09:32 ICT Chủ nhật, 08/09/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Bệnh tiểu đường và cách điều trị bệnh

Thứ tư - 02/05/2018 16:12
Khoảng 2% dân số bị mắc bệnh tiểu đường dưới hai dạng. Tiểu đường do thiếu insulin thường xuất hiện đột ngột, đặc biệt ở trẻ em, nhưng đôi lúc cả người lớn cũng bị mắc. Bệnh đòi hỏi phải dung insulin bổ sung. Theo một giả thuyết khá phổ biến, nguyên nhân gây bệnh là một loại virus sinh ra phản ứng kháng miễn dịch hủy hoại các tế bào của cơ quan tiêu hóa, nơi sản xuất ra insulin.Chế độ ăn không hợp lý có thể gây nên bệnh tiểu đường ở trẻ emMột chế độ dinh dưỡng bất hợp lí có thể gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ em. Những biện pháp phòng tránh được nêu ra ở đây không có tác dụng với ai đã bị mắc bệnh, nhưng nó có thể giúp cả gia đình phòng ngừa tốt. Những trẻ em chỉ bú mẹ hoàn toàn thì nguy cơ mắc bệnh chiếm 33%. Trên thế giới, những trường hợp mắc bệnh hầu hết do dùng sữa bò. Ở những nước uống nhiều sữa, ví dụ Phần Lan, tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần ở Mỹ. Ở Nhật, người ta hầu như không nuôi trẻ bằng sữa bò, nên rất hiếm trường hợp trẻ mắc bệnh tiểu đường.Các nhà nghiên cứu cho rằng, ruột của trẻ em dưới một tuổi chỉ hấp thụ một phần đạm sữa bò (ruột của những đứa trẻ phát triển bình thường do bú mẹ không hấp thụ những phân tử lớn) và những đạm lạ của sữa thúc đẩy hệ thống miễn dịch phát triển. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến khi vì một lí do nào đó, hệ thống bảo vệ chưa phá vỡ các tế bào sản sinh ra insulin.Lúc đó sự nhạy cảm của hệ thống bảo vệ bèn tấn công những tế bào đó. Sữa mẹ không chứa các đạm lạ nên trẻ em trong vòng sáu tháng đầu chỉ bú mẹ sẽ phát triển tốt với một hệ thống miễn dịch tốt.Người lớn thường mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn (3/4 tổng số bệnh nhân). Bệnh có tính di truyền cao. Nếu cha mẹ hay người thân bị mắc bệnh thì nguy cơ là 30% (những người thiếu insulin là 10%). Chế độ dinh dưỡng bất hợp lí có thể thúc đẩy bệnh tiểu đường phát triển, nhưng nguyên nhân cơ bản không phải là đường mà là lượng calo bạn hấp thụ. Hầu hết bệnh nhân tiểu đường thường thừa cân và cách chữa tốt nhất không phải là dùng thuốc uống insulin, nhịn ăn đường, thậm chí áp dụng ăn kiêng mà là tìm cách giảm cân. Giữ cơ thể cân đối là bạn đã giảm 90% nguy cơ mắc bệnh. Khi giảm cân, lượng đường trong máu của bệnh nhân cũng giảm tới tỉ lệ bình thường, do đó không cần phải uống thuốc hay tiêm insulin.ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BANG ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢPTheo y học cổ truyền (YHCT) bệnh tiểu đường thuộc chứng “tiêu khát” (khát ăn, khát uống, ăn, uống bao nhiêu cũng tiêu hao hết), biểu hiện với 3 triệu chứng chủ yếu: uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều (sụt cân nhiều). Bệnh lý chính theo Đông y thường là do âm hư (bệnh mãn tính, người nhiệt), nhưng có khi cả âm dương đều hư mà âm – dương hư trọng điểm ở tạng thận, kế đó là phế, tỳ âm hư. Vậy phương pháp chữa chung lấy bổ thận âm làm cơ sở chính, vì thận là nguồn gốc của âm dịch, là nơi tàng trữ tinh vi của ngũ cốc, tiếp đó là bổ âm của hai tạng phế tỳ (bổ âm là đưa thuốc mát vào để chữa bệnh nhiệt). Ngoài ra cũng cần gia giảm thuốc theo triệu chứng của từng người bệnh.Hầu hết các sách YHCT Việt Nam cho đến các sách Đông y của nhiều tỉnh ở Trung Quốc, khi chữa chứng tiểu đường đều đề cập đến bài thuốc “Lục vị thang gia giảm” bao gồm: sinh địa 20g, thiên hoa phấn 12g, sinh sơn được 16g, sa sâm 12g, sơn thù 12g, mạch môn 12g, đơn bì 12g, cát căn 16g, bạch linh 12g, kỷ tử 16g, trạch tả 12g, sinh bạch thược 16g. Sắc uống, ngày 1 thang.dieu-tri-benh-tieu-duongCó thể lựa chọn Đông Y hoặc Tây Y để điều trị bệnh tiểu đườngNếu người bệnh cảm thấy nóng nhiều nên thêm tri mẫu 12g, thạch lộc 20g. Nếu người bệnh khát nước, uống nhiều thì thêm: sinh thạch cao 40g, hoàng cầm 12g hoặc không cần gia vị mà chỉ cần tăng liều cát căn 20g, sa sâm 20g. Nếu người bệnh ăn nhiều, mau đói, gầy ốm sụt cân thì thêm hoàng liên 8g. Nếu người bệnh táo bón: bỏ vị sơn thù, sơn dược, thêm đại hoàng 10-12g. Mang tiêu 10-12g, huyền sâm 12g. Hết táo bón thì ngưng dùng đại hoàng, mang tiêu, duy trì dùng huyền sâm. Nếu người bệnh tiểu nhiều, thêm ích trí nhân 12g, tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 6g, sơn dược, sơn thù nhục dùng tảng liều.Nếu thận âm và dương đều hư nhược (càng ăn uống nhiều càng gầy ốm, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, đau lưng, ù tai, tiểu đêm nhiều lần…) cần chú ý cho thêm kim anh tử 16g, phụ tử chế 10g, thục địa 16g, nhục quế 4-6g, ngũ vị tử 6g, thỏ ty tử 12g. Người bệnh thường đi cầu phân lỏng sệt, không thành khuôn, đầy bụng, mệt mỏi vô lực thì thêm bạch truật (sao vàng) 16g, bỏ dùng vị kỷ tử.Nếu có vết thương khó lành thi thêm các vị: kim ngân hoa 20g, cúc hoa 20g, bồ công anh 20g, địa đinh 20g… Người bệnh được khuyên dùng các loại đậu (xanh, đen, đậu nành, đậu phụng, đậu trắng…), ăn rau tươi, trái cây chua; ăn cá, thịt nạc, sữa không béo, (có thể tán thành bột uống). Thường xuyên luyện tập dường sinh hoặc đi bách bộ.Mục tiêu của YHCT trong điều trị bệnh tiểu đường là làm bớt các triệu chứng khó chịu, nâng thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Tác dụng hạ đường huyết của thuốc YHCT chỉ có mức độ giới hạn. Vì vậy nên kết hợp điều trị bằng cả hai loại thuốc Đông và Tây y, khi đó có thể giảm liều tân dược so với liều cũ (tìm một liều thấp tối ưu), hai thứ thuốc Đông và tân dược được uống cách nhau từ 1-2 tiếng đồng hồ trong ngày.ĂN HẠT DẺ GIẢM ĐƯỢC NGUY CƠ TIỂU ĐƯỜNGHạt dẻ có thể trở thành một “vũ khí” mối ngăn ngừa bệnh tiểu đường. So với phụ nữ chưa hề ăn hạt dẻ, những người ăn ít nhất 1 lần mỗi tuần giảm được 7% nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ này tăng lên thành 16% nếu ăn hạt 3-4 lần/tuần và thành 28% nếu ăn hơn 5 lần/tuần.Hạt dẻ vốn giàu axit linoleic, một loại axit béo thuộc họ Omega-3 có đặc tính kháng viêm và bảo vệ tim. Nó cũng chứa những chạt chống ôxy hóa (như vitamin E, selen, magie), các chất xơ và một họ chất béo gần với cholesterol được gọi là phytosterol.Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh được lợi ích của hạt dẻ trong vai trò bảo vệ tim mạch.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán