Tương thừa tương vũ là cơ chế điều hòa xảy ra khi nhân thân lâm bệnh, đưa đến tình trạng một hành nào đấy khắc một hành khác quá mạnh, ví dụ nói Thổ thừa Thủy; hoặc chống lại nhau một cách thái quá, ví dụ nói Hỏa vũ Thủy. Rõ ràng là cũng không diễn tả khác, khi sử dụng từ runaway trong hệ thống hộp đen của khoa điều khiển học .
Nguyên tắc của học thuyết Ngũ hành sinh khắc là: Nó khắc ta, thì ta phải sinh ra cái để khắc lại nó.
Trong y học cổ truyền, thuật ngữ “hỏa” thường chỉ một tình trạng “bốc cao lên”. Những nhân tố: nhiệt, hàn, thấp hay có đàm ẩm nếu ta xao lãng hay không điều trị đúng cách đều có thể gây ra viêm trong cơ thể.
Trong đề tài này, “hỏa” được chú ý nhiều hơn, được coi như là một tiến trình làm viêm, sưng tấy ở kinh lạc. Viêm trong kinh lạc có thể biểu hiện như: bệnh viêm xoang, đau dây thần kinh tọa, viêm ở buồng trứng, viêm túi thanh mạc (bursitis), …
Tác giả Nagano (Nhật Bản) cho rằng sự kích thích của Thủy huyệt có ảnh hưởng đến sự di chuyển của hệ bạch huyết đến một vùng riêng biệt. Khi kích thích lên Kim huyệt cải thiện việc cung cấp O2, qua đó ảnh hưởng đến việc làm mát của nhân tố Thủy tăng cao lên nhờ vào Kim (hiện tượng kim sinh thủy), nhờ đó mà làm giảm tiến trình viêm trong kinh lac. Hơn thế nữa, cũng theo Master Nagano cho rằng kích thích vào Kim huyệt làm tăng cao khả năng hô hấp của tế bào trong một vùng riêng biệt nào đó hay trên toàn bộ cả cơ thể.
Chẩn đoán chung
Phương pháp chẩn đoán: Đặt một sức ép lên tất cả những Hỏa huyệt. Hỏa huyệt là phản xạ của sự viêm, nhiễm trùng (nhiệt), và sự dính (adhesion) không hoàn toàn trong đường tuần hành của một kinh lạc. Do đó, một Hỏa huyệt hoạt động sẽ bị đau khi ta đụng vào.
Theo Master Nagano, một Hỏa huyệt hoạt động chỉ định sức nóng của đường kinh trở nên đau khi đặt vào đó một lực nặng 3kg hay ít hơn một chút. Để có thể áp dụng lực tương tự vào Hỏa huyệt, người thầy châm cứu cần thực hành với sự giúp đỡ của một cái cân. Cách tốt nhất đế có thể thực hiện là dùng ngón tay cái ấn vào một cái cân cho đến khi nhảy lên đủ 3kg là được, và nên tiến hành làm nhiều lần. Sau đó nhắm mắt lại và ấn một lực tương tự, khi mở mắt ra chỉ số của cân vẫn giữ được 3kg là đạt yêu cầu.
Phòng trị chung
Nói chung, Kim huyệt và Thủy huyệt nên được châm theo phương pháp thực tế lâm sàng, theo cách đi của đường kinh và châm kim mỏng. Phải kiểm tra lại lực đau ở Hỏa huyệt vì nó sẽ được làm giảm đáng kể khi châm vào Kim huyệt và Thủy huyệt.
Trong một vài trường hợp cần thiết thay đổi vị trí hay góc của huyệt được châm để giảm áp lực đau ở Hỏa huyệt. Kim huyệt và Thủy huyệt ở đường kinh dương thường được châm vuông góc trực tiếp, kích thích huyệt bắng cách cứu lửa nhỏ (nếu tay chân bị lạnh).
Thường thì Kim huyệt và Thủy huyệt được sử dụng để làm giảm một triệu chứng hay giảm áp lực đau ở Hỏa huyệt sau khi châm theo Hara hay một vài vị trí của nó. Ví dụ Hỏa huyệt của đường kinh Phế bị đau nhiều khi ta ấn vào đồng thời bệnh nhân cũng thấy đau trên vùng Oketsu, vùng phản xạ của miễn dịch và thượng thận, những vùng ảnh hưởng này ở Hara nên cần được chữa trị trước tiên. Sau đó nếu ấn Hỏa huyệt của kinh Phế vẫn còn đau khi ấy mới nên châm ở Kim huyệt và Thủy huyệt.
Nếu ta điều trị bằng cách cố làm giảm đau ở những vùng riêng biệt trước tiên, sử dụng Thủy huyệt và Kim huyệt trước khi xem xét việc điều trị những vấn đề thể chất khác có thể sẽ không chữa lành được bệnh. Điều này thường gặp ở những đường kinh dương hơn là đường kinh âm.
Kim huyệt và Thủy huyệt được sử dụng như là một phần của việc chữa trị thể chất, việc dùng Kim huyệt và Thủy huyệt để chữa trị có thể được dùng mà không cần đến dấu hiệu đau ở Hỏa huyệt.
Nói chung, nếu Kim huyệt và Thủy huyệt có thể làm giảm đau hay có thể chữa lành bệnh ở vùng có triệu chứng đau hay trong phạm vi gia tăng của sự vận động thì chúng vẫn được dùng ngay cả khi Hỏa huyệt ấn vào không thấy đau.
Hỏa huyệt có thể dùng để chữa sau khi chữa Kim huyệt và Thủy huyệt. Đầu tiên, nếu ấn ở Hỏa huyệt có biểu hiện đau rõ ràng thì nên làm giảm đau trước rồi xem xét lại nếu vẫn còn đau, nên châm ngược đường kinh để làm tả. Thường thì ở Hỏa huyệt nên lưu kim lại vì nó sẽ kích thích thủ pháp đề tháp, sau đó mới rút kim. Nên thực hiện nhiều lần như vậy cho đến khi lực đau ở Hỏa huyệt giảm. Hầu hết sử dụng chung Hỏa huyệt để chữa vùng đau riêng biệt (sau khi cơn đau đã giảm) là dùng Dương phụ (Hỏa huyệt của Đởm) cho bệnh tăng nhãn áp với mạch huyền và Giải khê (Hỏa huyệt của Vị) cho viêm xoang, Ngư tế (Hỏa huyệt của Phế) cho đau thắt lưng hay yếu sinh lý, Côn lôn (Hỏa huyệt của Bàng quang) cho sự điều chỉnh lại của hệ thần kinh thực vật và Côn lôn cho việc chữa trị I-Hi-Kon.
Một vài trường hợp như bệnh Zona, chữa trị bức xạ, lây nhiễm trên toàn hệ thống và bị viêm, tất cả những Hỏa huyệt trong cơ thể nên được kiểm tra cẩn thận khi mới bắt đầu điều trị. Những Hỏa huyệt hoạt động trong trường hợp này là yếu tố quan trọng ban đầu cho tiến trình điều trị. Kim huyệt và Thủy huyệt ở những đường kinh hoạt động sẽ được chữa trị sau. Nên thường xuyên kiểm tra Hỏa huyệt trong suốt quá trình điều trị bởi vì chúng thay đổi trong suốt và giữa quá trình điều trị.
Nói chung, loại ngắn kim của Tuệ Tỉnh (15-30mm) được dùng cho những Kim huyệt và Thủy huyệt ở đường kinh dương. Thường thì châm kim vuông góc và lưu kim 15-20’. Nếu thấy ở đầu kim lạnh thì cứu trực tiếp ở Thủy huyệt, Kim huyệt 7-8 lửa để bệnh nhân có thể cảm nhận được sức nóng.
Kim huyệt và Thủy huyệt ở đường kinh âm thường được châm với loại kim dài của Tuệ Tỉnh. Chiều dài kim có thể thay đổi tùy theo kích thước của bệnh nhân (thường dùng nhất là 30-40mm) thường thì châm với một góc 15-45o theo đường kinh và mổ cò nhẹ vài phút. Lưu kim 15-20’ rồi nhổ kim. Nếu ở đầu kim lạnh thì cứu trực tiếp ở Thủy huyệt, Kim huyệt 7-8 lửa để bệnh nhân có thể cảm nhận được sức nóng.
1. Hỏa huyệt của đường kinh âm ở chân
Tất cả Hỏa huyệt ở đường kinh âm nằm ở vị trí dưới chi dưới nên được khám trong những trường hợp những bệnh: chứng vọp bẻ không bình thường, những chứng dính không hoàn toàn của hoạt động vùng bụng, viêm tuyến tiền liệt, đau mắt cá, nóng dọc theo đường kinh những vấn đề về bàng quang và bệnh Zona. Kèm theo những triệu chứng nhạt miệng trước và sau bữa ăn.
1. Ấn đau ở Hành gian (Hỏa huyệt của Can)
Chỉ định: chứng nghiện rượu và lạm dụng rượu, bệnh viêm thận (chữa chung với những huyệt thận) đau hay nhiễm trùng bàng quang, đau ở tuyến tiền liệt, u xơ tử cung (trong trường hợp này Khúc tuyền nên được kích thích 21 lần bằng cách cứu trực tiếp), đau sinh dục đặc biệt những chứng bệnh có liên quan đến tử cung, tinh hoàn, dương vật. Trong một vài trường hợp, nếu bệnh nhân cảm thấy nhạt hay chua miệng kinh nghiệm cho thấy là có đau ở Hành gian.
2. Ấn đau ở Nhiên cốc (Hỏa huyệt của Thận)
Chỉ định: bệnh về thận (viêm thận), tăng năng tuyến giáp, xương gãy không liền, đau xương nói chung, các vấn đề về phụ khoa (đặc biệt bệnh về buồng trứng), vô sinh (liên quan đến các vấn đề buồng trứng), thắt buộc vòi, những vấn đề về tinh hoàn, thận yếu, kinh nghiệm cho thấy là có đau ở Nhiên cốc.
3. Ấn đau ở Đại đô (Hỏa huyệt của Tỳ)
Chỉ định: viêm ruột thừa, những liên quan đến thủ thuật cắt bỏ ruột thừa đau quanh vùng rốn, phát nóng ở bạch huyết (đặc biệt là ở háng và nách) sự tắc nghẽn trong ống dẫn đến ngực (tiêu hóa, hơi), bệnh viêm cuống phổi, viêm xoang, ăn khó tiêu, đau vai lưng ở Vị du. Trong vài trường hợp, bệnh nhân thấy lạc hay chua miệng thì kinh nghiệm cho thấy là đau ở Đại đô.
Những chú ý về lâm sàng:
Kim huyệt và Thủy huyệt của đường kinh âm ở chân thường dùng theo những trường hợp sau cho dù Hỏa huyệt có đau hay không:
1. Bệnh viêm ruột thừa, sự dính không hoàn toàn, đau quanh vùng rốn, viêm bạch huyết ở háng. Như những trường hợp Thương khâu (Kim) và Âm lăng tuyền (Thủy) nên được châm. Cần xác định lại mức độ đau ở vùng đau có giảm đáng kể hay không?
2. Trong trường hợp xơ, u nang, viêm tuyến tiền liệt Trung phong (Kim), Khúc tuyền (Thủy) nên được dùng. Khúc tuyền thường được dùng cho u xơ hay u nang (kích thước nhỏ hơn một ngón tay). Nên cứu 21 lửa tại Khúc tuyền.
3. Một vài vấn đề ở buồng trứng, u nang buồng trứng, đau buồng trứng hay đau sau khi giải phẫu cắt bỏ buồng trứng, Phục lưu (Kim) và Âm cốc (Thủy) nên được dùng cùng với Trung phong (Kim), Khúc tuyền (Thủy).
Đối với bệnh viêm khung chậu thì việc kiểm tra 3 Hỏa huyệt của đường kinh âm của chân là rất quan trọng và cũng sử dụng Kim huyệt và Thủy huyệt.
Theo Master Nagano, nếu tất cả những Hỏa huyệt ở chi dưới bị đau khi khám hay tất cả những đường kinh âm dưới đầu gối nhạy cảm, nó chỉ định là do thận hư. trong trường hợp này, điều cần thiết là nên kích thích cứu trực tiếp 7-8 lửa vào Phục lưu (Kim) và Âm cốc (Thủy) đầu tiên rồi sau đó là Xích trạch (Thủy).
2. Hỏa huyệt của đường kinh âm ở tay
Tất cả những Hỏa huyệt của đường kinh âm ở thượng chi nên được khám trong những trường hợp đau ngực, thở ngắn, sau giải phẫu tim hở (đau ở vết thương), đau dây thần kinh liên sườn, chứng đau thắt, bệnh lo âu (đau ở Chiên trung), sự dính không hoàn toàn của một vết thương, cắt bỏ vú, các tuyến bạch huyết ở nách sưng, đau vai, đau háng (như: hội chứng ống cổ tay) và đau khớp ở các ngón tay.
1. Ấn đau ở Ngư tế (Hỏa huyệt của Phế)
Chỉ định: miễn dịch thấp, viêm cuống phổi, nhiễm trùng cổ họng, viêm amidan, viêm xoang và một vài nhiễm trùng đường hô hấp phía trên bao gồm những vấn đề liên quan đến thuốc lá. Một vài trường hợp đau ở vai và cổ, Ngư tế có thể trở nên đau đặc biệt nếu cơn đau đó có liên quan đến tuyến bạch huyết bị sưng. Trong trường hợp ở Nhiên cốc (Hỏa) đau khi khám (ví dụ bị tăng năng tuyến giáp, viêm thận, và bệnh ở buồng trứng) Ngư tế (Hỏa) có thể trở nên rất yếu. Tính chất yếu này có thể do mối quan hệ Mẹ - Con (Kim - Thủy).
2. Ấn đau ở Lao cung (Hỏa huyệt của Tâm bào)
Chỉ định: tắc nghẽn máu ở đầu, huyết áp cao hay thấp, loạn dưỡng phản xạ giao cảm, trầm cảm hậu sản và các vấn đề về tim. Cần chú ý đến những bệnh nhân có các triệu chứng này thì Lao cung (Hỏa) không bao giờ đau. Còn những trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng trên mà ấn đau Lao cung thì châm Nội quan. Nếu bệnh nhân báo cáo dễ chịu khi ấn vào Lao cung thì huyệt này có thể châm trực tiếp.
Đau ở Lao cung khi ấn vào được chỉ định là do hệ thần kinh thực vật mất cân bằng. Cách chữa trị chung là châm vào Khúc trạch (Thủy) và Gian sứ (Kim). Nếu bệnh nhân không cảm thấy bớt đau thì được chỉ định nên chữa vào tâm bào lạc như: điều trị bệnh huyết áp và bệnh tim nên châm Nội quan. Châm ở Hỏa huyệt tâm bào lạc trực tiếp cho đến khi bệnh nhân cảm thấy hết đau khi ấn vào. Theo Master Nagano châm ở Lao cung kích thích hệ thần kinh giao cảm.
Cần chú ý những bệnh nhân tim mạch là nên châm ở những huyệt ở hạ chi trước khi châm ở đường kinh tâm bào lạc. Nói chung châm ở chân phải trước rồi mới đến tay trái.
3. Ấn đau ở Thiếu phủ (Hỏa huyệt của Tâm)
Chỉ định: bệnh tim mạch, đau dọc kinh tiểu trường, đau vai (đặc biệt ở kinh tiểu trường), sự lo lắng và rối loạn dẫn lưu bạch huyết tại vùng nách.
3. Hỏa huyệt của đường kinh dương ở tay
Tất cả những Hỏa huyệt của đường kinh dương ở thượng chi nên được khám trong những trường hợp bệnh sau: đau dây thần kinh tam thoa, đau cổ, đau vai, đau ngực, đau cổ tay, tuyến bạch huyết ở nách sưng, bệnh herpes ở miệng, đau dạ dày, viêm lợi, đau răng, liệt mặt, chấn thương ở mặt.
1. Ấn đau ở Dương cốc (Hỏa huyệt của Tiểu trường)
Một vài trường hợp viêm dọc theo đường kinh Tiểu trường như là khủy tay cùa người chơi golf (lồi cầu xương ở giữa), đau răng, đau vai, nhiễm trùng tai (thỉnh thoảng đau họng). Ấn đau ở Dương cốc cũng có thể xảy ra do đau ở vùng Khúc viên (phản xạ tim mạch) và đau dọc theo kinh Tâm (bao gồm tất cả chỉ định ấn đau ở Thiếu phủ).
2. Ấn đau ở Chi cấu (Hỏa huyệt của Tam tiêu)
Viêm túi thanh mạc ở vùng Kiên liêu, đau đầu ở thái dương, đau thần kinh tam thoa, viêm tuyến bạch huyết ở nách, các vấn đề về tai và một vài trường hợp của đau túi mật.
3. Ấn đau ở Dương khê (Hỏa huyệt của Đại trường)
Đau ở phía sau mặt, thần kinh tam thoa, đau răng, viêm túi thanh mạc ở vùng Kiên ngung, đau vai, đau cổ, viêm và nhiễm trùng xoang, các vấn đề về nhai, nhiễm trùng cổ họng, liệt mặt và chấn thương ở mặt.
Những chú ý về lâm sàng:
Kim huyệt và Thủy huyệt ở những đường kinh dương nên được dùng trong những trường hợp sau (cho dù Hỏa huyệt có đau hay không)
1. Ho (cầm máu ở Thiếu trạch)
2. Đau túi mật, sỏi mật, thiếu mật (Quan xung, Dịch môn cùng với Cao hoang du, Thần đường)
3. Đau ở vai đến cánh tay ở đường kinh Tiểu trường (Thiếu hải cũng có thể được thêm vào).
4. Đau quanh vùng Tiểu hải àThiếu hải (mặc dù không đau ở Kim huyệt và Thủy huyệt nhưng Thiên tông cũng được dùng trong những trường hợp đau ở vùng Tiểu hải àThiếu hải. Nếu chữa Thiên tông không giảm thì mới chữa những Kim huyệt và Thủy huyệt của đường kinh Tiểu trường)
4. Hỏa huyệt của đường kinh dương ở chân
Tất cả những Hỏa huyệt của đường kinh dương ở hạ chi nên khám trong những trường hợp đau thần kinh tọa, viêm xoang và các vấn đề liên quan đến phía sau của mặt và đầu. và cũng rất quan trọng trong việc kiểm tra Hỏa huyệt của đường kinh này ở những bệnh nhân đau hạ chi và đau lưng.
1. Ấn đau ở Giải khê (Hỏa huyệt của Vị)
Viêm xoang, đau thần kinh tam thoa, đau thần kinh gian sườn, đau bàn chân, đau ở Khí xung, tuyến bạch huyết sưng ở háng, những rối loạn về ăn uống và bệnh herpes trên mặt.
2. Ấn đau ở Côn lôn (Hỏa huyệt của Bàng quang)
Vọp bẻ ở bắp chân, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, đau thần kinh tam thoa, đau đầu (nói chung là ở phía sau đầu), đau lưng, đau sau khi giải phẫu (xương chậu), các bệnh nhân tim mạch (nếu Côn lôn ở bên trái đau).
Chú ý về bệnh đau thần kinh tọa: nếu Côn lôn đau khi ấn vào thì Thông cốc (Thủy) và Chí âm (Kim) nên được châm cùng với Thừa phò (ôn cứu trên đầu kim nếu mông thấy lạnh). Thừa phò, Ngoại quan, Dương cốc và Dương khê nên châm nếu Côn lôn không đau khi ấn vào.
3. Ấn đau ở Dương phụ (Hỏa huyệt của Đởm)
Không tạo mật (Quan xung và Dịch môn nên được châm vào) đau đầu, đau thần kinh tam thoa (đặc biệt là đau ở thái dương), đau hông và herpes ở phía sau cơ thể. Ngoại trừ: những bệnh nhân tăng nhãn áp, đau thần kinh hay bị thương một bên đầu châm Dương phụ. Châm Dương phụ nên dùng kim to hơn (kim số 3 Tuệ Tỉnh) và châm ngược với đường kinh kết hợp với các thao tác mổ cò nhanh, ngắn tại Dương phụ,cứ 5 phút một lần sẽ cho kết quả tốt hơn. Lưu kim 15-20’.
Nếu bệnh nhân đau ở Dương phụ với mạch huyền, Master Nagano khuyên nên châm Huyết hải (áp dụng cho các bệnh Parkinson, tăng nhãn áp, xơ cứng động mạch, liệt mặt, đau sau mắt).
Nêu một số trường hợp bệnh tình:
1. Đau ở vùng bụng sau phẫu thuật.
1. Bệnh sử:
Một bệnh nhân nam 55 tuổi đến bệnh viện với cơn đau ở vùng bụng. Ông đã mổ túi mật cách đây 6 tháng và đây là lần đầu ông tìm đến châm cứu. Bác sĩ bảo trước đây túi mật của ông có rất nhiều sỏi mật. Trong sáu tháng sau khi phẫu thuật đã trình bày cơn đau ở bụng với bác sĩ nhưng ông đã không tìm ra nguyên nhân của triệu chứng bệnh. Và bệnh đã được chữa trị như sau:
2. Thăm khám:
Khám và ấn vào vùng đau thì thấy đau tại vùng Quan môn (co thắt của Oddi) và trên một huyệt nằm dưới xương sườn ở giữa bên phải. Đây chính là nhân tố gây ra những vấn đề cho túi mật. Đại cự bên trái (Oketsu) và Dương phụ (Hỏa của Đởm) ở bên phải khi ấn vào thì đau như nhau. Vùng duy nhất ở lưng xuất hiện điểm đau là tại Hoa Đà Giáp Tích từ T10 àT11.
3. Điều trị:
- Đầu tiên tập trung điều trị làm giảm đau ở Oketsu. Cần tiến hành chung với các huyệt Trung phong (Kim), Xích trạch (Thủy) ở bên trái như là những huyệt miễn dịch của Master Nagano.
Châm hai bên và cứu trực tiếp ở Thái bạch để giảm đau tại điểm Oddi (huyệt Quan môn bên phải). rồi châm vào Quan xung (Kim của Tam tiêu) và Dịch môn (thủy của Tam tiêu) Hiệp khê (thủy của Đởm) Túc khiếu âm (Kim của Đởm). Nó sẽ giúp hết đau ở vùng có 4 huyệt trên. Lưu kim thêm 15’ nữa và rút kim.
Bệnh nhân nằm úp, những huyệt Hoa Đà Giáp Tích từ T10 àT11 được châm và cứu 8 lửa tại giữa đường Đốc mạch bên cạnh những cây kim.
4. Kết quả:
Bệnh nhân nói lại rằng sau lần điều trị đầu tiên ông cảm thấy đột ngột hết đau nhưng khi ấn vào thì vẫn còn cảm giác đau. Nhưng sau lần châm thứ 2 cơn đau đã hoàn toàn không còn nữa.
2. Nhiễm trùng xoang mãn tính.
1. Bệnh sử:
Một đàn ông 35 tuổi giáo viên cấp 3 bị nhiễm trùng xoang mãn tính. Ông bị bệnh này năm qua kể từ lúc bắt đầu đi dạy tại trường hiện thời và ông cũng cho biết rằng nhiều giáo viên ở trường anh cũng bị vấn đề về hô hấp mãn tính và anh nghĩ bị ô nhiễm gió.
2. Thăm khám:
Khi khám thì thấy vùng Ngoại lăng (miễn dịch) bên phải và Đại cự bên trái (Oketsu) đau khi ấn vào. Vùng Thiên dũ ở 2 bên trái phải của cổ bị sưng và Tứ bạch ở 2 bên gò má bị đau.
Lần khám đầu tiên Hoả huyệt của kinh Phế (Ngư tế) đau cả 2 bên, Hỏa huyệt của kinh Đại trường (Dương khê) đau bên phải, Hỏa huyệt của kinh Tỳ (Giải khê) đau bên trái. Ông chỉ bị nhiễm trùng xoang mãn tính không đau gì thêm nữa.
3. Điều trị:
- Ban đầu châm Trung phong và Xích trạch bên trái để giảm đau tại điểm Oketsu (vùng Đại cự bên trái). rồi thì những huyệt miễn dịch theo Master Nagano tại vùng Thủ tam lý và Khúc trì được châm 2 bên và cứu 8 lửa. Điều này sẽ làm giảm đau tại Thiên dũ và vùng Ngoại lăng bên phải.
Sau khi lưu kim được 10’ thì tiếp tục châm Xích trạch bên phải và Kinh cừ ở 2 bên cổ tay để làm giảm cơn đau ở vùng Ngoại lăng bên phải và cơn đau ở Xích trạch ở cả 2 bên. Lưu kim thêm 15’ nữa rồi rút kim. Tại huyệt này không còn đau nữa (theo Hara).
Châm vào Thương dương bên phải, Nhị gian và Nội đình, Lệ đoài bên trái. Cứu 7 lửa vì bàn tay và bàn chân của ông bị lạnh. Sau 20’ tất cả Hỏa huyệt và các vùng khác không còn đau khi ấn vào nữa.
- Chữa trị trên lưng bao gồm cứu ở Đại chùy và Thân trụ, châm và cứu ở Thiên dũ, Hoa Đà Giáp Tích T10, T11 là chính. Sở dĩ châm và cứu thêm T11 ở lưng là do khi ấn vào huyệt này bệnh nhân nghe đau và dính.
Kết thúc điều trị ông được yêu cầu là phải rửa mũi hầu ít nhất một lần/ngày (sau khi kết thúc buổi dạy học). Sau 5 lần điều trị, viêm xoang mũi đã giảm đáng kể và thấy hết những triệu chứng đau.
4. Kết quả:
Ông đã châm 15 lần trong suốt mùa đông sau đó ông ấy không còn cảm thấy đau trong một thời gian dài.
3. Tiên triệu của những vấn đề tim mạch.
1. Bệnh sử:
Bà trung niên 55 tuổi bị khó thở, thở ngắn, tức ngực. Bà đã đi khám, kiểm tra tim mạch nhưng không thấy bệnh lý tim mạch. Bà được dự đoán là có bệnh lý khác về ngực nhưng lại cũng không tìm thấy các triệu chứng lâm sàng nào. Bà tìm đến châm cứu vì bố mẹ bà cũng bị các vấn đề tim mạch. Cha bà chết do bị nhồi máu cơ tim ở tuổi 60, mẹ bà cũng phải chịu đựng các cơn đau thắt ngực không kiểm soát được. Bà rất lo lắng và yêu cầu được giúp đỡ để tránh những vấn đề tim mạch.
2. Thăm khám:
Khi khám thì thấy Chiên trung có đau, Quan xung, Linh khư, Thần phong ở bên trái đau thốn, có một chỗ phình lên ở bên trái Thiên tông và những huyệt Hoa Đà Giáp Tích T4, T5, T6 bên trái đau thốn. Dấu hiệu Oketsu ở vùng Thương khúc àĐại cự bên trái đau và cứng. Kiểm tra Hỏa huyệt ở những điểm xa nhất phía trên nơi có liên quan đến điểm đau ở Ngư tế bên trái bên phải, đau thốn ở Lao cung ở 2 bên trái phải. Kiểm tra Hỏa huyệt ở những điểm xa nhất phía dưới nơi có liên quan đến điểm đau thì chỉ có Côn lôn bên trái đau nhói. Mạch bà sáp nhược.
3. Điều trị:
- Ban đầu làm giảm đau dấu hiệu Oketsu bằng cách châm Trung phong, Xích trạch bên trái và những huyệt miễn dịch ở 2 cánh tay theo Master Nagano. Sau khi dấu hiệu đau của Oketsu giảm 90% thì nên châm trực tiếp bằng kim Tuệ Tỉnh 50mm. Bởi vì bụng dưới của bà có hơi lạnh, ôn cứu trên đầu cây kim. Đầu tiên ở chân bên trái rồi chân bên phải được châm và cứu 7 lửa trực tiếp quanh các huyệt để có thể cảm nhận được sức nóng. Cùng lúc đó thì phương pháp ôn cứu cũng đã hoàn thành, mạch bà đã di chuyển và dấu hiệu Oketsu ở bên trái không còn thấy đau nữa. Lưu kim 20’ rồi nhổ.
- Bước thứ 2 là tập trung làm giảm đau ở đường Nhâm mạch và những vùng phản xạ tim mạch ở phía trước. Châm ở Tam âm giao và Âm lăng tuyền cùng với Khúc trạch và Khích môn đã làm giảm đau ở ngực đến 50% và ở Chiên trung giảm đau được 75%. Đại đôn ở bên phải được ấn vào 4 vị trí khác nhau cho đến khi tìm ra được một huyệt có thể làm giảm đau ở ngực có hiệu quả nhất. Châm vào đó và cứu quanh huyệt 15 lửa do chân bà thấy lạnh. Lưu kim 15’, những Kim huyệt (Kinh cừ) và Thủy huyệt (Xích trạch) của đường kinh Phế được châm thêm để làm hết đau ở Ngư tế. Sau đó lưu kim thêm 15’ rồi rút và yêu cầu nằm úp lại.
- Thông cốc và Chí âm được châm vào bên trái, bởi vì chân bà lạnh nên cứu quanh các huyệt 8 lửa. và lúc này không còn đau ở Côn lôn và Hoa Đà Giáp Tích T4, T5, T6 ở bên trái nữa. Thiên tông cũng không còn thấy đau nhưng chỗ phình lên vẫn chưa hết phình, 5 cây kim được châm quanh vào chỗ phình lên đó ở Thiên tông và cứu quanh các huyệt đó.
4. Kết quả:
Sau 4 lần điều trị bà đã khỏi bệnh cho đến khi bà dọn đến ở nơi khác, bà đi kiểm tra các vùng phản xạ cứ 1-2 tháng/lần và một cách chữa trị những cơn đau đó đã tìm thấy.
4. U nang buồng trứng
1. Bệnh sử:
Một phụ nữ 45 tuổi dạy thể dục nhịp điệu bị u nang buồng trứng bên phải. Bà đã tìm đến bác sĩ phụ khoa khi thấy đau lúc hành kinh, cơn đau nặng hơn trong mỗi tháng kế tiếp. Khi siêu âm thì thấy bà bị u nang buồng trứng bên phải và bà được khuyên là nên cắt bỏ nó. Nhưng vẫn có thể cắt bỏ nó dễ dàng hơn bằng cách là ngừng cuộc phẫu thuật một tháng để tìm đến phương pháp châm cứu.
2. Thăm khám:
Sau khi khám thấy Đại cự ở bên trái rất đau (Oketsu) Thủy đạo (vùng phản xạ của buồng trứng) ở bên trái đau dữ dội và Nhiên cốc (Hỏa huyệt của Thận) ở bên phải cũng đau nhiều. Bởi vì bà là một người chuyên thể dục nhịp điệu nên cần phải khám toàn bộ cơ thể. Sự thiếu cân bằng đáng chú ý nhất là xương chậu, nó rất chặt và nhạy cảm với ASIS và vùng dây chằng bẹn. Xương chậu phía bên phải đau nhiều hơn bên trái.
3. Điều trị:
- Bởi vì Oketsu ở bên trái và Thủy đạo là đau nhiều nhất nên việc chữa trị phải bắt đầu làm giảm đau ở những vùng phản xạ này Trung phong, Xích trạch bên trái làm giảm cơn đau Oketsu. Phục lưu và Âm cốc ở bên phải làm giảm đau ở Thủy đạo bên phải đáng kể và làm hết đau ở Nhiên cốc bên phải. Cứu trực tiếp ở Khúc tuyền ít nhất 15 lửa ở 2 bên cho đến khi cảm thấy nóng. Và điều này đã giảm đau hoàn toàn ở Thủy đạo bên phải. Châm ở Khí hộ 2 bên và những huyệt miễn dịch theo Master Nagano ở vùng Hoa Đà Giáp Tích L10àL11 làm giảm đau và ở dây chằng bẹn cũng như ở ASIS cũng đỡ chặt hơn.
4. Kết quả:
Sau 4 lần châm như vậy, bà nhận thấy những cơn đau lúc hành kinh đã giảm rõ rệt so với tháng trước. Bà quyết định không tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng nữa mà tiếp tục chữa trị bằng phương pháp châm cứu. Và sau 10 lần châm bà đến khám ở bác sĩ phụ khoa để kiểm tra thì thấy khối u bà teo lại còn một điểm và sau khi siêu âm thì không còn phát hiện ra nữa.
Kết luận:
Ngành Châm cứu vốn dĩ đã có từ hàng ngàn năm nay, bản thân nó đã có một hệ thống lý luận tương đối vững chắc và hoàn thiện dựa trên học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ hành sinh khắc. Ngày nay, các nước tiên tiến trên thế giới đã vận dụng và khai thác một cách triệt để, họ cho rằng việc kết hợp các phương pháp hiện đại vào huyệt vị để điều trị cho bệnh nhân là điều cần lưu ý tới vì khả năng tác dụng phụ có thể được phát hiện ra trong một thời gian lâu dài sau đó. Hiệu quả cao, và tính an toàn khả thi đến với bệnh nhân là mục đích cao cả mà các nền y học trên thế giới đang ngày càng hướng tới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn