Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt. Cây sống lâu, sau 3-4 năm mới thu hoạch được hoa. Mùa hoa từ tháng 7-9 Âm lịch. Trong nhân dân thường dùng hoa hòe phơi hãm làm nước uống giải nhiệt.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, hoa hòe vị đắng, tính hơi hàn. Có công dụng chữa đau đầu, trừ phong, lương huyết, dùng sắc uống trong các trường hợp tỳ vị nhiệt, chảy nhiều dãi, trị mụn nhọt, mộng tinh. Lá hòe, dùng lá tươi, sắc đặc tắm khi bị ngứa, lở, dị ứng.
Bài thuốc chữa đau đầu bằng hoa hòe
Hoa hòe sao thơm 10g, thảo quyết minh sao đen 20g, cúc hoa 5g hãm với nước sôi, thêm chút đường cho ngọt uống trong ngày thay nước trà hàng ngày.
Một số bài thuốc chữa bệnh khác:
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa hòe 10g, lá sen 10g, ngó sen 5g, cúc hoa vàng 4g. Cho 500ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Chữa đại tiện ra máu do nhiệt: Hoa hòe 10g phối hợp với trắc bá 10g hai vị sao cháy, kinh giới 10g. Cho 400ml nước sắc còn 100ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: Hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9g. Dùng 3-5 ngày.
Dau dau khi sang mua, dung lo da co bai thuoc
Chữa sốt xuất huyết: Khi sốt đã giảm mà còn xuất huyết nhẹ, chảy máu chân răng bạn nên áp dụng bài thuốc: Nụ hòe 10g sao cháy, cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, sắc 2 lần uống trong ngày. Dùng từ 5-7 ngày.
Lưu ý: Hoa hòe tính hơi lạnh nên những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát) không được dùng vị thuốc này, nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng, hoặc đến thầy thuốc đông y khám chữa bệnh và kê đơn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn