Buddhadasa Bikkhu (1906-1993) là một nhà sư Thái Lan thật uyên bác và khác thường. Tư tưởng và sự hiểu biết về Đạo Pháp của ông vượt lên trên những hình thức màu mè của một tín ngưỡng, loại bỏ được tất cả những thêm thắt và diễn đạt không thể tránh khỏi của người sau suốt trên dòng lịch sử phát triển lâu dài của Phật Giáo.
Sáng nay, thức dậy lúc sao mai chếch xế nóc nhà, ông giáo già lụi cụi nấu nước sôi, chế trà rồi độc ẩm, thưởng trà cùng với sương sớm. Ông ngồi xếp bằng thế hoa sen, thẳng lưng, bưng chung trà cả hai tay, xoay xoay rồi nhắp từng ngụm nhỏ. Chậm rãi, cẩn trọng... ông uống trà, đồng thời, ông uống luôn cái vị, cái khí, cái không gian thanh bình, tĩnh lặng của miền quê cố đô yên ả... Mùa đông mà trời lạnh nhẹ, khá khô ráo, cũng lạ. Thời tiết đất Thần Kinh mấy năm nay thay đổi khá thú vị; cái mưa dầm thối đất, sụt sùi, sũng nước, không biết nó đã di trú nơi nào, hay đã theo chân mù phương những người xa Huế? Cũng nhớ...
Viên toàn quyền người nước Anh cho thủy thủ neo thuyền nơi một bãi vắng; y leo lên một ngọn đồi nhỏ, đưa ống dòm xem khắp một vùng: Nơi này dân cư thật thưa thớt, vài xóm nhà nằm cheo leo bên sườn đồi, lan xuống thung lũng, chạy ra bãi cát. Và cây cối. Và biển xanh. Dãy núi hình rắn lượn trấn phía Bắc hòn đảo tạo thành một vùng thung lũng, nổi lên bên sau là mấy chóp núi đá trắng nhọn mênh mang sương khói... Hồi lâu, viên toàn quyền bước xuống đồi, nói với viên thông ngôn:
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa.
Tôi cố giấu cảm xúc để giữ sự yên lặng thanh khiết này. Ôi, sao mà buồn, buồn lạ lùng. Ôi chao, cuộc đời, sao mà buồn quá thể!
Khách là một đại hán vạm vỡ, vận chiếc trường bào màu xám tro, nước da đen sạm; ngựa là một loại thiên lý câu sắc hung sẫm, bờm cao, bụng thon, lưng dài. Cả hai hình như đã vượt qua hằng ngàn dặm đường nên khi đến địa phận Trấn ma lâm, vó gõ trên mặt dốc sỏi không còn ngon trớn nữa mà chậm dần, chậm lại dần... Đến góc núi, bỏ đường lớn, người và ngựa thong thả nước kiệu qua ngọn đồi tràm và thông mọc lưa thưa chen lẫn đá hoa cương và đá tổ ong.
Họ là đôi bạn thân kể từ thời còn học ở đại học Sorbonne, sau đó, cùng chọn chuyên ngành khảo cổ học. Jabindu, người Népal; Robinson, người Mỹ. Thời trẻ, cả hai đều say mê công việc khô khan và vất vả của mình. Dấu chân của đôi bạn đã dẵm khắp những di tích lịch sử ở hai bờ sông Nile, sông Hằng, Trung Á, Con-đường-tơ-lụa và cả Nam Mỹ...
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.