ĐỊA HOÀNG 地 黃
Rehmannia glutinosa Libosch.
Xuất xứ: Bản Kinh.
Tên Việt Nam: Đinh địa, Sinh địa hoàng, Can địa hoàng.
Tên khác: Đại sinh địa, Can địa hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Đỉnh sinh-đại, Sinh-địa hoàng, Nguyên sinh - địa, Sao sinh-địa, Sinh địa thán (Xử Phương Danh). Hộ. Khỉ, Đại tủy (Bản kinh), Dương tinh, Thâm thâm nãi, Bà bà nãi, Ngưu nãi tử, Hoàn nguyên đại phẩm, Sa hoạt, Ba địa tinh (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học: Rehmannia glutinosa Libosch. (Rehmannia chinensis Fich. Et Mey, Rehmannia glutinosa Libosch var, Huaichinensis Chao Et Schih).
Họ khoa học: Scrophulariceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, toàn thân cây có phủ một lớp lông trắng mềm. Thuộc cây rễ củ, mỗi cây có 5-7 củ, củ có cuống dìa, vỏ củ màu đỏ nhạt. Cây cao 20-30cm. Lá thường mọc túm dưới gốc cây. Lá mọc đối ở các đốt thân. Lá hình trứng lộn ngược đến hình bầu dục dài, đuôi lá tù, mép lá có răng cưa tù không đều nhau, lá có nhiều nếp nhăn, lá dưới gốc dài hẹp. Hoa tự mọc thành chùm trên ngọn thân cây, đài hình chuông, bên trên nứt thành 5 cánh, tràng hình ống hơi uốn cong, đầu khía 5 cánh, giống hình môi, mặt ngoài màu đỏ tím, mặt trong màu vàng có vân tím. Nhị cái 1, nhị đực 2. Quả bế đôi, hình tròn trứng, cánh đài bao úp. Nhiều hạt, hình trứng bé nhỏ, màu nâu nhạt.
Địa lý: Sinh địa chủ yếu sản xuất ở các huyện Ôn huyện, Vũ trắc, Mạnh huyện, Bắc ái, Tẩm dương (tức phủ Hoài khánh ngày xưa) cho nên người ta gọi là Sinh địa Hoài. Hiện nay đã di thực thành công vào Việt Nam, đang phát triển trồng ở khắp nơi trong một số địa phương. Khả năng sinh trưởng của Sinh địa tương đối yếu, chỉ thích nghi với điều kiện khí hậu ôn hòa, đủ ánh sáng, thoát nước tốt, đất sâu, màu mỡ, tươi xốp, cây Sinh địa trồng trên các vùng đất đai thuộc khí hậu như thế thì vỏ củ mịn, chất lượng củ cao. Sinh địa trồng ở nơi râm bóng hoặc đất thịt (sét) cây sẽ phát triển kém, vì đất quá dính quá cứng, phần cây trên mặt đất sẽ không thể mọc tốt được và củ dễ thành hình tròn dẹt hoặc hình thù kỳ quái chất lượng kém.
Thu hái, sơ chế: Mỗi năm thu hoạch củ 2 vụ vào các tháng 2-3 và 8-9. Đào củ ngày trời nắng ráo, vì gặp mưa sẽ dễ bị thối. Khoảng thời gian từ lúc đào cho tới khi sấy hoặc phơi khô tránh làm xây sát. Củ nào xây sát phải bỏ riêng nếu không dễ bị thối.
Phần dùng làm thuốc: Rễ củ (Rehmanniae Radix).
Mô tả dược liệu:
1- Củ Sinh địa tươi (Tiên địa hoàng) hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy, mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vòng thắt lại chia củ thành từng khoang. Trên các vòng có vết của mầm, đôi khi có những bì khổng chạy ngang.
2- Củ Sinh địa sấy khô và (Can địa hoàng) Thân rễ cong queo, dìa 4-12cm, rộng 1- 4cm. Mặt ngoài màu nâu sẫm, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm vỏ màu đen hay nâu tro cắt ngang, thịt đen hay nâu sẫm có chất mật dính. Mùi thơm vị hơi ngọt, sau đắng nhẹ. Loại lớn mỗi cân được 16-30 củ, loại nhỏ 40-60 củ, là được.
3- Tránh nhầm lẫn Sinh địa với Thục địa, Thục địa là rễ củ Sinh địa đã được chế biến có màu đen nhánh, dẻo.
4- Phân biệt với cây Dương địa hoàng
Loài Địa hoàng Hoài Khánh đã có lịch sử gieo trồng lâu đời ở Hà Nam, cho nên đã lựa chọn được giống tốt. Hơn 40 năm trước đây ở Kim trạng nguyên đã bồi dục thành loài có sản lượng cao, da mịn (vỏ củ mịn) màu vàng, diện tích gieo trồng khá lớn. Những giống Địa hoàng xấu thời kỳ đầu cây chỉ mọc lá, sau đó mới ra củ, bị sâu bệnh nghiêm trọng. Loại giống tốt (Trạng Nguyên, Hoài Khánh) lá và củ đồng thời phát triển cùng một thời gian, củ hình cầu, sản lượng từng cây tương đối cao, cây bé nhỏ có thể trồng dầy để nâng cao sản lượng. Lá của loài này ít nước lá khác dày, sức chống đỡ sâu bệnh khỏe, sức chống úng cũng khỏe.
Bào chế:
1- Trần Tạng Khí ghi rằng: ‘Vị Can địa hoàng trong sách Bản Kinh không nói tới khô sống (sinh can) và khô chưng (chưng can) về sau các nhà y học lại phân chia ra làm 2 loại riêng biệt. Khô chưng có tác dụng ôn bổ, khô sống có tác dụng bình tuyên. Cứ theo phép ấy mà dùng. ‘Lý Thời Trân nói rằng’: Sách Bản Kinh nói tới vị Can Địa hoàng tức là nói tới vị Sinh địa hoàng khô. Bằng phương pháp bào chế như sau, lấy 100kg Sinh địa tươi, chọn riêng củ lớn mập độ 6kg (cứ 600gr mà được 4-6 củ là loại tốt) rửa sạch phơi nắng cho se vỏ lại, còn 4 kg loại nhỏ vụn thì cũng rửa cho sạch bỏ vào cối giã nhuyễn, xong đổ vào 300ml rượu đế, lại giã tiếp, vắt lấy Việt Namåm vào 6kg Sinh địa trên, rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng Sinh địa thì ủ một ngày, dùng dao bằng đồng xắt nhỏ phơi khô.
2- Một phương pháp bào chế khác, qua 3 giai đoạn:
a- Sấy: Sau khi đào rễ củ về lựa loại không bị sây xát, không rửa nước, chọn riêng thành 4 loại lớn nhỏ khác nhau, rải riêng từng loại cho vào lò sấy, loại lớn để dưới, loại nhỏ để trên, ngày đầy sấy lửa nhẹ 35-400 để cho se vỏ ngoài, ngày thứ 2 và những ngày sau giữ nhiệt độ 50-600, phải trăn chở luôn để khô cho đều, trong 6-7 ngày, thấy củ nào mềm dẻo, bóp mềm khi thịt đen thì để ra ngoài, củ nào còn rắn cứng thì sấy tiếp cho tới khi mềm mới thôi.
b- Ủ: Sau khi có loại củ đã mềm rồi, rải mỏng ra sàn nơi thoáng gió khô ráo trong 5-6 ngày, rồi xếp lại, lấy bao bố ủ lên. Hai ngày sau mở ra xem, thấy vỏ ngoài ngả màu xám, có lên mốc meo trắng ngoài vọ, bẻ ra, bên trong có tiết ra một chất nhựa đen huyến, lấy thử vài củ vò giữa 2 ngón tay thấy mềm như chuối chín là được.
c- Sấy: Sau khi ủ được rồi, tới khâu sấy lại lần nữa ở nhiệt độ 40-500 cho tới khi vỏ ngoài khô độ 80% là đạt.
Sinh địa khô xám đen, thịt đen giữa củ hơi nâu vàng là tốt.
3- Ở những nơi thu hoạch đại trà, thì quy mô hơn. Sau khi thu hoạch về, họ chế biến ngay, nếu không, thời gian chất đống quá lâu, củ sẽ dễ bị thối. Người ta chế biến bằng 2 cách: Sấy khô và phơi khô. Đại hoàng phơi khô thì ít dầu, nhẹ cân cho nên ít dùng.
Lò sấy xây thành phòng có giàn: Nếu 2 lò gần sát nách nhau thì mỗi lò phải có riêng một cửa đun, cửa lấy ra, cửa thông nhau. Lò dài 1,8m, rộng 1,2m, cao 1,2m tường dày 13-17cm. Cửa đun xây cao 25cm, rộng 23cm, xây ngang giữa tường, trong lò xây 1 hàng gạch đứng nghiêng, trên đậy 2 lượt gạch. Trát mạch không cho lửa bốc lên, và làm cho nhiệt trơn đều, sức nóng trong lò giống nhau. Chỗ cao 1m, trong lò có gác 4-5 đòn ngang, trên có lót giàn, giàn để đổ củ lên để sấy.
Lúc ấy trước tiên phải tắt lửa, bên trên thì đổ củ vào giàn sấy, dàn đều củ, dầy độ 33cm, sau đó nhóm lửa. Sấy độ 1-1,5 ngày trở một lần, về sau thì mỗi ngày trở hai lần. Lúc trở có thể nhặt những củ đã khô. Củ địa hoàng sau khi khô thì mềm nhũn ra; nếu chỉ thấy mềm mà bên trong có lõi cứng thì cần phải sấy tiếp tục cɨo thật khô mềm hết.
Khi sấy chú ý sấy bằng than không có khói. Lúc sấy cần chú ý không để ảnh hưởng tới chất lượng, lúc bắt đầu mới sấy có thể cho to lửa, nói chung 650, hai ngày sau thì giữ ở mức 600. Lúc sắp về cuối thì giữ độ nóng trong lò độ 500. Nếu lửa quá bé thì nước đường sẽ chảy ra, chất lượng kém.
4- Trở lên đó gọi là phương pháp chế Sinh địa hay còn gọi là Can đại hoàng. Còn phương pháp bào chế Thục địa (Xem: Thục Địa).
Cách thử: Bỏ củ Sinh địa vào nước mà thử, củ nào nổi trên mặt nước gọi là Thiên hoàng, củ nào nổi lưng chừng gọi là Nhân hoàng, cả hai loại này không dùng làm và Thiên hoàng bỏ đi thì phí, người ta thường nấu thành nước đặt tẩm vào Thục địa thì càng tốt.
Tính vị: Vị ngọt đắng. Tính lạnh.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Thận, Tiểu trường.
Tác dụng:
1- Can địa hoàng: Tư âm dưỡng huyết.
2- Tiên địa hoàng (Địa hoàng tươi): Thanh nhiệt, lương huyết.
Chủ trị:
1- Can địa hoàng: Trị huyết hư phát sốt, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai.
2- Sinh địa hoàng: Trị thương hàn ôn độc, ôn chẩn, sưng đau loét họng thanh quản, huyết nhiệt gầy gò, thiếu tân dịch, mửa ra máu, chảy máu cam, xuống huyết, băng huyết.
Liều dùng:
1- Sinh địa hoàng 9-15g.
2- Tiên địa hoàng 30-90g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, thấp nhiệt, Tỳ Vị trung hư, đại tiện hư lỏng hoặc tiêu chảy cấm dùng. Ghét bối mẫu, sợ Vô di, Tỏi, Hành, La bặc, các loại huyết. Kỵ đồ bằng kim loại, đống, thiếc. Được rượu, Mạch môn đông lại càng tốt. Tẩm nước gừng sống mà sao thì nó khỏi trì trệ, nê bụng.
Bảo quản: Nếu dùng để bào chế ngay thành Thục địa thì không bảo quản, nếu muốn để dành lâu phải bảo quản bằng cách lấy đất phù sa hay đất sét khô tán mịn nhỏ, rây qua, đổ vào nong rồi cho các củ Sinh địa vào lăn cho đều bóp nắn cho tròn củ, đừng để dìa dễ gẫy. Cho vào thùng đậy thật kín.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Sán khi do hàn đau thắt qua lại mãi, dùng 1 con gà đen làm thịt, lấy Sinh địa hoàng 7 cân xắt nhỏ bỏ trong nồi chưng cách thủy, dưới để cái nồi hứng lấy nước cốt, sáng mai uống sớm, đến trưa hết nước lấy xuống nghiền như cháo mà ăn (Trửu Hậu Phương).
+ Đàn ông đàn bà suy nhược hư tổn sau khi bệnh nặng, sau khi bị lao, cơ thể trầm trệ, đau xương mỏi chắt thở thiếu khí, bụng dưới co đau, lưng thắt lưng đau cứng, họng khô môi ráo, ăn uống không biết mùi vị, thích nằm, lâu ngày chày tháng ốm o gầy mòn. Dùng Sinh địa hoàng 2 cân, Miến 1 cân quyết nhuyễn sao khô tán bột, uống với rượu lúc đói lần một muỗng cà phê, ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Sáng mắt ích tinh: Dùng Can địa hoàng, Cam cúc hoa, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Bạch tật lê, các vị sắc uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Đỏ sưng mắt đau nhức, dùng Hoàng liên, Liên liều, Bạc hà, Cam thảo, Cam cúc hoa, Mộc thông các vị bằng nhau sắc uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Kinh nguyệt lai rai không dứt, dùng nước cốt Sinh địa hoàng, mỗi lần uống 1 chén, sắc với 1 chén rượu ngày uống 2 lần (Thiên Kim Phương).
+ Kinh nguyệt sớm, dùng Can địa hoàng, Thanh hao, Địa cốt bì, Mạch môn đông, Bạch thược, Sơn thù, Tỳ bà diệp các vị bằng nhau sắc uống (Thiên Kim Phương).
+ Động thai dùng Sinh địa hoàng giã nát vắt lấy nước sắc thật sôi cho vào 1 cái trứng gà (lòng trắng) khuấy đều uống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị tâm nhiệt nôn ra máu, chảy máu cam mạch Hồng Sác, dùng nước sôi cốt Sinh địa nửa thăng sắc còn 1 chén lớn, bỏ vào bột Đại hoàng, 30g nấu cho thành cao làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, uống với nước nóng lần 5-10 viên (Thánh Huệ Phương).
+ Nôn ra máu, đi cầu ra máu, dùng nước cốt Địa hoàng 6 chén bỏ vào ấm đồng sắc, xong bỏ Ngưu bì giao 30g vào hoà tan, bỏ thêm 2 chung nước cốt gừng chia làm 3 lần uống hoặc chuyển đi cầu cũng không sao (Thánh Huệ Phương).
+ Trị tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, tai mũi ra máu, dùng Sinh địa hoàng giã nát ép lấy nước nửa thăng, nước cốt gừng sống nửa chén, một chén mật ong trộn uống (Thánh Huệ Phương).
+ Tiểu tiện ra huyết lai rai, dùng nước cốt Sinh địa hoàng, nước cốt lá Xa tiền, mỗi thứ 3 chén trộn lại sắc uống (Thánh Huệ Phương).
+ Làm chặt răng, đen tóc, đau răng, rụng răng, sinh tân dịch, công hiệu rất cao: Địa hoàng 5 cân, bỏ vào nồi bằng gỗ Liễu, lấy đất trét kín miệng nắp, chưng cách thủy rồi phơi khô, làm như vậy 3 lần, xong làm thành bánh nhỏ, mỗi lần ngậm nuốt 1 viên (Ngự Dược Viên Phương).
+ Làm chặt răng, đen tóc, đau răng, rụng răng, sinh tân dịch, công hiệu rất cao’Ô tu’ (làm cho râu đen), dùng Can địa hoàng, Hà thủ ô, Tang thầm, Cam cúc, ruột cá Chuối (Lễ ngư trường), Thục tiêu, các vị bằng nhau, tán bột, uống (Ngự Dược Viên Phương).
+ Kích thích mọc răng: dùng Can đại hoàng, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Nhâm nhũ phấn, Bạch phục linh, các vị bằng nhau tán bột sắc uống (Ngự Dược Viên Phương).
+ Hư lao mệt mỏi, bại hoại, dùng Đại hoàng 1 thạch (50kg), nấu lấy nước cốt, khuấy đều với 3 đấu rượu, sắc uống hằng ngày (Bí Hiệu Phương).
+ Tâm hư hồi hộp, hay quên, dùng Can địa hoàng, Nhân sâm, Viễn chỉ, Mạch môn, Toan táo nhân, Bá tử nhân, Phục thần, Cam thảo, các vị bằng nhau sắc uống (Bí Hiệu Phương).
+ Ra mồ hôi trộm lâu ngày không khỏi, dùng Can địa hoàøng, Hoàng kỳ, Hoàng liên, Hoàng bá, Toan táo nhân, Ngũ vị tử, Bạch thược, Mạch môn, Long nhãn, Mẫu lệ phấn, các vị bằng nhau tán bột hoặc sắc uống (Bí Hiệu Phương).
+ Ho nôn ra máu, ho lao, nóng âm ỉ trong xương, sốt về chiều: Sinh địa giã nát, ép lấy nưuớc cốt 3 chén. Nấu cháo trắng, khi chín, đổ nước Sinh địa vào khuấy đều, ăn lúc đói (Thực Y Tâm Kinh Phương).
+ Trị lao phổi ho nôn ra máu, hoặc trên lưỡi có những lỗ nhỏ chảy máu, dùng Sinh địa hoàng 8 lượng giã nát vắt lấy nước cốt sắc với 5 chén nước tiểu Trẻ nhỏ , song bỏ Lộc giác giao sao nghiền 30g, chia ra 3 lần uống (Thực Y Tâm Kinh Phương).
+ Mũi xuất huyết, chảy máu cam, dùng Can đại hoàng, Địa long, Bạc hà các vị bằng nhau tán bột uống với nước lạnh (Tôn Triệu, Bí Bảo Phương).
+ Trị thấp nhiệt ở huyết phận, dùng Can địa hoàng, Kim ngân hoa, Cam thảo, Kinh giới tuệ, Nhân sâm, Liên kiều, Hoàng bá, Địa du, Bạch chỉ, Mộc thông, các vị bằng nhau. Hễ các chứng mủ, lở đau sắc uống có hiệu quả (Tôn Triệu, Bí Bảo Phương).
+ Nôn ra huyết không dứt, dùng nước cốt Sinh địa hoàng 1 tô 2 chén, Bạch giao hương (A giao) 60g, đựng trong nồi sành chưng cách thủy cho tan, trộn đều rồi uống (Mai Sư Phương).
+ Trẻ nhỏ sơ sinh đi cầu ra máu, Trẻ nhỏ sơ sinh 7-8 ngày đi cầu ra máu ấy là nhiệt tuyền tâm phế không thể uống thuốc mát, dùng nước cốt Sinh địa hoàng 7-8 muỗng , nửa muỗng rượu, nửa muỗng mật ong trộn lại cho uống (Toàn Ấu Tâm Kính Phương).
+ Đàn bà phát sốt sinh ra bệnh lao, gầy gò ăn ít, kinh nguyệt không đều, dùng Can địa hoàng 1 cân tán bột, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 50 viên với rượu (Bảo Khánh Thập Phương).
+ Dưỡng thai, làm cho thai mạnh: Can địa hoàng, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, A giao, Lộc giác giao các vị bằng nhau sắc uống (Bảo Khánh Thập Phương).
+ Kinh nguyệt không đều, dùng Can địa hoàng, Thược dược, Đương quy, Xuyên khung, A giao, Ngải diệp, Hương phụ, các vị bằng nhau sắc uống (Bảo Khánh Thập Phương).
+ Động thai xuống huyết dùng Can địa hoàng, Trử ma căn giã nát ép lấy nước cốt 1 chén, uống với 9g bột Sa nhân (Bảo Khánh Thập Phương).
+ Động thai ra máu, đau thắt lưng: dùng Can địa hoàng, Sa nhân, sắc uống (Tất Hiệu Phương).
+ Nhau không ra, nước cốt Sinh địa hoàng 1 thăng hòa 3 chén giấm sắc uống, chia nhiều lần uống (Tất Hiệu Phương).
+ Huyết hư phát sốt sau khi sinh: Can địa hoàng, Đương quy, Xuyên khung, Bồ hoàng, Hắc đậu, Bào khương (sao) Trạch lam, Ích mẫu thảo, Ngưu tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Lộc giác giao, các vị bằng nhau sắc uống (Tế Sinh Phương).
+ Trị sản hậu sau khi sinh, hai bên sườn không nhúc nhích được nữa: Sinh địa hoàng 150g vắt lấy nước, Sinh khương 150g vắt lấy nước, trộn lại để một đêm, ngày hômsau lấy Địa hoàng và Sinh khương ra, sao vàng rồi tẩm nước cốt ấy, để khô, sấy, tán bột, mỗi lần uống một muỗng với rượu (Giao Gia Tán - Tế Sinh Phương).
+ Sau khi sinh sản dịch xuống không dứt: Can địa hoàng đâm vụn uống 3g với rượu nóng trước khi ăn liên tục 3 lần (Đoan Trúc Đường Phương).
+ Trẻ em sưng cơ quan sinh dục, dùng ‘Thông tiêu thang’ rửa còn đang ấm. Trộn bột Địa hoàng với nước miếng, đắp vào, nếu cả hai dịch hoàn đều sưng nóng thì dùng lòng trắng trứng gà trộn với bột Sinh địa hoặc thêm một ít Mẫu lệ càng hay (Thế Y Đắc Hiệu).
+ Trẻ em bị ký sinh trùng trong ruột bụng căng làm kiết lỵ, dùng nước cốt Sinh địa 1 ù 1 thăng 2 chén chia làm 3-4 lần uống (Tử mẫu bí lục).
+ Đàn bà đau dạ con, dùng Can địa hoàng, Nhục quế, Nhũ hương, Một dược, Ngũ linh chi, mùa hè thì giảm bớt Quế đi. Sắc uống (Tử mẫu bí lục).
+ Ích tinh cho đàn ông, dùng Can địa hoàng, Sa uyển tật lê, Nhục thung dung, Lộc nhung, Sơn thù du, Ngũ vị tử, mỗi thứ bằng nhau sắc uống hoặc tán bột uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Uống nhiều làm cho người có con, dùng Can địa hoàng, Thanh hao tử, Miết giáp, Ngân sài hồ, Sa sâm, Thiên môn đông, Mạch môn đông, Hoàng bá, Cam thảo, Địa cốt bì, Mẫu đơn bì, Bạch thược dược, Ngưu tất, mỗi thứ bằng nhau, sắc uống hoặc tán bột uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bổ ích khí lực, tăng sức dẻo dai: Can địa hoàng, Mạch môn đông, Nhân sâm, Ngũ vị tử, Ngưu tất, các vị bằng nhau ngâm rượu uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị hư lao phát sốt, hoặc suyễn hoặc ho, mạch Sác mà yếu: Sinh địa hoàng 15g, Thiên môn đông 12g, Huyền sâm 12g, Sơn dược 30g, Sâm tu (râu sâm) 3g, Cam thảo 6g, Đại giả thạch 6g, Ngưu bàng tử 9g. Sắc uống (Lễ Tuyền Ẩm - Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bạch hầu, phát sốt, khát nước: Sinh địa hoàng 12g, Huyền sâm, Mạch môn mỗi thứ 9g, Sinh cam thảo 6g. Sắc uống (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị chảy máu cam:Tiên đại hoàng 30g sắc uống (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trĩ sưng đau ra máu: Tiên sinh địa 30g, Đương quy vĩ 6g, Xích thược 9g, Hoàng liên 6g, Chỉ xác 6g, Hoàng cầm 9g, Hoè giác 9g, Địa du 9g, Kinh giới 9g, Thăng ma 8 phân, Thiên hoa phấn 9g, Sinh cam thảo. Sắc uống(Lương Huyết Địa Hoàng Thang - Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nôn ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt Sinh địa hoàng 24g, Trắc bá diệp (sống) 9g, Ngải diệp sống 6g, Hà diệp (lá sen tươi). Sắc uống (Tứ Sinh Hoàn - Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiểu đường: Hoàng liên 15g. Tán bột, trộn nước cốt Sinh địa làm thành viên, mỗi lần uống 3g, ngày uống 2 lần với nước (Hoàng Liên Hoàn - Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị táo bón do khô tân dịch, nhiều ngày khó ra được: Sinh địa hoàng, Huyền sâm, Mạch môn mỗi thứ 3-15g sắc uống (Tăng Dịch Thang - Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm đa khớp dạng thấp: Sinh địa 90g sắc uống (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị sốt cao gây co giật: Tiên sinh địa 60-90g, Phỉ thái, (lá Hẹ) một ít. Tất cả giã nát, vắt lấy nước cho uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo:
. Can địa hoàng chủ về bệnh ở tâm, nóng đau ở lòng bàn tay, liệt, đi khập khiễng do tỳ khí hư, hay nằm, lòng bàn chân nóng đau (Thang Dịch Bản Thảo).
. Lý Thời Trân luận về Can địa hoàng rằng chữa đau răng, thổ huyết (Bản Thảo Cương Mục).
. Sách ‘Bản Kinh và ‘Biệt Lục’ đều có bàn tới hai vị Can địa hoàng và sinh địa hoàng. Cái gọi là Can địa hoàng tức là chỉ vị địa hoàng đã phơi âm can hay sấy hoặc phơi nắng cho khô, còn Sinh địa hoàng là chỉ vị Địa hoàng còn đang tươi mới đào lên tức là ngày nay người ta cũng dùng với cái tên là Tiên sinh địa.
Vị Can địa hoàng và Sinh địa hoàng, đều thuộc vị ngọt đắng mà hàn, công hiệu của nó dùng để thanh nhiệt lương huyết dưỡng âm là chính, trong ôn bệnh tà nhập dinh huyết hoặc nhiệt thương tổn tới âm dịch đều có thể dùng tới nó, nhưng vị Can địa hoàng nghiêng về dưỡng âm dưỡng huyết, còn Sinh địa hoàng nghiêng về thanh nhiệt lưỡng huyết. Vị địa hoàng trị mất máu rất thường dùng tới nó, trong nhiều chứng bệnh mất máu rất nhiều, cần phải biện chứng rõ ràng, nếu do khí hỏa hữu dư bức bách huyết vận hành sai đường gây ra chứng nôn ra máu, rong kinh, thì nên dùng Địa hoàng để bẻ gẫy uất hỏa ấy mà cầm máu, nếu như do dương hư âm thịnh hoặc khí hư không thể nhiếp huyết được thì chớ có dùng tới vị mát lạnh của Địa hoàng.
Vị Địa hoàng có vị ngọt tính lạnh chất dẻo béo có thể làm cho nê cách hại Vị, khi dùng lấy gừng hoặc chế với rượu thì có thể tránh được phiền phức ấy vì thế đại y gia Lý Thời Trân nói rằng: ‘Vị Đại hoàng tẩm với nước gừng thì không nê cách, chế với rượu thì không hại Vị’ chúng ta thường thấy các thuật ngữ trong cổ phương thường ghi ‘Địa hoàng tửu chế’ hoặc ‘Khương trấp tẩm Địa hoàng’ là ý này vậy (Trung Dược Học).
. Vị Địa hoàng khi còn đang tươi nước gọi là Tiên đại hoàng, nếu đã rửa sạch sậy khô cho tới khi mềm dẻo thì gọi là Can địa hoàng, qua nhiều khâu chế biến chưng và phơi gọi là Thục đại hoàng (xem: Thục địa hoàng). Trên lâm sàng ứng dụng thì Tiên đại hoàng thiên về thanh nhiệt giáng hỏa, còn Can địa hoàng thì thiên về lương huyết dưỡng âm. Riêng thục địa hoàng thì có tác dụng tư âm bổ huyết (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
. Địa hoàng màu vàng, vị ngọt tính hàn, chủ trị thượng trung (trung tiêu) là bởi vị ngọt, chất nhuận, bổ tinh trấp của trung tiêu. Huyết tý cũng như mạch tý, trục huyết tý là bởi đường văn ngang như lạc mạch, thông đến kinh lạc của toàn thân vậy. Được tinh khí của thiếu âm hàn thủy nên bồi đắp điền vào xương tủy. Được tinh khí của Thái âm trung thổ, nên sinh trương cơ bắp. Tính địa hoàng chỉ đi xuống, nên có bộ chữ ‘thảo hoa’ và chữ ‘hạ’. Dùng theo dạng thuốc trong uống thì có tác dụng đi lên và thấu đạt ra ngoài, nên gọi là thang trừ hàn nhiệt tích tụ và trứ tích tụ đi lên vậy, và trừ hàn nhiệt đạt thấu bên ngoài vậy. Lại rằng trừ chứng tý, là không những trục huyết tý. Càng trừ chứng tý trong da thịt xương cốt thì chứng té gẫy gân xương cũng có thể chữa được. Dùng lâu ngày thì tinh khí đầy đủ, nên mình mẩy nhẹ nhàng trẻ mãi không già. Loại sống càng tốt, bởi sống thì tân dịch nhiều nên càng tốt, tiếc rằng không giữ được trong thời gian lâu dài và vận chuyển đến chốn xa, nên người sau chưng chín làm hoàn, do đó mới có sự phân biệt Sinh và Thục địa. Thục địa hoàng, công lực tương đương như Sinh địa hoàng, tính hàn được giảm bớt, chưng chín nên có màu đen, do đó hợp với bổ thận. Theo tôi thì Địa hoàng vào sâu ở trong đất, tính chỉ có đi xuống, dùng làm thuốc thang thì giúp cho nó đạt thấu lên trên, Nhật hoa tử có cái phân biệt Thiên hoàng, Địa hoàng và Nhân hoàng, thực là nói bậy (Bản Thảo Sùng Nguyên).
Phân biệt: Đại hoàng có nhiều loại, ngoài cây trên còn có các loại:
1- Địa hoàng Nhật bản (Rehmannia glutinosa Libosch, Var Purpurea Makino).
2- Địa hoàng Hoài Khánh (Rehmannia glotinosa Libosch, Var Huaichinensis Chao, Et. Schil).
3- Đại hoàng Kiến Kiều trồng ở Hàng Châu, Triết Giang (Rehmannia lutea Maxim, Var Purpurea Makino).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn