Mọi người đều sống trong sự thanh bình, không lòng sân hận, chém giết lẫn nhau. Ông Alvin Toffler đã viết trong một quyển sách xuất bản hồi năm 1975 và đề nghị những biện pháp để giải quyểt nạn khủng hoảng lương thực tại một số quốc gia đói nghèo trên thế giới. Ông ao ước sẽ có một tôn giáo nào đó ở phương Tây dấy lên phong trào chống đối và lên án gắt gao việc sát hại súc vật với một số lượng khổng lồ dể làm thực phẩm cho dân chúng. Số lượng ngũ cốc không còn dùng vào việc chăn nuôi nữa có thể thỏa mãn sự dinh dưỡng cho loài người trên toàn thế giới.
· Ăn Chay Để Giải Quyết Nạn Nghèo Đói
Chuyên gia nghiên cứu thực phẩm More Lappé, tác giả quyển sách bán chạy hiện nay Diet For A Smaller Planet (Phương pháp ăn uống cho một quả tinh cầu nhỏ), đã xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình gần đây rằng: "ÄChúng ta có thể ví một miếng thịt bò như một chiếc xe hơi Cadillac"Ï. Bà giải thích tiếp: "ÄĐiều tôi muốn nói là ở xứ Mỹ hiện thời, người ta thi đua nhau sắm những chiếc xe hơi uống xăng như hạm chỉ vì giá nhiên liệu ở đó rất rẻ. Cũng như họ đã dùng biết bao số lượng ngũ cốc để chăn nuôi cũng chỉ vì giá ngũ cốc thật rẻ mà thôi".
Theo những chứng liệu cung cấp bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, trên 90 phần trăm tổng sản lượng thóc lúa tại Mỹ được dùng vào kỹ nghệ chăn nuôi thay vì dùng để xuất khẩu cứu giúp những dân tộc nghèo đói. Trong các bữa ăn thường nhật của người dân Mỹ và các nước Tây Phương lúc nào cũng thấy đầy dẫy những thịt. Người ta dùng nông phẩm để chăn nuôi thật là một điều vô cùng lãng phí. Cũng do tài liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ thì người ta phảt mất tới 16 cân lúa mì để chăn nuôi gia súc mà chỉ thu vào không đầy 1 cân thịt.
Tiến sĩ Aarol Altshul, trong quyển Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa Học và Chính Trị) đã viết: "Nếu chúng ta sử dụng một diện tích đất 1 mẫu Anh (4046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần nếu dùng dất ấy để chăn nuôi súc vật lấy thịt. Hiện nay tại Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất để trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Tôi nghĩ rằng nếu toàn thể đất đai canh tác trên quả địa cầu này đều được dùng để sản xuất nông phẩm cho loài người thì chúng ta sẽ có khả năng cung ứng đầy đủ lương thực cho 20 tỷ dân số trên thế giới một cách dễ dàng".
Do những sự kiện trình bày trên đây, các chuyên gia lương thực trên thế giới bảo rằng nạn đói ngày nay không còn là một mối đe dọa trầm trọng nữa. Người ta không nên e sợ nạn nhân mãn mà đi khuyến khích việc phá thai, khiến hàng năm có đến 50 triệu thai nhi trên toàn thế giới đã bị giết một cách oan uổng khi chúng chưa được hân hạnh cất tiếng khóc chào đời. Nếu tính quân bình theo tổng sản lượng nông phẩm trên toàn thế giới cho mỗi đầu người thì ngày nay được coi như không còn xảy ra các nạn đói nữa. Nhưng điều dó chỉ là một ảo tưởng. Trong một bản tường trình đọc trước Hội Nghị Lương Nông Quốc Tế tại La Mã hồi năm 1974, ông René Dumont, một chuyên gia nông học của viện Đại Học Nông Nghiệp Pháp đã phát biểu rằng: "Chính những bữa ăn thịnh soạn đầy thịt của những người giàu có đã gây ra nạn đói kém cho những người nghèo khổ". Tình trạng lãng phí nông phẩm trầm trọng như thế phải được chấm dứt bằng cách chính quyền tại mỗi nước nên áp lực các kỹ nghệ gia chăn nuôi không được dùng thóc lúa để làm thực phẩm gia súc và phải hạn chế trại chăn nuôi đến mức tối thiểu.
· Sự Ích Lợi Của Những Con Bò Còn Sống
Một con bò còn sống sẽ cung cấp được nhiều lương thực hơn là một con bò đã bị giết để lấy thịt. Bò sống có thể cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào và liên tục chứa nhiều chất protein cao như sữa, bơ, phó mát, sữa chua v.v... Năm 1971, ông Stewart Odendohal của trường Đại học Missouri đã hướng dẫn một phái đoàn nghiên cứu về chăn nuôi sang Bengal (Ấn Độ). Ông quan sát thấy rằng ở đây người ta không nuôi bò bằng thóc lúa mà chỉ cho ăn bằng rơm, rạ, xác mía và cỏ. Nhưng trớ trêu thay, ở Ấn Độ lại thường xảy ra nạn đói kém. Sự thiếu hụt lương thực tại Ấn Độ không phải vì nhân dân xứ này thờ bò nên không giám giết bò để ăn thịt, mà chính vì thiên tai hạn hán và những cuộc khởi loạn chính trị xảy ra liên miên. Ngày nay Ấn Độ được coi như là đã vượt qua tình trạng thiếu ăn trong dân chúng. Trong một báo cáo đọc trước Quốc hội Ấn hồi tháng 2 năm 1980, các chuyên gia nông học đã kết luận: "Ấn Độ ngày nay đã tự sản xuất đầy đủ lương thực để cung ứng cho nhu cầu của nhân dân trong nước".
Bò sống cung cấp cho chúng ta sữa và những phó sản của sữa một cách liên tục. Đây là những thực phẩm có phẩm chất bổ dưỡng cao. Ở Hoa Kỳ sản phẩm của sữa rất dồi dào. Đôi khi người ta còn muốn hạn chế bớt việc sản xuất. Dân biểu Sam Gibbons của tiểu bang Florida gần đây đã báo cáo lên Quốc hội rằng chính phủ hiện nay đang bị bắt buộc phải dự trữ sản lượng của sữa trên mức an toàn. Ông bảo với các đồng viện: "Chúng ta hiện nay đang quản thủ đến 440 triệu cân bơ, 545 triệu cân phó mát và 765 triệu cân sữa bột. Hàng tuần mức tồn kho vẫn còn tăng lên 45 triệu cân. Thực ra chỉ cần 10 triệu con bò sữa như thế tại Hoa Kỳ đã cung cấp một sản lượng sữa và phó sản của sữa dư thừa như vậy, khiến thỉnh thoảng phải xuất kho hàng triệu cân để cung cấp hoặc viện trợ cho những dân tộc nghèo đói. Đây là một bằng chứng hùng hồn cho thấy rằng giá trị của những con bò còn sống ích lợi hơn những con đã bị giết chết để lấy thịt.
Hiện nay trên thế giới, người ta đã thành lập những phong trào bảo vệ môi sinh, những phong trào chống đối việc sát hại các lọai cá voi, cá heo và hải cẩu vân vân. Hiện cũng có một số phong trào thương yêu loài vật nhằm chống đối việc sát hại động vật để làm thực phẩm cho con người, trong số đó có nữ minh tinh điện ảnh đã một thời nổi tiếng của nước Pháp là Brigit Bardo.
Những ai có dự phần vào kỹ nghệ chăn nuôi để sản xuất thịt thì mới lo âu khi thấy khuynh hướng ăn chay càng ngày càng lan rộng trên thế giới. Tháng 6 năm 1977, tạp chí thương mại tại Hoa Kỳ có tên là Farm Journal, trong mục lá thư chủ nhiệm đã viết: "Ai là kẻ chống đối lại danh từ thơm tho của thịt?" Tạp chí này còn kêu gọi các nhà chăn nuôi chung góp một số tiền đến 40 triệu đô la để quảng cáo việc tiêu thụ thịt hầu giữ vững giá cả của thịt trên thị trường.
· Ăn chay sẽ tránh được sự hư hại môi sinh
Ngày nay chúng ta phải trả một giá thật đắt cho sự ăn thịt là đã làm hư hoại môi sinh thiên nhiên hữu ích cho nhân loại. Cơ quan nghiên cứu về Nông Học Hoa Kỳ đã chỉ trích về những chất cặn bã do các lò sát sinh thải ra đã làm dơ bẩn sông lạch. Nguồn nước tinh khiết còn bị cạn dần do việc sử dụng một cách phí phạm bởi những lò sát sinh đó. Trong quyển Population, Resources and Environment (Dân số, Tài nguyên và Môi sinh), Paul và Anne Ehrlich đã so sánh: "Để thu hoạch 1 cân lúa mì, chúng ta chỉ cần 60 cân nước. Nhưng nếu muốn sản xuất được 1 cân thịt, chúng ta phải cần tiêu thụ từ 2500 đến 6000 cân nước"Ï. Năm 1973, tờ New York Post đã tiết lộ một tin động trời. Một lò sát sinh lớn tại Mỹ chuyên cung cấp thịt gà đã sử dụng tới 100 triệu gallons nước mỗi ngày, tương đương với lượng nước cung cấp cho một thành phố có 25 ngàn dân cư.
· Ăn chay có thể tránh mọi xung đột xã hội.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, sản xuất nông phẩm để làm lương thực cho loài người, chúng ta chỉ cần một diện tích đất đai tương đối nhỏ. Nhưng nếu muốn sản xuất nông phẩm để cung ứng cho kỹ nghệ chăn nuôi thì nhu cầu đồng cỏ và diện tích đất đai phải vô cùng rộng lớn. Vì lẽ ấy mà từ ngàn xưa đã xảy ra các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau. Một cuộc nghiên cứu được đăng tải trong quyển The Plant Foods For Human Nutrition (Thức ăn cây cỏ cho sự dinh dưỡng của loài người) đã so sánh: "Trên cùng một diện tích đất một mẫu Anh, chúng ta trồng nông phẩm để làm lương thực thì nó sẽ cung cấp một tỷ số chất protein nhiều gấp 5 lần so với dùng đất ấy để chăn nuôi lấy thịt. Nếu trồng đậu chúng ta sẽ được chất protein gấp 10 lần và nếu trồng cải spinach thì lượng chất protein sẽ gấp 28 lần nhiều hơn". Qua lịch sử cổ đại của Hy Lạp, nhà triết học nổi danh Socrates đã từng khuyên bảo loài người nên ăn chay. Đó là một phương cách khôn ngoan mà con người đã tận dụng tài nguyên phong phú do nguồn thực phẩm nông nghiệp cung cấp. Ông nhấn mạnh thêm: "Nếu mọi người đều ăn thịt thì chúng ta phải cần rất nhiều diện tích đồng cỏ để chăn nuôi nên dễ sinh ra các cuộc chém giết lẫn nhau để tranh dành lãnh thổ".
Thật là khôi hài khi nói đến việc ăn thịt có liên quan chặt chẽ tới những cuộc chiến tranh trong thời kỳ người Âu Châu mở mang đi xâm chiếm thuộc địa. Đó là những cuộc chiến tranh vì hương liệu gia vị. Thuở đó người Âu Châu chưa sản xuất các loại gia vị như tiêu, hành, tỏi, ngũ vị hương vân vân, cho nên các thương nhân nhập cảng các loại sản phẩm này thường rất giàu có. Các nhà lãnh đạo của một số nước Tây Phương vì lòng tham nên đã động binh xâm chiếm Ấn Độ và một số quốc gia phương Đông với ý đồ vừa cướp đoạt lãnh thổ, bắt dân nô lệ và vừa nắm trọn quyền kiểm soát thu mua các loại hương liệu gia vị đắt tiền.
Trong kỷ nguyên này, nguồn lợi về sản xuất lương thực cũng còn là một ám ảnh dễ gây ra các cuộc bạo động và tranh chấp. Tháng 8 năm 1974, cơ quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) đã cảnh giác rằng trong tương lai gần, có thể sẽ không đủ lương thực cho toàn thế giới vì sự gia tăng dân số càng ngày càng nhiều. Song sự kiện này có thể khắc phục được bằng cách tiết chế việc dùng nông phẩm để chăn nuôi gia súc, hầu gia tăng lương thực cho loài người.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, gạo, lúa mì, sữa và đậu là những nguồn cung cấp chất protein dồi dào cho nhân loại. Do đó ăn chay bao giờ cũng có nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe của con người. Chúng ta có thể so sánh: 100g thịt bò chứa 20g chất protein, 100g phó mát chứa 25g và 100g đậu nành chứa đến 34g chất protein. Mặc dầu thịt chứa ít chất protein hơn nhưng giá thị trường lại đắt hơn.
Vì những sự bất lợi của việc ăn thịt đã gây ra biết bao phiền toái và thảm trạng cho loài người, nên đã đến lúc chúng ta nên ăn chay để giữ gìn cho quả địa cầu này khỏi bị nhiều xáo trộn.(Thư viện Phật giáo)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn