Chữa bệnh từ trà

Theo minh chứng của khoa học hiện đại, trong trà hàm chứa hơn 450 thành phần hoá học có lợi cho cơ thể và những chất này đều có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược lý. Dưới đây là một số bài thuốc dùng trà chữa bệnh.

Tác dụng chữa bệnh

1. “Hoá giải” trúng độc

Nếu uống nhầm chất độc loại kiềm sinh vật hoặc muối kim loại như bạc, nhôm, sắt, chì, kẽm, đồng, mã tiền, cây dương địa hoàng thì có thể uống trà đặc giải độc.

Chất axit tannic trong trà đặc có thể kết hợp với chất độc làm cho ngưng tụ, kéo dài sự hấp thụ của chất độc vào cơ thể, có lợi cho việc cấp cứu, chữa trị.

2. Trị viêm đường ruột cấp tính

Nếu ăn uống phải những đồ không sạch sẽ gây ra đau bụng, đi ngoài, có thể pha một cốc trà thật đặc để uống. Nếu vẫn còn đi ngoài không dứt, lấy 15g trà nấu cùng với nước, uống hai lần là có tác dụng.

3. Trị kiết lỵ do vi khuẩn

Bất luận là kiết lỵ cấp tính hay mãn tính, phương pháp uống trà đặc để chữa trị đều có hiệu quả rõ rệt. Theo nghiên cứu dược lý, nấu trà lên chắt thành nước trà đặc có tác dụng chống vi khuẩn rất tốt đối với bệnh kiết lỵ do khuẩn que gây nên.

4. Trị đau do dính mật

Những người mắc bệnh mật kết sỏi hoặc khi đau dính mật cấp tính có thể uống một cốc trà đặc, bởi vì chất tein trong trà có tác dụng nới lỏng cơ bàng quang đường quản mật, có thể tạm thời giảm nhẹ những cơn đau ở vùng mật.

Ngay sau đó cần đưa người bệnh tới bệnh viện.

5. Trị mụn nước từng vùng

Pha một cốc trà đặc, sau khi nguội chấm nước trà bôi vào chỗ đau, mỗi ngày 3 lần, sử dụng liên tục.

6. Trị sâu răng

Khi uống nên ngậm trà trong miệng để trà ngấm vào kẽ răng. Mỗi ngày uống 10 lần thì có tác dụng chống đau răng.

 

Các loại trà chữa bệnh

1. Trà đường: Lấy 2g trà, 10g đường đặt trong cốc, cho nước sôi vào pha khoảng 5 phút là uống được. Mỗi ngày uống 1 ly sau bữa ăn, có tác dụng bồi bổ ích khí, điều hoà dạ dày và làm ấm lá lách, thích hợp trị các bệnh như khó đại tiện, lạnh bụng đau bụng, phụ nữ đau bụng kinh v.v…

2. Trà muối: Lấy 3g trà, 1g muối ăn, đổ nước nóng vào ngâm trong vòng 7 phút rồi lấy ra uống.Mỗi ngày uống 4 – 6 lần có thể sáng mắt, tiêu viêm, giải đờm, giảm sốt. Thích hợp để trị cảm, ho, mắt đỏ, đau răng…

3. Trà gừng: Trà 7g, gừng tươi 10 miếng, gừng gọt bỏ vỏ sau đó nấu cùng với trà thành nước, sau khi ăn cơm xong uống, có tác dụng làm ấm phổi trị ho, trị cảm, thương hàn.

4.Trà mật ong: Trà 3g, mật ong 2ml, sau bữa cơm lấy nước ấm pha một ly uống, có công dụng ngừng đi ngoài, dưỡng máu, nhuận phổi lợi thận, thích hợp để trị táo bón, tỳ, dạ dày không tốt.

5. Trà giấm: Trà 3g, giấm 1g, dung nước sôi pha trà trong vòng 5 phút, sau đó lọc hết bã trà, cho giấm vào nước trà, mỗi ngày uống 3 lần có tác dụng điều hoà dạ dày, ngừng kiết lỵ, tan chất ứ đọng. Có thể trị đau răng, kiết lỵ, đau bụng do giun đũa ở trẻ em…

6. Cháo trà: Gạo tẻ 100g, trà 6g, lấy nước sôi ngâm lá trà trong 6 phút, lọc bỏ bã trà, sau đó cho gạo vào nấu thành cháo, có tác dụng tốt cho dạ dày, tiêu khí.

Công ty TNHH Trà Phú Nguyên