tuần. Sau 9 tuần, bệnh tiêu đêm hết hẳn mà lại còn sáng mắt ra. Lúc đầu, dựa vào mạch tay trái Trầm, bình, tay phải Trầm có lực, thấy không có gì trầm trọng, tại sao tiêu chảy kéo dài 10 năm ? Cứ trị Tỳ tả đã. Cho dùngbài Bình Vị Tán và Hoắc Hương Chính Khí Thang Gia vị, uống trong 2 tuần lễ không thấy biến chuyển. Tuần thứ ù3, trị Tỳ tả kiêm Thận tả, dùng bài Bình Vị Tán ( trị Tỳ tả ) hợp với Xuyên tiêu,Phá cố chỉ, Nhục quế, Tiểu hồi ( trị Thận tả ), người bệnh uống bài này 1 tuần mà mạch nổi lên  có lực rất mau, vậy đúng là Thận tả. Từ tuần  thứù 4  đến lần cuối cùng, chỉ dùng những vị chuyên trị Thận tả (phỏng theo bài Tứ Thần Hoàn của Cổ phương ), bệnh nhân khỏi. Như  vậy, trườnghợp này là Thận tả kiêm Tỳ tả theo tỉ lệ 10/3.