00:00 ICT Thứ bảy, 07/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Thuốc từ mang tiêu

Thứ năm - 06/06/2019 16:16
Mang tiêu còn có tên khác là phác tiêu, huyền minh phấn, là muối natri sulfat thiên nhiên đã tinh chế. Do cách gia công chế biến khác nhau, ta có mang tiêu, phác tiêu, huyền minh phấn.Ba vị này có công dụng như nhau, huyền minh phấn có tác dụng nhẹ hơn.Mang tiêu là muối natrium sulfuricum có lẫn ít muối calcium sulfate, natri chlorua, magnesium sulfate… Tây y dùng mang tiêu làm thuốc nhuận tràng thông tiện. Theo Đông y, mang tiêu vị cay, đắng mặn, tính đại hàn; vào các kinh: vị, đại tràng và tam tiêu. Có tác dụng tả hạ, nhuyễn kiên, thanh nhiệt tả hỏa. Chữa các chứng nhiệt kết tiện bí, ngoại cảm ôn bệnh, đàm nhiệt khái thấu, chứng điên cuồng, tý thống, ung nhọt đơn độc sưng đau, đau họng, lở mồm, răng lợi sưng đau. Liều dùng: 12 - 20g (nên hãm uống). Dùng ngoài lượng vừa đủ.thuoc-tu-mang-tieu-1Một số bài thuốc có mang tiêuThanh trường, thông tiện: trị trường vị thực nhiệt, đại tiện táo.Bài 1: Điều vị thừa khí thang: mang tiêu 12g, đại hoàng 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.Bài 2: Đại thừa khí thang: mang tiêu 12g, đại hoàng 12g, chỉ thực 16g, hậu phác 10g. Sắc uống.Bài 3: Thuốc nhuận tràng (Tây y): Uống 5 - 10g mang tiêu với nước, uống vào buổi sáng, nhịn đói.Bài thuốc tẩy: Dùng 20 - 30g mang tiêu hòa tan với 300ml nước, chia uống 2-3 lần, cách nhau 10 phút.Tả hỏa, giải độc: trị mắt đỏ sưng đau, miệng lở do hỏa độc.Bài 1: mang tiêu đặt lên trên miếng đậu phụ, hấp vắt lấy nước để nhỏ vào mắt. Trị mắt đỏ sưng đau.Bài 2: Bột nhất tự: phác tiêu, bằng sa (natri borat), chu sa, long não, lượng vừa đủ, nghiền thành bột mịn; thổi vào chỗ đau. Trị miệng lở.Bài 3: Lương cách tán: đại hoàng 20g, chi tử 10g, cam thảo 20g, mang tiêu 20g, hoàng cầm 10g, bạc hà diệp 10g, liên kiều 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 15 - 20g bột sắc với lá tre 3g và ít mật ong. Ngày dùng 1 - 2 lần. Trẻ em dùng liều ít hơn. Có thể sắc với liều thích hợp. Tác dụng tả hỏa thông tiện, thanh nhiệt giải độc. Chữa tà uất ở trung tiêu và thượng tiêu sinh nhiệt, gây sốt cao, mặt đỏ, đau đầu, cổ họng sưng đau, răng đau, miệng lưỡi nứt nẻ phát nhọt, bí đại tiểu tiện, nước tiểu đỏ, rêu vàng lưỡi đỏ, mạch hoạt sác.Bài 4: mang tiêu, bạch phàn mỗi thứ 50g hoà tan trong nước sôi, để hơi nguội, rửa eczema, nốt dị ứng.Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được dùng.

Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Đức Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán