Từ bao đời nay bên cạnh các phương pháp tây y hiện đại, cha ông ta đã rất chú trọng đến việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Các bài thuốc đông y được sử dụng khá rộng rãi trong chữa trị và phục hồi các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và các bệnh mãn tính khác.
Hen suyễn có biểu hiện đặc trưng là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng, ngực đầy tức, đây là một bệnh điều trị bằng đông y mang lại hiệu quả khá bất ngờ.
Dựa vào thể bệnh và thời điểm xuất hiện bệnh mà có phép trị thích hợp.
- Nếu là thể phong hàn: Người bệnh có biểu hiện thở gấp, trong hầu có tiếng hen rít, ngực bí, đờm trong loãng, miệng không khát, thích uống nóng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoạt.
Bài thuốc: Xạ can 10g, Tế tân 8g, Ma hoàng 12g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ 6g, Tử uyển 8g, Đại táo 3 quả, Sinh khương 3 lát, Khoản đông hoa 10g. Tất cả đem sắc (nấu) uống.
- Nếu là thể phong nhiệt: Người bệnh có biểu hiện hen suyễn gấp, trong hầu có tiếng khò khè, đàm đặc ho khó ra, ngực bí, thở mạnh, miệng khát thích uống lạnh, mặt và chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.
Bài thuốc: Bạch quả 10 quả (liên vỏ cùng đập), Cam thảo 6g, Hạnh nhân 8g, Tô tử 12g, Hoàng cầm 8g, Bán hạ 6g, Tang bạch bì 10g, Khoản đông hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu là thể phong đờm: có thể dùng
bài thuốc “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm” gồm: nhị trần thang (bán hạ, quất hồng, phục linh, cam thảo), cộng với tam tử thang (tử tô tử, bạch giới tử, la bạch tử). Hoặc dùng
bài “Tiền hồ thang gia vị”, gồm: tiền hồ, tang diệp, tỳ bà diệp, tri mẫu (đều 16g), kim ngân hoa 20g, hạnh nhân, mạch môn, hoàng cầm, khoản đông hoa, cát cánh (đều 12g), cam thảo 8g, đem sắc uống.
- Nếu là thể phế hư: có thể dùng bài “Sinh mạch tán gia vị”, gồm: mạch môn 12g, ngũ vị tử 7 hạt, nhân sâm 12g, thêm ngọc trúc, bối mẫu (đều 8g), đem sắc uống.