(Trích trong ‘Khiếm Trai Y Học Giảng Cảo’ của Tần Bá Vị)
Nữ, 24 tuổi. Bị cảm 4 ngày, cơ thể lạnh, đau đầu, ho nhẹ vì vậy không điều trị gì. Bỗng nhiên vùng ngực sườn thấy hơi đau, hít thở không thoải mái, khi thở dài thì đau như kim đâm, lại cảm thấy bồn chồn. Khám thấy mạch Phù Hoạt mà Sác, rêu lưỡi mỏng, nhớt, mầu vàng nhạt. Lúc bấy giờ mới vào mùa Thu, khí hậu còn nóng, mấy ngày qua chưa ra mồ hôi lần nào, cho nên đôït nhiên thấy cơ thể nóng cũng không quan tâm.
Chẩn đoán là phong tà kèm với thấp uất bên trong không giải ra biểu lại có chiều hướng truyền vào phần lý bên trong.
Dùng bài Kinh Phòng Bại Độc Tán Gia Giảm:
Kinh giới 6g Phòng phong 6g
Sài hồ 6g Tiền hồ 8g
Cát cánh 4g Hạnh nhân 12g
Chỉ xác 6g Thanh bì 6g
Trần bì 6g Phục linh 6g
Sinh khương 2 lát
Uống hai thang, hơi ra mồ hôi, ho ra rất nhiều đờm, bớt đau vùng ngực sườn. Sách ‘Nội Kinh’ có ghi: “Phong hàn ẩn náu ở cơ thể, làm cho lông tóc dựng đứng ( sợ lạnh), da bị bế lại thành ra nhiệt ( sốt mà không có mồ hôi), hoặc sưng đau, tê dại (chân tay tê mỏi). Nếu không trị, bệnh tà lưu ở Phế gọi là chứng Phế tý, ho khí nghịch lên. Nếu không trị, Phế sẽ truyền đến Can, gọi là chứng Can tý, còn gọi là chứng Quyết, hông sườn đau, nôn mửa…”. Tôi thấy miêu tả ở đoạn văn trên phù hợp với bệnh án này. Có thể thấy, khi trị cảm, tất cả đều nên dùng phép sơ tán. Nếu thấy chứng đau hông sườn mà nhận lầm là bện ở Can thì khó tránh khỏi bị rối loạn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn