(Y Án của Phong Thiếu Dật)
Tại Nhược gia, có ông họ Nghệ bị tiêu chảy không cầm, mời Phong Thiếu Dật đến chữa. Ông xem thấy toa của thầy thuốc trước còn đó, liền lấy coi và bảo rằng: “ Bạo chú hạ bách, giai thuộc ư nhiệt (tiêu nhiều, nặng trằn, tất cả đều do nhiệt ), dùng Can khương, Hoàng liên, Tông lư, Cát căn . . . chưa được đúng vào gốc bệnh. Xem mạch thấy mạch Thần môn đi yếu và nhược, các mạch khác đều Huyền Hoãn, lưỡi thì sáng trơn, có bợn trắng mà mỏng, bứt rứt không yên, lưng đau và nước tiểu vàng. Căn cứ vào chứng trạng tiêu, tiểu mà nói thì trường hợp này hình như thuộc chứng nhiệt tả (tiêu chảy do nhiệt ). Nếu dựa theo mạch và lưỡi thì lại không thề chẩn đoán là nhiệt được. Phong Thiếu Dật lập luận: Trong sách ‘Nội Kinh’ có ghi: 'Thận mạch đi quá nhỏ là chứng đổng tiết, rõ ràng là tiên thiên vốn hư yếu vì vậy tà khí phục sâu vào bên trong. Các bộ mạch khác Huyền Hoãn, thường đau bụng là do Can mộc thừa cơ xâm nhập vị trí của Tỳ thổ. Nước tiểu vàng là có thêm chứng thấp.
Vậy chứng này do hư mà lại có thực.
Vì thế, phải bổ tiên thiên và hậu thiên, lại vừa làm cho Can yên lại và tiêu nước đi. Dùng Bạch truật, Đảng sâm, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, Phòng phong, Bạch thược, Trạch tả, Phục linh, Cát căn, Mộc hương và Hà diệp để dẫn thuốc.
Mỗi ngày uống một thang, uống liên tục 5 ngày, chứng đau bụng và tiêu chảy đều hết.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn