BIỂU HIỆN BỆNH LÝ NHÂM MẠCH
Biểu Hiện Bệnh Lý: Đái hạ, thiên trụy (Thoái vị bẹn), bụng có khối u, không sinh đẻ được, bệnh ở hệ tiết niệu, sinh dục, bao tử, họng, thanh quản, băng huyết.
Một trong Kỳ Kinh Bát Mạch.
Đường Vận Hành | Biểu Hiện Bệnh Lý | Công Năng | Điều Trị |
Khởi đầu từ hố chậu, nhô ra tại Hội âm, đi lên qua lông mu, theo đường giữa bụng lên ngực, họng, đến cằm (ở huyệt Thừa tương - Nh.24). Từ huyệt Thừa tương, mạch chạy quanh vùng miệng môi, hợp với mạch Đốc ở huyệt Ngân giao (Đc 28). Chia làm 2 nhánh (phải và trái), lên mặt ở h.Thừa khấp (Vi 1) và nhập vào mắt. Đường mạch xuất phát ở h. Cưu vĩ (Nh 15), và đi vào trong bụng. | Đái hạ, thiên trụy (Thoái vị bẹn), bụng có khối u, không sinh đẻ được, bệnh ở hệ tiết niệu, sinh dục, bao tử, họng, thanh quản, băng huyết. | Quản lý các kinh Âm, Trợ dương khí. | .Châm Cưu vĩ (Nh 15). .Châm Liệt khuyết (P 7), là huyệt giao hội với mạch Nhâm. |
+ Ghi Chú:
1 số điểm ghi nhớ về mạch Nhâm:
· Hội âm : Huyệt Hội của 3 mạch Nhâm, Đốc và Xung,
· Khúc cốt : Huyệt Hội của mạch Nhâm với kinh túc Quyết âm Can.
· Trung cực : Huyệt Mộ của Bàng quang.
Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân (Can, Thận, Tỳ).
· Quan nguyên : Huyệt Mộ của Tiểu trường, Huyệt Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân (Can, Thận, Tỳ).
· Thạch môn : Huyệt Mộ của Tam tiêu.
· Khí hải : Bể của khí.
· Âm giao : Huyệt Hội của mạch Nhâm, Xung và kinh Thận.
· Trung quản : Huyệt Mộ của Vị, Huyệt Hội của Phủ. Huyệt Hội của mạch
· Thượng quản : Huyệt Hội của mạch Nhâm với kinh Tam tiêu và Vị.
· Cự khuyết : Huyệt Mộ của Tâm.
· Cưu vĩ : Huyệt Lạc nối với mạch Đốc.
· Chiên trung : Huyệt Mộ của Tâm bào. Huyệt Hội của Khí. Huyệt Hội củamạch Nhâm với kinh Tam tiêu, Tiểu trường, Tỳ và Thận.
· Thiên đột : Huyệt Hội của mạch Nhâm với mạch Âm duy.
· Liêm tuyền : Huyệt Hội của mạch Nhâm với mạch Âm duy.
Những tin cũ hơn