Mỗi huyệt có độ nông sâu riêng. Ngoài ra, mỗi chứng bệnh, mỗi thời điễm cũng phải châm sâu cạn khác nhau. Phải nắm vững nguyên tắc, vị trí huyệt để châm.
- Thiên ‘Chung Thỉ’ ghi: “Mạch thực, châm sâu để tiết bớt cái khí của nó, mạch hư, châm cạn làm cho tinh khí không ra được, để nuôi dưỡng mạch của nó, chỉ cho tà khí tiết ra” (LKhu 9, 85).
- Thiên Chung Thỉ’ ghi: “Bệnh lâu ngày, tà khí nhập vào sâu, châm trị bệnh này, nên châm sâu và lưu kim thật lâu, cứ cách vài ngày lại châm trở lại” (LKhu 9, 105).
- Thiên “Quan Châm” ghi: “Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm tổn thương đến phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị nhọt (ung). Bệnh ở sâu mà châm cạn thì bệnh khí sẽ không được tả và ngược lại, nó sẽ gây thành nhiều mủ” (LKhu.7, 4-5).
- Thiên “Tứ Thời Khí” ghi: “Bệnh nặng châm sâu, bệnh nhẹ châm cạn” (LKhu. 19, 3).
Mỗi cơ thể phải có độ châm khác nhau, người béo mập độ châm phải sâu hơn người gầy yếu. Vì thế, khó có thể xác định được chính xác vị trí sâu cạn của huyệt. Các tài liệu nêu ra dưới đây thường được dùng làm tiêu chuẩn mẫu:
VỊ TRÍ | ĐỘ SÂU |
Đỉnh đầu, mặt | 4 - 8mm |
Gáy | 4mm -1cm |
Lưng | 5mm -1cm |
Thắt lưng | 1cm - 1, 5cm |
Ngực | 4mm - 1cm |
Tai, cổ | 4mm - 6mm |
Vai, bả vai | 6mm - 1cm |
Thượng vị, hạ vị | 4mm - 1cm |
Khuœy tay | 6mm - 1mc |
Cổ tay | 4mm - 1cm |
Đầu gối | 1cm - 1, 5cm |
Mông | 1cm - 1, 5cm |
Ngón tay, ngón chân | 1cm - 1, 5cm |
+ Trong thiên “Quan Châm” có nêu lên 1 phương pháp châm từ cạn (nông) đến sâu, gọi là “Tam Thích”, được mô tả như sau: “Trước hết châm cạn nhằm trục tà khí và để cho huyết khí đến; sau đó châm sâu vào cho đến vùng tà của âm khí ; sau cùng châm thật sâu vào nhằm làm cho các khí hiện ra” (LKhu.7, 49).
+ Thiên “Nghịch Thuận Phì Sấu” ghi: “Những người tráng niên, sức khoẻ, huyết khí đầy đu?, da thịt cứng rắn mà mắc phải bệnh thì nên châm sâu và lưu châm. Người béo mập cũng châm như vậy... Người gầy, da mỏng, sắc nhạt, thịt khô khan... nên châm sâu mà rút kim nhanh... Châm kẻ tráng sĩ chân cốt, thịt rắn chắc, khớp xương chặt... nên châm cạn mà rút kim nhanh... Trẻ nhỏ thịt còn mềm mai, huyết ít, khí yếu, nếu châm, nên dùng hào châm, châm cạn và rút kim nhanh” (LKhu. 38, 9-17).
Như vậy, mỗi đối tượng cần có cách châm riêng, ngoài ra, người châm còn phải biết linh hoạt, tùy theo từng vị trí, tình trạng của người bệnh mà đề ra cách châm cho thích hợp.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn