12:36 +07 Thứ sáu, 22/09/2023

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thư viện Đông y » HUYẾT CHỨNG LUẬN

Liên hệ

HUYẾT CHỨNG LUẬN(PHẦN 1)

Thứ hai - 04/07/2011 14:51

CHƯƠNG 1

 

1. LUẬN VỀ ÂM DƯƠNG THUỶ HỎẢ KHÍ HUYẾT.

 

Trong Thân thể chỉ có âm dương, mà âm dương tức là thuỷ hoả, thuỷ hoả tức là khí huyết, thuỷ thì hoá khí, hoả thời hoá huyết. Tại sao nói thuỷ hoá ra khí ?. Khí bám vào vật thì trở thành nước, đó là kinh nghiệm vậy.

Vì khí của người ta sinh ra ở Đan Điền Khí Hải ở dưới rốn, dưới rốn là nơi Thận và Bàng Quang thuỷ về ở đó, thuỷ này không tự nhiên hoá làm khí mà phải nhờ mũi hô hấp, không khí vào theo Phế quản đến Tâm hoả dưới rốn chưng thuỷ để hoá làm khí, đó là gốc sinh ra khí. Một khi khí đã được sinh ra thời theo kinh mạch thái dương để giữ gìn bên ngoài, tức là vệ khí, giao lên Phổi để làm hô hấp ngũ tạng lục phủ cũng do khí ấy thổi tới vậy.

Song khí sinh ở thuỷ, thời có thể hoá ra thuỷ, thuỷ hoá ra khí cũng hay làm bệnh cho khí, khí đến đâu thì thuỷ cũng đến đó, cho nên khí thái dương ra bí mao thì làm ra mồ hôi, đấy là khí đem thuỷ âm ra ngoài vậy.

Khí thái dương đi lên phổi thì thuỷ âm của Bàng Quang và Thận theo khí mà thăng lên để làm tân dịch, đấy là khí đem thuỷ âm đi lên vậy.

Khí hoá ở dưới thì thuỷ đạo thông mà làm ra nước tiểu, đó là khí hành thời cũng hành vậy.

Nếu thuỷ ngừng không hoá, bên ngoài thời khí thái dương không đạt ra nên mồ hôi không ra được, trong thời tân dịch không sinh, đàm ẩm đều động, đó là bệnh thuỷ và cũng là bệnh khí vậy.

Ngoài ra còn có: chế tiết của Phế không hành khí, không xuống được, nhân đó mà long bế hoạt xổ. Cũng là dương khí của Thận không trấn được thuỷ, làm ẩm làm tả. Đó là bệnh khí cũng là bệnh thuỷ vậy.

Tóm lại: Khí và Thuỷ vốn cùng một nhà, trị khí tức là trị thuỷ và ngược lại, cho nên:

         -Nhân Sâm bổ khí vì rằng cam hàn tư nhuận đại sinh tân dịch. Khi tân dịch đầy đủ thì Phế kim nhuận nhàng, phế chủ khí, là phế rủ xuống để nạp khí, được Nhân Sâm cam hàn tâm chất trong có dương tính là vật sinh khí hoá thuỷ rất tốt, cho nên khí được bổ ích.                 -Như phương Tiểu Sài Hồ, ông Trương Trọng Cảnh nói rằng: “Thượng tiêu được thông, tân dịch được xuống, vị khí nhân đó mà hoá”. Vậy thì thông tân dịch tức là hoá vị khí, vì tân dịch đủ thì vị thấu lên Phổi, Phổi được nhuần dưỡng tân dịch lại theo vị khí mà xuống, ngũ tạng nhờ tân dịch ấy đều được thuận lợi mà trọc âm tiêu hết, can dương không lấn lên được, Phế điều tiết được ngũ tạng là như thế.

Nếu thuỷ âm không đủ, tân dịch khô kiệt, bên trên thì Phổi teo héo, khô kiệt vì không có thuỷ để tư dưỡng Phổi, dưới thì bế kết. Là sự điều tiết không suốt xuống dưới vậy. Ngoài thì nóng sốt, thuỷ âm không thể mềm mại da thịt vậy.

Những chứng kể trên đều lấy sinh thuỷ làm phép chữa. Cho nên:

         -Bài Thanh Táo cứu Phế thang sinh tân đễ bổ Phế khí,

         -Bài Trư Linh nhuận lợi để trị đàm khí,

         -Bài Đô Khí hoàn bổ thuỷ để ích Thận khí. Đến như phát hãn là để điều vệ khí, mà cũng răn đừng dùng hoả công để hại thuỷ âm, cho nên dùng Bạch Thược tư âm để mở nguồn mồ hôi, dùng Hoa Phấn để sinh tân để cứu hãn dịch, xem thế thì biết rằng tư thuỷ cũng tức là bổ khí vậy.

Nhưng bài Bổ Trung Ích Khí, bài Lục Quân Tử, bài Thận Khí hoàn đều là những phương thuốc bổ khí, mà tại sao không tư thuỷ?. Vì thuỷ âm vô hình sinh ra ở dưới mà đè lên trên là để phụng dưỡng khí ấy, vậy thì thuỷ này nên tư. Thuỷ chất có hình vào từ miệng mà hoá ra ở dưới là để truyền đạo khí ấy, thuỷ ấy thời nên tả.

Một khi thuỷ chất đình lại khí bị trở trệ, cho nên:

         -Bổ Trung Ích khí dùng Trần Bì, Bạch Truật để chế thuỷ.

         -Lục Quân Tử dùng Bán Hạ, Phục Linh để lợi thuỷ.

         -Thận Khí Hoàn cũng dùng thuốc lợi thuỷ để giúp Quế Phụ, Quế Phụ là khí dược để hoá thuỷ. Linh Trạch là thuốc lợi thuỷ để hoá khí.

         -Bài Chân Vũ thang cũng lấy Linh Truật lợi thuỷ làm chủ, đó là trị tà thuỷ tức là trị khí, cùng với tư thuỷ âm tức là bổ khí đều là cùng làm mà không trái nhau vậy.

Vả lại thuỷ tà nếu không lui thì âm thuỷ cũng không sinh ra được, cho nên bài Ngũ Linh tán khứ thuỷ tà mà hay sinh tân chỉ khát, phát hãn thoái nhiệt vì thuỷ tà lui rồi thì thuỷ âm rãi ra vậy.

Song thuỷ âm không tư thì thuỷ tà cũng không khứ được. Cho nên phương Tiểu Sài Hồ thông đạt tân dịch mà lại hay xuống điều thuỷ đạo ở dưới.

Tóm lại:Thuỷ hành thì khí hành.Thuỷ ngừng thì khí ngừng.Phải biết rõ như thế thì mới điều khí được vậy.Tại sao hoả hoá huyết?

Huyết sắc đỏ là hoả sắc vậy, hoả thời chủ ở tân, hoá sinh ra huyết để mà nuôi cơ thể. Hoá là dương, mà sinh ra huyết là âm. Lại nhờ âm huyết để nuôi hoả, cho nên hoả không cháy lên, mà huyết chảy xuống tàng chứa ở can và gởi ở huyết hải. Do 3 mạch Xung, Nhâm, Đới đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng chi thể.

Đàn ông thì sự chuyển thâu của huyết không kiêm nhiệm vào đâu được, còn đàn bà thì sự chuyển thâu của huyết là nguyệt kinh đúng hẹn mà xuống, huyết xuống trong huyết hải, tâm hoả cũng theo mà xuống. Cho nên huyết thịnh mà hoả không lấn dữ, cho nên đàn ông vô bệnh, còn đàn bà thì thụ thai.

Nếu huyết hư thì can không tàng huyết, can mộc vượng thì càng động hoả, huyết hư tâm huyết mất sự nuôi dưỡng, thì hoả lúc ấy càng hại huyết, đó là huyết bệnh tức là hoả bệnh vậy, phép chữa nên đại bổ huyết là Quy Địa vậy.

Vì huyết bởi hoả sinh ra, bổ huyết mà không thanh hoả thì hoả lấn dữ mà không sinh ra huyết được, nếu tư thuỷ phải dùng thuốc thanh hoả,

         -Bài Tứ Vật thang dùng Bạch Thược,

         -Bài Thiên Vương Bổ Tâm phải dùng nhị Đông,

         -Bài Quy Tỳ phải dùng Táo Nhân, bài Chích Cam Thảo phải có A Giao và Mạch Đông đều là phép thanh hoả.

Đến như bài Lục Hoàng thang, Tứ Sinh Hoàn phải lấy đại tả hoả nhiệt làm chủ, vì hoả hoá thái quá làm mất sự sinh hoá của huyết, ném đi tức là bồi vào, thanh hoả tức là bổ huyết.

Nếu hoả hoá không kịp, không thể sinh huyết được:

         -Bài Chích Cam Thảo thang phải dùng Quế Chi để tuyên hoả.

         -Bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh thang dùng Viễn Chí, Nhục Quế để bổ Tâm hoả, đều là phép bổ hoả sinh huyết.

Còn như chứng huyết hàn, huyết ứ; dùng Quế Chi, Ngãi Diệp, Tế Tân, Can Khương là những thuốc bẫm thụ hoả khí để ôn huyết. Biết rằng trị hoả tức là trị huyết, huyết và hoả thuộc cùng một nhà, biết thì mới nói điều huyết được vậy.

Khí huyết thuỷ hoả vốn là đối nhau, nhưng giữ gìn cho nhau, nên bệnh thuỷ thì liên hệ đến huyết, bệnh huyết cũng có liên hệ đến thuỷ vậy.

Thuỷ âm ở khí phận không đầy đủ thì dương khí lấn lên âm mà xúc phạm vào huyết, huyết dịch ở âm phận không đủ thì tân dịch không xuống, làm bệnh cho khí. Nếu hãn ra quá nhiều thì làm mất tân dịch, mất tân dịch thì làm hại huyết. Nhiệt kết ở Bàng Quang thì hạ huyết, đó là thuỷ bệnh mà cập luỵ đến huyết vậy.

Thổ huyết, khái huyết tất có đàm ẩm. Huyết hư thì tinh kiệt, thuỷ kết đàm đọng không tán, thất huyết thì bệnh thuỷ thủng. Ứ huyết hoá thuỷ cũng phát ra thuỷ thủng, đó là huyết bệnh mà kiêm bệnh thuỷ vậy. Vì ở hạ tiêu mà huyết hải và Bàng Quang cùng ở một nơi. Còn thượng tiêu thì Phế chủ thuỷ đạo, Tâm chủ huyết mạch , lại cùng ở một nơi, còn ở ngoài có thể thì hãn ra ở bì mao. Huyết đi trong kinh mạch cũng nương tựa nhau mà đi, một âm một dương giữ gìn cho nhau, huống chi vận huyết tức là khí, giữ khí tức là huyết, khí là dương, khí thịnh thì hoả thịnh, huyết là âm, huyết hư tức là thuỷ hư, một mà hai và hai là một vậy. Ta hiễu được điều đó thì mới trị khí huyết, điều âm và hoà dương.

Huyết sinh ra ở Tâm hoả mà xuống tràn ở Can, khí sinh ra ở Thận thuỷ mà lên chủ ở Phế, nhưng vận dụng là do Tỳ, hai tạng thuỷ hoả đều thuộc tiên thiên, người mới thụ thai thì tiên thiên sinh hậu thiên, còn người đã sinh ra thì hậu thiên sinh tiên thiên, còn người đã sinh ra thì hậu thiên sinh tiên thiên, cho nên hai tạng thuỷ hoả đều nhờ ở Tỳ. Thực khí vào Tỳ, Tỳ sinh hoá trấp đem lên Tâm hoả, Tâm hoả biến hoá thành đỏ, đó gọi là huyết. Nên trị huyết phải trị Tỳ làm chủ vậy. Bài Chích Cam Thảo đều là nghĩa ấy, cho đến Đại Hoàng hạ huyết, cũng nhân Đại Hoàng bẫm sắc của Thổ mà đại tiết địa đạo vậy. Địa hoàng sinh huyết cũng nhân Địa Hoàng bẫm tinh nhuận của Thổ mà đại tư Tỳ táo vậy.

Ngoài ra, Sâm Kỳ vận huyết, thống huyết, đều là bổ Tỳ, vậy biết rằng trị huyết phải trị Tỳ làm chủ, khí tuy sinh ở Thận trung, song thực khí vào Vị, Tỳ sinh hoá thuỷ thân xuống cho Thận, dương khí của Thận mới chưng nước ấy bốc lên, thanh khí thăng lên thì tân dịch được rãi ra khắp nơi, trọc khí đi xuống mà thuỷ đạo đái ra. Thuỷ đạo đi xuống cũng như đất có sông ngòi đều chảy những uế vật đi, tân dịch thăng lên cũng như khí đất bốc lên làm mưa gió vậy. Nên trị khí phải trị Tỳ làm chủ vậy.

         -Bài Lục Quân Tử hoà Tỳ lợi thuỷ để điều khí.

         -Bài Chân Vũ thang giúp Tỳ chấn thuỷ để sinh khí,

         -Bài Thập Táo, bài Hãm Hung v.v. công Tỳ đoạt thuỷ để thông khí, đó là phép khử thuỷ tà để bổ khí vậy. Phàm trị khí cũng phải lấy Tỳ làm chủ mới được.

Ông Lý Đông Viên trị bệnh lấy khí làm chủ, chuyên trị vào Tỳ Vị, song cũng dùng thuốc nghiên về cương táo, không biết rằng Tỳ không chế thuỷ thì nên dùng Khương Táo, Tỳ không thăng tân dịch nên dùng tư nhuận, khí thuận không lên lưu thuỷ tà, khí thuận cũng không nên không có thuỷ tân.

Ông Chu Đan Khê trị bệnh lấy huyết làm chủ, nên dùng thuốc thiên về hàn lương. Không biết rằng bệnh ở hoả thì nên hàn lương, còn bệnh ở thổ tạng thì nên cam hoãn.

 

 

2. NAM NỮ DỊ ĐỒNG LUẬN

 

Đời bảo rằng nam chủ khí, nữ chủ huyết, nhân thế mà bảo rằng nam huyết thì trọng nữ huyết thì khinh, lại nói thêm là huyết của đàn ông khác huyết của đàn bà, nhưng không biết rằng huyết của đàn bà có nguyệt tín, đàn ông thì không có nguyệt tín, chỉ có thế là cái khác nhau mà thôi.

 

Cùng là huyết mà sao nữ giới có nguyệt tín, nam giới không có nguyệt tín?. Vì lý do nữ giới chủ huyết, huyết thuộc âm mà đi xuống. Sở dĩ đi được là nhờ khí vận mà đi vậy, đàn bà con gái lấy huyết làm chủ, phải nhờ khí để vận huyết, khí tức là thuỷ hoá ra, đã nói ra ở bài trước.

 

Chỗ khí huyết giao hội với nhau là ở trong bào thất ở dưới rốn, con trai gọi là Đan Điền, còn con gái gọi là huyết thất, đều do Can và Thận giữ gìn, đó là nơi tổng thể của khí huyết.

 

Khí sinh ra ở thuỷ mà hoá ra thuỷ, con trai lấy khí làm chủ. Cho nên huyết vào Đan Điền cũng theo thuỷ hoá mà biến làm thuỷ, bởi vì do huyết hoá ra co nên không phải là nước trong mà rất keo đặc, đó gọi là Thận tinh.

Khí của đàn bà con gái thì cũng hoá làm thuỷ, song đàn bà con gái lấy huyết làm chủ, cho nên khí ở trong huyết thất cũng theo huyết hoá mà biến làm huyết. Đấy gọi là nguyệt kinh, song ở trong huyết cũng có thuỷ dịch ở khí hoá ra, cho nên kinh nguyệt hay nguyệt tín cũng gọi là tín thuỷ vậy.

 

Vả lại, trước và sau khi hành kinh đêù có nước nhạt nhạt, vậy thì huyết phận của người nữ cũng nhờ thuỷ của khí phận để dẫn động và vận hành vậy. Biết như thế thì tinh của người nam thuộc khí thuộc thuỷ, mà bên trong cũng có khí có thuỷ cho nên người nam tinh loãng đó là huyết hư, người nữ bệnh kinh là do khí trệ vậy.

 

Hỏi rằng: Người nam chủ khí, người nữ chủ huyết, mà sự biến hoá ở bên trong như lời nói ấy, mà tại sao người nữ phải hành kinh, người nam tại sao lại không hành kinh?

 

Xin đáp rằng: Kinh do huyết thừa vậy, sinh cái mới từ bỏ cái cũ, đó là lẽ tự nhiên của trời đất. Cho nên trăng có tròn có khuyết, biển có lên có xuống, huyết của người nữ trừ bỏ cái cũ sinh ra cái mới, đó là điều hiển nhiên, dư thì trào ra, là đạo tròn thì phải khuyết vậy. Người nữ mỗi thánh hành kinh một lần là để tiết huyết thừa ra, huyết thì chủ tâm mà đi xuống, cho nên tiết xuống dưới mà làm ra kinh huyết vậy.

Người Nam tuy không có kinh mà nghiệm được, song cũng phải tiết cái thừa đi, người nam lấy khí làm chủ, khí chủ dương mà đi lên, cho nên huyết thừa không theo dưới mà tiết xuống, nhưng theo khí mà đi lên, khi mạch Xung Nhâm quanh môi cằm mà sinh ra râu ria, vậy râu ria ấy là do tiết huyết thừa ra vậy, vì thế người nữ có nguyệt tín mà không có râu ria, người nam có râu ria mà không có nguyệt tín vậy. Sở chủ khác nhau, sở chủ không giống nhau, lên xuống khác nhau chỉ lấy đấy để phân biệt mà thôi, nghĩa là từ Nội Kinh chứ không phải do tán luận vậy.

 

Đời bảo rằng: huyết của người nam nữ không giống như nhau thì không biết đạo biến hoá vậy, cần phải biết sự biến hoá vận hành khí huyết thuỷ hoả, thì mới trị đựơc bệnh của khí huyết thuỷ hoả sinh ra. Người nữ cần phải huyết tuần kinh, người nam cũng cần p0hải huyết tuần kinh, nếu huyết mất lối thường tức là huyết không tuần kinh. Ơ người nữ nếu không băng đới thì cũng không thụ thai được. Ơ người nam nếu không thổ nục thì cũng không thể khoẻ mạnh được, đến khi thất thường quá, thì người nữ mắc băng đới, người nam mắc thổ nục. Cho nên người nữ quí điều kinh, mà người nam cũng quí điều kinh, nhưng người nam thổ nục là huyết đi lên, người nữ băng đới là huyết đi xuống vậy, hoàn toàn không giống nhau. Song người nữ thổ nục cũng không khác người nam, người nam hạ huyết cũng không khác băng đới. Cho nên sách này tuy không phải là phụ khoa, mà những chứng nguyệt kinh thai sản nói rõ ràng đầy đủ, là muốn cho người đời thấy bệnh này mà hiễu bệnh khác, đễ trị huyết chứng càng thần hiệu vậy.

 

Lại nói thêm là: người nữ huyết ở bào trung, mỗi tháng thai đổi một lần, trừ cái cũ sinh cái mới, huyết trừ là huyết ứ, huyết này không tống khứ đi thì trở ngạy cho chuyển hoá cơ thể sinh huyết.

Phàm làm thầy thuốc phải thông hiễu phá huyết thông kinh, chỉ riêng một chứng thổ nục của trai gái, không biết hoá ứ sinh tân, không nghĩ rằng huyết ứ, không tống khứ đi, thì tân huyết không thể sinh ra được, xem nguyệt tín phá cựu sinh tân thì có thể biết vậy.

 

Đến như sang khoa trị mụn nhọt thì trước cũng phải phá hủ, sau đó mới sinh cơ, thịt thối không hoá đi thì thịt mới không thể nào sinh ra được, nếu như có ngòi mủ thì cần phải mở rộng thịt nát ra, bứng lấy ngòi mủ đi, thì mới khỏi được.

 

Trị chứng huyết nếu không khứ ứ mà bổ huyết thì khác gì người trị sang lở không thể hoá hủ mà cần sinh cơ vậy. Song không phải rằng khử ứ là một việc sinh tân lại là một việc khác, vì ứ huyết khứ đi thì tân huyết đãsinh ra, tân huyết sinh ra thì ứ huyết tự khử mà không xem cách vậy. Như nguyệt tín đi xuống là ứ huyết khứ đi vậy, bây giờ tân huyết đã mạnh, động trong huyết hải cho nên là thời gian thai nghén vậy. Không phải nguyệt tín đã hạ xuống rồi thì sau mới có sinh tân huyết. Biết thế thì biết phép khử ứ sinh tân, mà cũng biết cả sinh tân là phép khử ứ.

 

Cơ năng sinh huyết là như thế, mà gốc sinh ra huyết lại ở Tỳ Vị. Nội Kinh nói: Trung tiêu chịu khí, lấy trấp biến hoá ra đỏ ấy là huyết, nay đem một sự trông thấy mà nói sữa của đàn bà tức những thứ ăn uống mà Tỳ Vị hoá ra. Tức là Trung tiêu chịu khí để lấy trấp vậy, đàn bà nuôi con thì nguyệt tín không hành, vì trấp ấy đã làm sữa đễ nuôi con thì không biến ra huyết vậy. Đến khi cai sữa rồi thì trấp ấy biến hoá ra đỏ mà đi xuống làm kinh nguyệt.

 

Người ta điều biết rằng thôi nhũ (làm cho nhiều sữa) thì cần bổ Tỳ Vị, mà không biết rằng tư huyết, càng cần phải bổ Tỳ Vị, huyết tức là sữa vậy. Biết phép thôi nhũ thì biết phép bổ huyết, nhưng điều bổ Tỳ Vị cần phải phân biệt âm và dương, từ ông Lý Đông Viên về sau trọng Tỳ Vị, ấy chỉ biết chuyên bổ Tỳ dương mà không biết tư dưỡng Tỳ âm thì dương không đủ. Lẽ cố nhiên thuỷ cốc không hoá mà Tỳ âm không đủ thì thuỷ cốc cũng không hoá vậy. Ví như nấu cơm ở trong nồi, dưới nồi không có lửa, tất nhiên không chín cơmvậy. Tôi nhận thấy có người Tỳ hư không muốn ăn, dùng thuốc ấm thì lại giảm ăn thiêm, dùng thuốc mát thì lại ăn được. Tôi cũng nhận thấy người thôi nhũ dùng Kỳ Truật, Lộc Nhung thì sữa có nhiều. Cũng có khi người thôi nhũ dùng Kỳ, Truật, Lộc Nhung thì sữa lại ít thêm, là vì có người nên dùng, có người không nên dùng vậy. Vì thế nên bổ Tỳ dương thì Can Khương, Phụ Tử cũng hay sinh tân. Người nên bổ Tỳ âm thì Tri Mẫu, Thạch Cao cũng là thuốc khai vị. Phép bổ Tỳ dương người trước đã nói đủ, riêng phép bổ Tỳ âm, người xưa ít có phát minh, nay tôi mới nêu ra để biết rằng một dương không thiên lệch.

 

Bổ Tỳ âm để khai vị tiến thực là tôi lâm chứng mà biết ra. Mà mượn 3 chữ Tồn Tân Dịch của Thương Hàn Luận mà làm chứng cớ. Ngoài ra không đâu nói cả. Sau khi sách đã in thành bộ, tôi mới được xem Thái Tây Y Pháp, bên trong nói Vị tiêu hoá thức ăn là do Vị trấp cùng điềm nhục trấp (nước của Tỳ vào) khổ đãm trấp (nước mật) đầu vào tràng để hoá thức ăn, trấp ấy tức là tân dịch vậy.

Tây Y bàn vế tạng phủ phần nhiều nói về hình mà bỏ sót về lý, như điều này tuy nói về mật mà thực không trái với lý, có thể làm chứng cho lời nói của tôi nên biên chép ra đây.

3. BÀN VỀ CƠ CHẾ BỆNH TẠNG PHỦ.

Tạng phủ đầu có chủ khí của nó, đều có kinh mạch, đều có bộ vị. Cho nên về chủ bệnh cũng đều có kiến chứng không giống nhau. Có một tạng có bệnh mà kiêm tạng khác có bệnh, kiêm trị tạng khác mà khỏi. Thầy dỏm không biết tạng phủ là gì, thời nguồn gốc bệnh không thể biết được, dùng thuốc không biết rằng tại sao có thể chữa được bệnh.

Cho nên tôi đem ý chính của tạng phủ, trình bày sau đây, ngõ hầu giúp các bạn khi biện chứng dùng thuốc được đúng bày bản vậy.

 

TÂM

 

-Tâm là chức năng quân chủ, thần minh xuất phát từ đó, bời vì Tâm là hoả tạng soi sáng mọi sự vật cho nên giữ thần minh. Thần tức hoả khí ở trong Tâm, có tên mà không có chỗ dựa. Nói rút lại đây là một giọt máu hồng sáng trơn để hàm cái khí ấy, cho nên khi thở có phát hiện nét tinh quang tức là thần minh.

 

-Công việc Tâm phụ trách là phủ sinh huyết, mà mấy giọt máu trong Tâm lại là rất tinh vi trong máu, là nguồn suối sinh ra huyết, là biểu phát ra thần.

 

-Huyết hư thời thần chẳng yên mà hay kinh sợ hồi hộp, có máu ứ cũng kinh sợ hồi hộp. Hoả quấy nhiễu huyết thời ảo não, buồn bã. Thần không minh mẫn thời rạo rực mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực. Thuỷ ẩm khắc Tâm hoả cũng kinh sợ hồi hộp. Huyết công lên Tâm thời hôn mê đau muốn chết. Đờm nhập Tâm thời điên loạn, cuồng. Tâm với Tiểu Trường có tương quan biểu lý. Tâm di nhiệt ở Tiểu Trường thời đái đỏ, đái gắt. Hoả không xuống giao với Thận thời Thần bốc ra mộng mị di tinh.

 

-Kinh mạch Tâm đi lên, cặp theo hầu họng, liên lạc ở gốc lưỡi. Thực hoả nghẽn lên sinh đau bụng, hư hoả bốc lên thời lưỡi cứng không nói được.

 

-Bộ vị Tâm ở trước ngực, hoả kết thời sinh ra chứng kết hung, ra chứng bì, chứng hoả thông, hoả thông tuyên phát thời sinh ra đau ngực.

 

-Bệnh Tâm tích gọi là phục hương như cánh tay chắn ngang dưới Tim. Bệnh thời trên rốn có khí động bần bật. Tâm kinh có Bào lạc là bề tôi, cho nên Tâm được gọi Quân hoả, Bào lạc được gọi tướng hoả, giúp cho Tâm phun rưới hoả hoá, công việc của Tâm đều do bào lạc gánh đáng. Kiến chứng và cách chữa đều như bệnh Tâm.

 

CAN

 

-Can là tạng phong mộc, đờm ký gởi trong đó. Đởm là tướng hoả, mộc sinh hoả, can chủ tàng huyết, huyết sinh từ tâm, đi xuống trong bọc nhau thai. Đây là cái bể chứa máu huyết khắp châu thân, tốt hay bệnh tật đều do huyết hải chi phối. Cái bể chứa huyết ấy không bị sự quấy nhiễu nào thì máu huyết toàn thân yên ổn, không chỗ nào là không thuận tuỳ. Can kinh chủ tàng huyết, sở dĩ có tàng được là can thuộc mộc khí xung hoà điểm đạt không gây uất át thời huyết mạch được trôi chảy thoải mái.

 

-Giả như, hoả làm cho mộc uất, thời huyết không hoà, hoả phát ra giận, thời huyết đâm ngang dấy lên thành các chứng thổ huyết, đau vì huyết do huyết chạy sai kinh vậy. Giận quá lắm thời phát cuồng, hoả quá lắm thời má sưng mắt đỏ, đau đầu.

 

-Mộc hoả khắc thổ thời ráo miệng, ỉa chảy, kiết lỵ, đói ăn không được, ăn vào thì ói, đầy ách đều là kiến chứng mộc uất do hoả vậy. Nếu mộc cặp với thuỷ tà công lên trên là “con mượn thế mẹ để làm lung lăng ở kinh Tỳ”, thì các bệnh đờm ẩm, ỉa chảy, nôn ói, đau đầu lại dấy lên. Vậy tính của mộc là chủ sơ tiết, hơi đồ ăn vào da dày toàn nhờ khí sơ tiết của can mộc mà hoá được cơm nước. Giả như khí thanh dương của can, không thăng thời không thể sơ tiết cơm nước, thì không thể tránh khỏi tình trạng ỉa chảy bụng đầy.

 

-Khí thanh dương của can tức là hồn khí, cho nên nói can tàng hồn, khi huyết không hàm dưỡng can, hoả nhiễu loạn hồn thời mộng mị không ngủ được. Can chủ cân, các chứng co ra nắm vào, thụt đái, đều là bệnh thuộc can, bộ vị của can tại khoảng sườn cụt dưới đau, đều trách ở can.

 

-Kinh mạch của can gọi là quyết âm, âm cùng tột thời biến ra dương, cho nên bệnh đấn đây thì móp lạnh dữ, nóng càng dữ, móp lạnh vừa, nóng cũng vừa (quyết thâm nhiệt thâm).

 

-Huyết phận bất hoà thời hàn nhiệt đều thấy, nó cũng quan hệ biểu lý với thiếu dương, cho nên can bệnh cập luỵ đốn, cả chứng ói ra nước chua, ụa ra nước đắng, tai điếc, mắt quáng, bộ vị hoả bên tả phân nhiều bệnh ở sườn bên tả?...Đều là những bệnh chủ yếu của can. Đại thể như sau:

-Đởm với can cùng giữ chức danh tướng hoả, nước mật có vị đắng, tức là vị hoả, tướng hoả phân rưới khắp tam tiêu mà gởi ở trong đởm, đởm hoả không vượng thời hư khiến kinh sợ, hoả nhiều lấn nên dữ thời miệng đắng, ói ngược, mắt quáng, tai ù. Kinh mạch đởm đi quanh tai cho nên thế vì nó ở bên cạnh mình. Cho nên kinh phong hoả dấy động lên, thời mình không trở trăn được, chân tay co quắp. Lấy biểu lý để nói thì khí thiếu dương đởm bên trong vận hành khắp tam tiêu.

 

-Bên ngoài vận hành ở tấu lý (chân lông thớ thịt) là then máy của vinh vệ, hễ trái lại then máy là ụa ói ngực đầy, tà chốt ở tấu lý vào cùng chọi với âm dương thời phát sốt, cùng tranh với dương thời phát lãnh, cho nên sốt rét thời thiếu dương làm chủ, hư lao cốt chưng cũng thuộc thiếu dương, bởi vinh vệ tấu lý bất hoà giúp cho thế hoả hưng lên. Cho nên thế, giúp cho hoả ghé đờm thời sinh điên phong xù, giúp cho hoả không nghỉ thời can hồn cũng không yên cho nên phiền, mộng mị di tinh. Vả lại tướng hoả trong đởm nếu không lấn dữ lên thời mộc khí thanh dương thăng lên dạ dày, vị thở được sự sơ đạt cho nên cơm nước tiêu hoá tốt, găng dữ lên cho nên khí thanh dương uất át, tỳ vị bất hoà. Khoảng xương ngực sườn, khắp các xương đấy là phần bệnh của kinh thiếu dương, thời hay đau bộ phận ấy, kinh mạch đi bên cạnh mình người khi đau thì co duỗi không thuận lợi, đấy là đại lược những bệnh thuộc kinh đởm.

 

VỴ

 

-Dạ Dày là chức quan kho tàng, công việc chính là tiếp nhận cơm nước. Khi vị hoả bất túc thì không thiết ăn uống, có ăn vào cũng lình bình không tiêu, giờ lâu vẫn còn nguyên rồi ói ra. Khi nước đọng ở lồng ngực, khi hàn lạnh chốt trong Dạ Dày đều có thể ụa ói không ngưng. Khí Vị hoả bốc lên thời đói mà không ăn được, ăn vào thời ói hết, tân dịch khô kiệt thời thành chối không ăn, phân như cứt dê, hoả dữ lắm thời kết hòn rắn. Vị gia thực thời nói sảng, tay chân đổ mồ hôi, da thịt hâm hấp sốt cơn, bởi chổ tứ chi cơ nhục đều do Tỳ Vị chủ quản, cho nên thế. Kinh Vị nó đi trước phía người đến trên mặt, biểu hiện chứng đau mắt, khô mũi, phát co cứng không ngữa được.

 

-Vị khai khiếu ở miệng, khi miệng khô họng đau, hơi đưa ngược lên thời ụa oẹ.

 

-Vị với Tỳ có quan hệ biểu lý, khi vị đưa nhiệt sang tỳ thì nó tha hoá theo thấp, mà phát ra bệnh Hoàng đãn.

 

-Khi Vị thực Tỳ hư thời có ăn mà không tiêu hoá, chủ táo khí, cho nên bệnh Dương minh tóm lại là táo nhiệt.

 

-Riêng chứng thuỷ trào lên, thuỷ kết, có các chứng “vùng tâm hạ như cái mâm” là Tỳ thổ cần cái thấp để hoá khí, không san xẻ rưới rải thời Dạ Dày ráo mà không ăn được, ăn ít không tiêu, ví như trong nồi không có nước không thể làm chín cơm thịt, cho nên các bệnh không ăn được, đại tiện khó đi, miệng ráo môi khô cháy, không sinh được huyết, huyết hư hoả vượng, phát sốt, đỗ mồ hôi trộm, nếu thấp khí quá nhiều thì cơm nước cũng không tiêu, đờm ẩm, tiết tả, thủng trướng đau bụng nhiệt, dấy lên ngay.

 

-Thấp ghé có nhiệt thời phát vàng da, kiết lỵ, đau bụng nhiệt chân tay tê dại, nước tiểu đỏ gắt.

 

-Bệnh Tỳ tích gọilà “bí khí” phía dưới quả tim như có cái mâm. Bệnh Tỳ thời phải có động khí ở rốn.

 

-Bộ vị của Tỳ ở trung châu, chủ tưới bón chung quanh, đối ngoại hợp với da thịt thì chân tay nóng như nấu, đổ mồ hôi hoặc da thịt tê dại. Về thể là âm, về dụng là dương. Không được hoả mệnh môn để sinh thể mà thời hàn mà không hoá, ăn kém gầy nhom, thổ hư mà không vận hoá được, không thể đưa tân dịch lên phía trên để hoá huyết, rải rưới các kinh.

 

PHẾ

 

???(Do sách mờ, chúng tôi không ghi chép được)

Bộ vị Phổi tại trong hông ngực, đau trong ngực là thuộc Phổi. Bệnh phế tích gọi là Tức Bôn, bệnh thời sườn bên phải có động khí. Về ý nghĩa bệnh lý của Phế đại khái là như vậy.

 

THẬN

 

-Thận là thuỷ tạng, trong thuỷ có hàm phần dương, hoá sinh ra nguyên khí, rồi nó kết ở Đan Điền, bên trong chủ hô hấp, đạt tới Bàng Quang, vận hành ra ngoài đó là vệ khí. Cái khí này là phần dương trong thuỷ, có tên riêng là Mệnh hoả.

 

-Khí Thận thuỷ sung túc thời hoả được cất giấu ở trong thuỷ, hình bóng sáng ngời tiềm tàng trong ấy. Long lôi hoá không thăng lên. Bởi vậy hơi thở đầy đủ, mà lỗ mũi xì ra rất nhẹ khẽ. Nếu thuỷ hư hoả sẽ không về nguyên chỗ, sẽ hư lao kéo thở, các chứng đều dấy lên, họng đau tiếng tắt, tâm thận bất giao, di tinh thất huyết thũng mãn, ho đưa hơi lên, đờm suyễn, đổ mồ hôi trộm.

 

-Như dương khí bất túc thời thuỷ trào lên thành đờm lấn tâm khí, xung vào khí phát ra thuỷ thũng, đau bụng, bôn đồn, đi tiêu chảy, móp lạnh, vong dương, ra mồ hôi tầm tả, nguyên khí vụt thoát.

 

-Thận lại là tiên thiên, chủ tàng tinh khí, đàn bà con gái chủ thiên quý, đàn ông con trai chủ tinh, thuỷ đầy đủ thời tinh huyết nhiều, thuỷ hư thời tinh huyết kiệt, với hình thể thì nó chủ xương, cho nên chứng lao xương vẫn thuộc thận, thận có bệnh dưới rốn có đọng khí. Thận đi lên giao với tâm thời thuỷ hoả ký tế, không giao thời hoả càng bùng lên.

 

-Bộ vị của thận ở eo lưng, chủ chứng là đau thắt lưng, thận khai khiếu tại lỗ tai, cho nên thận hư thời tai điếc.

 

-Mắt thuộc thận, thận hư thời thận thuỷ tan, hoặc phát bệnh nội chướng. Hư dương trào lên trên làm cho đau họng, má đỏ, âm hư không thể hoá thuỷ thời tiểu tiện cũng không lợi.

 

-Cơ chế bệnh về thận đại khái là như vậy.

 

BÀNG QUANG

 

-Bàng Quang là dụng cụ chứa nước tiểu. Nội kinh gọi là chức quan Châu đô, tân dịch tàng chứa ở đó. Khí hoá thời có thể ra vậy, đấy là nói ra mồ hôi, không phải nói ra tiểu tiện, tiểu tiện tuy bài xuất từ Bàng Quang mà sự thực do Phổi là nguồn trên của thuỷ, hễ nguồn trên nó trong thì nguồn dưới tự trong vậy.

 

-Tỳ là đê điều của thuỷ, đê điều lợi thì thuỷ đạo lợi, thận lại là chủ quản thuỷ, thận khí vận hành thời thuỷ vận hành (nước chảy).

 

-Sách Nội Kinh gọi “khí hoá thời có thể ra” là nói khí của Bàng Quang tải tân dịch đưa lên đạt ra ngoài, ra mà làm mồ hôi, thời có hiện tượng mây bay mưa rưới cho nên Bàng Quang được gọi là thái dương kinh.

 

-Lông da hợp với phế, Phế lại là nguồn trên của thuỷ, cho nên phát hãn phải trị vào Phế, lợi thuỷ cũng phải trị vào Phế, ý nghĩa là thuỷ cùng với thiên là thuộc cùng một khí. Bộ vị ở dưới rốn dính liền với cái nhau, cho nên chứng huyết kết cũng là bệnh của thuỷ, thuỷ kết cũng là bệnh của huyết, cơ chế bệnh về Bàng Quang, đại khái như vậy.

 

TAM TIÊU

 

-Xưa viết ra chữ tức lớp mỡ chày chằng chịt trên dưới trong ngoài nhân thể. Người đời Đường Tống không biết hình thù chữ cho là có danh mà không có hình tượng, họ không biết sách Nội Kinh nói rõ sọc ngang sọc dọc Tam Tiêu có nếp có sọc, há lại cho là không có hình tượng ư.

-Sách thuốc phương Tây chỉ trích người Trung Quốc không biết con người có màng mỡ chằng chịt, rằng người uống nước vào Dạ Dày sẽ ngấm ra chạy theo màng mỡ ấy mà đi xuống để ngấm tới bong bóng, miệng trên của bong bóng là dính liền trong màng mỡ ấy. Sách Y Lâm Cải Thác của Trung Quốc cũng nói nước chảy theo màng mỡ mà nhập vào bong bóng. Quan sát khi mổ súc vật trong lớp màng mỡ ấy có nước rơi lách tách. Đúng là chỗ nước đi qua mà chưa vào bong bóng. Thuyết ấy gần như ra sức chỉ trích chỗ sai lầm của cựu thuyết, mà không biết sau đời Đường Tống, chữ xưa viết ra chữ tiêu, không biết màng mỡ tức là Tam Tiêu, cho nên mới hiễu lầm.

 

-Xong sách Nội Kinh giải ra Tam Tiêu là đội quản lý đường sông, cóng rãnh, làm cho đường nước trong toàn thân lưu thông trôi chảy, so với y pháp phương tây sách Y Lâm Cải Thác thật là hợp với nhau, nào phải trung y không biết màng mỡ dính líu chằng chịt sao?

.

-Xét thấy, một sợi màng mỡ trong 2 quả thận là Mệnh môn, tức là nguồn cội của Tam Tiêu vậy, bên trên liền với Can khí, Đởm khí, với hông ngực. Mà trên vào Tâm đấy là màng bao tim (tâm bào lạc), dưới dính với ruột non ruột già, phía trước dính với bong bóng. Hạ tiêu như mái nhà tức huyết thất, khí hải, men theo mình là da với thịt, xuyên suốt trong thịt xuất ra ngoài là lớp màng mỡ bao bọc châu thân, điều là do Tam Tiêu quán xuyến, màng mỡ là da thưa (tấu lý), khí tam tiêu vận hành ở khoảng da thưa cho nên có chứng nóng lạnh. Mệnh môn tướng hoả phun rưới Tam Tiêu, hoả hoá mà lên làm khí, hoả suy thời nguyên khí suy hư, hoả động lên thờikhí tổn, thuỷ hoá đi xuống trở thành nước tiểu, thuỷ trào lên thời sưng, thuỷ kết lại thời khó đái (lâm), dính với khí can đởm cho nên phần nhiều ghé mộc hoả, tương thông với thận và tâm bào, cho nên nguyên uỷ phần nhiều ở 2 chổ ấy, một âm một dương so với Bàng Quang đều thuộc về phủ của Thận vậy, về chủ bệnh thì hẳn rõ.

 

TIỂU TRƯỜNG

 

-Tiểu trường là bộ phận nhận lấy thức ăn đã được tiêu hoá bước đầu, để tiếp tiêu hoá kỹ hơn nữa, bên trên tiếp với Vị phủ, bên dưới tiếp với Đại trường, tương quan biểu lý với Tâm, hễ nó để lại nhiệt thì nước tiểu không trong. Nó liên thuộc với Tỳ nên hễ Tỳ hư thì cơm nước không tiêu hoá. Bộ vị của nó trên tiếp với Vị, cho nên khi Tiểu trường có phân táo thì phần nhiều mượn thuốc chữa Vị để giải quyết, bên dưới nó gần với Can, cho nên chứng tiểu trướng khí thống thì phần nhiều mượn thuốc chữa Can để giải quyết.

 

ĐẠI TRƯỜNG

 

-Đại trường giữ danh hiệu táo kim, nó ưa nhuận mà ghét ráo, bị hàn thì hoạt thoát (ỉa chảy tháo cống), bị nhiệt thì bón uất ỉa chảy kiết lỵ nặng trằng hậu môn, trĩ mạch lươn xuất huyết. Cùng tương quan biểu lý với Phế, cho nên Đại trường có bệnh hay dùng phép chữa Phế để giải quyết. Với vị cùng mang danh hiệu Dương minh kinh, cho nên hay mượn phép chữa Vị mà chữa Đại trường.

 

Những điều kể trên là nói về tính tình, bộ vị của tạng phủ đều không giống nhau mà chủ bệnh cũng khác. Chữa tạp bệnh phải biết nó, chữa huyết chứng cũng phải biết nó, khi lâm chứng xử phương, phân kinh dụng dược mới có bài bản, tránh khỏi cái tệ đầu Ngô mình Sở.

 

 

4.-BÀN VỀ MẠCH CHỨNG SỐNG CHẾT. 

 

Thầy thuốc là để chữa bệnh cho mọi người được sống, chưa biết là chết thì làm sao biết là sống?. Biết rằng chết mà không có thuốc gì cứu được thì hễ hơi có một chút sinh cơ, thì nên dùng nhiều phương điều trị để vãn hồi mạng sống. Muốn biện minh sống chết phải hiễu rõ ràng mạch và chứng.

Ông Cao sĩ Tông cho rằng thổ huyết nhiều là huyết ở lạc, thổ huyết ít là huyết ở kinh, bảo rằng: Thổ nhiều là bệnh nhẹ, thổ ít là bệnh nặng. Thực ra kinh tán ra làm lạc, lạc tán ra làm tôn lạc như gốc phát ra cành, cành lại phát ra cành nhỏ hơn, cốt yếu điều tóm lại ở gốc vậy, lấy kinh lạc để phân ra khinh và trọng, nhưng thực ra sự phân chia đó, không thể nào phân được vậy.

Sách Y chỉ lại bảo rằng: Ngoại cảm thổ huyết dễ trị, Nội thương thổ huyết khó trị. Sách Tam Chỉ Thiền bảo rằng: Xỉ nục rất nhẹ, thứ đến là Tỵ nục, ẩu thổ hơi nặng, còn khái khạc, thoá huyết là rất nặng, là bảo rằng bệnh đều phát từ ngũ tạng, mà huyết tại đây là rất sâu, không giống như huyết ẩu thổ đến từ Vị còn gần giữ vậy. Đây là như cận huyết và viễn huyết của ông Trọng Cảnh, lấy đấy mà phân chia ra nặng nhẹ, với lý cũng không sai lẩn được.

Nhưng Tỵ nục ẩu thổ, tuy gần mà nhẹ, mà thổ nục không ngừng, cũng có khí theo huyết mà thoát đi thì chết ngay.

Khái-Khạc-Thoá huyết tuy rằng xa mà nặng, nhưng cũng có khi tằng hắng một cái, huyết liền bật ra một chút, không cần thuốc cũng khỏi, cũng không thể lấy đó mà định sống chết được.

Ta thấy là giữ khí ấy là huyết vậy, mà vận huyết ấy là khí vậy, người ta sở dĩ sống được là điều nhờ ở khí, huyết thoát mà khí không thoát, bệnh tuy nguy nhưng mà còn sống được, một sợi khí không tuyệt đi thì huyết dần dần được sinh ra như cũ vậy. Huyết chưa bị thương mà khí đã thoát trước, tuy rằng yên ổn nhưng mà cũng chết vì huyết làm phách, mà khí làm hồn, phách chưa tuyệt mà hồn đã tuyệt trước, thì tất nhiên là chết, cho nên tôi bảo rằng: Định sự sống chết của huyết chứng đều xem ở khí bình hay không bình.

Thổ huyết mà không phát nhiệt là dễ khỏi, là vinh tuy bệnh mà vệ không bị bệnh. Dương hoà thời âm dễ giữ vậy, nếu có phát nhiệt là khó chữa là vì huyết bệnh mà khí cũng nấu lên, khí huyết cũng làm hại cho nhau vậy.

Thổ huyết mà không phát ngịch là dễ chữa, khái là khí xông lên, huyết thương mà khí không nghịch là thuỷ ở trong thận có thể nạp khí về gốc, cho nên dể khỏi.

Nếu ho không ngừng là huyết thương, hoả đốt thận thuỷ khô kiệt không lấy gì giữ chân khí, cho nên khí lên khái nghịch là khó chữa, lại thêm thở rộn lên nữa là dương không còn bám vào đâu được.

Đại tiện phân không lỏng nhão thì còn có thể sinh cơ, có thể dùng thuốc tư âm để nuôi dưỡng dương khí, nếu đại tiện phân lỏng nhão là trên đã vượt, dưới lại thoát, thì không thể cứu được.

Xem đến mạch, mạch không sác là dễ chữa, vì khí còn bình thường, mạch sác là khó chữa vì khí mạnh quá.

Mạch phù đại, cách sác mà vô căn là hư dương không nương tựa vào đâu được.

Mạch trầm tế sác mà không khoan hoà là chân âm tổn thất, đều là mạch khó chữa, nếu có một chút khoan hoà thì còn có thể vãn hồi được, nếu không thấy hoà hoãn hay kiêm với mạch đại, mạch tán thì chết không cứu được. Phàm những mạch như thế đều là âm huyết bị thương, mà dương khí không về đâu được, cho nên không chữa được. Nếu âm huyết tuy bị thương mà dương khí không phù bốc mất đi, tuy mạch hư, vi trì, nhược cũng không khó chữa, chỉ dùng thuốc ôn bổ thì hồi sinh ngay, vì rằng dương hư đi thì khó chữa, cho nên bảo rằng: Huyết thương mà khí không thương thì lấy khí không thương ấy, mà biết rằng huyết chưa bị mất hết, thì khí còn có chổ dựa thì dễ khỏi vậy.

Nguyên uỷ của khí trong bài thuỷ hoả của khí huyết luận đã rõ ràng, phải nên tham khán.

 

5-DỤNG DƯỢC NGHI KỴ LUẬN.

 

Hãn, Hạ, Công, Hoà là 4 phép lớn để chữa tạp bệnh, mà chứng thất huyết thì có phép nên dùng, có phép không nên dùng. Bệnh Thương hàn phát hãn nhiều quá thì thương tân dịch, bệnh thổ huyết đã thương âm huyết, lại thương thuỷ tân thời thuỷ huyết đều bị thương tổn, không bao lâu mà thành xương khô vậy. Cho nên Trọng Cảnh đối với chứng nục huyết nghiêm cấm phát hãn, chứng nục kỵ phát hãn, thì chứng thổ, chứng khạc có thể biết được vậy.

Mạch tiềm khí phục thì huyết không thăng lên, phát hãn thời khí phát tiết ra ngay, người thổ huyết khí rất khó thu liễm vào, nếu khí phát tiết không thôi, huyết theo khí trào lên, không thể ngăn nén xuống được, cho nên tuy có chứng ngoại biễu chỉ nên hào tán, không nên vội dùng Ma Quế Khương Độc.

Nếu quả là do ngoại cảm mà thất huyết thì mới nên tán biểu, song cũng phải vừa liễm vừa tán mới được, chớ nên quá phát hãn mà vong âm, vì phải biết rằng: Huyết gia kỵ phát hãn thì sau mới bàn đến phép phát hãn.

Càn như phép bổ là càng nghiêm cấm, người thất huyết, hơi đã đưa ngược lên, nếu thấy có chứng đàm dãi, mà lại áp dụng thổ pháp là giúp cho cái thế ngịch lên, tất nhiên hơi sẽ đưa ngược lên không ngừng vậy.

Phép chữa bệnh, ở trên thì nén xuống, phải làm cho khí không chạy lên, thì huyết mới không trào lên được, phải giáng phế khí, phải thuận vị khí, phải nạp thận khí, khí xuống thì huyết xuống vậy, huyết ngừng thì khí cũng bình phục vậy. Huyết gia rất kỵ làm động khí, không chỉ lúc có bệnh phải kỵ thổ, đến như lúc đã khỏi rồi nếu có tạp chứng khác cũng không được khinh suất dùng thổ pháp, thường do thổ mà lại phát ra huyết chứng. Biết rằng huyết chứng rất kỵ thổ, thì biết rằng giáng khí là chỉ thổ, đó cũng là phép trị huyết vậy.

Hỏi rằng: Huyết chứng phần nhiều là hư, phép hãn, phép thổ, phép thổ là không nên dùng, thì phép công, phép hạ lại càng phải kỹ chăng?. Tôi nói rằng không phải, huyết mà đem lên là ứ khí vượt trào lên vậy, cho nên kỵ hãn, kỵ thổ để lại thêm động khí. Còn như phép hạ là để bẽ gãy cái thế khí chạy lên, huyết chứng thì khí thịnh, hoả vượng đến 80%, đang lúc khí vượt trào lên mà không ăn được, chính nên hạ xuống, để bẽ gãy cái thế đó đi, ông Trọng Cảnh nói: Chứng dương minh có phép kín hạ để bảo tồn âm dịch, chứng thiếu âm cũng có phép kín hạ để bảo tồn âm dịch.

Huyết chứng mà hoả khí thịnh quá rất sợ vong dương, cho hạ chính là cứu ấm, công hạ đấy chính là bổ đấy vậy. Nhưng mà tả hạ phải tuỳ từng lúc, ví như thực tà lưu lại đã lâu chính khí đã không chống được, hoặc đại tiện đi chảy thì anh hùng không có đất dụng võ, chỉ nên khoan khoan điều đình, nên thuần dùng thuốc thanh lợi, giáng lợi để không trái với khí hạ xuống, như thế mới hợp được phép hạ.

Còn như phép hoà là phép tối tốt nhất của huyết chứng, ở biểu thì hoà phế khí, ở lý thì hoà can khí, mà càng phải chiếu cố đến khí Tỳ Thận hoặc bổ âm để hoà dương, hay tổn dương để hoà âm, hoặc trục ứ để hoà huyết, hay tả thuỷ để hoà khí, hoặc bổ tả kiêm hành, hoặc hàn nhiệt hỗ dụng, có rất nhiều nghĩa thần diệu, không sao nói hết được.

Ngoài 4 phép ấy ra, còn có phép bổ, huyết gia thuộc bệnh hư lao nên cần bàn đến phép bổ, các sách trọng đến phép bổ đến 90%, mà không biết rằng phép bổ cũa huyết chứng cũng có lúc nên bổ, có lúc không nên bổ, như tà khí không hết mà bổ vào là đóng cửa mà đuổi giặc, ứ huyết chưa tiêu đi được mà bổ vào là giúp cho giặc làm hại, nên bổ Tỳ là từ 30% đến 40%, bổ Thận từ 5-6%, nên bổ dương từ 20-30%. Nên bổ âm thì 80%.

Đời xưa có phép bổ khí để nhiếp huyết, đây là nói về chứng khí thoát, không phải nói về chứng khí nghịch, lại có phép dẫn hoả quy nguyên, đây là nói về chứng thuỷ lạnh hoả bốc lên, không phải nói về chứng âm hư dương vượt lên.

            Vì bệnh thất huyết nếu hoả chưa phát ra thì bổ là khỏi, nếu một khí hoả đã phát ra thì thuốc hàn lương chỉ là làm hại sinh khí của ngủ tạng. Thuốc ôn bổ lại là tổn thương chân âm của thận khí, chỉ lấy cam hàn tư âm để dưỡng huyết thì mới về vị trí của nó vậy.

Huyết gia dùng thuốc nên hay không nên, đại để là như thế, biết được đại yếu của nó, sau xem kỹ toàn thư thì có chỗ làm căn cứ.

 

6. BÀN VỀ BỔ CỨU CỦA SÁCH NÀY.

 

                    Người đời đọc sách ông Chu Đan Khê thầy dùng thuốc mát nhiều, thì bỏ thuốc nóng đi không dùng, thì làm hại cũng không ít, mà ông Chu Đan Khê không có lỗi gì cả, vì sách của Chu Đan Khê không có bỏ thuốc nóng đi.

                   Người đời đọc sách Trần Tu Viên thấy phần nhiều dùng thuốc nóng, mà bỏ thuốc mát đi không dùng, thì làm hại càng nhiều, mà ông Trần Tu Viên không có lỗi vậy. Thực ra sách của ông Trần Tu Viên không có bỏ thuốc mát đi. Hai vị hiền này lập luận chẳng qua làcó sự thiên lệch của một thời, nêu rõ kiến thức của một mình, người đời không khéo đọc sách, biết được sự rõ ràng mà quên đi sự tỉnh lược, không biết là hai vị hiền ấy tỉnh lược đi, cũng nghĩ rằng người ta đã rõ ràng rồi, không cần phải nói rõ thêm nữa, chứ chưa từng bỏ đi mà không nói vậy.

Đến như tôi làm sách này cũng phần nhiều dùng thuốc mát, ít khi dùng thuốc nóng, song không phải bỏ thuuốc nóng mà không dùng, chỉ vì huyết chứng phần nhiều dùng thuốc mát, không phải bảo rằng huyết chứng toàn không dùng thuốc nóng vậy. Ơ mỗi điều nếu dùng thuốc nóng, tôi thường phải nói đi nói lại, xin đừng đọc sách này mà có cái tệ thiên lệch trọng dùng thuốc mát, cần phải phân biệt âm dương, xét chứng dùng phương thì mới không bị sai và nhầm lẫn.

Sách này là nói về huyết chứng, khác hẵn với tạp bệnh, đem sách này mà trị tạp bệnh là sai lầm, nếu đem tạp bệnh để công kích sách này thì càng sai lầm hơn.

Người đọc sách này không biết lưu tệ (tệ hại lưu đâu không biết) đến đâu, nên tôi làm sách này, trước cấm một cái kim vậy.

 

7.THỔ HUYẾT

 

Máu của người bình thường phải trôi chảy thoải mái trong mạch lạc, ra đến ngoài da thịt lưu thông không trở trệ, một khi nó không theo lối thường đi, trào ra tràng vị, theo khí nghịch lên thì thổ ra, vì khí của con người đi trong huyết mà ra ngoài huyết. Đi lên theo ra làm hô hấp, đi xuống thời ra làm đái ỉa, ngoài thì ra đến bì mao mà làm mồ hôi.

Khí được xung hoà thì làm chủ cho huyết, huyết theo khí mà vận hành. Huyết là để giữ khí, khí được huyết giử thì yên ổn, khí kết thì huyết động, khí hư thì huyết thoát, khí bức bách thì huyết chạy, khí không ngừng mà huyết muốn ngừng cũng không thể được trước khi chưa thổ, huyết mất lối đi bình thường hoặc từ sống lưng mà vào chẻn dừng, từ chẻn dừng mà trào vào vị, bệnh nặng thì huyết chảy vào lật bậc, lọc ọc thành tiếng, bệnh nhẹ thì không có tiếng động gì cho nên hễ xuất huyết thì ngực lưng đau tức đó là vì huyết theo sống lưng mà lại, khí bức bách huyết đi không được bình hoà cho nên có chứng đau sống lưng, hoặc huyết từ hai bên sườn, dưới sườn mà chạy qua màng mỡ để vào tiểu tràng. Bệnh nặng có tiếng kêu, nghịch lên vào vị để thổ ra, phàm chứng xuất huyết phần nhiều lưng và sườn đau. Hai chứng đó xuất xứ khác nhau, cách chữa cũng khác nhau.

               Nếu từ sống lưng mà đến thì chữa Phế làm chủ.

Nếu từ dưới sườn mà đến thì chữa Can làm chủ.

Trường hợp từ sống lưng thì chữa phế, vì phế là cái ô dù, vị trí của phế là ngực và sống lưng, huyết từ ranh giới ấy mà đến nên cần phải trị phế.

 

Can là tạng thống huyết, vị trí ở dưới sườn, huyết do ranh giới ấy mà đến, thì cần phải trị can , song can phế tuy là lối của huyết lại nhưng mà thổ ra thì chủ ở vị. Phàm người ta thổ đàm, thổ cơm đều là lối ở vị, huyết tuy rằng không chủ ở vị, huống chi huyết thì chủ ở huyết hải, mạch xung là mạch của huyết hải, chưa bao giờ mạch xung không nghịch lên mà huyết nghịch lên vậy. Ông Trọng Cảnh trị huyết cần phải trị mạch xung, nhưng mạch xung dính vào mạch dương minh, trị dương minh tức là trị mạch xung vậy, khí của dương minh đi xuống là thuận, nay nghịch lên thì thổ mất cái tính hạ hành (đi xuống) nên cần phải điều vị để khí thuận xuống, một khi thổ ngừng lại, lúc đó huyết không chảy vào dạ dày được, lúc bấy giờ nguyên uỷ của huyết chưa rỗi mà cứu chữa, chỉ lấy chỉ huyết làm phép khẩn thiết nhất, sau khi huyết chỉ rồi những huyết đã rời kinh mà chưa thổ ra đó là ứ huyết, không còn hợp cho huyết tốt, lại làm trở trệ cho huyết tốt, hoặc do úng mà hoá thành nhiệt hoặc biến làm lao (trùng) hoặc kết thành khối hoặc nhói đau, lâu ngày biến chứng không thể lường được, cần phải tiêu trừ gấp đi, để khỏi lo hậu loạn, cho nên lấy phép tiêu ứ làm phép thứ hai.

Sau khi đã chỉ thổ, tiêu ứ rồi, lại sợ rằng huyết lại động lên thì cần phải dùng thuốc để ổn định, cho nên lấy kinh huyết làm phép thứ ba.

Tà khí sở dĩ xâm nhập được nhân thể, nhất định là do chính khí có hư yếu mất huyết đã nhiều thì âm khí hư, âm là để giữ cho dương, âm hư thì dương không còn dựa vào đâu được, lâu ngày thì dương cũng mất theo cho nên lấy phép bổ hư để thu công. Bốn phép ấy là 4 phép căn bản chữa huyết chứng, xin bàn rõ sau đây.

8.CHỈ HUYẾT.

 

Phép này chỉ lấy kinh dương minh, khí của kinh dương minh đi xuống là thuận, sở dĩ nó nghịch lên là vì khí thực. Thổ huyết tuy thuộc vào chứng hư song là huyết hư chứ không phải khí thực, lúc mới thổ thì tà khí rất thịnh, chính khí tuy hư nhưng tà khí rất thực. Thử nghĩ xem huyết của ta vốn tiềm tàng ở trong mạch lạc, nay mất đường lối thường mà nghịch lên dường như trời nghiêng đất ngửa. Nếu không phải chiến đấu với thực tà thì huyết ở đâu mà thổ ra. Cho nên không trị tà khí ấy thì lại càng thương tổn đến chính khí, chính khí đã hư lại càng hư thêm nữa, tà khí thực lại càng thực vậy. Huống chi huyết vào trong dạ dày thì vị gia thực (trong dạ dày cứng) tuy không giống chứng vỵ gia thực 1 có phân táo trong Thương Hàn Luận, song huyết tích tụ ở trong dạ dày cũng là vị thực vậy, cho nên cần phải đoạt gấp được thực tà đi thì mới có thể giáng khí và chỉ nghịch được, ta phải dùng bài Tả Tâm thang để mà chữa.

Nếu huyết ra nhiều, thì gia Đồng tiện và Mao căn.

Nếu suyễn đầy lên, thì gia Hạnh nhân, Hậu Phát.

Huyết hư gia Sinh địa, Đương quy.

Khí theo huyết thoát đi không trở về gốc (quy nguyên) gia Nhân sâm, Đương quy, Ngũ vị, Phụ tử.

Có nóng lạnh gia Sài hồ, Sinh khương hoặc gia Can khương, Ngải diệp đã phản tá cho.

Phải tuỳ theo chứng mà gia giảm để không được làm mất bản ý của bài Tả Tâm thang, để được có công hiệu to lớn.

Vì nguồn gốc của khí là ở Thận thuỷ, Thận khí đã hư thì khí nhiệt, hoả bốc ở Tâm, khí huyết hư thì hoả sẽ thịnh, hoả và nhiệt kình chống nhau thì khí sẽ thực, khí thực thì bắt buộc huyết chạy càn, bây giờ bổ thận thuỷ là lời bàn xa xôi.

Bổ tâm huyết để phối hoả là phép trị bất cập, cho nên chỉ có cách tả hoả là phép trừ bạo an dân đuổi tà khí để còn chính khí, phương gọi là tả Tâm, thật ra là tả vỵ, vị khí tiết xuống thì tâm hoả có chổ để tiêu đạo đi mà nhiệt khí ở trong dạ dày cũng không úng lân, như thế khí thuận mà huyết không nghịch lên vậy. Vả chăng một vị Đại hoàng thay cũ đổi mới tổn dương để hoà âm, chẳng những hạ được khí ở trong vị đến ngoài như kinh mạch, thân thể. Phàm chổ nào khí nghịch ở trong huyết làm cho huyết không hoà thì tính của Đại hoàng đều suốt đến được. Vì hơi thuốc rất mạnh chế được tất cả, làm cho khí nghịch lên đều phải thuận xuống, đã như thế hạ giáng rất mau lại không cho tà khí nối lại được, ngày nay không ai dùng thật là đáng tiếc.

Nếu bệnh nhẹ thì dùng bài Thập khôi tán, cũng có thể hiệu nghiệm, ý là đỏ thấy đen thì ngừng, nhưng công hiệu toàn ở Đại hoàng, giáng khí tức là giáng huyết vậy.

Chứng thổ huyết đa số là thuộc thực chứng (6/10-7/10), hai phương trên dùng là hiệu nghiệm ngay. Song cũng có người thuộc hư, thuộc hàn, tỉ lệ này cũng tương đối ít hơn khoảng 2/10, làm thầy cũng cần biết.

Chứng mất máu nhiều quá thấy suyễn thở mê man, thềm khí không yên, mạch thấy vi tế, hư, phù tán, sác, đây giống như bệnh vết thương chảy máu, một khi huyết hết thì khí cũng hết là chứng rất nguy vậy, khi đó dùng Độc sâm thang để cứu giữ cho khí, làm cho khí không thoát đi, lúc ấy huyết không mất vậy.

Chứng hàn là dương không giữ âm, âm huyết nhân đó mà chạy mất, hiện chứng là chân tay mát lạnh, ỉa chảy, đái vải, mạch tế vi trì sác, sắc mặt nhợt nhạt, môi miệng trắng bệch, hay trong lạnh ngoài nóng, phải thật thấy có chứng hư hàn giả nhiệt dùng Cam thảo, Can khương thang mà chữa, lấy dương hoà để vận âm huyết, hư nhiệt lúc đi mà âm huyết vẫn giữ lại được, song huyết là âm trấp, những thuốc cương táo rất kỵ dùng. Song những người dương không giử được âm cũng nên dùng Khương Phụ vậy.

Trên lạnh dưới nóng cũng có khi Cầm Liên Khương Phụ dùng với nhau.

Mấy phép trên đây dùng được hợp nghi thì bệnh sẽ khỏi ngay, còn có người bị thầy dõm chữa lầm làm hư hoại mà huyết không chỉ được, lâu ngày chứng ra lẫn lộn, chỉ dùng những thuốc trên chưa hết ý được phép chỉ huyết.

Xét rằng do ứ huyết không hành đi mà huyết không chỉ được, ta dùng Huyết phủ trục ứ thang mà chữa.

Hoả nhiều gia Hoàng cầm, Hoàng liên.

Ho gia Hạnh nhân, Mạch đông, Ngũ vị.

Mình nóng, mồ hôi trộm gia Thạch cao, Đông tang diệp, Hoàng bá, Mẫu lệ.

Suyễn gia Hạnh nhân, Tô tử.

Mình đau, bụng ngực đầy, đại tiện bế và ứ huyết kết lại gia Đại hoàng.

Nếu muốn xét rõ thì cần tham khán các môn đàm ứ, lao nhiệt thì mới rõ được phép trị liệu.

Lại phải xét lý do của mỗi bệnh để phân biệt rõ ràng để chỉ huyết.

Nếu nhân uống rượu, ăn các thứ chiên sào nướng, mạch hoạt sác, miệng khô, lưỡi ráo, trong ngực phiền nóng, đại tiểu tiện không lợi, dùng Bạch hỗ thang gia Nhân trần, Sơn chi (sao), Đại hoàng, Ngẫu tiết.

Nếu ngoại cảm thấy nhức đầu, sợ lạnh, phát sốt, mạch phù khẩn là hàn đã phạm vào huyết phận, ngoài vị hàn bao bó mà bên trong úng nghịch lên để thổ huyết ra, dùng Ma hoàng Nhân sâm Thược dược thang.

Nếu mạch phù mà sác, đó là thương phong, phong là dương tà nên dùng Tiểu sài hồ thang gia Kinh giới, Phòng phong, Đương quy, Bạch thược, Đơn bì, Bồ hoàng, Tri mẫu, Thạch cao, Hạnh nhân.

Nhân có ôn dịch, bên ngoài giống như thương hàn mà bên trong có nhiệt ẩm nấp, lưỡi có rêu trắng, sợ nóng, sợ ánh sáng, tiểu tiện ngắn mà đỏ, đại tiện đục mà bẩn, trong lòng buồn bực vật vã, mạch thấy hoạt sác, dùng Thăng giáng tán gia Đào nhân, Đan bì, Sinh địa, Hoa phấn, Qua lâu, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo hoặc dùng bài Tê giác địa hoàng thang.

Nhân có cảm nắng, mình phát sốt, lòng buồn phiền, cần phải thanh nhiệt lợi thấp làm chủ, dùng Thăng giáng thanh hoá thang gia Phòng kỷ, Mộc thông, Qua lâu, bệnh nhẹ thì bỏ Đại hoàng.

Nhân vì tức giận mà khí nghịch lên, huyết trào lên mà thổ huyết, dùng Đan chỉ tiêu dao tán gia Thanh bì, Mẫu lệ, Bồ hoàng, Long đởm thảo.

Nếu hoả khí nhiều quá thì dùng Đương quy, Lô hội hoàn để bình khí ngang ngược đi.

Nhân vì mật mỏi, khốn khổ, no đói không đều, cùng là lo nghĩ uất ức, tâm thần hay sợ, hồi hộp, ăn ít, hơi thở ngắn, thổ huyết mà hư phiền, dùng Quy tỳ thang.

 

Tỳ thổ hư hàn gia Ổi khương.

Tỳ thổ hư nhiệt gia Sài hồ, Sơn chi.

Nhân vì ngã hay đánh nhau tổn thương hay cố gắng làm việc gì để bị chứng thổ huyết, phép chữa nên bổ khí để nối lại cái đã mất (bổ khí sinh huyết), tiêu ứ để trị cái bị thương tổn (tiêu ứ để sinh huyết) dùng Tứ vật thang gia Nhân sâm, Tục đoạn, Hoàng kỳ, Đào nhân, Hồng hoa, Trần tửu (rượu để lâu ngày) và Đồng tiện.

Nhân vì sắc dục quá độ, âm hư hỏa bốc, chứng thể hiện đêm phát sốt, đổ mồ hôi trộm, mộng giao (di, mộng tinh), ù tai, không ngủ, mạch lại thấy tếsác khẩn, cách, dùng Lục vị thang gia Bồ hoàng, Ngẫu tiết, A giao, Ngũ vị.

Đó là đại lược về phép chỉ huyết, nếu muốn biến hoá cho khỏi bệnh, phải xét thấu suốt toàn thư mới được.

Tóm lại, huyết là một vật gặp nóng thì lưu hành, gặp lạnh thì đọng, thấy màu đen thì ngừng, gặp lạnh cũng ngừng. Cho nên có khi dùng thuốc nhiệt để chỉ huyết, lấy hành huyết làm chỉ huyết như là Gừng Khương, và Ngải cứu, có khi dùng nước lạnh để chỉ huyết, hoặc dùng nước chảy gấp hay dùng nước giếng là lấy nghĩa lạnh thì đọng, Hoàng cầm, Hoàng liên cũng là nghĩa lạnh thì đọng này. Có khi dùng Bách thảo sương hay Mực tàu thứ tốt. Thập khôi tán, để chỉ huyết là nghĩa thấy đen thì huyết sẽ chỉ, đen là sắc của thuỷ, hồng là sắc của hoả, lấy thuỷ trị hoả cho nên huyết ngừng, đây là lấy sắc của thuỷ hoả, còn có thể khắc chế nhau mà thành công vậy, nếu biết được tính của thuỷ hoả để dùng thuốc, thì huyết chứng không có gì là khó chữa cả.

Có khi dùng mặn để chỉ huyết như dùng Đồng tiện, Mã thông (cứt ngựa), Bồ hóng. Đó là nghĩa của Nội kinh, mặn thì chạy vào máu, đồng tiện trở về thần hoá (trở về cái bản của nó (Hoàn nguyên thuỷ)) chế phục hoả tà, tư dưỡng thận thuỷ, có công dụng rất lớn, cho nên có câu rằng:”uống Đồng tiện trăm người không người nào mà không sống”.

Dùng nước đái của chính mình, ban sáng uống một chén gọi là Hồi long thang, các sách tán dương Hồi long thang rất nhiều. Ta nên dùng bài Hồi thông thang.

Xét rằng phép chỉ huyết tuy nhiều, nhưng không có gì trước hơn là giáng khí, cho nên Trầm hương, Giáng hương, Tô tử, Hạnh nhân, Toàn phúc hoa, Chỉ xác, Bán hạ, Bối mẫu, Hậu phác, Phương phạ đều nên tuỳ nghi sử dụng, mà vị Đại hoàng đã là khí dược mà cũng là một huyết dược, chỉ huyết mà không lưu ứ lại càng là thuốc hay, biết được mọi phép đó để duòng vào chỉ huyết là đã đạt quá nữa về phép trị huyết.

Nói rằng chỉ huyết không phải là chỉ có chỉ huyết đã vào vị để không thổ ra mà thôi, vì lúc đại thổ, huyết ở trong kinh mạch dồn dập mà đến, khi huyết đã vào trong vị thì mặc cho thổ ra củng được, cho hạ cũng được, nếu còn đình lại ở trong vị cũng không khác gì cơm nước, không có hại gì cả, chỉ có huyết đã đọng ở kinh mạch mà chưa trào vào vị, nếu để trào ra thì không trở lại được nữa nên trước phải chỉ đi để trở về kinh mạch, theo lối cũ để trở thành huyết xung hoà để nuôi dưỡng thân thể.

                   Nói rằng: Chỉ huyết là chỉ huyết chưa từng trào ra mà có thể trở lại kinh mạch được, như vậy chỉ được một phần huyết thì được còn một phần mệnh, không chỉ là chỉ những huyết đã chết vào trong dạ dày.

Các thầy nay nói chỉ huyết thì trước tiên cần tiêu ứ, không biết rằng lúc huyết mới thổ chưa có đọng lại, thì chổ nào có ứ nếu nếu được trục đi thì đem những huyết đã đọng trong kinh mạch trục đi hết thì huyết càng khô, mà bệnh càng nặng, tất nhiên biến thành hư tổn, nên chỉ dùng phép chỉ huyết để huyết đừng về đường cũ, không tẩu tán đi mất, cho nên lấy chỉ huyết làm phép thứ nhất.

 

         9.TIÊU Ứ

 

                   Khi huyết đã chỉ rồi, những huyết đã đọng ở trong kinh mạch không thể trở về đường cũ, trên thì đọng vào sống lưng hông ngực, dưới thì đọng ở sườn bụng dưới. Đọng mà không hoá thì thấy đau nhức hoặc chạy ra tứ chi thì sưng đau hay trệ ở cơ tấu sẽ sinh ra nóng lạnh. Phàm chổ nào có ứ, đều úng tắc đường lối của khí, trở trệ sự lưu thông lâu ngày, sẽ sinh ra chứng cốt chứng, can huyết lao trái, phải kịp thời trừ khử đi. Một khi trong kinh lạc đã có huyết ứ, ở đó huyết mới không thể lưu thông dể dàng, rồi cũng chạy càn mà thổ ra. Cho nên cho nên lấy khử ứ làm yếu phép trị huyết. Dùng Hoa nhị thạch tán để huyết ứ hoá thành nước mà xuống, lại không đọng đén chân khí của ngũ tạng, là thuốc khử ứ hay nhất.

                  Nếu không có Hoa nhị thạch thì dùng Tam thất, Uất kim, Đào nhân, Ngưu tất, Đại hoàng (sao giấm) (bài Thác hoàn tán), cũng có công trị huyết ứ rất mạnh.

Xét rằng huyết cũ không tốngkhứ đi, thì huyết mới không thể sinh ra được, mà huyết mới không sinh thì huyết cũ không khử được. Nên biết rằng huyết ứ được khứ đi thì tân huyết ngày ngày sinh ra, huyết ứ không còn chỗ nào lưu lại được, hoặc hoá theo đường tiện hay truyền vào đại tràng. Hoa nhị thạch phá huyết theo đường tiểu tiện mà đi, bài Thác hoàn tán phá huyết theo con đường đại tiện mà đi, nhưng có thể khử ứ huyết đi mà không thể sinh ra tân huyết, nên biết rằng: khu tà là nhờ ở chính không bổ huyết, mà khứ ứ thì ứ không thể khử hết được. Nên dùng Thành dũ thang bổ huyết gia Đào nhân, Đan bì, Hồng hoa, Chỉ xác, Hương phụ, Phục linh, Cam thảo, bổ tả đều dùng cả, ứ khứ đi mà chính không hại. Đại ý khí huyết là như thế.

              Xong cũng có khi nên dùng thuốc ấm. Nội kinh nói:”huyết thì thích ấm mà ghét lạnh, lạnh thì khít lại không  chảy đi, mà ấm thì tiêu mà chạy đi”. Nếu có nhiệt phục ở âm phận, thuốc mát không thể công hiệu, nên dùng phép tòng trị để dẫn dương ra ngoài âm, nên dùng bài Bách diệp thang của Trọng Cảnh là phương thuốc trị hàn đọng huyết trệ, cũng là phép tòng trị ứ huyết phục ở trong âm vậy. Song ba vị thuốc ấy là thuốc âm, nếu gặp hoả nhiều thì không nên, nên gia thuốc khoan hoà mềm mại để điều đình thì hợp với Tứ vật thang, lại có khi hợp với Tả tâm thang, là lấy đó để phản tá vậy (lấy bài Bách diệp thang để phản tá). Trên đây là không luận phép trị ứ huyết.

              Mà ứ huyết đọng ở trong người ta, trên dưới trong ngoài đều có bộ phận khác nhau, ta phải phân biệt bộ phận để chữa thẳng đến sào huyệt, thì phép chữa hiệu nghiệm rất cao.

Xét rằng: Huyết ứ ở thượng tiêu thì thấy ngực lưng, vai, cánh tay đau nhức, tê tái, đầy trướng. Nên dùng Huyết phủ trục ứ thang hay Nhân sâm tả phế thang gia Tam thất, Uất kim, Kinh giới để quét sạch hết ứ huyết ở thượng tiêu.

             Huyết ứ ở trung tiêu thì trong bụng trướng đầy, lưng sườn đau, mạch đới chạy quanh rốn một vòng. Dưới liền với huyết thất (bào cung) con gái để mang thai, con trai để bó mình là nơi quản lĩnh của huyết. Phàm chứng thất huyết thì mạch đới bệnh nay ứ huyết trệ ở bộ phận đó, thì nên khứ đi để an mạch đới, mạch đới ở trung tiêu là bộ phận của tỳ, xem bài Thận trước thang của Trọng Cảnh thì thấy rằng trị tỳ tức là trị đới. Đới mạch có ứ huyết nên dùng Giáp kỷ hoá thổ thang (Cam thảo thược dược) gia Đào nhân, Đương quy, Khương hoàng.

Đau lưng nhiều gia Lộc giác.

Sườn bụng đau nhiều gia Bồ hoàng, Linh chi.

Huyết ứ ở hạ tiêu thì từ bụng trở xuống đau nhức, bụng dưới, dưới sườn trướng đầy, đó là ứ huyết ở bộ phận can hay tích ở bào trung huyết hải mà đau, nên dùng bài Khung quy thất tiếu tán.

Nếu đại tràng bế kết gia Đại hoàng.

            Ông Trọng Cảnh trục ứ, đại để có Đại đường thang, Đào nhân thừa khí thang đều là khổ hàn, đại phá, đại hạ, đó là phương trị ứ rất hay. Cũng có khi nên dùng thuốc ấm để hạ là bài Ngưu tất tán và Sinh hóa thang, đây là những phương thuốc của sản khoa, sau khi sanh trị máu hôi và nhau không xuống.

            Tôi cho rằng máu nữ có khác nhau, nhưng máu thì cùng như nhau, cùng là bệnh hạ tiêu ứ huyết nên mượn những phương này thường thường rất hiệu nghiệm. Hạ tiêu là âm phận, thượng tiêu ứ huyết phần nhiều thuộc dương nhiệt, thường kỵ những thuốc ôn nhiệt.

            Hạ tiêu ứ huyết phần nhiều thuộc âm khí đọng lại cho nên sản phụ thích ấm mà kỵ lạnh, là vì huyết ở hạ tiêu vậy. Biết thế thì biết lấy thuốc ấm trị huyết ứ ở hạ tiêu càng hợp lý. Song cũng nên xét nếu là hàn đọng mới dùng thuốc ấm.

            Nếu huyết thất nhiệt thì là chứng Đào nhân thừa khí.

            Lại có chứng huyết ứ chảy rót xuống các nơi, chân tay đau nhức, thủy trướng, thì nên hóa huyết ứ đi, tiện lợi thủy trướng nên dùng Tiểu điều kinh gia Tri mẫu, Tang bì, Phục linh, Ngưu tất.

Có ứ huyết trệ cơ tấu, trở trệ vinh vệ phát rét, phát sốt tựa sốt rét, mà không phải sốt rét, nóng âm ỉ trong xương, đổ mồ hôi trộm, ho nghịch đờm dấy lên, nân dùng Tiểu sài hồ thang gia Đương quy, Đào nhân, Đan bì, Bạch thược.

Lạnh quá gia Kinh giới tuệ, Tế tân.

Nhiệt quá gia Hoa phấn, Cát căn, Thạch cao, Tri mẫu.

Ho có đàm hỏa gia Qua lâu, Hạnh nhân, Ngũ vị, Mạch đông, Bạch linh, Tri mẫu.

Thủy âm xông lên gia Đình lịch tử, vì phương thuốc Tiểu sài hồ là phương thuốc phạm thượng tiêu và hạ tiêu, để sơ đạt can khí, để can khí không uất, thì đi dễ dàng trong tấu lý mà vinh vệ được điều hòa, nay gia thuốc khứ ứ thì thiên về khứ ứ, phàm ứ huyết trở trệ trong vinh vệ dùng là rất hay.

Tóm lại, huyết ứ ở trong tạng phủ lâu ngày biến thành can huyết (huyết khô) hóa làm lao trùng.

Huyết ứ ở vỏ mình hay bệnh thiên khô hoặc hóa thành ung mủ.

Huyết ứ ở cơ tấu, tán thì biến thành cốt chưng, lông tóc khô rụng, cơ thể gầy mòn, tất cả những chứng không trị được, đều do không khéo khứ ứ, mà thành ra. Phàm trị chứng huyết trước tiên phải khứ ứ là cần trình bày riêng ở môn ứ huyết.

 

 

10.NINH HUYẾT.

 

Thổ huyết khi đã chỉ, ứ huyết đã tiêu, hoặc trong khoảng vài ngày hay vài chục ngày huyết lại trào động mà thổ ra, đó là huyết không yên ổn, ở lối thường cần phải dùng phép ninh huyết để huyết được yên thì mới khỏi. Phép này ở trong phép chỉ thổ và tiêu ứ đã ngụ ý trị liệu, song các thuốc trước phần nhiều là thuốc mạnh bạo đó là thuật tiêu trừ giặc cướp, chưa có chính sách an dân. Cho nên lại đem phép ninh huyết, phát minh thêm ra để dùng cho thật tốt.

_Nếu ngoại cảm phong hàn mà thành thổ huyết, huyết chỉ rồi mà vinh vệ chưa hòa thì có chứng đau mình, nóng lạnh v.v… dùng bài Hương tô ẩm gia Sài hồ, Đương quy, Hoàng cầm, Bạch thược, Đan bì, A giao.

Nếu vị kinh còn sót nhiệt mà khí táo hại huyết, nên huyết không được an thì thấy miệng ráo, ợ hơi, ghét nghe tiếng động, có giận dữ. Nghe tiếng gỗ khua thì kinh sợ, nằm ngủ buồn phiền mà không ăn, dùng Tê giác địa hoàng thang.

Nặng thì hợp với Bạch hỗ thang đại thanh đại lượng để thanh nhiệt của vị.

Nhẹ chỉ dùng bài Cam lộ ẩm để sinh tân dịch của vị mà bệnh huyết tự khỏi.

Nếu nhân phế kinh táo khí, khí không thanh hòa, mất sự nhuận nhàng của việc trị tiết mà chứng hiện ra suyễn nghịch, ho hắng, huyết trào động lên, dùng thanh táo cứu phế thang.

Hỏa mạnh gia Tê giác.

Huyết hư gia Sinh địa.

Đàm nhiều gia Bối mẫu.

Nhuận phế lợi khí sinh huyết là phương thuốc hay trị phế nuy, ông Các khả Cửu (Thập dược thần thư) chuyên chữa chứng hư tổn thất huyết, dùng Bảo hòa thang cũng tốt, nhuận phế lợi khí bình táo giải uất, phương trước thanh thuần, phương này hoạt động, tùy nghi mà dùng, huyết tự yên tĩnh mà không trào động lên.

Nhân can kinh phong và hỏa cổ động dấy lên mà huyết không được yên ổn thì thấy miệng đắng, họng khô, mắt quáng, ù tai, sườn đau, khí nghịch, giận dữ quyết liệt, cốt chưng, mộng mị. Dùng Tiêu dao tán. Xét rằng can kinh phong khí cổ động lên mà huyết không được yên thì gia Tang ký sinh, Cương tàm, Ngọc trúc, Táo nhân, Mẫu lệ, Thạch cao. Đây là theo thang Bạch đầu ông của Trương Trọng Cảnh. Ong Trọng Cảnh trị huyết lỵ của người sản hậu, lấy Bạch đầu ông bình mộc tức phong, vì can là tạng tàng huyết, phong khí tán ra mà không tàng thì phải bình để cho yên mà huyết theo đó cũng được yên vậy.

Lại có khi can hỏa mạnh quá (thắng quá) ngang ngược mà không thể ngăn được, để huyết không thể tàng được, phải nên gia A giao, Sơn chi, Long đảm thảo, Hồ hoàng liên, Qua lâu nhân, Ngưu tất, Thanh bì, Mẫu lệ.

Đương quy lô hội hoàn là phương trọng để tả hỏa ở can kinh, nhưng không bằng Tiêu dao tán gia giảm thì ổn thỏa hơn.

Lại có chứng xung khí nghịch lên, chứng ấy thấy cổ đỏ, đâùu quay, hỏa nghịch khí lên yết hầu không được lợi, dưới vú chống ngón tay vào cảm thấy có tiếng lật bật, trên cổ mạch động ra bên ngoài da, mạch xung vốn không lên được đầu gáy, cổ họng khô là vì mạch xung là huyết hải thuộc can, nhân mạch can mà xuốt lên họng vậy. Mạch trên cổ động, mặt đỏ, vì mạch xung dính vào kinh dương minh, xung khí nghịch thì khí của dương minh theo mà nghịch lên. Nội kinh nói rằng:”Mạch xung là khí nhai, mạch xung là huyết hải”.

Khí nghịch huyết lên đó là một cái chìa khóa lớn của chứng huyết, cho nên Trọng Cảnh trị huyết lấy trị mạch xung là cần thiết, và dùng Mạch môn đông thang.

Ông Trần Tu Viên nói: “Phương này bỏ gạo tẻ gia Bạch truật để tu bổ chân âm”. Còn ông Đường Tôn Hải cho là: “Trị mạch xung chỉ lấy kinh dương minh”. Ong Trọng Cảnh dẫn ra manh mối, người sau cũng nên suy rộng ra.

Xét rằng: Xung dương vượng quá thì gia Tri mẫu, Chỉ xác, Bạch thược, Thạch cao để thanh dương bẻ gãy thế vượng ấy đi. Chi tử, Hoàng cầm, Qua lâu nhân, Ngưu tất lợi thủy của dương minh cũng nên gia vào để phân tiêu hủy đi, đó là phép trị khí của xung mạch nên hợp với dương minh.

Song mạch xung là khí nhai, khí gốc ở thận, huyết hải là Đan điền là nơi thận khí tàng ở đấy, nếu xung mạch đem hư dương của thận ngược lên mà làm suyễn cấp, nên dùng bài Tứ ma thang để điều nạp khí nghịch. Đó là ý bàn Quế linh cam thảo ngũ vị thang của Trọng Cảnh, xong ông Trọng Cảnh dùng Quế chi để hóa hàn thủy của Bàng quang đi, bảo rằng khí từ bụng dưới xông lên yết hầu, mặt nóng như say, nhiệt chạy ra hai hoặc tiểu tiện khó, làm cho mê quáng vụt lên vụt xuống như chớp lập lòe không cố định. Đó là trường hợp âm thịnh cách dương mà dương khí bay vụt lên, cho nên lấy tân ôn để hóa hàn thủy.

Nay là chứng xuất huyết, nếu dùng Quế chi âm khí lại bị thương nữa, sẽ phạm vào lời răng: “dương thịnh tắc quáng” nghĩa là dương thịnh thì chết ( trong bài phú có nói rằng: Quế chi nhập yết, dương thịnh tắc quăng), tức là uống Quế chi vào họng, người dương khí thịnh thì chết, cho nên dùng Trầm hương thay cho Quế chi để nạp khí dương, nổi lên dùng Nhân sâm để tư âm, Trầm hương chạy xuống hạ tiêu, Ô dược trị khí Bàng quang và thận. Mạch xung là huyết hải, ở chổ Bàng quang Thận, trị dương minh là trị ngọn. Trị Bàng quang và Thận là trị gốc vậy.

Nếu âm khí của Thận hư quá, mà xung dương không thể yên được ở thận thì dùng Tứ ma thang gia Thục địa, sơn thù, Ngũ vị, Kỷ tử để tư âm, để sánh với dương, để an xung khí.

Nếu bệnh nhân vốn có chứng thủy âm, cách dương ở trên (hỏa bốc lên), người đó mà động huyết thì bài Quế linh cam thảo ngũ vị thang của Trọng Cảnh lại là đối chứng, song phương này đối với huyết chứng không có quan hệ gì với nhau nên gia Đương quy, Bạch thược, A giao, Đan bì. Hoặc dùng bài Tô tử giáng khí thang lợi đàm giáng khí để yên xung nghịch, hay dùng bài Tiểu sài hồ gia Long cốt, Mẫu lệ để dẫn xung nghịch xuống. Thang Quế linh, thang Tô tử là phép trị đàm ẩm, dùng để trị xung nghịch.

Tiểu sài hồ thang là phép thanh hỏa để trị xung nghịch, phương Tiểu sài hồ này trị nhiệt nhập huyết thất. Ta biết rằng huyết thất thuộc can, mạch xung khởi từ huyết thất, nên thuộc can, trị can tức là trị mạch xung vậy.

Huyết thất ở đàn ông con trai gọi là Đan điền, ở đàn bà con gái gọi là tử cung, gốc của nó bắt đầu ở thận bên phải, chân dương của thận ở bào trung, là gốc sinh ra khí, là dương ở trong âm, can mộc nhờ đó mà sinh ra và phát triển đó là tướng hỏa. Hỏa này nếu không về gốc thì đó là hỏa long lôi, lông cốt, mẫu lệ là vật thuộc dương mà hay giấu kín, lấy đồng khí để tiềm phục dương khí đó là trị mạch xung tiến lên một bước vậy, hợp với thang Tiểu sài hồ có công lớn thanh liễm tướng hỏa.

Nếu thận kinh âm hư, dương khí không dựa vào đâu được, hỏa của long lôi vượt lên, dùng nhị gia long cốt thang gia A giao, Mạch đông, Ngũ vị để dẫn về thận cũng tốt. Bát vị hoàn, Mạch vị lục vị thang đều có thể châm chước mà dùng.

Hai phương này (Bát vị, Lục vị) một là lấy thuốc ấm để hóa khí, thận ở dưới xung mạch lại là gốc của xung mạch, an thận khí tức là an xung khí, xung khí an thì huyết hải an mà không thể trào lên được.

Nói tóm lại, huyết mà không được an đều do khí không an, ninh khí tức là ninh huyết.

Trên đây dùng phép trị các khí cũng đủ và rõ ràng, khi lâm chứng xét kỹ mà dùng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán