18:53 ICT Chủ nhật, 08/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc

Liên hệ

CỐT TOÁI BỔ 骨 碎 補

Thứ tư - 02/03/2011 18:57
Cây thảo sống lâu năm thường bám trên các cây to hoặc các hốc đá, đám rêu. Thân rễ dầy, mẫm, mọng nước, phủ nhiều lông màu vàng nâu.

CỐT TOÁI BỔ    骨 碎 補

Drynaria bonii Christ.

Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo.

Tên Việt Nam: Bổ cốt toái, cây Tổ phượng, Tổ rồng, Tổ điều, Tắc kè đá, Ráng đuôi phụng.

Tên khác: Hồ tôn khương (Cương Mục Thập Di) Thạch mao khương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo),  Thạch am lư (Bản Thảo Cương Mục), Mao khương, Tiên mao khương, Thân khương, Hầu khương.

Tên khoa họcDrynaria bonii Christ. (Polypodium forunei O Kuntze).

Họ khoa học: Polypodiaceae.

Tên gọi:

. (Hầu: Khỉ, Khương: Gừng)  Rễ hình củ Gừng có lông như lông Khỉ nên gọi là Hầu khương.

. Có thể liền được đập xương, nối liền gân cốt nên gọi là Bổ cốt toái.

Lịch sử: Ngày xưa Đường minh vương dùng để chữa chứng chân thương gảy xương rất hiệu nghiệm, trong những trường hợp dập xương cốt, nên mới đặt tên như vậy.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm thường bám trên các cây to hoặc các hốc đá, đám rêu. Thân rễ dầy, mẫm, mọng nước, phủ nhiều lông màu vàng nâu. Có 2 loại lá, lá không sinh sản, không cuống, hình trứng, màu vàng nâu, mép khía răng sâu phủ kín thân rễ, lá sinh sản, có cuống dài hình lông chim xẻ thùy sâu, màu xanh, mang các túi bào tử không có áo túi, xếp thành hàng đều đặn ở hai bên gân chính.

Địa lý: Mọc hoang khắp núi, đá, trên cây cổ thụ hay suối ở nước ta.

Thu hái: Thu hái quanh năm, nhưng thường vào mùa thu.

Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (thường gọi là củ).

Mô tả dược liệu: Thân rễ, Cốt toái bổ hình viên trụ dẹt không đều, dài khoảng 3-6mm, rộng khoảng 6- 9mm, bên ngoài phủ khít lá vảy hình mũi mác, màu đỏ nâu hoặc màu nâu, có vết lá rụng gốc tàn, mặt bẻ ngang màu vàng trắng, mọc tỏa bó xơ dạng chấm, chất cứng nhe,ï khó bẻ. Không mù,i vị nhạt, hơi chát.

Bào chế:

. Rửa sạch bỏ lá phơi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên rễ hoặc đồ chín, phơi khô cất dùng.

. Khi dùng lấy dao bằng đồng cạo lông vàng đỏ, xắt lát nhỏ, tẩm mật chưng một đêm rồi phơi khô dùng, nếu dùng gấp thì sậy khô không chưng cũng được (Lôi Công).

Tính vị: Vị đắng, tính ấm.

Quy kinh: Vào kinh, Can, Thận.

Tác dụng:  Bổ Thận, cứng răng, đồng thời có tác dụng   hoạt huyết hành ứ, chỉ huyết, chỉ thống.

Chủ trị:

+   Trị tổn thương do gãy xương, đau nhức gân cốt lưng, gối,  Thận hư, ù tai.

Liều dùng: Dùng từ 9-15g.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+   Sâu ăn răng, dùng Bổ cốt toái, Nhũ hương, 2 vị bằng nhau tán bột trộn hồ làm viên nhét trong lỗ chân răng (Kim Châm Hoàn - Thánh Tế Tổng Lục).

+   Ù tai, điếc tai, dùng Bổ cốt toái vót cho nhỏ đút vào lỗ tai, xông hơi nóng của lửa cho nóng đút vào lỗ tai (Bản Thảo Đồ Kinh).

+   Rụng tóc sau khi bệnh, dùng Hồ tôn khương sắc với nhánh non cây Tường vi xức vào đầu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+   Xuất huyết ở ruột, dùng Hồ tôn khương 15g đốt tồn tính uống với rượu hoặc nước cơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+   Hái tươi bỏ lông lá, lấy lá nướng mềm rồi đắp lên vết đau trị bong gân tụ máu, hở xương không dùng, thay băng nhiều lần trong ngày. Nếu không có đủ cốt toái thì lấy bả củ trộn nước băng lại thường dưới 1 tuần là đỡ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+   Đau răng do hư khí xung lên, nhức răng ra máu, có khi đau ngứa, dùng Cốt toái bổ 60g, lấy dao đồng cạo vỏ, xắt lát, bỏ vào nồi rang đen với lửa nhỏ, tán bột, rồi xức vào chỗ đau răng, ngậm lâu rồi nhổ ra cũng được hoặc nuốt. Phương này không những trị đau răng mà có thể làm cứng xương chắc răng nữa, ích tinh tủy, khử độc khí đau nhức trong xương răng lung lay, xức nhiều lần thì chắc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+   Trị nhức răng do Thận hư dương phù lên trên, chảy máu răng, răng lung lay:  Cốt toái bổ, đâm nhỏ sao đen tán bột xức vào răng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

+   Trị nhức răng do Thận hư dương phù lên trên, chảy máu răng, răng lung lay: Thục địa 12g, Sơn dương, Sơn thù nhục, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, mỗi thứ 9g, Tế tân 6 phân, Cốt toái  bổ 12g, sắc uống (Gia Vị Địa Hoàng Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

+   Trị chấn thương do té ngã, gãy xương: Bổ cốt toái, Sinh bá diệp, Tạo giác (sống) các vị bằng nhau. Tán bột mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần với nước, hoặc khuấy với hồ bó vào (Tẩu Mã Tán - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

Tham khảo:  Cốt toái bổ hay mọc ở chỗ râm mát, cho nên âm khí nhiều hơn. Vua Minh Hoàng đời Đường thấy nó chữa gãy xương, có công hiệu cho nên đặt tên là Cốt toái (xương bị vỡ nát). Ngày xưa, Ngụy Thái sử bị tiêu chảy lâu sắp nguy, dùng thuốc gì cũng không khỏi, dùng Cốt toái cho vào trong cật heo nướng chín ăn thì khỏi, đó là hiệu quả của nó chữa chứng Thận tiết (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Phân biệt:

. Ngoài ra, người ta còn dùng cả thân rễ cây Drynaria bonii Christ với cùng công dụng như cây trên. Về hình thái cây này gần giống như cây trên, chỉ khác một số chi tiết sau: Các túi bao tử xếp lộn xộn khắp dưới mặt lá- Lá không sinh sản có mép lá uốn lượn nông.

. Cần phân biệt với cây Tô phượng (Aglaomorpha corocons Cop, hoặc Rseudo drynaria coronans Ching) rất giống cây Cốt toái bổ, cũng là loại cây mọc bám ở các vách đá hoặc trên các cây to, cần chú ý phân biệt khi thu hái. Cây này chỉ có 1 loại lá mọc sát gốc, phía trên chia thùy không đều, phía gốc phình to, các túi bào tử nhỏ phân bố đều đặn thành một hàng ở khe các gân phụ, thân rễ ngắn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán