Khi người phụ nữ khi mang thai, do cơ thể đang nuôi dưỡng một mầm sống mới. Mọi việc sinh hoạt và ăn uống rất cần thận trọng để bào thai phát triển ổn định, đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh...
Ngoài phép Thai giáo để định hướng và dạy dỗ tư duy cho đứa trẻ từ trong bụng mẹ. Phép tắc sinh hoạt làm việc , nghỉ ngơi , đi lại ... cho phù hợp tránh ảnh hưởng xấu đến em bé. Việc ăn uống cũng rất chú trọng và thận trọng.
Về phép kiêng cữ trong ăn uông của phương đông thì có nhiều như : Kiêng ăn thịt chim sẻ vì sinh con dễ mang tính dâm đãng. Kiêng ăn thịt rùa vì sinh con bị gù lưng. Kiêng ăn thịt thỏ con sẽ bị méo mồm,. Kiêng ăn cá có nhốt vì sinh con nhiều dớt dãi ...và nhiều kiêng cữ mang tính huyền hoặc như kiêng ăn trái cây dính đôi dính ba , vì dễ sinh đôi sinh ba. Kiêng ăn cơm cháy vì sinh con sẽ bị "cứt trâu" trên đầu....
Khoa học ngay nay chưa có công trình nào nghiên cứu, chứng minh những điều đó,tất cả chi là kinh nghiệm cổ xưa truyền lại. Thật ra thì ngay cả những thức ăn nói trên cũng dễ kiêng, vì có muốn ăn thì tìm hơi khó. Thịt chim sẻ, thịt rùa, thịt thỏ được đưa vào quán đặc sản nhậu cho các qui ông hết rồi. Ngoài chợ đâu có thường bán.
Theo ý lý đông phương :Thai phụ cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn người bình thường, nhưng không nên gặp gì ăn nấy. Cần chọn những thực phẩm thanh đạm và dễ tiêu; kiêng những thứ quá béo, quá ngọt hoặc các đồ sống, lạnh, cay, chua vì những thức ăn này dễ làm hại đến tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Sách
Vạn thỉ nữ khoa viết: "Đối với phụ nữ mang thai, điều đáng kiêng kỵ nhất là ăn uống quá no nê. Phải ăn nhạt, tránh những thứ quá nóng hoặc quá lạnh, giữ cho khí huyết thanh khiết, dịu êm. Như vậy, thai sẽ yên ổn, con sinh ra sẽ khoẻ mạnh".
Vấn đề uống thuốc đông y để an thai, dưỡng thai thật ra có rất nhiều bài có tác dụng tốt như Bảo sản vô ưu chẳng hạn. Tuy nhiên việc dùng thuốc bao giờ cũng có 2 mặt tốt và xấu đi kèm. Tốt nhất là khỏe mạnh không phải dùng thuốc là hơn.
Trong phép thực dưỡng ( món ăn bài thuốc) nam dược có một số bài rất hay tất cả các vị thuốc đều là các món ăn bình thường, ngon bổ và lại có tác dụng an thai rất tốt
1- Bài thuốc Ngải cứu - trứng gà :- Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng cả trong đông y và tây y. Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét. Ngải cứu còn là một loại rau khoái khẩu trong món gà tần. Hiện nay các tỉnh phía Bắc rất thịnh hành và ưa chuộng món lẩu gà ngải cứu .
- Trứng gà, theo Đông y có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư âm nhuận táo, dưỡng huyết an thai, dùng để bổ dưỡng, chữa ho khan, khản tiếng, mắt đỏ họng đau, thai động không yên, sản hậu miệng khát, kiết lỵ, bỏng ... Các cụ già còn "truyền lại" Phụ nữ mang thai ăn trứng gà sinh con khỏe đẹp trắng như ..... trứng gà bóc.
Bài thuốc : Dùng một nắm ngải cứu, rửa sạch vẩy khô đem giả nát châm thêm chút nước đun sôi để nguội vắt lấy nửa bát ( chén ăn cơm ) nuốc cốt. Trứng gà tươi (con so càng tốt), rửa sạch vỏ. Thả trứng vào bát nước ngải cứu, bỏ vô nồi chưng cách thủy. Canh chừng thời gian cho trứng chín, lấy bát ngải cứu ra. Bóc trứng ăn, sau đó uống hết bát nước ngài cứu còn lại. Nếu không làm được như vậy, có thể vò vụn nắm lá ngài cứu, bỏ vô luộc với trứng. Khi chín đem ra ăn cả trứng với lá ngải luộc. Tuy nhiên cách này không chất lượng bằng cách trước. Mỗi ngày ăn 1 lần.
Bài này có tác dụng an thai, bổ dưỡng cho cả 2 mẹ con. Không có tác dụng phụ . Ăn liền được nhiều ngày. Phụ nữ khi mới có thai những tháng đầu nên ăn liên tục. Những tháng sau ( thứ 3 trở đi) có thể ăn thành đợt, hoặc lâu lâu ăn vài bữa.
Còn rất nhiều bài khác. Nhưng đây là bài đơn giản dễ áp dụng , đã được kiểm chứng qua nhiều người sử dụng - rất tốt. Nên mạnh dạn phổ biến như một bài kinh nghiệm.
Hy vọng có 1 phần đóng góp cho những trường hợp vừa nêu ?