19:56 ICT Thứ bảy, 05/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU KINH CHÍNH

Thứ ba - 19/07/2011 08:03

Những nguyên tắc trị liệu Kinh Chính, đa số chỉ là sự phối hợp từ các nguyên tắc điều trị được mô tả riêng lẻ ở rải rác trong Nội Kinh, các sách giáo khoa về Châm Cứu như ‘Hư tắc bổ, Hư bổ mẫu, Thực tắc tả, Thực tả tử, nguyên tắc Đồng Danh... Tuy nhiên, các sách trên thường chỉ mô tả sơ qua, người đọc khi sử dụng, phải vận dụng tài liệu tối đa từ sách này qua sách khác... Rút kinh nghiệm từ các bế tắc này, chúng tôi tổng kết các nguyên tắc căn bản thường sử dụng trong châm cứu trị liệu lại, đưa vào 1 khung chuẩn hóa để khi cần người đọc có thể tùy nghi xử dụng mà không phải mất nhiều công sức tra cứu.

Khi điều trị, tùy từng trường hợp mà chọn phương pháp điều trị cho thích hợp chứ không nhất thiết phải dùng tất cả các nguyên tắc trên cùng lúc.

Ý nghĩa của các nguyên tắc trên, xin xem ở phần riêng cho từng nguyên tắc đó, ở đây chúng tôi không lập lại nữa.

1- Kinh Dương

1a- Thực Chứng

+ Tả huyệt Tử của kinh bệnh (theo nguyên tắc ‘thực tả tử’ đồng kinh).

+ Tả huyệt Tử của kinh con của kinh bệnh (theo nguyên tắc ‘thực tả tử’ khác kinh).

+ Tả huyệt Nguyên của kinh bệnh + huyệt Lạc của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh (theo nguyên tắc phối huyệt Nguyên - Lạc).

+ Tả huyệt Bối Du của kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Bổ của kinh khắc với kinh bệnh.

+ Tả huyệt Tả của kinh có giờ vượng đứng ngay trước kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Bổ của kinh có giờ vượng đứng ngay sau kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Bối Du của kinh khắc với kinh bệnh.

+ Tả huyệt Tả của kinh có bộ vị tương xứng theo bộ vị mạch của kinh bệnh (theo nguyên tắc Phu - Thê).

+ Tả huyệt Tả của kinh có vị trí đối xứng theo khung tý ngọ với kinh bệnh.

Phối hợp:

+ Tả huyệt mang hành được sinh (tử) của kinh có quan hệ biểu lý với kinh bệnh.

+ Tả huyệt mang hành bị khắc của kinh có quan hệ biểu lý với kinh bệnh.

+ Tả huyệt mang hành khắc với hành của kinh bị bệnh.

1.b- Hư Chứng

. Bổ huyệt Bổ của kinh bệnh.

. Bổ huyệt Nguyên + Lạc của kinh bệnh.

. Tả huyệt Lạc của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.

. Bổ huyệt Bối Du + Mộ của kinh bệnh.

. Bổ huyệt Bổ của kinh có quan hệ biểu lý với kinh bệnh.

Phối hợp:

+ Bổ huyệt Hợp của kinh có quan hệ biểu lý với kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Hợp của kinh bị khắc đối với kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Bối Du của kinh có quan hệ Đồng Danh với kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Mộ của kinh có quan hệ Đồng Danh với kinh bệnh.

Phối hợp:

+ Bổ huyệt Hợp của kinh có quan hệ đồng danh.

+ Bổ huyệt Bối Du củakinh có quan hệ Đồng Danh với kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Mộ của kinh có quan hệ Đồng Danh với kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Tử của kinh có kinh có quan hệ Tương Khắc với kinh bệnh.

Chi tiết, xin xem ở từng đường Kinh.

2- Kinh Âm

2a- Thực Chứng

+ Tả huyệt Tử của kinh bệnh (theo nguyên tắc ‘thựctả tử’ đồng kinh).

+ Tả huyệt Tử của kinh con của kinh bệnh (theo nguyên tắc ‘thực tả tử’ khác kinh).

+ Tả huyệt Nguyên của kinh bệnh + huyệt Lạc của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh (theo nguyên tắc phối huyệt Nguyên - Lạc).

+ Tả huyệt Bối Du của kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Bổ của kinh khắc với kinh bệnh.

+ Tả huyệt Tả của kinh có giờ vượng đứng ngay trước kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Bổ của kinh có giờ vượng đứng ngay sau kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Bối Du của kinh khắc với kinh bệnh.

+ Tả huyệt Tả của kinh có bộ vị tương xứng theo bộ vị mạch của kinh bệnh

(theo nguyên tắc Phu - Thê).

+ Tả huyệt Tả của kinh có vị trí đối xứng theo khung tý ngọ với kinh bệnh.

Phối hợp:

+ Tả huyệt mang hành được sinh (tử) của kinh có quan hệ biểu lý với kinh bệnh.

+ Tả huyệt mang hành bị khắc của kinh có quan hệ biểu lý với kinh bệnh.

+ Tả huyệt mang hành khắc với hành của kinh bị bệnh.

2.b- Hư Chứng

. Bổ huyệt Bổ của kinh bệnh.

. Bổ huyệt Nguyên + Lạc của kinh bệnh.

. Tả huyệt Lạc của kinh có quạnhê Biểu Lý với kinh bệnh.

. Bổ huyệt Bối Du + Mộ của kinh bệnh.

. Bổ huyệt Bổ của kinh có quan hệ biểu lý với kinh bệnh

Phối hợp:

+ Bổ huyệt Hợp của kinh có quan hệ biểu lý với kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Hợp của kinh bị khắc đối với kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Bối Du của kinh có quan hệ Đồng Danh với kinh bệnh.

+ Bổ huyệt Mộ của kinh có quan hệ Đồng Danh với kinh bệnh

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán