Bài 1: rễ trinh nữ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể
ngâm rượu.
Bài 2: rễ trinh nữ, cả cây xoan leo (tầm phỏng) mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ sả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Bài 3: rễ trinh nữ, thân cây ớt làn lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 4: rễ trinh nữ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.
Bài 5: rễ trinh nữ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Chữa khí hư: rễ trinh nữ tươi giã, ép lấy nước, làm ngọt rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.
Cành lá được dùng trong các bài thuốc Chữa suy nhược thần kinh, thần kinh, mất ngủ, trằn trọc: cành lá trinh nữ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh mỗi thứ 10g. Sắc uống.
Chữa tăng huyết áp: cành lá trinh nữ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt thảo quyết minh (sao), thân lá bạch hạc mỗi vị 8g, hà thủ ô đỏ, tang ký sinh mỗi vị 6g, địa long 4g. Sắc uống trong ngày. Có thể tán bột, rây mịn, luyện với hồ làm viên, uống mỗi ngày 20-30g.
Lưu ý: theo y học cổ truyền, vỏ trinh nữ có tác dụng gây tê, mê liều cao. Phụ nữ có thai không được dùng.
Những Thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ trước khi áp dụng!