TỴ CAM
Còn gọi là Tỵ Sang, Tỵ Trùng Sang.
Thuộc dạng Nhọt Tiền Đình Viêm Mạn.
Nguyên nhân
+ Đa số do ngoại cảm phong nhiệt.
+ Do mũi bị chảy nước kèm với ngoại tà (nhiệt) làm cho Phế bị nhiệt gây nên.
+ Trẻ nhỏ ăn uống không điều độ, lâu ngày bị giun làm cho Tỳ Vị không điều hòa, vận hóa kém, thấp trọc ứ lại bên trong, thấp nhiệt dồn lên mũi gây nên bệnh.
Triệu chứng: Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Phế Kinh Có Uẩn Nhiệt, Tà Độc Tiết Ra Ngoài
Chứng: Mới phát da vùng đầu mũi sưng, khô, đau, để lâu ngày lở loét, khó khỏi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, Tả Phế, sơ phong, giải độc.
Dùng bài Hoàng Cầm Thang (10) ( Hoàng cầm, Chi tử, Tang bạch bì, Cam thảo để Thanh Phế, tả nhiệt, giải độc; Liên kiều, Bạc hà, Kinh giới huệ sơ phong, tán nhiệt, khứ ngoại tà; Xích thược thanh nhiệt, lương huyết; Mạch môn thanh nhiệt, dưỡng âm; Cát cánh thanh Phế nhiệt, dẫn thuốc đi lên trên).
+ Thương truật, Hoàng liên, Thổ phục linh đều 10g, Bạch chỉ 6g. Sắc uống (Trung Y Cương Mục).
+ Hoàng liên, Hoàng cầm, Xuyên bối mẫu, Sơn chi đều 10g. Sắc uống (Trung YCương Mục).
2- Tỳ Vị Không Điều Hòa, Thấp Nhiệt Uất Chưng
Chứng: Lỗ mũi đau, mầu tím, lâu không khỏi, da vùng bệnh lở loét, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, hòa trung.
Dùng bài Tỳ Giải Thấm Thấp Thang (57) (Hoàng bá, Tỳ giải, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc; Phục linh, Ý dĩ nhân kiện Tỳ, thấm thấp; Đơn bì thanh nhiệt, lương huyết).
Phương thuốc đơn giản:
+ Thần sa, tán nhuyễn, bôi (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Huyền sâm, tán bột, bôi (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Lá Đào non, giã nát, lấy mảnh lụa hoặc vải mỏng bọc lại, nhét vào lỗ mũi (GiaY Trị Nghiệm).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn