00:56 ICT Thứ ba, 14/01/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu khoa học

Liên hệ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỨNG HUYỄN VỰNG ( CHÓNG MẶT) THỂ HƯ BẰNG ĐÔNG DƯỢC KẾT HỢP CHÂM CỨU THUỶ CHÂM

Thứ tư - 20/07/2011 09:14
Nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi điều trị Huyễn vựng thể khí huyết lưỡng hư và can thận bất túc bằng cách sử dụng các bài thuốc Quy tỳ thang

BẢN TÓM TẮT

 

Chóng mặt là một loại bệnh lý thường gặp tại Bệnh viện YHCT Thừa Thiên. Bệnh thuộc phạm vi chứng “Huyễn vựng” của đông y.

 

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu đặc điểm lâm sàng chứng Huyễn vựng (chóng mặt) thể hư của các bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện YHCT Thừa Thiên Huế và đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp dùng đông dược kết hợp châm cứu thuỷ châm qua một số biến đổi trên lâm sàng và cận lâm sàng.

 

Nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi điều trị Huyễn vựng thể khí huyết lưỡng hư và can thận bất túc bằng cách sử dụng các bài thuốc Quy tỳ thang, Thập toàn đại bổ thang, Kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm, kết hợp châm cứu thuỷ châm trên 50 bệnh nhân . So sánh kết quả lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau một tháng điều trị.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Về lâm sàng:

Số bệnh nhân đến điều trị chủ yếu là người lớn tuổi. 64% có kèm thoái hoá cột sống cổ. 100% có biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não trên Lưu huyết não đồ.

Cải thiện triệu chứng chóng mặt và các rối loạn đi kèm với các mức độ: 78% đỡ nhiều,14% đỡ ít, 8% không thay đổi gì, không có bệnh nặng thêm.

Về cận lâm sàng:

Phương pháp này cho thấy sau điều trị hàm lượng cholesterol toàn phần của bệnh nhân có ổn định hơn.

Trên lưu huyết não đồ có sự thể hiện giảm trương lực mạch máu não, giúp khả năng đàn hồi của thành mạch cải thiện, góp phần cho tuần hoàn não lưu thông tốt hơn. Thể hiện ở thông số trung bình thời gian đỉnh sau điều trị đã giảm từ 200.82ms ± 38.86 còn 187.52ms  ±36.33

 

Qua những kết quả trên cho thấy phương pháp điều trị bằng YHCT này an toàn và có hiệu quả ở các bệnh nhân thể trạng hư yếu bị chóng mặt trong bệnh cảnh thiểu năng tuần hoàn não đặc biệt ở người lớn tuổi.

 

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Chóng mặt là một loại bệnh lý thường gặp ở người có tuổi tại Bệnh viện YHCT Thừa Thiên, thông thường có nguyên nhân lành tính, tuy nhiên thường gây cho bệnh nhân tâm lý lo âu, sợ hãi, giảm năng suất lao động ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của họ.

 

Chóng mặt thuộc phạm vi chứng “Huyễn vựng” trong Đông y. Bệnh được chia ra hai thể Hư và Thực để chữa. Chứng Hư do khí huyết hư, can thận hư, chứng Thực do Phong, đờm, Hoả thịnh gây ra. Nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi chứng Huyễn vựng thể Hư.

 

Điều trị chóng mặt hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa. Xu hướng hiện nay ở người lớn tuổi là muốn sử dụng các loại thuốc đông dược. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu chính như sau:

 

1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng chứng Huyễn vựng (chóng mặt) thể hư của các bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện YHCT Thừa Thiên Huế.

2. Đánh giá tác dụng của phương pháp dùng đông dược kết hợp châm cứu thuỷ châm điều trị chứng Huyễn vựng thể hư qua một số biến đổi trên lâm sàng và cận lâm sàng.

 

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: gồm 50 bệnh nhân tuổi từ 20 trở lên không phân biệt giới tính, nghề nghiệp vào Bệnh viện YHCT Thừa Thiên Huế điều trị nội trú từ tháng 5/2006 đến tháng 10/2007.

 Địa điểm nghiên cứu:Tại 2 khoa Nội và Ngoại, Bệnh viện YHCT Thừa Thiên-Huế.

 

2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh :

+Bệnh nhân có các cơn chóng mặt hoa mắt, cảm giác nhà cửa quay cuồng hoặc bản thân bị quay cuồng, hoặc có cảm giác xây xẩm, choáng váng lắc lư, mất thăng bằng.

Các cơn chóng mặt có thể đi kèm với các mức độ rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn , nôn mữa, da xanh tái, hồi hộp mệt ngực... có thể kèm ù tai hoặc không.

Các rối loạn này đã thực sự gây tâm lý lo lắng và ảnh hưởng nhiều đến đời sống vật chất và tinh thần của bệnh nhân.

+Về YHCT: các bệnh nhân được chẩn đoán Huyễn vựng gồm các thể can thận bất túc, khí huyết lưỡng hư được chẩn đoán và phân loại qua tứ chẩn Vọng, Văn, Vấn, Thiết.

+ Các đối tượng đã đồng ý nhận điều trị và làm các xét nghiệm theo yêu cầu sau khi nắm được mục đích của việc nghiên cứu.

 

2.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

+Các bệnh cấp tính, bệnh tim, bệnh lao, truyền nhiễm, tâm thần. Các bệnh lý về mắt (liệt vận nhãn, rối loạn vận nhãn...). Các bệnh lý u não, u dây TK thính giác gây chèn ép, các bệnh thần kinh trung ương (xơ cứng rải rác, Tabès...).

+ Bệnh nhân có các cơn chóng mặt nặng, cấp tính, rối loạn các chỉ số sinh tồn mạch, nhiệt độ, huyết áp đe doạ tính mạng bệnh nhân.

+ Các bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị.

 

2.3 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu theo phương pháp mở, so sánh trước và sau điều trị.

Các biến đổi lâm sàng cần theo dõi được ghi nhận vào bảng phỏng vấn ở 2 thời điểm lúc bệnh nhân vào viện và sau đợt điều trị trung bình là 30 ngày.

Các chỉ số cận lâm sàng được đánh giá vào 2 thời điểm trước và sau đợt điều trị.

Ngoài ra các bệnh nhân được thăm hỏi hàng ngày để theo dõi tiến triển lâm sàng, tác dụng không mong muốn của thuốc và được ghi chép vào bệnh án đầy đủ.

Phương pháp điều trị: dùng thuốc đông dược phù hợp thể chẩn đoán trung bình 30  ngày, điện châm từ 7 – 15 lần 1 đợt điều trị, kết hợp thủy châm.

 

2.3.1 Chỉ tiêu theo dõi:

Chỉ tiêu theo dõi về lâm sàng:

Theo dõi lâm sàng cơn chóng mặt về: Tần số, thời gian,tính chất cường độ các cơn chóng mặt; Các rối loạn thần kinh thực vật đi kèm như buồn nôn, nôn mữa, hồi hộp mệt ngực…; Rối loạn chức năng thăng bằng; tình trạng ăn ngủ và tình trạng tinh thần của bệnh nhân.

 

Các chỉ tiêu theo dõi về cận lâm sàng:

+ Theo dõi về các chỉ số mạch, huyết áp.

+ Công thức máu: số lượng hồng cầu, hemoglobin.

+ Sinh hóa máu: Cholesterol toàn phần.

+ X- quang cột sống cổ thẳng, nghiêng, chếch trước trái, chếch trước phải.

+ Điện tim (ECG).

+ Điện não (EEG): theo dõi tỷ lệ hồi phục trên kết quả điện não đồ.

+ Lưu huyết não (REG) theo dõi các thông số: Thương số trở kháng (Impedance ratio), thương số độ dốc (Slope ratio), Thời gian đỉnh ( Crest time), Độ rộng đỉnh (Crest width).

 

Các chỉ tiêu theo dõi về YHCT:

Dựa vào tứ chẩn để quy nạp bệnh nhân theo các hội chứng về bát cương, tạng phủ, khí huyết, chúng tôi chia bệnh nhân theo 2 nhóm chính: Can thận bất túc; Khí huyết lưỡng hư

+Thể Can thận bất túc:

Do thận tinh bất túc: chóng mặt choáng váng, mệt mỏi hay quên, lưng đau gối mỏi, ù tai ,mất ngủ. Nếu nghiêng về dương hư thì tay chân lạnh, di tinh, lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Nếu nghiêng về âm hư thì lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

+ Thể khí huyết lưỡng hư:

Bênh nhân cảm giác váng đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, hồi hộp hay quên, mất ngủ, mệt mỏi, ăn kém đầy bụng, sắc mặt nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhợt, mạch nhược.

 

2.3.2 Chất liệu nghiên cứu:

Các bài thuốc sử dụng:

Tùy thuộc vào lâm sàng , tứ chẩn  chúng tôi sử dụng các bài thuốc sau:

Quy tỳ thang, Thập toàn đại bổ thang, Kỷ cúc địa hoàng thang

+Gia giảm thuốc: Các vị hay sử dụng gia thêm để điều trị chóng mặt trong nghiên cứu này là vị câu đằng, cúc hoa, thiên ma là những vị nhu nhận để bình can tắt phong .

Vị thuốc Cúc hoa: Vào kinh tâm, can, tỳ, phế, đởm, vị, đại tiểu trường, có tác dụng làm mát đầu mắt, giảm nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt xây xẩm.

Vị thuốc câu đằng: Ngọt, hơi lạnh vào hai kinh tâm can, trị can nhiệt quay cuồng xây xẩm.

Vị thuốc thiên ma: Cay, bình vào kinh can, có tác dụng trấn định tình trạng động phong ở bên trong (nội phong).

 

+ Huyệt sử dụng:

1. Huyễn vựng do khí huyết hư:

Châm bổ hoặc bình bổ bình tả:

Bách hội, Ấn đường, Trung quản, Quan nguyên, Khí hải, Huyết hải,Túc tam lý, Thiên trụ, hành gian.

2. Huyễn vựng do can thận bất túc:

Bách hội, Ấn đường, Thái dương, thận du, can du, túc tam lý, hành gian, thái khê.

   Châm cứu, liệu trình 7-15 ngày. Kết hợp điện châm

 

+ Thủy châm:

 Thuốc sử dụng: Terneurin hoặc Rovit H5000.

Huyệt thuỷ châm: Tùy thể bệnh, mục đích nâng cao thể trạng: Túc tam lý, thận du. Một liệu trình điều trị dùng 04 ống, thuỷ châm cách nhật.

 

2.4 Phương pháp đánh giá:

2.4.1 Đánh giá về lâm sàng:

+ Biến đổi các đặc điểm của cơn chóng mặt trước và sau điều trị dựa vào bảng phỏng vấn.

+ Đánh giá mức độ hồi phục lâm sàng dựa vào bảng đánh giá (xin xem phần phụ lục)

Xếp loại mức độ bệnh trước và sau điều trị:

- Chóng mặt nhẹ: từ 1-5 điểm

- Chóng mặt vừa: từ 6-10 điểm

- Chóng mặt nặng: từ 11-15 điểm

Đánh giá mức độ hồi phục lâm sàng:

1.       Điều trị có hiệu quả: Giảm 50% trở lên số điểm so với trước điều trị, hoặc giảm ít nhất một mức độ bệnh.

2.       Điều trị có hiệu quả ít: giảm từ 30 đến dưới 40% số điểm so với trước điều trị.

3.       Điều trị không có hiệu quả: lâm sàng không thay đổi gì hoặc giảm dưới 30% số điểm so với trước điều trị.

4.       Nặng thêm: tăng thêm mức độ bệnh.

+ Đánh giá sự biến đổi các chỉ số mạch, huyết áp.

+ Đánh giá các tác dụng không mong muốn của thuốc.

 

2.4.2 Đánh giá sự biến đổi các chỉ số cận lâm sàng:

+ Đánh giá sự biến đổi các chỉ số về công thức máu gồm số lượng hồng cầu trung bình và  hàm lượng Hemoglobin trung bình trước và sau điều trị.

+ Đánh giá sự biến đổi chỉ số sinh hóa Cholesterol toàn phần trước và sau điều trị.

+ Đánh giá về tình hình thoái hóa cột sống cổ trên phim X- quang.

+ Đánh giá mức độ hồi phục trên Lưu huyết não đồ: các thông số đánh giá về cường độ dòng máu qua não và các thông số đánh giá trương lực mạch máu não.

 

2.5   Phương pháp xử lý số liệu:

Theo phương pháp thống kê y học. Số liệu được xử lý trên máy vi tính theo chương trình Exel 2003,  phân tích dữ liệu và kiểm định bằng phương pháp thống kê Y học thông qua việc xử lý bằng T-test trên phần mềm SPSS.

 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

- Giới: nam 10/50 bệnh nhân (chiếm 10%). Nữ 40/50 bệnh nhân (chiếm 90%).

- Tuổi trung bình: 60.86 ± 14.4. Tuổi hay gặp nhất là 63. Tuổi thấp nhất là 32, tuổi cao nhất là 82 .

- Thời gian mắc bệnh dưới 1 năm 9/50 bệnh nhân (chiếm 18%). Từ 1 năm đến trên 10 năm 41/50 bệnh nhân (chiếm 82%).

- Tỷ lệ mắc  bệnh của nhóm trên 50 tuổi chiếm 74%, nhóm từ 20 đến dưới 50 tuổi chiếm 26%.

 

3.2 Thống kê tình trạng bệnh lý liên quan đến triệu chứng chóng mặt (n=50)

 

 

Biểu hiện bất thường hoặc bệnh lý

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Thoái hóa cột sống cổ

32/50

64%

Thoái hóa cột sống cổ kèm hẹp lỗ liên hợp đốt sống

4/32

12.5%

Rối loạn hoạt động điện não trên điện não đồ

50/50

100%

Thiểu năng tuần hoàn não trên Lưu huyết não đồ

50/50

100%

Số lượng hồng cầu dưới 3.8x106/mm3

23/50

46%

Bảng 1 tình trạng bệnh lý liên quan đến triệu chứng chóng mặt của bệnh nhân

 

3.3 Đánh giá mức độ hồi phục lâm sàng:

3.3.1 Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng dựa vào bảng điểm đánh giá (n=50)

 

Bảng 2 kết quả điều trị chứng chóng mặt trên lâm sàng

 

3.3.2 Đánh giá mức độ phục hồi lâm sàng đối với từng thể bệnh theo YHCT (n=50)

 

3.3.3 Đánh giá sự biến đổi một số triệu chứng lâm sàng đi kèm:

3.4 Đánh giá sự biến đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng:

3.4.1 Đánh giá sự thay đổi số lượng hồng cầu và hemoglobin trung bình trước và sau điều trị (n=25)

Tác giả bài viết: Bs CKI Trương Thị Thu Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán