17:54 ICT Thứ sáu, 18/04/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc

Liên hệ

HỒ LA BẶC 胡 蘿 蔔

Thứ hai - 07/03/2011 07:00
Cây thảo sống hai năm, rễ trụ nhẵn hay có lông. Rễ củ mập màu đỏ thân rỗng, có khía dọc. Lá mọc so le không có lá kèm, bẹ lá phát triển. Phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim

HỒ LA BẶC   胡 蘿 蔔

Daucus carota Linn.

 

Xuất xứ: Nhật Dụng Bản Thảo.

Tên Việt Nam: Cà rốt, Bẳn cát danh (Thái).

Tên khác: Hoàng la bặc (Bản Thảo Cầu Nguyên), Đinh hương la bặc (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược), Hồ lô căn, Hồ lô phục,  Hồng lô căn (Tùy Tức Cư  Ẩm Thực Phổ), Kim duẫn (Quảng Châu Thực Vật Chí), Hồng la bặc (Lãnh Nam Thực Vật Chí).

Tên khoa họcDaucus carota Linn.

Họ khoa học: Họ Hoa Tán (Apiaceae).

Mô tả: Cây thảo sống hai năm, rễ trụ nhẵn hay có lông. Rễ củ mập màu đỏ thân rỗng, có khía dọc. Lá mọc so le không có lá kèm, bẹ lá phát triển. Phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, càng gần đầu lá càng hẹp lại. Cụm hoa tán kép. Hoa trắng, tổng bao xẻ lông chim. Lá bắc của tiểu bao đơn hay chỉ, mỗi tán con có tiểu bao gồm nhiều lá bắc sẻ lông chim, mỗi tán con có tiểu bao gồm nhiều lá bắc đơn hay xẻ 3,5. Quả gồm 2 quả bế, mỗi quả dài chừng 2-3mm, hình trứng. Hai phần quả dính với nhau ở mặt giáp nhau. Sống phụ có phủ đầy sợi dài tương ứng với các ống tiết giả. Mùa hoa quả tháng 4-8.

Địa lý: Cây được trồng lấy rễ củ ăn. Trồng bằng hạt vào mùa  xuân.

Phân biệt:

1- Cần phân biệt với Cải củ (Paphanus sativus Linn) thuộc họ Brasscaceae (Xem: La bặc tử).

2- Cần  phân  biệt với Củ địa hoàng (Xem: Địa hoàng) và củ Nhân sâm (Xem: Nhân sâm).

Thu hái, sơ chế: Thu hái rễ củ, hạt vào mùa thu đông. Rễ dùng tươi, hạt phơi khô.

Phần dùng làm thuốc: Rễ củ, hạt.

Bào chế: Nấu chín củ nghiền nát hoặc sấy khô, tán thành bột.

Thành phần hóa học:

+ Carotenes, Lycopene, Phytofluene, Vitamin B1 khoảng 1%, Vitamin B2 khoảng 0,3%, Umbelliferone, (- Pinene, Camphene, Myrcene, a- Phellandrene, Bisabolene, Caffeic acid, Chlorogenic acid, Gallic acid, Luteolin-7-Glucoside, Daucine, Pyrrolidine, Quercetin, Kaempferol (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tác dụng dược lý: Dịch chiết xuất Hồ la bặc chích cho thỏ, chó, thấy có tác dụng  làm hạ lượng đường trong máu (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tính vị:

+ Vị ngọt, cay, không độc (Nhật Dụng Bản Thảo).

+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Ẩm Thiện Chính Yếu).

+ Dùng sống: hơi cay, đắng. Nấu chín: ngọt (Y Lâm Toản Yếu).

+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Củ, Vị ngọt, the, hăng, tính bình. Hạt: Vị đắng, tính ấm (Dược Liệu Việt Nam).

Quy kinh:

+ Vào kinh Phế, Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Vào kinh thủ, túc dương minh [Đại trường, Vị] (Bản Thảo Toản Yếu).

+ Vào kinh Phế, Tỳ (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tác dụng

+ Khoan trung, hạ khí, tán tà trệ ở trong Vị (Nhật Dụng Bản Thảo).

+ Hạ khí, bổ trung, lợi hung cách, trường vị , an ngũ tạng (Bản Thảo Cương Mục).

+ Nhuận thận, mệnh môn, tráng nguyên dương, noãn hạ bộ, trừ hàn thấp (Y Lâm Toản Yếu).

+ Kiện Tỳ, hóa trệ (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Củ có tác dụng kích thích tiêu hoá bổ huyết. Hạt có tác dụng  lợi tiểu (Dược Liệu Việt Nam).

Chủ trị

+ Trị lỵ lâu ngày (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Trị tiêu hóa kém, lỵ lâu ngày, ho (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị thiếu máu, tiêu chảy, lợi tiểu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Đơn thuốc kinh nghiệm  của dân gian:

+ Trị ma chẩn (mề đay, ngứa): Hồng la bặc 160g, Bột tề 80g, Nguyên tuy 120g. thêm nước nấu cho nhừ, uống (Lãnh Nam Thảo Dược Chí).

+ Trị thủy đậu: Hồng la bặc 160g, Phong thái 120g, Bột tề 80g, Nguyên tuy 120g. sắc uống (Lãnh Nam Thảo Dược Chí).

+ Trị ho gà: Hồng la bặc 160g, Hồng táo 12 trái (để nguyên hột). Sắc uống, liên tục 10 ngày (Lãnh Nam Thảo Dược Chí).

+ Người gầy còm, thiếu máu, ăn uống chậm tiêu, trẻ nhỏ bị tiêu chảy, chậm lớn, răng mọc chậm. Dùng củ 40g- 480g hoặc có khi tới 1kg, nấu nhừ ăn (Dược Liệu Việt Nam).

+ Trị giun sán, lợi tiểu, sát trùng: Hạt 6-12g, sắc uống (Dược Liệu Việt Nam).

Tham khảo:

. Hồ la bặc, vì vị cay thì tán, vị ngọt thì hòa, vại nặng thì giáng, vì vậy nó có tác dụng  khoan trung, hạ khí, khiến  cho tà khí ở trường vị bị trừ đi (Bản Thảo Cầu Chân).

. Hồ la bặc, vị ngọt thì bổ, vị cay thì nhuận, vì vậy nó có tác dụng  tráng dương, làm ấm hạ bộ, công dụng giống như vị Xà sàng tử (Y Lâm Toản Yếu).

. Dùng cà rốt kích thích tiêu hóa, nhất là dùng tươi mỗi ngày nhai thật nhỏ một củ thì da thịt sẽ tươi nhuận hồng hào, đại tiện bình thường, phân đi dễ dàng không táo bón, vì nó có tác dụng  bổ tỳ vị mà không gây ra khô ráo, tăng huyết dịch nhưng không trệ, thích hợp với người âm hư, tạng nhiệt, dùng tốt trong người viêm đại trường mãn tính, đại tiện không bình thường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán