05:37 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Bệnh học » XEM THEO HỆ » BỆNH HỆ TIÊU HÓA

Liên hệ

DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT

Thứ sáu - 17/06/2011 21:51
Là một bệnh phổ biến thường xảy ra cho nam giới nhiều hơn là nữ giới, nhất là từ 20 - 60 tuổi (5o /oo vào năm 1977 tại Pháp ).

DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT

( Ulcère Gastrique , Duodenal  - Gastroduodenal Ulcer )

 

A. Đại Cương

            + Là một bệnh phổ biến thường xảy ra cho nam giới nhiều hơn là nữ giới, nhất là từ 20  - 60 tuổi (5o /oo vào năm 1977 tại Pháp ).   

+ Người dân thành thị bị nhiều hơn là ở thôn quê.

+ Sách ‘Nội Khoa Toàn Thư’ghi: loét dạ dày  và loét tá tràng tên gọi khác nhau nhưng nguồn gốc gây bệnh và chữa trị giống nhau.

 

B.Bệnh Danh

            - Một vài sách giáo khoa của YHHĐ ( Harrison ) còn gọi là bệnh loét Cruveilhier.

            - Các sách kinh điển của YHCT gọi chung là Vị Quản Thống, Vị Thống, Can Vị Khí Thống (TQYHĐT Điển).

- Qua đầu thế kỷ 20, các sách giáo khoa YHCT mới ghi rõ bệnh danh : Vị Thập Nhị Chỉ Tràng Hội  Dương (Thương ).

 

C. Phân Loại

YHHĐ với những phương tiện cận lâm sàng tối tân ( Chụp X quang , nội soi... ) đã phân định rõ được các thể loét ở dạ dày  tá tràng ( Theo Bịnh Học Nội Khoa của Đại Học Y Dược TP/HCM ) :

1. Loét Tâm Vị : Đau vùng Thượng Vị dữ dội, lan lên ngực, thường đau liền sau khi ăn.

2. Loét bờ cong lớn : Đau vùng Thượng Vị, lan ra hạ sườn trái ( thường gặp nơi người già  - lớn tuổi ).

3. Loét mặt trước : Đau lan cả vùng Thượng Vị, thường muốn ói thức ăn hoặc dịch vị.

4. Loét mặt sau : Đau vùng Thượng Vị lan ra sau lưng, có lúc chỉ đau cột sống, cơn đau có chu kỳ.

5. Loét ống Môn Vị : Đau vùng Thượng Vị dữ dội, xảyra từ 2  - 4 giờ sau khi ăn, kèm theo ói thức ăn hoặc dịch vị.

6. Loét Hành tá tràng : Ợ chua nhiều, Có chu kỳ, Ấn vùng trên rốn và bên phải, trong cơn đau bệnh nhân rất đau.

 

D. Nguyên Nhân Gây Bệnh

 

1. Theo YHHĐ :

 - Do thức ăn chua, cay, rượu, thuốc lá...

 - Do một số loại thuốc : Aspirin, Corticoide, Reserpine, Phenyl Butazone...

 - Ảnh hưởng của thần kinh : lo lắng, sợ sệt.

2. Theo YHCT :

            - Do tình chí bị kích thích, làm cho Can khí bị uất kết, mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của Tỳ Vị.

            - Do ăn uống thất thường làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây ra khí trệ, huyết ứ.

 

E. Triệu Chứng Lâm Sàng Của Loét Dạ dày  Tá Tràng

 

+ Theo Y Học Hiện Đại: 

· Biểu hiện rõ  nhất  là cơn đau.

· Điểm đau rõ trên đường rốn, mõm ức, lệch sang phải độ 2cm, cảm giác nặng bụng, nóng   buốt. 

· Ăn uống hoặc uống loại thuốc kiềm làm giảm được đau. Tư thế nằm ngồi cũng làm tăng hoặc giảm đau.

· Xuất hiện đau sớm, thường xảy ra 1 - 2 giờ sau khi ăn. Cũng có khi đau vào khuya, khoảng 1 - 2 giờ sáng.

· Cơn đau nối tiếp trong nhiều ngày, trung bình từ 20 - 30 ngày  hoặc nhiều hơn nữa  nhưng ít khi ngắn dưới 10 ngày.   

·  Mang tính chất mùa, xuất hiện và biến đi không có báo hiệu  Giữa các đợt đau, người bệnh ăn uống bình thường, có khi tưởng đã khỏi hẳn vì ăn uống quá mức hoặc ẩu mà củng không thấy đau. Cho đến khi bước vào mùa Xuân hoặc Thu, cơn đau trở lại. Hiện tượng trên lập đi lập lại nhiều trên nhiều năm, có tínhchu kỳ.

· Đối với loét dạ dày  tá tràng mạn tính, cơn đau có thay đổi : Đợt đau kéo dài hơn, thời gian đau trong ngày không rõ nữa, khoảng nghỉ đau trong năm cũng ngắn lại hoặc mất đi. Người bệnh đau âm ỉ, liên tục. Giữa các cơn đau và cơn đau có vẻ nhẹ hơn và mất nhạy cảm dần với thuốc.

Theo sách “ Bách Khoa Thư Bệnh Học “ thì triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày  rất nghèo, chỉ có nội soi và X quang  mới xác định được.

+ Theo YHCT

Dựa vào biện chứng YHCT, trên lâm sàng thường gặp 2 loại chính là : Can Khí Phạm Vị và Tỳ Vị hư hàn.

 

I. CAN KHÍ PHẠM VỊ

( Cũng gọi là Can Vị bất hoà, Can khắc Tỳ, Can mộc khắc Tỳ thổ ). Trên lâm sàng có thể gặp dưới 3 dạng sau:

 

a) KHÍ TRỆ ( UẤT )

 - Chứng : Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra 2 bên sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng ấn vào thấy đau, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch  Huyền.

 - Điều trị : Hòa Can lý khí ( Sơ Can giải uất, sơ Can hòa Vị )  dùng bài  Sài Hồ Sơ Can Tán (T. Hải + T. Đô) (‘Cảnh Nhạc Toàn Thư ‘): Sài Hồ 8g, Bạch thược 12g, Chích Thảo 4g, Chỉ Xác 8g, Hương Phụ 8g, Xuyên Khung 8g. Sắc ngày uống 1 thang.

(Đây là bài Tứ Nghịch Tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên Khung,  Hương Phụ ( Trần Bì ). Sài Hồ sơCan, lý khí,  thêm Hương Phụ để tăng tác dụng của Sài Hồ,  phối hợp thêm Chỉ Xác (thực ) để thăng thanh giáng trọc,  Thược dược ích âm hòa lý,  phối hợp với Chỉ Xác có tác dụng sơ thông khí trệ,  Chích Thảo điều hòa trung khí,  cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân,  hòa Can,  Xuyên Khung để hành khí,  giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương Phụ).

 - Tả Kim Hoàn Phức Phương (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ) : Xuyên Luyện 4g, Xích Thược 10g, Ngô Thù 2g, Bạch Thược 10g, Bán Hạ 10g, Mộc Hương 10g, Đại Hoàng ( chế ) 6g, Ngọa Lăng Tử 30g. Thêm ThấtTiếu Tán ( Bồ Hoàng + Ngũ Linh Chi ) 12g, bọc vào bịch vải, sắc chung với thuốc trên.

- Tam Hương Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ) : Hương phụ 25g, Mộc hương 5g, Hương phụ, Trần bì, Phật thủ đều 15g, Tam tiên 45g, Lai phục tử 40-50g, Binh lang phiến, Cam thảo đều 10g. Sắc uống.

TD : Ích khí, kiện Vị, điều Can, lý trệ. Trị dạ dày tá tràng loét.

- Bình Can Hoà Vị Ẩm (Quảng Tây Trung Y Dược 1980, 2) : Đại giả thạch 15g, Tuyền phúc hoa (cho vào bao) 9g, Bán hạ (chế), Xuyên hoàng liên đều 3g, Ngô thù du 1g, Đan sâm 15g, Thanh mộc hương 6g, Mạch nhan 9g, Cam thảo 2,5g. Sắc uống.

TD : Bình Can, giáng nghịch, sơ Can, lý khí, kiện Tỳ hoà Vị. Trị dạ dày đau thể Can khí phạm Vị.

- Phục Phương Thược Dược Cam Thảo Thang (Tân Trung Y Tạp Chí 1979, 6) : Bạch thược 12g, Cam thảo 4,5g, Đảng sâm, Xuyên luyện tử, Ô dược đều 12g, Phật thủ 6g, Ngô thù du, Hoàng liên đều 3g (có thể dùng Khổ sâm 6g thay Hoàng liên). Sắc uống.

 

 

CHÂM CỨU

 -  Sách CCTL Học : Kiến Lý + Triển Cơ ( đều tả ) + Công Tôn + Tỳ Du ( đều bổ )

- Sách YHCTD Tộc : Dùng Atropin, Novocain, Vitamin B12, chích vào các huyệt Trung Quản + Thiên Xu + Can Du + Tỳ Du + Vị Du + Túc Tam Lý + Tam Âm Giao và châm Thái Xung.

 -  Sách  LSĐKTHTL Học : Nội Quan + Túc Tam Lý + Thượng Quản + Thiên Song + Vị Du + Tỳ Du.

 

b). THỂ HỎA UẤT

 - Chứng : Vùng Thượng Vị đau nhiều, đau rát, ấn vào đau, miệng khô, đắng, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.

 - Điều trị : Sơ Can, tiết nhiệt ( Thanh Can , hòa Vị ) 

DƯỢC :

 - Sách Chứng Nhân Mạch Trị dùng bài THANH CAN ẨM: Sinh Địa 12g, Trạch Tả 8g, Sơn Thù 8g, Đan Bì  8g, Phục Linh 8g, Đương Quy 8g, Hoài sơn 12g, Chi Tử 8g, Sài Hồ 12g, Bạch Thược 12g, Đại Táo 12g.

 - Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng các bài :

1. Sài Hồ Thang gia giảm:  Sài Hồ 12g, Đại Hoàng 6g, Hoàng Cầm 10g, Bạch Thược 10g, Bán Hạ 10g, Chỉ Thực  6g, Sinh Khương 12g, Đại Táo 4 quả,

            2. Bình Vị Tán Gia Vị: Thương Truật ( sao ) 10g, Hậu Phác 10g, Bồ Hoàng ( sống ) 10g, Trần Bì 10g, Ngũ Linh Chi 10g, Cam Thảo 8g, Ngọa Lăng Tử 16g, Mộc Hương 10g, Ý Dĩ mễ 16g, Đan Sâm 16g, Sơn Dược 16g, Quy vĩ 12g, Tử Thảo 12g.

            3. Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị: Bạch Thược 30g, Địa Du 30g, Cam Thảo 16g, Hoàng Liên 6g. Đây là bài Thược Dược Cam Thảo Thang ( TH Luận ) thêm Địa Du + Hoàng Liên.

 

 CHÂM CỨU

 - Sách CCTL Học : Nội Quan + Hãm Cốc + Lệ Đoài ( đều tả ).

 - Sách YHCTD Tộc : Nội Quan + Hiệp Cốc + Nội Đình ( đều tả )

 - Sách LSĐKTHTL Học : Nội Quan + Túc Tam Lý + Can Du + Tỳ Du + Vị Du +Thận Du + Tam Tiêu Du + Đại Trường Du + Hành Gian + Kiên Trung.

 - Sách Thường Dụng Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách : Vị lạc châm sâu 0,7 - 1 thốn, kích thích mạnh, rút kim nhanh.

 - Sách CCHT Điển : Thủ Tam Lý + Trung Quản + Túc Tam Lý. 

 

c- THỂ HUYẾT Ứ 

 - Chứng : Đau dữ dội ở một vị trí nhất định ở vùng Thượng Vị, ấn vào đau tăng.

Trên lâm sàng, có thể chia làm 2 loại :

· c.1 Thực chứng : Ói ra máu, ỉa ra phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền sác.

· c.2 Hư chứng : Sắc mặt xanh nhạt , người mệt mỏi , tay chân lạnh, môi nhạt , chất lưỡi bệu , có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch Hư, Đợi hoặc Tế, Sáp.

 - Điều trị :

+ Thực chứng : Thông lạc, hoạt huyết hoặc lương huyết, chỉ huyết.

+ Hư chứng : Bổ huyết, chỉ huyết.

Xử phương :

- NKH Thượng Hải dùng Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác ) gia giảm :  Ngũ Linh Chi 12g, Ô Dược 8g, Đương Quy 12g, Huyền Hồ 4g, Xuyên Khung 12g, Cam Thảo 12g, Đào Nhân 12g, Hương Phụ  6g,  Đan Bì  8g, Hồng Hoa 12g,  Xích Thược 8g, Chỉ Xác 6g. Sắc uống.  

(Đương Quy + Xuyên Khung +Đào Nhân + Hồng Hoa + Đan Bì + Xích Thược  để hoạt huyết.  Ngũ Linh Chi +Huyền ( Diên ) Hồ để hóa ứ,  Hương Phụ + Chỉ Xác + Ô Dược  để lý khí.  Cam Thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh của các vị thuốc).

- NKH T. Đô  dùng Thất Tiếu Tán ( Cục Phương ): Ngũ Linh Chi 240g, Bồ Hoàng 160g. Tán bột.  Mỗi lần dùng 8 - 12g,  dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước,  phân làm 2 lần uống,  hoặc hòa với giấm uống.

(Ngũ Linh Chi tán huyết,  Bồ Hoàng hành huyết). 

Phương đơn giản ( NKHT.  Đô ):

·Đương Quy 12g + Đan Sâm 12g + Nhũ Hương 12g + Một Dược 12g.  Sắc chia 3 lần uống.

·Diên Hồ Sách 8g + Ô Tặc Cốt 16g + Bạch Cập 20g + Địa Du 32g.  Sắc chia 3 lần uống. 

 - Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng Cam Thược Thang Gia Vị : Tửu Bạch Thược  6g, Đan Sâm 2g, Tửu Hương Phụ 10g, Bạch Đàn  Hương 8g, Chích Thảo 6g. Thêm Sinh Khương 3 lát, Táo 3 trái. Sắc uống.

 - Sách TGD Phương dùng bài  Hội Dương Tán : Ô Tặc Cốt 60g, Nguyên Hồ 30g, Cam Thảo ( sống )  30g, Đản Hoàng Phấn 100g, Bối Mẫu  30g,  Bạch Cập    60g. Tán bột, trộn với đường. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g, uống lúc đói, trước bữa ăn.

( Uống 1 đợt có tác dụng ổn định bịnh 3 - 6 tháng.

     //   2            -------//--------              8 tháng đến 1 năm .

    //    3 đợt đa số khỏi hẳn ).

+ Tô Ngạnh Thược Cam Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương) : Tô ngạnh 9g, Bạch thược 15g, Xuyên luyện tử 9g, Cam thảo (chích) 9-30g, Hương phụ (chế) 6g, Đương quy (toàn bộ) 9g, Xuyên bối mẫu 8g, Tuyền phúc hoa 9g, Ngoạ lăng tử 15g, Bán hạ 9g. Sắc uống.

TD : Lý khí hoãn cấp, hóa đờm giáng nghịch, hoạt huyết thông lạc. Trị dạ dày tá tràng loét.

            + Thúc Hiệu Tam Bạch Vị Thống Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bạch phàn (sống) 10g, Bạch bách hợp, Bạch thược đều 30g, Ngũ linh chi, Đan sâm, Ô dược, Cam thảo đều 12g. Sắc uống.

TD : Hoãn cấp chỉ thống, tiêu đờm, hoạt huyết. Trị dạ dày đau nơi người trung niên (bất kể là hàn nhiệt hoặc hư thực).

(Bạch phàn là cị thuốc đặc hiệu trị dạ dày đau (trong nữ khoa dù nội ngoại đều dùng được). Bạch phàn có rtác dụng khứ đờm, thu liễm, tiêu viêm, chỉ huyết, có khả năng giáng thấp trọc ở Vị trường. Qua nhiều năm theo dõi, thấy có tác dụng tốt).

 

 

 CHÂM CỨU

 - Sách CCTL Học : Cách Du + Tam Âm Giao ( đều Tả ) + Chương Môn ( cứu ).

 

                 II. TỲ VỊ HƯ HÀN

 

a) Chứng : Đau vùng Thượng vị liên  miên, ói nhiề , mệt mỏi, thíchxoa bóp và chườm nóng, bụng đầy ói ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát hoặc bón, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch Hư Tế.

b ) Điều trị : Ôn trung, kiện tỳ ( ôn bổ Tỳ Vị, hoân Vị, Kiện Trung )

c) Xử phương :

.  NKHTYH. Hải dùng bài ‘Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị ‘:  Quế chi 12g, Mộc  hương 4g, Thược dược 24g, Đại táo 2 trái, Hoàng Kỳ 24g, Bào khương 8g,  Chích thảo 4g. Sắc xong,  cho ít Mạch Nha vào,  quấy đều uống. 

(Đây là bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (KQYL) thêm Mộc Hương, thay Sinh Khương bằng Bào khương. Quếchi tán biểu,  Thược Dược bình Can,  Bào Khương,  Hoàng Kỳ,  Chích Thảo để ôn trung kiện Tỳ,  Mộc Hương lý khí giảm đau,  Đại táo điều hòa vinh vệ).

- NKHTYH. Đô dùng bài ‘Đinh Thù Lý Trung Thang ‘( Thương Hàn Toàn Sinh Tập ): Đinh Hương, Quan Quế, Can Khương,  Phụ Tử , Ngô Thù Du, Cam Thảo, Bạch Truật, Sa Nhân, Nhân Sâm, Trần bì. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.

- Ôn Vị Chỉ Thống Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thương) : Quế chi 5g, Bạch thược 9g, Ngô thù du 6g, Đinh hương 3g, Phục linh 9g, Sa nhân, Bào khương đều 5g, Nguyên hồ 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo 3 trái. Sắc uống.

TD : Ôn trung, tán hàn, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày viêm mạn (Tỳ Vị hư hàn).

 

Phương đơn giản (NKHTYT. Đô).

+ Xuyên Tiêu 4g,  Lương Khương 12g,  Cam Thảo 8g.  Sắc,  chia làm 3 lần uống.

+ Xuyên tiêu 4g,  Can Khương 8g,  Đinh Hương 4g.  Sắc uống.

            - Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng Trị Vị Hội Dương Phương: Sơn Dược 40g, Phục Linh 20g, Cam Thảo 8g, Bạch Thược 16g,  Ô Tặc Cốt 12g,  Ý Dĩ Nhân 20g, Ngọa Lăng Tử 16g, Bối Mẫu  4g, A Giao 16g, Tiên Hạc Thảo 16g.

 - Sách Thiên Gia Diệu  Phương dùng các bài :

 1. Hộ Vệ Ích Khí Thang: Hoàng Kỳ ( Sống ) 12g, Bạch Thược 10g, Tây Đảng Sâm 10g,  Quy Thân 10g, Bạch Truật ( Sao ) 10g,  Quế Chi 6g, Trần Bì  6g, Chích Thảo 6g. Thêm Sinh Khương 3 lát, Đạo táo 3 quả. Sắc uống.

( Đây là bài Bổ Trung Ích Khí Thang bỏ Thăng Ma, Sài Hồ thêm Quế Chi, Bạch Thược ).

2. Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang ( KQY Lược ): Hoàng Kỳ 16 - 30g, Quế Chi 6 - 10g, Mạch Nha 30g, Đại Táo     5 - 7 trái,  Bạch Thược 10 - 18g, Chích Thảo 6 - 10g, Sinh Khương 10g. Sắc thuốc xong, quấy Mạch Nha vào uống.

 - Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng bài Hội Dương Tán (Của Trung Y Viện Bắc Kinh ): Hoàng Kỳ 4g, Xuyên Luyện Tử       4g, Nguyên Hồ 8g, Đảng Sâm 4g, Ngọa Lăng Tử 4g, Bạch Cập 2g, Tam Thất 2g, Bạch Thược 4g, Bối Mẫu 4g, Cam Thảo 2g. Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 6g với nước nóng.

- Kỳ Nhũ Linh Du Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn) : Hoàng kỳ (chích) 12-18g, Đảng sâm (sao) 9g, Cam thảo (chích) 15g, Phục linh 12g, Nhũ hương 4,5g, Đại thanh diệp 15g, Bồ hoàng (tro) 9g, Địa du (tro) 12g, Vân Nam Bạch Dược 1,2g (chia làm 4 lần, hoà vào thuốc, 3 giờ uống một lần). Sắc uống.

TD : Chỉ thống, chỉ huyết, đại bổ khí huyết. Trị dạ dày tá tràng loét, xuất huyết.

 

        CHÂM CỨU

 

 -  CCHT Hải : Trung Quản + Quan Nguyên + Túc Tam Lý ( Đều Cứu ) + Vị Du ( Tả )

 - LSĐKTHTL Học : Cứu Can Du + Cách Du + Tỳ Du + Thiên Xu + Quan Nguyên + Bất Dung + Thừa Mãn + Thông Cốc + Túc Tam Lý

 

 

Phương đơn giản

 - Sách ‘Tân Tân Hữu Vị Đàm ‘ giới thiệu :

1. Ô Tặc Cốt  - Hạnh Nhân Tán: Bột Ô Tặc Cốt 120g, Bột Hạnh Nhân    40g. Trộn đều, lúc sáng sớm dùng 12 - 16g, hòa với nước sôi thành dạng hồ đặc, ăn trước khi ăn sáng 10 - 20 phút.

2. Cam Thảo Ô  Tặc Cốt Tán: Bột Cam thảo 260g, Bột Ô Tặc Cốt  140g. Trộn đều dùng Cam Thảo 80g, sắc với 2 chén ( 400ml ) nước, còn gần 1 chén ( 180ml ), lọc lấy nước trong, chia làm 3 lần 1 ngày. Mỗi lần dùng 12g thuốcbột, uống với nước sắc Cam Thảo. Ngày 3 lần.

3. Dạ dày  heo, sấy khô, tán nhuyễn. Mỗi sáng sớm, dùng khoảng 4 - 6 g uống với nước nóng.

 - Sách “ Thực phẩm trị bệnh “ của Nhật Bản:

+ Gừng sống  4g, Dạ dày  heo 16g. Gừng sống cho vào trong dạ dày  heo, đổ ngập nước, nấu thật nhừ , ăn  - rất hiệu qủa.

+ Trái Vải lúc đau ăn 5 - 6 trái vải khô, thấy dễ chịu ngay. Nếu đau quá, lấy 10 trái vải khô, 1 lát gừng sống, ít đường, nấu chung, lấy nước uống.

 - Kinh nghiệm dân gian dùng mật ong trộn với bột Nghệ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh (20ml) có hiệu qủa khá tốt trên lâm sàng.

 

Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).

+ Bán Hạ Tả Tâm Thang : Bài thuốc tiêu biểu dùng cho loét dạ dày tá tràng. Có thể dùng dài ngày sau khi tình trạng người bệnh được cải thiện, nhằm mục đích phòng và tránh tái phát.

+ Thanh Nhiệt Giải Uất Thang : Thích hợp cho loét dạ dày tá tràng do căng thẳng và mất cân bằng hệ thần kinh thực vật nơi người thể lực trung bình.

+ An Trung Tán : thích hợp với chứng trạng ngược với bài Thanh Nhiệt Giải Uất Thang.

+ Sài Hồ Quế Chi Thang : Dùng để phòng và trị loét dạ dày tá tràng, tốt trong trường hợp căng thẳng.

+ Hoàng Liên Giải Độc Thang : rất tốt đối với loét dạ dày tá tràng kèm mất một lượng máu lớn hoặc ra máu sau khi uống rượu.

+ Khung  Quy Giao Ngải Thang : Dùng trong loét, lủng dạ dày tá tràng kèm mất máu nhiều.

+ Quy Tỳ Thang : dùng trong xuất huyết tiêu hoá tiềm tàng, khó phát hiện.

+ Cam Liên Chi Tử Thang : thích hợp dạ dày đau xuất hiện đột ngột và đau nặng.

+ Giải Hãm Thục Tiêu Thang dùng trong dạ dày và ruột đau mạn (Đây là bài Đại Kiến Trung Thang thêm Phụ tử, Nghạnh mễ).

+ Nhân Sâm Thang hợp với Lục Quân Tử Thang có tác dụng cho những trường hợp loét, cũng như phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ 75% dạ dày, gây suy kiệt Pepsin. Trong những trường hợp này cả hai loại loét đều khỏi một cách dễ dàng.

 

 

CHÂM CỨU TRỊ DẠ DÀY  LOÉT

 

Theo ‘Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu trị Liệu’:

1- Châm huyệt Ấn Đường xiên 0,3-0,5 thốn, nâng, vê kim, đầu mũi thấy căng, nặng là được. Lưu kim 30 phút, cứ 10 phút lại vê kim một lần. 10 lần là một liệu trình, nghỉ 5-7 ngày lại tiếp tục.

2- Người bệnh nằm sấp hay nằm nghiêng, ngón chân duỗi thẳng xuống, châm huyệt Căn Kiện (chính giữa chỗ lõm ở gân gót), châm xiên hướng lên trên, sâu 0,5 – 1 thốn, đắc khí rồi thì lưu kim 5 - 15 phút. Mỗi ngày châm 1 lần.

3- Lấy huyệt ở hai bên mé ngoài khoảng xương sườn số 6 đến 12, cách 1,5 - 2cm, đè xuống nơi nào đau rõ nhất là huyệt. Nếu trong khoảng xương sườn số 6 - 12 đè xuống không có điểm đau thì phải tìm ngược từ xương sườn số 6 trở lên để tìm điểm ấn đau. Châm bổ, lưu kim 10 - 20 phút. Cũng có thể dùng phép bổ ‘Thiêu Sơn Hoả'. Mười lần là một đợt điều trị. Kim châm vào rồi đầu kim hướng mé trong xương sống, châm theo góc xiên 750, còn độ sâu thì tùy người bệnh béo hoặc gầy. Người bình thường sâu 3 - 4 cm. Vê kim xen kẽ với rung kim, kích thích mạnh liên tục.

4- Từ mép trên của xương chậu lần xuống 3 – 4cm, đè thấy điểm đau là huyệt.

Cách châm : Châm bổ, lưu kim 10 – 20 phút, cũng có thể dùng phép bổ ‘Thiêu Sơn Hỏa’. Mười lần là một đợt điều trị. Bình thường châm kim sâu 3 - 4cm, xoay vê kim đi kèm rung kim thay đổi xen kẽ, kích thích mạnh liên tục.

5-  Châm huyệt Túc Tam Lý sâu 0,5 thốn. Khi đắc khí, dẫn khí truyền cảm giác về phía bụng. Lưu kim 30 phút, mỗi ngày châm một lần, 12 lần là một đợt điều trị.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán