19:14 ICT Thứ ba, 08/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19

Thứ sáu - 03/03/2023 15:21
Mất ngủ là di chứng mà nhiều người mắc phải sau khi mắc COVID-19. Tâm sen là một trong những vị thuốc của Đông y có tác dụng an thần, trị mất ngủ, nhưng khi dùng cần lưu ý gì?

Khi mất ngủ, ngoài việc dùng các thuốc an thần của y học hiện đại, kinh nghiệm dân gian thường dùng tâm sen trị mất ngủ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xuất xứ và công dụng cụ thể của dược liệu quý giá này.

1. Công dụng của tâm sen (liên tử tâm)

Tâm sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera Gaertn.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế là giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản; phòng chống tích cực rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu; chống oxy hóa và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim (nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm thiểu lượng tiêu thụ ôxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim).

Theo quan niệm của y học cổ truyền, tâm là một trong ngũ tạng quan trọng có hai công năng chủ yếu là:

- Chủ huyết mạch (thúc đẩy huyết dịch vận hành thông suốt trong mạch máu),

- Tàng thần (làm chủ mọi hoạt động sinh lý của các tạng phủ và hoạt động tinh thần, ý thức và tư duy của cơ thể). Bởi vậy, khi tâm bị bệnh thì một trong những chứng trạng thường thấy là tinh thần dễ hoảng hốt, tư duy khó tập trung, trí nhớ giảm sút, mất ngủ, giấc ngủ không sâu và nhiều mộng mị.

Y học cổ truyền gọi là chứng Tâm thần bất yên và hư nhược. Điều này cho thấy, với tác dụng can thiệp chủ yếu trên tạng tâm (theo y học cổ truyền) và tim (theo y học hiện đại) khả năng an thần và dưỡng tâm của liên tử tâm là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19 - 1

Tâm sen thanh tâm, trừ phiền.

Tâm sen được ghi lại sớm nhất trong sách Thiên phương đại toàn với công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Vị thuốc thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: Đầu choáng mắt hoa (hoa mắt chóng mặt), tâm quý thất miên (hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ).

Cách dùng cụ thể: Tâm sen 3g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút là dùng được, uống thay trà trong ngày.

Ngoài cách dùng tâm sen dưới dạng trà dược, sách Trung dược dưỡng sinh còn giới thiệu một phương thức sử dụng khác là chế thành cháo liên tử tâm với thành phần cụ thể:

Liên tử tâm 5g, gạo tẻ 100g. Hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt lương huyết, dưỡng tâm an thần, được dùng để chữa các chứng bệnh như suy nhược cơ thể ở người già, hoa mắt chóng mặt, đau mắt đỏ, tăng huyết áp, nôn hoặc ho ra máu, đại tiện ra máu, táo bón kéo dài...

2. Bài thuốc trị mất ngủ từ tâm sen

- Chữa người nóng tâm phiền, mất ngủ: Tâm sen 5g, táo nhân 10g, hoa nhài tươi 10g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà.

- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, tâm phiền, hồi hộp, lo âu: Tâm sen 8g, thảo quyết minh 14g, bá tử nhân 12g, đậu đen 12g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày.

- Chữa suy nhược cơ thể, viêm phế quản: Tâm sen 8g, ý dĩ, đan bì, sinh địa, bạch thược, đẳng sâm. Mỗi vị 12 g; quy bản, mạch môn, ngũ vị tử đều 10g, trần bì, chích cam thảo đều 6g, đại táo 4 quả. Sắc với 400ml nước còn 100ml, chia hai lần, uống trong ngày.

- Trị di mộng tinh: Tâm sen 8g, đậu đen 20g, thục địa 20g, khiếm thực 16g, hạt sen 16g, dành sao 12g, hạt hòe 10g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa chứng miệng khô, họng khát, mất ngủ, đái tháo đường: Tâm sen 8g, sa sâm, mạch môn, hoài sơn, sinh địa mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

3. Lưu ý khi dùng trà tâm sen

Tâm sen vị đắng tính lạnh, có công dụng thanh tâm trừ phiền. Tuy nhiên theo dược học cổ truyền vì tâm sen tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mạn tính không được dùng.

Để việc điều trị đạt kết quả, khi bạn có biểu hiện mất ngủ sau khi mắc COVID-19, nên đi khám để được xác định tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán