19:31 ICT Thứ bảy, 05/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Bệnh học » XEM THEO VẦN » BÊNH VẦN M+N

Liên hệ

MŨI KHÔ

Thứ bảy - 25/06/2011 07:58
Đa số do phong nhiệt, táo khí bên ngoài xâm nhập vào hoặc phần âm, tân dịch bên trong không đưa lên nuôi dưỡng, nhu nhuận cơ và niêm mạc mũi được,

MŨI KHÔ

 

            Đại cương

Là trạng thái trong lỗ mũi khô.

Thiên ‘Nhiệt Bệânh’ (Tố Vấn 31) ghi: “Ngày thứ hai Dương minh bị bệnh. Dương minh chủ về nhục, mạch của nó vận hành qua mũi, lên mắt, vì vậy có các chứng cơ thể sốt, mắt đau, mũi khô, không nằm được...”

Từ thời Tần Hán đã thấy đề cập đến loại chứng bệnh này.

Thường hay phát vào mùa thu, mùa đông. Phụ nữ hay bị vào thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ có thai, thời kỳ tiền mãn kinh.

Đa số do phong nhiệt, táo khí bên ngoài xâm nhập vào hoặc phần âm, tân dịch bên trong không đưa lên nuôi dưỡng, nhu nhuận cơ và niêm mạc mũi được, tà độc thừa lúc cơ thể suy yếu mà lưu trệ ở mũi gây nên. Hoặc do uất lâu ngày hóa hỏa, Phế bị táo bốc lên mũi gây nên bệnh

Thuộc loại Viêm mũi dạng teo, Viêm mũi thể khô.

Đông Y gọi là Tỵ Cảo.
 

Nguyên nhân

+ Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế , thông lên mũi gây nên bệnh.

+ Do Phế táo: táo khí ở Phế lâu ngày nung nấu Phế, bốc lên mũi gây nên.

+ Do Thận âm suy tổn, hư hỏa bốc lên trên gây nên.

+ Do âm hư, Phế bị táo không được tươi nhuận, táo khí bốc lên mũi gây nên.

 

Triệu chứng: Trên lâm sàng thường gặp:

1-       Do phong nhiệt

Chứng: Sốt, đầu đau, trong lỗ mũi khô, mạch Phù.

Điều trị: Tân lương giải biểu. Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang (19) Gia Giảm (Ma hoàng tuyên Phế, bình suyễn; Thạch cao thanh Phế nhiệt; Hạnh nhân + Camthảo ôn trợ cho Ma hoàng bình suyễn, chỉ khái).

 

2-       Do Phế Táo làm tổn thương tân dịch

Chứng: Trong lỗ mũi khô, họng khô, họng ngứa, ho khan, ho ít đờm, sốt, đầu đau, cơ thể đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, khô, mạch Phù Sác.

Điều trị: Thanh táo, nhuận Phế, sinh tân.

Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang (43) thêm Đương Quy (Bài Thanh Táo Cứu Phế Thang để thanh táo, nhuận Phế, thêm Đương quy để tăng cường tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, nhuận táo).

 

3-       Phế Vị Nhiệt Thịnh, Âm dịch háo

Chứng: Trong lỗ mũi khô, miệng khô, họng khô, thích uống nước lạnh, miệng có mùi hôi, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh tả Phế Vị, sinh tân, nhuận táo.

Dùng bài Thanh Vị Tán (44) thêm Tiên hạc thảo, Thạch hộc, Sa sâm, Mạch môn, Tây thảo, Thạch cao, Hoàng cầm.

(Dùng bài Thanh Vị Tán để thanh tả hỏa ở Vị, thêm Sa sâm, Thạch hộc, Mạch môn để tư dưỡng âm ở Phế Vị; Hoàng cầm thanh nhiệt ở kinh Phế; Tiên hạc thảo, Tây thảo thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, chỉ huyết).

Dùng bài Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (08) Gia Giảm

Hoặc Mộc Thông Tán (21).

 

4-       Phế Tỳ Khí Hư

Chứng: Mũi khô, hơi thở ra có mùi tanh hôi, nước mũi đặc, ăn ít, cơ thể mỏi mệt, môi trắng nhạt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoãn, Nhược.

Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, thăng thanh, nhuận táo.

Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (04) bỏ Sài hồ, thêm Xích thược, Sinh địa, Xuyên khung (Dùng bài Bổ Trung Ích khí, bổ ích khí của Tỳ Vị, bỏ Sài hồ vì sợ làm hại phần âm; Thêm Xích thược, Sinh địa, Xuyên khung để dưỡng huyết, hoạt huyết, nhuận táo).

 

Thuốc Nhỏ:

+ Dùng dầu Mè (Ma du), hòa với ít Băng phiến nhỏ vào mũi, ngày 2 – 3 lần (Trung Y Cương Mục).

 

5-       Phế Thận Âm Hư, Niêm Mạc Mũi Không Được Nuôi Dưỡng

Chứng: Mũi khô, hơi thở ra hôi, họng khô, họng đau, về đêm khó chịu hơn, hai gò má đỏ, tay chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác không lực.

Điều trị: Tư bổ Phế Thận, thanh nhiệt, nhuận táo.

Dùng bài:

Bách Hợp Cố Kim Thang (10) bỏ Bối mẫu, Cam thảo, thêm Tri mẫu, Hoàng bá (Dùng Sinh địa, Thục địa, Hoàng bá, Tri mẫu, Huyền sâm để tư Thận, tả hư hỏa, lợi tỵ khiếu; Bách hợp, Mạch môn, Cát cánh dưỡng Phế âm, trừ nhiệt ở Phế để nhuận tỵ khiếu; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, nhuận táo).

Hoặc Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (16) thêm Huyền sâm, Mạch môn.

CHÂM CỨU TRỊ MŨI KHÔ

+ Do Phế âm suy yếu: Dưỡng âm, nhuận táo, tuyên Phế, thông khiếu.

Châm Liệt khuyết, Phế du, Nghinh hương, Hòa liêu, Hợp cốc, Phong trì, Ấn đường (Liệt khuyết, Phế du bổ ích Phế âm, giúp Phế tăng tác dụng tuyên giáng; Nghinh hương, Hòa liêu để sơ điều kinh khí, thanh tiết Phế nhiệt; Hợp cốc là một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ trị vùng đầu mặt; Phong trì sơ tán phong ở đầu; Ấn đường giảm đau đầu, thông mũi. Phong trì phối Ấn đường có tác dụng tán phong, chỉ thống, thông tỵ khiếu (Trung Y Cương Mục).

 

+ Tỳ Khí hư yếu: Ích khí, kiện Tỳ, tuyên Phế, thông khiếu.

Châm huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Nghinh hương, Hòa liêu, Hợp cốc, Phong trì, Ấn đường (Túc tam lý, Tam âm giao kiện Tỳ, hòa Vị, lợi thấp, trừ trọc; Nghinhhương, Hòa liêu để sơ điều kinh khí, thanh tiết Phế nhiệt; Hợp cốc là một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ trị vùng đầu mặt; Phong trì sơ tán phong ở đầu; Ấn đường giảm đau đầu, thông mũi. Phong trì phối Ấn đường có tác dụng tán phong, chỉ thống, thông tỵ khiếu (Trung Y Cương Mục).

 

NHĨ CHÂM

Chọn dùng Mũi trong, Thần môn, Phế, Dưới đồi (Trung Y Cương Mục).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán