NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU, XOA BÓP VÀ THUỐC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
- Thứ năm - 21/07/2011 08:51
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
TÓM TẮT
Điều trị viêm quanh khớp vai hiện nay có nhiều phương pháp. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đề cập đến việc sử dụng phối hợp châm cứu xoa bóp và thuốc cổ truyền trong điều trị bệnh lý này.
Trên 53 bệnh nhân tuổi từ 25 -87 vào điều trị tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5 /2002 đến tháng 3/2004 được chẩn đoán xác định là Viêm quanh khớp vai, chúng tôi tiến hành điều trị bằng y học cổ truyền bao gồm điện châm , xoa bóp bấm huyệt và thuốc thang. Kết quả thu được như sau:
1. Kết quả điều trị tốt và khá chiếm tỷ lệ 90.57% trong đó loại tốt chiếm 69.81%, không có bệnh nhân nào có kết quả kém.
Kết quả điều trị tốt cao ở bệnh nhân có thời gian từ khi khởi bệnh đến lúc nhập viện < 2tháng (35.85%).
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra phác đồ điều trị Viêm quanh khớp vai bằng phương pháp phối hợp châm cứu, xoa bóp và thuốc cổ truyền :
Châm cứu : điện châm Kiên tĩnh(X21),Kiên ngung(II15), Thiên tông( VI11), Kiên trinh(VI9), Tý nhu (II 14), Nhu du (VI 10), Khúc trì (II 11), Trung phủ (I 1), Hợp cốc (II 4)
Xoa bóp: vùng vai và vận động khớp vai, khuỷu, cổ tay.
Thuốc cổ truyền: dùng bài thuốc tuỳ theo thể lâm sàng. Sắc uống ngày 1 thang.
SUMMARY
Nowadays, there are many methods of treatment of scapula perithritis. But no study is concerned with assessment of the effective treatment of this disease by using acupuncture, massage and traditional drugs together.
We carried out to study from 5 - 2002 to 3 - 2004 with 53 patients who have the ages from 25 to 87, coming to the Traditional Medicine Departement of Hue Central Hospital to be treated.
The study showed that:
1. The good and nearly good results of treatment reach 90.57% (69,81%
is good), no patient has the bad result.
The good result is the highest in group of patients whose period of time from the first symptom to the admittion to hospital is before 2 months (35.85%).
Through our study, we built the formula of treatment of scapula perithritis by using acupuncture, massage and traditional drugs together:
Acupuncture: electrical puncture the points: Kiên tĩnh (X21),Kiên ngung (II15), Thiên tông( VI11), Kiên trinh(VI9), Tý nhu (II 14), Nhu du (VI 10), Khúc trì (II 11), Trung phủ (I 1), Hợp cốc (II 4)
Massage: the shoulder and move the joints scapula, elbow , wrist
Traditional drugs: depending on the kind of this desease , we will use the different traditional drugs. Boiling a packet once a day.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh khớp vai là một hội chứng bệnh lý tương đối phổ biến hiện nay. Tổn thương là phần mềm quanh khớp mà chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Bệnh gây đau nhức và hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của bệnh nhân [2 ].
Y học hiện đại đã có nhiều phương pháp điều trị như sử dụng các thuốc chống viêm không Steroids, vật lý trị liệu hoặc phong bế tại chỗ bằng Novocain và các thuốc dãn cơ. Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp này còn nhiều hạn chế và có những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, loét dạ dày, suy gan...[2 ].
Y học cổ truyền cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan , tuy nhiên chưa có đề tài nào đề cập vấn đề phối hợp châm cứu , xoa bóp và thuốc cổ truyền trong điều trị viêm quanh khớp vai.
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả của châm cứu, xoa bóp và thuốc cổ truyền trong điều trị viêm quanh khớp vai.
Xây dựng phác đồ diều trị thích hợp cho bệnh lý này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng: gồm 53 bệnh nhân tuổi từ 25 – 87 vào điều trị tại khoa y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế được chẩn đoán xác định viêm quanh khớp vai sau khi đã loại trừ nguyên nhân do lao, ung thư, tim mạch, hô hấp...
Thời gian từ tháng 5/2002 đến tháng 3 /2004
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Viêm quanh khớp vai đơn thuần ( Kiên thống): [2 ].
Lâm sàng: đau nhức vùng vai , thường đau một vai, có thể đau tại chỗ hoặc lan xa, đau tăng khi vận động. Hạn chế vận động chủ động, còn vận động thụ động vẫn bình thường.
Không biểu hiện viêm, không teo cơ.
Cận lâm sàng: Xquang khớp vai bình thường.
2.2.2. Viêm quanh khớp vai thể nghẽn tắc ( Kiên ngưng):thường mắc đã lâu và là giai đoạn sau của bệnh.
Lâm sàng: đau rất ít hoặc không đau. Hạn chế vận động cả động tác thụ động và chủ động.
Cận lâm sàng: Xquang khớp vai bình thường hay tho ái hoá nhẹ [2 ].
Hội chứng vai tay ( Hậu kiên phong):
Lâm sàng: Vai: đau và hạn chế vận động.
Tay: bàn tay bầm tím phù nề, sưng, nóng, đỏ, đau và hạn chế vận
động, thường bầm tím 1/3 trên dưới cẳng tay.
Cận lâm sàng: X quang cho thấy mất chất vôi rất nặng ở toàn bộ khớp xương cổ tay, bàn tay, ngón tay; bao khớp teo và co thắt [2 ].
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trên những bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm quanh khớp vai, chúng tôi tiến hành điều trị bằng y học cổ truyền bao gổm: châm cứu, xoa bóp và thuốc thang.
2.3.1. Châm cứu:
Công thức huyệt điều trị: Kiên tĩnh(X21),Kiên ngung(II15), Thiên tông( VI11), Kiên trinh(VI9), Tý nhu (II 14), Nhu du (VI 10), Khúc trì (II 11), Trung phủ (I 1), Hợp cốc (II 4)
+ Thể kiên thống, Kiên ngưng:
Cứu, ôn châm , ôn điện châm các huyệt: Kiên ngung , Trung phủ, Nhu du
Nếu đau lan lên trên vai châm thêm Kiên tĩnh, lan ra sau vai châm thêm
Thiên tông, lan xuống cánh tay châm thêm Tý nhu.
+ Thể Hậu kiên phong: điện châm các huyệt như trên. Ngoài ra ở tay châm
thêm các huyệt: Dương trì, Hợp cốc, Bát tà, Đại lăng, Nội quan và Ngoại quan [5], [6],[7].
Dụng cụ sử dụng:
+ Kim châm: sử dụng kim châm loại 5cm, mỗI bệnh nhân có 1 bộ kim riêng được tiệt trùng theo quy định.
+ Máy điện châm: dùng máy điện châm KWD – 808 II của Trung quốc chế tạo.
Các bước tiến hành:
+ Tư thế bệnh nhân: Ngồi trên ngế tựa ( nếu bệnh nhân khoẻ)
Nằm sấp ( nếu bệnh nhân yếu)
+ Tiến hành châm cứu:
Xác định huyệt, sát trùng vùng châm bằng cồn 70º rồi tiến hành châm kim vào huyệt với độ sâu thích hợp cho đến khi đắc khí.
Khi đắc khí bệnh nhân có các biểu hiện:
Đỏ hay tái da ở huyệt châm.
Cảm giác chướng tức nặng nơi châm.
Hiện tượng mút kim ở những vùng cơ lớn.
Tê dọc theo đường kinh lên trên hoặc xuống dưới.
Sau đó tiến hành kích thích điện lên huyệt 20 phút với tần số 90 –95 lần phút, cường độ 3 –5 mA. Khi điện châm đạt đến ngưỡng kích thích (đắc khí) sẽ có các biểu hiện:
Người bệnh có cảm giác rung giật dễ chịu hay căng tức chỗ kích thích.
Kim được kích thích dao động đều đều.
Thầy thuốc thấy cơ xung quanh huyệt được kích thích co nhịp nhàng vừa phải.
Da vùng huyệt được kích thích đổi màu.
Trong quá trình thao tác , theo dõi các tai biến như: vựng châm, chảy máu, gãy kim, nhiễm trùng hay tai biến do dòng điện như chóng mặt, khó chịu... tuy rằng chúng rất hiếm xảy ra.
Liệu trình: bệnh nhân được châm tù 7 – 10 ngày / liệu trình. , nghỉ 1 tuần rồi châm tiếp đợt 2 nếu chưa khỏi bệnh.[5], [6],[7].
2.3.2. Xoa bóp bấm huyệt:sau khi điện châm , tiến hành xoa bóp bấm huyệt với các thủ thuật như sau:
Day vùng vai: day từ chóp của cơ delta qua mỏm cùng vai, qua vùng xương bả vai, đến vùng Kiên tĩnh 3 lần.
Bóp 3 lần
Lăn vùng vai 3 lần
Tìm điểm đau và day điểm đau 3 lần
Ấn các huyệt Kiên tĩnh, Kiên trinh, Tý nhu, Kiên ngung, Thiên tông, Khúc trì, Hợp cốc.
Vận động khớp vai, khuỷu, cổ tay [3].
2.3.3. Thuốc thang [6]
Cùng với điện châm, xoa bóp, chúng tôi phối hợp thuốc thang để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuỳ theo nguyên nhân mà chúng tôi sử dụng bài thuốc thích hợp:
Thể phong hàn: châm cứu là chủ yếu, dùng thuốc có tác dụng lưu thông khí huyết giảm đau.
Khương hoạt 8g Bạch chỉ 8g
Phòng phong 8g Sinh khương 4g
Tang ký sinh 12g Quế chi 6g
Đan sâm 10g Tế tân 4g
Xuyên khung 8g Trần bì 6g
Hương phụ 8g
Thể phong hàn thấp: d ùng bài thuốc Quyên tý thang có tác dụng phù chính khu tà.
Khương hoạt 8g Hoàng kỳ 16g
Phòng phong 8g Đương quy 12g
Xích thược 12g Chích thảo 6g
Khương hoàng 12g Đại táo 12g
Sinh khương 6g
Thể phong thấp nhiệt: khu phong - trừ thấp – thanh nhiệt – hành khí hoạt huyết
Phòng phong 10g Đẳng sâm 12g
Khương hoạt 10g Bạch truật 12g
Thổ phục linh 10g Bạch linh 12g
Hy thiêm 10g Hoài sơn 12g
Tang ký sinh 16g Ý dĩ nhân 16g
Tỳ giải 12g Đan sâm 8g
Kim ngân hoa 20g Xuyên khung 8g
Trần bì 6g
Sắc uống ngày 1 thang
2.3.4. Theo dõi và đánh giá kết quả
Lập phiếu theo dõi từng bệnh nhân
Theo dõi diễn tiến trong đợt điều trị bằng các dấu hiệu lâm sàng
Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Tốt: Khỏi đau, vận động khớp vai bình thường
+ Khá: đỡ đau nhiều, vận động khớp vai còn hạn chế ít
+ Trung bình: đỡ đau ít, vận động khớp vai còn hạn chế nhiều
+ Kém : không đáp ứng với điều trị, còn đau nhiêù
2.4. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu trên 53 bệnh nhân tuổi từ 25 – 87 bị viêm quanh khớp vai điều
trị tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi thu được kết quả sau:
3.1. Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu
3.1.1. Tuổi và giới của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1.Tuổi và giới của bệnh nhân
Độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ 45.28%
Tuổi thấp nhất: 25 và tuổi cao nhất: 87
3.1.2. Theo nghề nghi ệp
Bảng 3.2.Tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp
Lao động chân tay : 45.28%
Lao động trí óc: 54.72%
3.1.3. Theo địa phương
Bảng 3.3.Tỷ lệ mắc bệnh theo địa phương
Tỷ lệ mắc bệnh ở thành phố: 50.94%
Tỷ lệ mắc bệnh ở miền núi: 5.66%
3.2. Đặc điểm lâm sàng khi vào viện
3.2.1. Thời gian từ khi khởi bệnh đến khi nhập viện
Bảng 3.4.Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian từ khi khởi bệnh đến lúc nhập viện
Thời gian từ khi khởi bệnh đến lúc nhập viện <2 tháng chiếm tỷ lệ 49.05%
Thời gian từ khi khởi bệnh đến lúc nhập viện 2- 4 tháng chiếm tỷ lệ 28.31%
Thời gian từ khi khởi bệnh đến lúc nhập viện >4 tháng chiếm tỷ lệ 22.64%
3.2.2. Đặc điểm về vị trí đau
Bảng 3.5.Tỷ lệ theo vị trí đau
Đau vai phải chiếm tỷ lệ: 54.72%
Đau vai trái chiếm tỷ lệ: 30.19%
Đau hai vai chiếm tỷ lệ: 15.09%
3.2.3. Điều trị trước nhập viện
Bảng 3.6.Tỷ lệ đã điều trị trước khi nhập viện
Tỷ lệ đã điều trị Đông y: 26.42%
Tỷ lệ đã điều trị Tây y: 18.86%
Tỷ lệ đã điều trị cả hai: 11.32%
Tỷ lệ không điều trị Đông y: 43.40%
3.2.4. Thể lâm sàng
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân theo thể lâm sàng
Bệnh nhân thể kiên thống: 83.02%
Thể kiên ngưng chiểm 16.98%
3.2.5. Liệu trình điều trị
Bảng 3.8.Tỷ lệ theo liệu trình điều trị
Bệnh nhân điều trị 1 liệu trình: 83.02%
Bệnh nhân điều trị 2 liệu trình: 16.98%
3.3. Đánh giá kết quả
3.3.1. Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn đánh giá
Bảng 3.9.Kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc cổ truyền
Kết quả điều trị khá tốt chiếm : 90.57%
Kết quả điều trị đạt tốt chiếm : 69.81%
3.3.2. Kết quả điều trị theo tuổi
Bảng 3.10: Kết quả điều trị theo tuổi
Tuổi 31 – 45 đạt kết quả điều trị tốt : 30.19%
Tuổi > 60 đạt kết quả điều trị tốt : 16.98 %
3.3.3. Kết quả điều trị theo giới
Bảng 3.11: Kết quả điều trị theo giới
3.3.4. Kết quả điều trị theo thời gian khởi bệnh
Bảng 3.12: Kết quả điều trị theo thời gian khởi bệnh
Thời gian mắc bệnh < 2 tháng đạt kết quả tốt: 47.17%
Thời gian mắc bệnh 2 – 4 tháng đạt kết quả tốt: 32.08%
Thời gian mắc bệnh < 2 tháng đạt kết quả tốt: 35.85%
3.3.5. Kết quả điều trị theo th ể lâm sàng
Bảng 3.13 : Kết quả điều trị theo thể lâm sàng
3.3.6. So sánh với các tác giả khác
Bảng 3.14: So sánh với các tác giả khác
IV. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu trên 53 trường hợp bệnh nhân Viêm quanh khớp vai vào điều trị tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi ghi nhận một số đặc điểm sau:
4.1. Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1. cho thấy có tỷ lệ thay đổi theo tuổi trong nhóm được điều trị:
Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất: 25 tuổi
Bệnh nhân lớn tuổi nhất : 87 tuổi
Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất: >60 tuổi
Qua bảng 3.2. chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh ở người lao động chân tay thấp hơn lao động trí óc. Điều này không hoàn toàn phù hợp với cơ thể bệnh. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh của nhân dân thành phố cao nhất (50.94%) trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh ở miền núi lại rất thấp (5.66%).
Có lẽ sự khác nhau về đi ều ki ện kinh tế, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế, chế độ bảo hiểm y tế đã tạo nên sự khác biệt này.
4.2. Đặc điểm lâm sàng khi vào viện:
Qua mẫu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân vào viện có thời gian khởi bệnh < 2 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (49.05%). Những bệnh nhân nhập viện muộn thường ở vùng nông thôn và không có bảo hiểm y tế ( bảng 3.4.).
Chúng tôi ghi nhận rằng đau vai phải chiếm tỷ lệ cao 54.72%, đau vai trái thấp hơn và thấp nhất là đau cả hai vai.
Bảng 3.7. cho th ấy đa số bệnh nhân thường gặp ở thể Kiên thống. Điều này cho thấy ý thức về bệnh tật của người dân ngày càng cao nên thường nhập viện sớm, điều trị sớm.
Chúng tôi nhận thấy rằng đa số bệnh nhân thường chỉ điều trị một liệu trình (83.02%). Không có bệnh nhân nào điều trị 2 liệu trình. Điều này cho thấy điều trị bằng y học cổ truyền đã có những kết quả khả quan (bảng 3.8).