15:22 EDT Thứ năm, 25/04/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc

Liên hệ

ĐÀO KIÊU 桃 梟

Thứ sáu - 04/03/2011 17:03
Vị này là quả đào mùa đông rụng xuống, teo khô như đầu của con chim Kiêu (hoặc chim dữ như cú vọ) nên có tên.

ĐÀO KIÊU  桃 梟

Prunus persica (L.) Batsch.

Xuất xứ: Biệt Lục.

Tên Việt Nam: Đào (rụng khô teo).

Tên khác: Đào nô, Đào cảnh, Kiêm cảnh (Biệt Lục), Thần đào, Qủy độc lâu (Bản Thảo Cương Mục).

Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch.

Họ : Hoa hồng(Rosaceae)

Mô tả: Xem: Đào nhân.

Tên gọi: Vị này là quả đào mùa đông rụng xuống, teo khô như đầu của con chim Kiêu (hoặc chim dữ như cú vọ) nên có tên.

Thu hái: Thu hái vào tháng giêng lấy hạt trong quả là tốt.

Phần dùng làm thuốc: Hạt quả chưa chín.

Bào chế: Vào htáng 11, lấy rượu chưng trong 3 giờ, sấy khô, lấy dao bằng đồng bóc lấy thịt để dùng.

Tính vị: Vị đắng, Tính ấm, Có độc ít.

Quy kinh: Vào kinh Tâm.

Tác dụng: Cầm máu, cầm mồ hôi.

Chủ trị: Trị ra mồ hôi trộm, mửa ra máu, có thai ra máu.

Liều dùng: 4,5g - 9g

Kiêng kỵ: Mình sốt không có mồ hôi, có biểu tà cấm dùng.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị ra mồ hôi trộm không dứt gồm: Đào kiêu, Sương mai, Thông căn, Trúc nhụy, Trần bì, Nhu đạo căn, Mạch nha, sắc uống (Đạo Hãn Phương - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tham khảo:

+ Đào kiêu trị Phế khí, đau thắt lưng, phá huyết, trị đau tim, mài với rượu uống nóng (Chư Gia Bản Thảo).

+ Đào kiêu chuyên trị thổ huyết mà đã trị qua các phương pháp mà không hết, đốt tồn tính, tán bột,梟 梟  trộn nước cơm uống có hiệu quả (Thực Liệu Bản Thảo).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán