22:56 ICT Thứ sáu, 06/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc

Liên hệ

CÔN BỐ 昆 布

Thứ tư - 02/03/2011 19:00
Loài rong biển sống lâu năm, có cuống tảo, hay ‘thân’ và ‘rễ’ già để bám vào đá dài 24m, rộng 20- 30cm màu xanh lục, mềm trơn, giữa sống dày

CÔN BỐ   昆 布

Laminaria japonica Areschoug.

Xuất xứ: Biệt Lục.

Tên Việt Nam: Rong côn bố.

Tên khác: Luân (Nhĩ Nhã), Luân bố (Ngô Phổ Bản Thảo), Hải đới (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Laminaria japonica Areschoug.

Họ khoa học: Laminariaceae.

Tên gọi: Hình dài như tấm vải (Côn: cùng, bố : vải) nên gọi là Côn bố.

Mô tả: Loài rong biển sống lâu năm, có cuống tảo, hay ‘thân’ và ‘rễ’ già để bám vào đá dài 24m, rộng 20- 30cm màu xanh lục, mềm trơn, giữa sống dày, ngoài mép mỏng, queo cong lượn sóng, có 2 dường mạch chạy dọc giữa ‘lá’ ‘thân’ hình trụ ngắn. Cuối mùa hè trên tản xuất hiện những ô tử nang màu sẫm.

Phân biệt: Ngoài cây trên ra, Trung Quốc còn dùng toàn cây khô của Nga chưởng thái (Ecklonia kyrome Oskam) thuộc họ Alariaceae, hoặc một loại tảo Undaria pinnatifida Harvsuring, thuộc họ Alariaceae. Việt Nam có loại Tảo Lamiaria flexicaulis nhưng chưa thấy khai thác để dùng.

Địa lý: Loại tảo này thường có ở Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến, Trung Quốc, Việt Nam  còn phải nhập.

Thu hái: Vào mùa hè thu vớt Côn bố ở biển, lên bờ rửa sạch bớt nước mặn và tạp chất rồi phơi khô cuộn từng cuộn hay từng bó.

Phần dùng làm thuốc: Toàn cây.

Mô tả dược liệu: Côn bố dùng toàn cây khô dạng phiến sợi nhăn teo nhiều vỡ vụn màu đen màu đen nâu, chất  mỏng dòn, có mùi tanh đặc biệt của loài rong biển.

Bào chế: Khi dùng Côn bố, nên lấy nước chảy phía đông nấu từ trưa đến nửa đêm để cho ra hết chất mặn đi rồi phơi hoặc sậy khô cất dùng (Lôi Công bào chế Dược Tính Luận).

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Tính vị: Vị mặn, hoạt, tính lạnh, không độc.

Quy kinh: Vào kinh Can, Thận, Vị.

Tác dụng : Thanh nhiệt hóa đờm , nhuyển kiên tán kết.

Chủ trị:

+   Trị bướu cổ, tràng nhạc, thoát vị, trưng hà.

Liều dùng: Dùng 8 – 9g.

Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư hàn nên Thận trọng.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+   Dưới cổ sưng đột ngột như cái túi lớn lần dùng Côn bố, Hải tảo, bằng nhau tán bột trộn với mật viên bằng hạt đậu phụng, ngậm luôn (Ngoại Đài Bí Yếu).

+   Trị bướu cổ lồi cứng, dùng Côn bố 30g rửa cho hết mặn phơi khô tán bột, mỗi lần uống 3g bọc trong túi vải dầm trong giấm rượu, khi dùng ngậm nuốt, ngậm luôn, hết thì thay, bài này có thể trị được các chứng bướu cổ (Thánh Huệ Phương).

+   Côn bố nấu canh ăn trị bàng quang kết khí, nguy cấp cần làm cho hạ khí xuống, dùng Côn bố 1 cân, ngâm với nước vo gạo 1 đêm để bớt mặn, xong lấy 1 đấu nước nấu chín cắt nhỏ bỏ vào 1 nắm Thông bạch cắt nhỏ ra nấu bấy, gia muối tiêu vào ăn, nên ăn thường, cơm nấu thật khô cố ý cho hạ khí xuống. Vị Hải tảo cũng có thể dùng theo pháp trên (Phổ Tế Phương).

+   Trị sưng tuyến giáp trạng: Côn bố, Thông thảo, Hải cáp, Hải tảo, mỗi thứ 9g, Dương yếm 60g (xắt lát, sấy khô), tán bột trộn mật làm viên. Mỗi thứ 9g, ngày 2 lần (Côn Bố Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

+   Trị sưng hạch cổCôn bố, Hải tảo, Phục linh mỗi thứ 9g, Xuyên sơn giáp 1,15g. Toàn yết 3g, Long đởm thảo 9g, Đương quy 9g, Đào nhân 6g. Tán bột làm viên mỗi lần uống 6g, ngày 2 lầ (Hải Long Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

+   Trị sưng hạch cổ: Côn bố, Huyên sâm mỗi thứ 9g, Mẫu lệ 15g, Cương tàm 1,15g, Hạ khô thảo 15g, tán bột mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần, sắc uống với Miêu trảo thảo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

2- Ngoài ra, vị này thường dùng với Hải tảo để trị phù thủng, thoát vị.

Tham khảo:

. Côn bố phá được những chứng tích tủ tắn chắc rất thần hiệu (Thiên Kim Dược Luận).

. Côn bố chữa được chứng âm sang sưng độc, dùng nó ngậm nuốt dần (Bản Thảo Thập Di).

. Côn bố tính lợi được thủy đạo, chữa chứng mắt tự nhiên húp bự, ác sung, nhọt rò (Bản Thảo Cầu Chân).

. Côn bố bẩm thụ được chính khí của đất nước mà sinh sống nên vị của nó mặn, lạnh nhưng không độc. Vì vị mặn này có thể làm cho mềm được những chỗ kết tụ rắn chắc đi, vả lại tính nó hay nhuận hạ, cũng vì khí lạnh nên trừ được nhiệt tán được kết, trị 12 chứng phù thủng, bướu, kết khí, đờm  hạch, nhọt rò (Bản Thảo Đồ Kinh).

. Chứng bướu cổ kết lại rắn chắc như đá, nếu không có Côn bố thì khó chữa tan được. Vì nhờ tính mặn nên mới làm mềm được, thực là có công đầu vậy (Dụng Dược Pháp Tượng).

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán