10:37 ICT Thứ ba, 14/01/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc

Liên hệ

BẰNG SA 硼 砂

Thứ tư - 02/03/2011 11:14
Bằng sa hay Hàn the là tinh thể vị mặn, hơi nồng, để ngoài không khí khô nước dần thành bột trắng. Nếu đun nóng thì chảy ở 1070, sau đó phồng lên mất dần nước để cho chất hèn the nung.

BẰNG SA   硼  砂

Borax.

 

Xuất xứ: Đại Minh Bản Thảo.

Tên Việt Nam: Bằng sa, Hàn the, Bồn sa.

Tên  khác: Bồn sa (Bản Thảo Cương Mục), Bằng sa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Nam man sa (Hòa Hán Dược Khảo), Nguyệt thạch.Bồng sa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Borax.

Mô tả: Bằng sa hay Hàn the là tinh  thể vị mặn, hơi nồng, để ngoài không khí khô nước dần thành bột trắng. Nếu đun nóng thì chảy ở 1070, sau đó phồng lên mất dần nước để cho chất hèn the nung. Hàn the tan trong Glyxerin, nước nóng ít tan trong nước lạnh, không tan cồn 900. Hàn the là Natri borat hay Tetraborax Natri B407NA, 10H20.

Tác dụng : Giải độc, khử đàm, phá tích (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tính vị: Vị ngọt, cay chát, tính mát, (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Qui kinh: Vào kinh Phế Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chủ trị:

+ Trị Nga khẩu sang, sưng biên đào thể, dùng ngoài để thổi vào nơi đau, bỏng do nóng trộn với các loại cao sinh cơ khác để bôi, nấc nghẹn.

Liều dùng: Uống trong từ 1,5 – 3,5g, dùng ngoài tùy nhu cầu. Có thể dùng trong thuốc hoàn hoặc tể, thuốc sắc song bỏ vào.

Kiêng lỵ: Không nên uống lâu ngày, không có thực chứng hữu dư cấm dùng.

Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Trị hảy máu cam không cầm: Bằng sa 3g uống với nước (Giản Tiện Phương).

+ Trị ho lâu ngày: Bằng sa, Lỗ sa, Phân con thỏ, các vị bằng nhau, tán bột, trộn với mật ong làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 7 viên, dùng 1 phân Cam thảo sống giầm với một chén nước mới múc lên, uống nước cốt uống liên tục từ  mùng 1 đến rằm, lúc canh 5, khi uống không được nói gì (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).

+ Trị lưỡi sưng cứng đờ dùng bột Bằng sa, gừng sống, chấm lên, sát vào (Phổ Tế Phương).

+ Trị sưng đau yết hầu: Bằng sa, Bạch mai, 2 vị bằng nhau, tán bột, làm viên to hạt súng, mỗi lần ngậm một viên cho tan (Phá Quan Đơn - Kinh Nghiệm Phương).

+ Trị sưng đau yết hầu:  Bằng sa, Nha tiêu, 2 vị bằng nhau, tán bột, trộn mật chừng nửa chỉ thuốc, ngậm nuốt (Trực Chỉ Phương).

+ Trị cam ăn răng, sưng cuống họng: Bằng sa tán nhuyễn, thổi, đồng thời xức vào (Tập Giản Phương).

+ Trị trẻ con lở âm phần sưng căng: Bằng sa, tán bột trộn nước bôi vào (Tập Huyền Phương).

+ Tri ăn uống nhằm vật độc: Bằng sa, Cam thảo đều 120g, Chân hương du 1 cân, ngâm trong bình sứ để dành, gặp khi trúng độc, uống 1 chén nhỏ, ngâm lâu chừng nào tốt chừng ấy, trị các chứng ác sang (Đoan Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).

+ Trị thịt dư phồng ra vì rách thịt: Bằng sa (màu vàng) 3g, 1 chút Băng phiến, tán bột, lấy đầu sợi bấc (Đăng thảo) chấm xức vào (Trực Chỉ Phương).

+ Trị yết hầu viêm cấp tính, sưng đau lợi răng, sưng tai giữa cấp mãn tính: Băng bằng tán thổi, sát vào nơi đau (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị yết hầu viêm cấp tính, sưng đau lợi răng, sưng tai giữa cấp mãn tính: Bằng sa, Thạch cao sống, Băng phiến, Hàn thủy thạch, Nhân chỉ giáp, các thứ bằng nhau tán bột thồi nơi đau sưng yết hầu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  

+ Trị hoại tử ở quanh chân răngBằng sa 12g, Nhũ hương, Mộc dược mỗi thứ 15g, Hồng táo, Tự phê, Xuyên liên, Cam thảo mỗi thứ 3g, Thạch đại 6g, Băng phiến 3g rưỡi: Đem Bạch phê đâm vụn, lấy tạo nhục bỏ hạt bọc quanh cho đến khi táo chảy thành than, trộn với các vị thuốc trên đây, sau khi rửa miệng bằng oxy già rồi xức thuốc trên (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  

+ Trị nhiệt ủng trệ, ho đờm không thông, ho do đàm hỏa: Bằng sa, Tang bì, Nhi trà, Tô tử, Cam thảo mỗi thứ 30g. Tán bột, trộn với mật làm thành viên, mỗi viên 6g, sáng tối mỗi lần 1 viên (An Phế Định Thần Hoàn - (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  

Tham khảo:

+ Bằng sa tính thông đờm nhiệt ở thượng tiêu, nó sinh được tân dịch, chữa được chứng hôi miệng, đánh tan màng mộng ở trong mắt lại chữa được chứng ăn vào mửa ra, ói nghẹn tích khối, làm tiêu tan được những khí trệ kết đọng, những chổ thịt da sưng đau, nghẹn nấc hóc sương, ác sang. Đó là vị thuốc trị các chứng bệnh chứng ở răng, môi, miệng, lưỡi (Bản Thảo Cương Mục).

+ Bằng sa có chất hơi cay, khí hơi ấm mà không độc, nhưng xét đến chỗ ứng dụng của nó thì thấy có tính hơi mặn, khí cũng hơi ấm mà thôi, sắc trắng mà chất cũng nhẹ, nó có đặc tính hay giải được các chứng đờm nhiệt ở bộ phận trong phế là thương tiêu, ở hung cách. Vì tính nó cay cho nên hay tản tán, tính đắng nên hay tiết thông, vì tính mặn nên hay làm mềm nhũn, vì thế nó mới làm chủ được mọi thứ thuốc tiêu đờm chữa được ho, hầu tý, phá được chứng hà kết khối (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Ngậm Bằng sa cho chẩy theo nước bọt xuống cổ chữa sưng nghẹn cuống họng, đau cổ họng hay chữa được các chứng đờm nhiệt bí tắc ở hung cách, nhất là khi gặp các trường hợp đã biết là sẽ có những chứng đờm nhiệt phát ra mà dùng nó để chữa thì phòng ngừa được các chứng trên (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+ Bằng sa đặc hiệu chữa đàm nhiệt ở thượng tiêu, nhất là chứng đau trong cổ. Nó có vị mặn làm mềm các chứng cứng nên chữa lao ăn vào mửa ra, nấc nghẹn thường hay dùng (Bách Hợp).

+ Bằng sa cay ngọt hơi mặn khí ấm sắc trắng chất nhẹ công hiệu của nó chuyên trị bệnh ở thượng tiêu, nhất là những chứng đờm nhiệt nên nói rằng: Tính chất của nó chuyên trị được chứng đờm nhiệt trong hung cách. Tóm lại ở thượng tiêu thì không có chứng nào bỏ được Bằng sa, không dùng đến nó mà hay được. Vì chứng nó có thể tiêu được đồ rắn chắc như Kim khí, huống hồ lại không tiêu được đờm tích hay mỡ ngăn trở làm những khối tích tụ hay sao? Nhưng khi dùng nó phải xem xét cái thật mà dùng để điều trị cho hiệu nghiệm, không nên khinh xuất xem thường vàng thau lẫn lộn lá một việc làm đáng tiếc vậy. Nên phải xem thứ nào sản xuất ở Tây phiên thì trắng như phèn chua, sáng sủa, còn thứ nào của Namphiên hơi vàng như nước quả đào, khi dùng nó phải dùng nước sắc Camthảo cho chảy ra rồi dùng lửa nhỏ sao khô để dùng (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Bằng sa mặt có nhiều cành 4-5 cạnh hoặc 8 cạnh mặt như hạt châu. Hoặc 3-4 góc giống như hạt châu màu trắng. Khi ban đêm lúc trời tối nếu đem xát vào nhau nhiều lần thì nó sẽ sẹt ra tia lửa sáng, nếu đem lửa mang đốt hết chất nước ngâm ở trong đó thì sẽ biến ra khô trắng. Vị nó lúc đầu hơi ngọn rồi lơ lớ mặn sau có vị chát mà cay đắng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Bằng sa dùng sống có tác dụng chống lở thối nhiều hơn, loại đã luyện rồi có tác dụng thêm là thâu thấp, là thuốc dược hay trị bệnh trong bệnh yết hầu (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán