16:38 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thư viện Đông y » NGŨ KINH CỦA ĐÔNG Y » Nội Kinh Tố Vấn

Liên hệ

NỘI KINH TỐ VẤN

Thứ bảy - 02/07/2011 09:46

Thiên I : THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

            Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói, còn bé đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo.  Khi lớn lên, tính tình ông đôn hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua [1]. Có lần ông hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng : “Ta nghe rằng người thì thượng cổ tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thì nay tuổi mới nửa trăm mà động tác đều suy yếu. Đó là vì thì thế khác nhau ư ? Hay là con người sắp mất đi ( sự hòa điệu Âm Dương)?[2] - Kỳ Bá đáp : “ Người thì thượng cổ đều biết đạo dưỡng, họ bắt chước theo lẽ (biến hóa) của Âm Dương, hòa hợp được với thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ, thức ngủ theo lẽ thường, không lao động mệt nhọc 1 cách cẩu thả, do đó hình thể và thần khí của họ đầy đủ để có thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết [3]. Người thì nay thì không thế, họ lấy rượu làm thứ uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ thường, say sưa rồi giao hợp, lấy sắc dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn đến chân khí, họ không biết giữ vững cái chén đầy, không theo đúng sự thay đổi khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng tinh thần, họ chỉ muốn làm cho khoái cái tâm, làm nghịch lại cái vui chân thực, họ thức bgủ không điều độ, do đó mà tuổi mới nửa trăm thì đã suy yếu vậy [4]. Ôi ! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy người dân dưới mình, (muốn cho họ) đều phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong, muốn cho họ tùy theo thì tiết mà tránh tà khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống đúng với chân khí mình [5]. Tinh thần có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể đến được? [6] Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ sệt, hình thể nhọc nhằn mà không mệt mỏi [7]. Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc theo đúng ý muốn của mình và đều được toại nguyện [8]. Nhờ vậy mọi người được ăn ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình sống [9]. Kẻ ở vùng cao hay thấp không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở [10]. Nhờ vậy, ta gọi người dân này là “phúc” [11]. Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị mệt, điều dÂm tà không làm Tâm bị mê hoặc [12]. Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật làm cho kinh sợ [13]. Cho  nên, ta gọi đó là hợp với Đạo [14].

Lý do tại sao những người này có thể sống đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu, đó là nhờ họ đã giữ được cái Đức của mình toàn vẹn, nên không bị nguy (tính mạng )(15).

-Hoàng Đế hỏi : “Con người khi tuổi già không thể có con, đó là do tinh lực đã tận ư ? Hay là do Thiên số khiến như vậy ?”[16] - Kỳ Bá đáp : “Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh, răng thay, tóc dài; tuổi mười bốn (nhị thất – 2 x 7) thì Thiên quý đến, Nhậm mạch thông, Xung mạch thịnh, Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống, cho nên có thể sinh con; tuổi hai mươi mốt (tam thất – 3 x 7) Thận khí sung mãn, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi hai mươi tám (tứ thất – 4 x 7) thì gân và xương cứng chắc, tóc dài nhất, thân thể thịnh tráng; tuổi ba mươi lăm (ngũ thất – 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng; tuổi bốn mươi hai (lục thất – 6 x 7) mạch Tam dương bị suy ở trên, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu trắng; tuổi bốn mươi chín (thất thất – 7 x 7) Nhậm mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt, mạch đạo ở hạ bộ không còn thông, cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa [17]. Trượng phu (con trai) 8 tuổi thì Thận khí thực, tóc dài, răng thay; tuổi mười sáu (nhị bát – 2 x 8) Thận khí thịnh, Thiên quý đến, tinh khí (có thể) chảy tràn ra, Âm Dương được hòa, cho nên có thể có con; tuổi hai mươi bốn (tam bát – 3 x 8) Thận khí được sung mãn, gân xương thẳng cứng, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi ba mươi hai (tứ bát – 4 x 8) gân xương đã to và thịnh, cơ nhục được đầy đủ và khỏe mạnh; tuổi  bốn mươi (ngũ bát – 5 x 8) Thận khí suy, tóc rụng, răng bị khô; tuổi lục bát Dương khí suy kiệt ở trên, mặt nhăn, tóc bạc hoa râm; tuổi năm mươi sáu (thất bát) Can khí suy, cân không còn có thể động; tuổi sáu mươi tư (bát bát – 8 x 8) thiên quý kiệt, tinh khí ít đi, Thận tạng bị suy, hình thể đều bị suy cực, do đó mà tóc và răng bị rụng [18]. Thận chủ thủy, nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ để tạng chứa, cho nên nếu ngũ tạng thịnh thì có thể cho chảy ra; nay nếu ngũ tạng đều suy, cân cốt bị yếu, không còn sức, Thiên qúy tận, do đó tóc và tóc mai bị trắng, thân thể nặng nề, bước đi không vững, và sẽ không có con”[19].

     -Hoàng Đế hỏi : “Có những người đã già mà vẫn có thể có con, tại sao thế ?”[20]

            - Kỳ Bá đáp : “Đó là trường hợp người đó bẩm thụ khí tiên thiên vượt mức, mạch đạo của khí hậu thiên còn thông, vì thế nên Thận khí hữu dư. Trường hợp này, con người có thể có con, nhưng dù sao, nam cũng không thể vượt qua tuổi bát bát, nữ cũng không thể vượt qua tuổi thất thất là tuổi mà tinh khí đều kiệt vậy”[21].

            - Hoàng Đế hỏi : “Người nào biết tu dưỡng theo Thiên đạo, thì sống đến trăm tuổi, có con được không ?”(22]

- Kỳ Bá đáp : “Người nào biết tu dưỡng có thể thay cho tuổi già để bảo toàn hình thể, dù thân thể và tuổi tác có thọ, vẫn sinh con được”[23].

- Hoàng Đế hỏi : “Ta nghe bậc chân nhân thì thượng cổ chống giữ được với Thiên Địa, nắm giữ được Âm Dương, hô hấp tinh khí, đứng vững để giữ được thần, cơ và nhục rắn chắc. Cho nên họ sống quá tuổi thọ của Thiên Địa không có lúc chấm dứt, đó là do ở tu dưỡng đúng Đạo mà được như vậy [24].

Thì trung cổ, có bậc chí nhân, giữ Đức được thuần, giữ Đạo được toàn, hòa được với Âm Dương. điều được với tứ thì, tâm họ xa rời được những phiền toái của cuộc đời, thân tránh khỏi bị phiền nhiễu bởi thế tục, tích chứa được cái tinh, bảo toàn được cái thần, đi rong chơi trong cõi Trời Đất, nghe thấy trong cõi xa của tám phương,  Đây chính là phép làm cho tăng thêm tuổi thọ để được mạnh khỏe vậy, Những bậc này cũng sẽ có thể quay về với các bậc chân nhân [25].

Thứ đến là các bậc thánh nhân, đứng được trong cái hòa của Trời Đất, theo được cái lý của tám phương, thích ứng được với lòng ham muốn trong khoảng thế tục, không có cái Tâm tức giận, sân si; Hành động của họ không muốn xa rời với cuộc đời, cử chỉ họ không muốn trông vào nơi thế tục; Bên ngoài họ để hình thể mình bị lao nhọc bởi sự việc, bên trong không có cái lo lắng về tư tưởng, lấy sự điềm tĩnh, vui vẻ làm nhiệm vụ, lấy việc thực hiện cái Đạo là công lao; Hình thể họ không bị che lấp, tinh thần họ không bị phân tán; Được vậy, họ cũng sẽ sống được trăm tuổi [26].

Thứ đến là có bậc hiền nhân, Họ bắt chước theo lẽ vận hành của Trời Đất, mô phỏng theo cái tượng của mặt trời mặt trăng, sống theo sự thay đổi của Thiên vận, theo đúng lẽ nghịch tùng của Âm Dương, phân biệt rõ sự thay đổi của bốn mùa; Họ theo đúng được với nếp sống của người thượng cổ, thích hợp và đồng điệu với Thiên Đạo; Được như thế, họ cũng có thể làm tăng tuổi thọ đến chỗ cao nhất [27].

Thiên 2 : TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN LUẬN

      Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bầy cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt [1]. Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra [2]. Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh)  mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt [3]. Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh ‘ vậy [4]. Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘ phụng ‘ đủ khí ‘hạ trưởng ‘ cho mùa hạ [5].

Ba tháng mùa hạ gọi là thì của cây cỏ sum sê, tươi tốt, khí của Trời Đất giao nhau, vạn vật đều được kết trái, con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đừng trễ lười vào những ngày hạ [6]ï. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình đừng ‘nộ’, làm cho anh hoa được chín đẹp [7]. Phải để cho hạ khí trong người thoát bớt ra ngoài, giống như là nó đi chơi ra ngoài một cách thích thú [8]. Đó là chúng ta ứng với hạ khí, cũng là Đạo ‘dưỡng trưởng’ [9]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Tâm, sang mùa thu sẽ bị bệnh sốt rét, đó là vì hạ khí không ‘phụng’ đủ khí ‘thu Thu’ cho mùa thu, mùa đông đến sẽ bị trúng bệnh [10].

Ba tháng mùa thu gọi là thời của vạn vật thịnh và hoa trái được chín, khí Trời trôi nhanh, khí Đất sáng suả, Con người nên ngủ sớm và thức sớm, cùng gây hứng với gà [11]ø. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình được an tĩnh, làm cho tránh được khí tiêu sai (sát) của mùa thu [12]. Nên thu liễm Thần khí lại, làm cho chúng ta thích ứng được với khí dung bình của mùa thu, đừng để cho chí của mình thoát ra ngoài, làm cho Phế khí được thanh, đó là chúng ta thích ứng được với thu khí, cũng là Đạo “dưỡng thu” vậy [13]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Phế, mùa đông sẽ bị bệnh tiêu chảy, đó là vì thu khí không “phụng” đủ khí “đông tạng” cho mùa đông [14].

Ba tháng mùa đông là thì vạn vật bế tạng, nước đóng băng, đất nứt nẻ, chúng ta không nên làm nhiễu loạn Dương khí,  nên ngủ sớm, dậy muộn, phải đợi có mặt trời rồi mới dậy, tất cả đều làm cho chí của mình như núp như trốn, như có ý riêng tư, như đã có được một cái gì [15]. Chúng ta phải tránh lạnh tìm ấm, đừng để cho Dương khí thoát ra ngoài bì phu, khiến cho chân khí bị hao tổn một cách nhanh chóng, đó là chúng ta thích ứng được với đông khí, cũng là Đạo ‘dưỡng tạng’[16]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh ‘nuy quyết’, đó là vì đông khí không “phụng” đủ khí “xuân sinh” cho mùa xuân [17].

     Thiên khí trong sạch và sáng sủa [18]. Thiên Đức ẩn tạng và vận hành không ngừng, cho nên không cần phải đi xuống [19]. Nếu Thiên khí (bộc lộ ra) thì mặt trời mặt trăng không còn sáng và do đó mà tà khí len vào làm hại các không khiếu [20]. Nếu Thiên khí bị bế tắc thì Địa khí sẽ mất ánh sáng [21]. Nếu vân và vụ không còn ‘tinh’ thì sẽ làm ảnh hưởng đến bên trên làm cho bạch lộ không giáng xuống được [22]. Nếu sự giao hòa giữa Thiên khí và Địa khí không bộc lộ sáng tỏ thì sức sống của vạn vật không thi hóa được, do đó đa số các danh mộc sẽ bị chết, ác khí sẽ phát dương rộng ra [23]. Gió mưa không trúng tiết, bạch lộ không rơi xuống thì cỏ và lúa sẽ không được tươi tốt [24]. Gió dữ cuộn đến, mưa bạo ào rơi, bốn mùa trong Trời Đất không còn giữ được điều hòa, sẽ làm thất đi cái Đạo Như vậy cuộc sống chưa được nửa đường đã bị tuyệt diệt [25]. Duy chỉ có bậc thánh nhân là theo đúng với Thiên Đạo, vì thế họ giữ được thân mình không bị bệnh lạ, vạn vật không mất đi lẽ sống, sinh khí không bị kiệt [26].

     Sống nghịch lại với xuân khí, sẽ làm khí Thiếu dương không sinh, Can khí bị nội biến [27]. Sống nghịch lại với hạ khí, sẽ làm cho khí Thái dương không trưởng, Tâm khí bị nội động [28]. Sống nghịch lại với thu khí thì khí Thái Âm không thu, Phế khí bị tiêu mãn [29]. Sống nghịch lại với đông khí thì khí Thiếu Âm không tạng, Thận khí bị độc trầm [30].

Ôi ! Âm Dương vận hành trong 4 mùa là cái căn (rễ), cái bản (gốc) của vạn vật [31]. Cho nên, bậc thánh nhân đến mùa xuân và mùa hạ thì dưỡng Dương, đến mùa thu và mùa đông thì dưỡng Âm, đó là để theo đúng với cái căn và cũng để cùng với vạn vật chìm nổi theo cánh cửa của việc sống chết [32].

Nếu sống nghịch lại với cái căn, đó là chặt đứt cái “bản”, là hủy hoại cái “chân” vậy [33].

Cho nên, Âm Dương vận hành trong 4 mùa là nơi chung thỉ của vạn vật, là cái gốc của việc sống chết [34]. Sống nghịch lại với Âm Dương thì tai và hại sẽ sinh ra, sống thuận theo với Âm Dương thì những tật bệnh nặng không thể xẩy, đó gọi là ‘đắc Đạo’ [35].

Đạo là con đường mà thánh nhân đi theo, kẻ ngu thì làm nghịch lại [36]. Theo đúng với Âm Dương thì sống, nghịch lại thì chết, theo đúng với Âm Dương thì trị (yên), nghịch lại thì loạn [37]. Xoay ngược cái thuận thành cái nghịch, gọi là ‘nội cách’ [38].

Cho nên, bậc thánh nhân không “trị : để ý, nghiên cứu” cái đã bệnh mà lo “trị” cái chưa bệnh, không “trị” cái đã loạn mà lo “trị” cái chưa loạn, đúng với ý nghĩa trên đã nói [39]. Ôi ! Đợi khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, đợi khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khát (nước) rồi mới đào giếng, đợi lúc đánh nhau rồi mới đúc binh khí, như vậy, cũng chẳng là muộn lắm sao? [40].

Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong,  vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4].

Khí của “trời xanh” là trong và sạch, (nếu sinh khí con người thông với Thiên khí) thì khí sẽ làm cho chí ý được bình trị [5]. Nếu con người sống thuận theo với sự thông khí đó thì sẽ làm cho Dương khí của mình được vững vàng, tuy có tặc tà đến, nó cũng không làm hại được [6]. Kết quả này là nhờ vào chúng ta sống thích ứng với sự thuận tư của tứ thì [7]. Bậc thánh nhân dựa vào đó để vận hành được cái tinh thần của mình, thích ứng được với Thiên khí, thông được với thần minh [8]. Ngược lại, nếu chúng ta sống làm mất đi cách sống “thông thiên” đó thì bên trong sẽ làm cho cửu khiếu bị bế, bên ngoài sẽ làm cho cơ nhục bị ủng, làm cho vai trò của “vệ khí” bị tán, bị giải,  Ta gọi đây là trường hợp tự mình làm ‘thương’ đến thân mình, tự mình làm cho ‘nguyên khí’ bị tước đoạt vậy [9].

Dương khí trong con người cũng giống như nhật khí trên trời, nếu chúng ta làm thất đi (Dương khí đó) tức là chúng ta đã làm gẫy đi tuổi thọ một cách không ngờ được [10]. Cho nên, nếu Thiên khí vận hành phải dựa vào nhật khí để có sự sáng suả, thì ở con người Dương khí cũng phải nhân đó mà vươn lên; đó là ý nghĩa của ‘vệ khí’ bảo vệ bên ngoài con người vậy [11]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa lạnh, chúng ta nên thích ứng với bên ngoài như cái chốt cửa vận xoay, nếu chúng ta vọng động trong việc thức ngủ thì thần khí chúng ta trôi nổi ra ngoài (không còn giữ được Dương khí nữa) [12]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa nóng nực nó sẽ làm cho mồ hôi ra, trong lòng phiền muộn rồi đưa đến hơi thở khó khăn, nhanh và khò khè [13]. (Nếu nhiệt tà tấn công vào trong, ảnh hưởng đến thần minh) thân hình chúng ta tuy có yên tĩnh, nhưng lại phải nói nhiều, thân hình nóng lên như đang trên lò than, cần phải ra mồ hôi mới giải được bệnh [14]. Gặp lúc chúng ta bị thương bởi thấp tà, đầu chúng ta sẽ nặng như có cái gì đó trùm lên trên. Nếu khí thấp nhiệt này không bị tiêu trừ, nó sẽ làm cho phần đại cân bị co rút và ngắn lại (co lại mà không duỗi ra được, nó sẽ làm cho phần tiểu cân sẽ bị giãn ra mà dài ra (duỗi ra mà không co lại được) [15]. Cân bị co rút và ngắn lại gọi là ‘câu’; Cân bị giãn ra mà dài ra gọi là ‘nuy’[16]. Nếu khí hư làm cho có bệnh thủng, tứ chi sẽ lần lượt phù thũng và động tác sẽ bị nhầm lẫn qua lại với nhau, đó là tình trạng Dương khí bị kiệt mà ra [17].

Dương khí trong con người, nếu bị phiền và lao nhọc thì sẽ bị căng thẳng, tinh khí bị tuyệt; và nếu cứ lập lại nhiều lần như thế cho đến mùa hạ, sẽ làm cho con người bị bệnh ‘tiên quyết’; hai mắt sẽ mờ không thấy gì nữa, tai bế không nghe được gì nữa, mênh mông như nước vỡ bờ, cuồn cuộn như dòng nước trôi đi mà không dừng lại [18]. Dương khí trong con người, nếu vì giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt, huyết khí bị uất kết ở trên, khiến người ta bị bệnh ‘bạc quyết’ [19]. Có người bị thương đến cân khí, làm cho cân bị lơi lỏng, hành động có vẻ như không chủ động được nữa, nếu mồ hôi chảy ra nửa bên người, sẽ gây thành bệnh ‘thiên khô’ [20]. Nếu sau khi mồ hôi ra mà lại bị thấp tà tấn công sẽ bị bệnh ‘tỏa phất’ [21]. Sự tai hại của những người ăn nhiều món cao lương, thường sinh loại nhọt to còn gọi là ‘đinh’, bệnh xảy ra dễ dàng như cầm một cái vật (chén) rỗng để chứa đựng một vật khác [22]. Nếu sau khi làm việc mệt nhọc, mồ hôi ra lại đứng trước gió, hàn khí sẽ tấn công vào trong gây thành những mụn nhọt đỏ trên mặt và mũi, nếu uất khí tích lâu ngày thành những mụn sởi [23].

Dương khí trong con người nếu sinh hóa được tinh khí thì sẽ dưỡng được thần khí, nếu nó được nhu hòa thì nó sẽ dưỡng được cân khí [24]. Sự mở đóng (của bì phu, tấu lý) bị thất điệu sẽ làm cho hàn khí theo đó mà vào để sinh ra chứng lưng còng [25]. Khi bị hãm mạch (do tà khí tấn công vào trong mạch) sẽ thành chứng ‘lũ’; nếu nó lưu lại và gây ảnh hưởng với vùng cơ nhục, tấu lý, nó sẽ đi theo con đường của các du huyệt vào trong gây cho người bệnh chứng lo sợ và kinh hãi [26]. (Doanh khí vốn vận hành bên trong mạch, nay nếu hàn khí nhập vào kinh mạch) doanh khí sẽ không còn vận hành tuân theo con đường của nó, nó sẽ nghịch hành vào vùng cơ nhục và tấu lý, thế là nó sẽ gây thành chứng ung thủng [27]. Nếu mồ hôi (phách hạn) ra chưa hết, trong lúc hình thể lại suy nhược, khí lại bị tiêu đến kiệt, các du huyệt sẽ bị bế tắc không không, gây thành chứng ‘phong ngược’ [28].

Cho nên, phong là nguyên nhân bắt đầu của trăm bệnh [29]. Tuy nhiên, nếu (Dương khí) giữ được thanh tĩnh thì cơ nhục và tấu lý được đóng lại và gìn giữ cẩn thận, dù cho có những đại phong có tính hà khắc, độc hại cũng không thể nào hại chúng ta được [30]. Đó là nhờ chúng ta thích ứng được với sự thuận tự của tứ thì vậy [31].

Cho nên, nếu tà khí gây bệnh lâu ngày, nó sẽ truyền hóa, trên dưới không còn giao nhau nữa, bấy giờ dù có những bậc lương y, họ cũng không thể làm gì được! [32]

Vì thế, Dương khí bị súc tích cũng sẽ đưa đến chỗ chết [33]. Dương khí (súc tích) sẽ làm cách trở (không thông), và nếu đã bị cách trở như thế, chúng ta nên dùng phép tả [34]. Nếu chúng ta không có những cách trị liệu nhanh và chính xác, chỉ ứng phó bằng phương pháp vụng về, bệnh sẽ đi tới chỗ suy bại (tử vong) [35].

Vì thế, Dương khí của con người ban ngày chủ bên ngoài [36]. Sáng sớm, nhân khí của con người sinh ra, giữa trưa là lúc Dương khí thịnh lên, lúc mặt trời lặn về hướng tây là lúc Dương khí đã hư, “khí môn” bắt đầu đóng lại [37].

Vì thế, khi đêm đến chúng ta phải thu tạng (Dương khí) lại, đừng làm nhiễu loạn cân cốt, đừng có mặt ở những nơi có vụ và lộ (mù và móc) [38]. Nếu chúng ta sống nghịch lại với “3 thì” đó, hình thể chúng ta mới bị khốn đốn và suy bạc [39].

Kỳ Bá nói : “Âm có nhiệm vụ tạng tinh và ứng lên với (Dương khí) một cách nhanh chóng [40]. Dương có nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài một cách vững vàng [41]. Nếu Âm không thắng được Dương sẽ làm cho mạch lưu hành một cách cấp bách, (và nếu Dương khí) trùng với Dương khí sẽ làm cho cuồng [42]. Nếu Dương không thắng được Âm sẽ làm cho khí của ngũ tạng cùng tranh nhau và sẽ làm cho cửu khiếu bất thông [43]. Cho nên bậc thánh nhân sống  thuận với Âm Dương, nhờ vậy mà cân và mạch được hòa đồng, cốt tủy được vững chắc, khí và huyết vận hành theo đúng chiều của mình [44]. Được vậy thì bên trong và bên ngoài được điều hòa, tà khí không làm hại được ta, tai và mắt được thông và minh, chân khí của chúng ta đứng vững theo lẽ ‘thường’ của nó [45].

Khi mà phong tà vào ở khách tràn ngập trong thân thể con người, nó sẽ làm hại chân khí, tinh khí sẽ bị hao tổn, thế là tà khí sẽ làm “thương” đến Can khí [46]. Nếu vì ăn quá no, (Trường Vị bị uất tích và)  cân mạch sẽ bị tổn thương và buông lơi, chứng ‘trường phích’ gây thành chứng trĩ [47]. Nếu vì uống (rượu) quá nhiều nó sẽ làm cho khí bị nghịch [48]. Nếu vì ráng sức làm việc, Thận khí sẽ bị ‘thương’, xương ‘cao cốt’ sẽ bị bại hoại [49].

Điểm quan yếu nhất của Âm Dương, đó là Dương khí phải được kín đáo và bảo vệ bên ngoài vững vàng [50]. Nếu cả hai, Âm và Dương, không còn hòa điệu với nhau sẽ ví như có mùa xuân mà không có mùa thu, có mùa đông mà không có mùa hạ [51]. Nếu làm cho cả hai được hòa điệu thì đó chính là một thứ pháp độ hay nhất [52]. Cho nên, nếu Dương khí quá kháng thịnh không có kín đáo và vững vàng nữa thì Âm khí sẽ bị tuyệt [53]. Nếu Âm được “bình” và Dương được “bí” (kín, vững) thì tinh thần mới được chính thường. Khi nào Âm Dương phân ly và tách rời nhau thì tinh khí mới tuyệt [54].

Nếu bị cảm bởi ‘lộ : móc’ và phong tà, sẽ sinh ra hàn nhiệt [55]. Vì thế, nếu mùa xuân bị ‘thương’ bởi phong khí, phong tà ở lại không đi, gây thành chứng ‘động tiết’; nếu mùa hạ bị ‘thương’ bởi thử khí, đến mùa thu sẽ thành bệnh sốt rét; nếu mùa thu bị ‘thương’ bởi thấp khí, nó sẽ nghịch lên trên thành bệnh ho, sau đó sẽ thành chứng ‘nuy quyết’; nếu mùa đông bị ‘thương’ bởi hàn khí, mùa xuân sẽ thành bệnh ‘ôn’ [56]. Cho nên, khí của bốn mùa sẽ thay đổi nhau để làm ‘thương’ đến ngũ tạng [57].

Âm được sinh ra lấy gốc ở ngũ vị; nhưng ngũ tạng thuộc Âm lại bị ‘thương’ cũng bởi ngũ vị [58]. Vì thế, thức ăn quá nhiều vị chua (toan), Can khí sẽ thịnh, Tỳ khí bị tuyệt [59]. Thức ăn quá nhiều vị mặn (hàm), khí của đại cốt bị lao thương, cơ nhục bị co ngắn lại, Tâm khí bị uất ức [60]. Thức ăn quá nhiều vị ngọt (cam), khí của Tâm làm cho suyễn và đầy, sắc mặt đen, Thận khí không còn bình hành [61]. Thức ăn quá nhiều vị đắng, Tỳ khí không còn nhu nhuận, Vị khí bị trướng mãn [62]. Thức ăn quá nhiều vị cay (tân), cân mạch bị bại hoại và buông lỏng, tinh thần cũng bị tổn thương [63]. Cho nên, nếu cẩn thận trong việc điều hòa ‘ngũ vị trong thức ăn’, cốt tiết sẽ được ngay thẳng, cân mạch được nhu hòa, khí huyết được lưu thông, tấu lý kín đáo, được vậy thì cốt khí được tinh cường [64]. Mọi người nên cẩn trọng theo đúng với phép ‘dưỡng sinh’ thì  tuổi trời của mình sẽ được hưởng trọn [65]. 

 

Thiên 4 :KIM QUĨ CHÂN NGÔN LUẬN

Hoàng Đế hỏi: ‘Trời có 8 thứ gió, Kinh có 5 thứ gió, là nghĩa thế nào’? [1]

Kỳ Bá thưa: ‘Tám thứ gió nếu là ‘tà phong’, phạm vào kinh, tức thành Kinh phong, nó xÂm vào 5 tạng, bệnh sẽ do đó mà phát sinh [2].

Chỉ cần được cái ‘sở thắng’ của 4 mùa, như : Xuân thắng Trường hạ, Trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân. Đó tức là cái sở thắng của nó [3].

Đông phong sinh về mùa Xuân, bệnh phát tại Can du và cổ gáy [4]. Nam phong sinh về mùa Hạ, bệnh phát tại Tâm du và Hung hiếp [5]. Tây phong sinh về mùa thu, bệnh phát tại Phế du và vai, lưng [6]. Bắc phong sinh về mùa Đông, bệnh phát tại Thận du và lưng, đùi [7].  Trung ương là Thổ, bệnh phát tại Tỳ du và cột sống [8].

Cho nên,  Xuân khí, thường phát bệnh tại đầu,  Hạ khí, thường phát bệnh tại tạng, Thu khí, thường phát bệnh tại vai và lưng; Đông khí, thường phát bệnh tại tứ chi.

Cho nên, về mùa Đông nếu biết giữ gìn cẩn thận, không để cho dương khí quá háo tán ra ngoài, thì sang Xuân sẽ không bị các chứng như vhảy máu cam, và bệnh ở cổ gáy. Trọng hạ không bị bệnh ở ngực sườn , Trường hạ không bị đổng tiết, trong bụng lạnh, Thu không bị phong ngược, Đông không bị tý quyết và xôn tiết hãn xuất .

Nghĩ như tinh, là cái gốc của sinh mệnh con người. Cho nên người biết tạng tinh (giữ gìn, dè dặt) thì mùa xuân không mắc bệnh ôn. Về mùa Hạ, nếu thủ hãn (nắng nực ra mồ hôi) không tiết ra được, sang thu sẽ thành bệnh phong ngược... Đó là mạch pháp của bình nhân người thường, không bệnh.

Cho nên nói rằng trong Âm có Âm, trong Dương có Dương. Trong một ngày thì ban ngày là dương, ban đêm là âm. Từ sáng sớm đến giữa trưa, là Dương ở trong Dương, từ giưã trưa  đến hoàng hôn, là Âm ở trong Dương, từ hoàng hôn đến gà gáy, là Âm ở trong Âm, từ gà gáy đến  sáng sớm, là Dương ở trong Âm. Cho nên con người cũng ứng theo như vậy.

Nóùi về Âm Dương thuộc con người thì: ngoài là Dương trong là Âm, sau lưng là Dương, trước bụng là Âm; nói về Âm Dương ở trong tạng phủ con người thì: tạng là Âm, Phủ là Dương.

Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận là 5 tạng, đều thuộc Âm, Đảm, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu là 6 phủ đều thuộc Dương.

Sở dĩ muốn biết: Âm ở trong Âm, Dương ở trong Dương, là vì: Mùa Đông bệnh tại Âm, mùa Hạ bệnh Dương, mùa Xuân  bệnh tại Âm, mùa thu bệnh tại Dương... Biết được bệnh tại đâu, có thể dùng chÂm thạch để điều trị.

Cho nên, lưng thuộc Dương, mà Dương ở trong Dương, tức là Tâm, nếu Âm ở trong Dương, lại là Phế, Phúc thuộc Âm, mà Âm ở trong Âm, tức là Thận; nếu Dương ở trong Âm, lại là Can, Phúc thuộc Âm, nếu chi Âm ở trong Âm, lại là Tỳ.

Đó đều là sự du ứng của Âm, Dương, Biểu, Lý, Nóäi, Ngoại, Tạng, Phủ vậy.

Hoàng Đế hỏi:

Năm tạng ứng với bốn mùa, vậy có sự thâu thụ (tiếp nhận, liên lạc) vì không?

Kỳ Bá thưa:

Có. Đông phương sắc xanh, thông vào Can, khai khiếu lên mắt, tạng Tinh ở Can. Phát ra bệnh thành chứng kinh sợ. Về vị là chua, thuộc về loài thảo mộc, thuộc về lục súc là con gà, thuộc về ngũ cốc là lúa mạch, thuộc về bốn mùa trên ứng với Tuế tinh, Xuân khí, thuộc về bộ phận đầu; thuộc về âm thanh là cung giốc, thuộc về số là số tám, thuộc về mùi là mùi hôi. Do đó, biết là thường phát sinh ra bệnh ở gân.

Nam phương sắc đỏ, thông vào với tạng Tâm, khai khiếu lên tai, tạng tinh ở Tâm. Bệnh phát sinh ở cả 5 Tạng, về vị là vị đắng (khổ) và thuộc về hỏa, thuộc về lục súc là dê, thuộc về ngũ cốc là thử, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Huỳnh,  thuộc về âm là cung chủy, thuộc về số là số 7, thuộc về mùi là mùi hắc, do đó; biết là thường sinh bệnh ở mạch.

Trung ương sắc vàng, thông vào với Tỳ, khai khiếu lên miệng. Tạng tinh ở Tỳ, Bệnh phát sinh ở cuống lưỡi , về vị là ngọt (cam), và thuộc về Thổ, thuộc về lục súc là con bò, thuộc về ngũ cốc là tắc, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Chấn, thuộc về âm là cung,  thuộc về số là số 5,  thuộc về mùi là mùi thơm, do đó, biết là thường sinh bệnh tại nhục - thịt.

Tây phương sắc trắng, thông vào với Phế, khai khiếu ở mũi, tạng tinh ở Phế, bệnh phát sinh ở vai, về vị là cay  và thuộc về Kim, thuộc về lục súc là ngựa, thuộc về ngũ cốc là đạo,  thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thái bạch, thuộc về âm là cung thương, thuộc về số là số chín, thuộc về mùi là mùi tanh, do đó biết là thường sinh bệnh tại bì mao.

Bắc phương sắc đen, thông vào với Thận, khai khiếu ở nhị Âm (tiền Âm và hậu Âm), tạng tinh với Thận, Bệnh phát sinh ở Khê, về vị là vị mặn và thuộc về Thủy, thuộc về lục súc là con heo, thuộc về ngũ cốc là đậu, về bốn mùa thì ứng với sao Thần, về âm là cung vũ, về số là số 6,  về mùi là mùi húc mục, do đó, biết là thường sinh bệnh tại xương.

Vậy nên người giỏi về xem mạch: phải xét rõ sự ‘nghịch tòng’ của 5 tạng, 6 phủ, và cái  cội nguồn của Âm, Dương, Biểu, Lý và Tạng, Phủ... ghi nhớ ở trong tâm ý, hợp với tinh thần, sẽ biết được rõ rệt, khỏi phải hồ đồ thế là đắc đạo.

THIÊN 5: ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

 

Hoàng Đế nói: Âm Dương là đạo của trời đất,  là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc ngọn của sự sinh sái, là cái kho chứa mọi sự thần minh (1).

Trị bệnh phải tìm tới gốc (2). Nên biết rằng, tích lũy nhiều Dương là trời, tích lũy nhiều Âm là Đất (3). Âm thì tĩnh, Dương thì táo (4). Dương sinh ra, Âm nuôi lớn (5). Dương giảm đi, Âm tiềm tạng (6). Dương hóa khí, Âm thành hình (7). Hàn cực sinh ra Nhiệt, Nhiệt cực sinh ra Hàn (8). Khí hàn sinh ra chất trọc (đục), khí nhiệt sinh ra chất thanh (trong) (9). Thanh khí ở bộ phận dưới thì sinh chứng xôn tiết, trọc khí ở bộ phận trên thì sinh chứng điền trướng (đầy tức) (10). Đó là Âm Dương ở trong người do sự ‘Nghịch tùng’ mà sinh bệnh vậy (11).

Cho nên thanh Dương là trời, trọc Âm là đất, khí đất bốc lên thành mây, khí trời giáng xuống thành mưa, mưa làm ra bởi địa khí, mây làm ra bởi thiên khí (12). Thanh dương tiết lên thượng khiếu, trọc Âm tiết xuống hạ khiếu (13).  Thanh dương phát ra tấu lý, trọc Âm chạy vào năm Tạng (14).  Thanh dương đầy đủ ở tứ chi trọc Âm qui tụ về lục phủ (15).

Thủy là Âm: Hỏa là Dương (16). Dương là khí, Âm là vị (17). Vị theo về hình, hình theo về khí, khí theo về tinh, tinh theo về hóa (18). Tinh nhờ ở khí, hình nhờ ở vị (3) (19). Do hóa sinh ra tinh, do khí sinh ra hình  (20).

Vị làm thương hình, khí làm thương tinh (21).

 Tinh hóa làm khí, khí thương bởi vị (22).

 Âm vị tiết ra hạ khiếu, Dương khí tiết ra thượng khiếu (23).

 Vị hậu thuộc về Âm, bạc thuộc về dương (24).

 Vị hậu thì phát tiết, bạc thì không, khí bạc thì phát tiết, hậu thì phát nhiệt. Cái khí của tráng hỏa suy, thì cái khí của thiếu hỏa tráng (25).

 Tráng hỏa ‘thu hút’ khí, khí ‘thu hút’ thiếu hỏa (26).

 Tráng hỏa làm tán khí, thiếu hỏa sẽ sinh khí(27).

Khí vị tân, cam, công năng của nó chuyên về phát tán, thuộc Dương (28). Khí vị toan, khổ, công năng của nó có thể dũng liệt, thuộc Âm (29).

Âm thắng thì Dương sẽ mắc bệnh: Dương thắng thì Âm sẽ mắc bệnh (30). Dương thắng thì nhiệt, Âm thắng thì hàn (31).

Gặp (trùng) hàn thì hóa nhiệt, gặp nhiệt thì hóa hàn (32).

Hàn làm thương hình, nhiệt làm thương khí (33). Khí bị tổn thương thành bệnh đau, hình bị thương thành bệnh thũng (34).

Nếu trước đau mà sau mới thũng, đó là khí làm thương hình; nếu trước thũng mà sau mới đau, đó là hình làm thương khí(35).

Phong thắng thì sinh ra động (36). Nhiệt thắng thì sinh ra thũng (37). Táo thắng thì sinh ra can (38). Hàn thắng thì sinh ra ‘phù’ (thần khí phù việt) (39). Thấp thắng thì sinh ra ‘nhu tiết’ (ẩm thấp), tiết tả (40).

Trời có bốn mùa, năm hành để thi hành sự sinh trưởng, thâu, tạng, và để sinh ra các khí hàn, thử, táo, thấp, phong (41).

 Người có năm tạng hóa ra năm khí, để sinh ra hỷ, nóùä, bi, ưu khủng  (42).

 Cho nên, hỷ với nóùä làm thương đến khí, hàn với thử làm thương đến hành  (43).

 Bạo nóùä thì thương đến Âm, bạo hỷ thì thương đến hình (44).

Nếu khí dẫn ngược lên, mạch sẽ bị đầy tràn, ly thoát mất cái hình của chân tạng (45).

 Hỷ, nóùä không hạn chế, hàn thử để quá độ, sinh mệnh sẽ không được bền (46).

 Cho nên ‘Trùng Âm’ tất bệnh dương, ‘Trùng dương’ tất bệnh Âm (47).

 Mùa Đông bị thương về hàn, tới mùa Xuân tất phát bệnh ôn (48) ; mùa Xuân bị thương về phong, tới mùa Hạ tất sẽ phát bệnh xôn tiết (49). Mùa Hạ bị thương về thử, tới mùa Thu tất phát bệnh hơi ngược (50). Mùa Thu bị thương về thấp, tới mùa Đông tất phát bệnh khái thấu (51).

Hoàng Đế hỏi rằng:

 Tôi nghe các bực thánh nhân đời thượng cổ, hiểu rõ thân thể con người, về tạng, phủ thì phân biệt rõ ràng, Về kinh mạch thì xét rõ đầu mối; Về ‘lục hợp’ của mạch, nêu rõ xự hội thông của nóù; Về các ‘khí huyệt’ thì chỉ rõ từng nơi và ấn định tên của nó. Về các ‘khê, cốc’ đều chỉ rõ cái chỗ bắt đầu của nó; Về bộ phận bì phu, có nghịch có tùng, đều có điều lý; Về bốn mùa, Âm dương, đều có kinh hỷ, và ứng vào thân thể con người, đều có biểu lý liên lạc với nhau...Có thật thế chăng ?(52).

Kỳ Bá thưa rằng:

Đông phương sinh ra phong (gió), phong sinh mộc, mộc sinh toan, toan sinh can, can sinh cân (gân), cân sinh tâm, Can chủ về mắt (53).

 Theo lẽ đó, ở trời gọi là ‘huyền’, ở người gọi là ‘đạo’, ở đất thì là ‘hóa’, hóa sinh năm vị (54). Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần (55).

Thần ở trời tức là khí phong; ở đất tức là hành mộc, ở thân thể con người tức cân; ở tạng phủ con người tức Can. (56)

 Ở sắc là màu xanh; ở Âm là âm giác; ở tiếng là tiếng hô (thở ra, reo hò); ở sự biến động là ác (nắm tay lại, hình dung sự co gân); ở khiếu là mắt; ở vị là toan; ở chí là nộ (57).

 Nóä (giận) làm thương Can, bi sẽ thắng nộ; phong làm thương cân, táo sẽ thắng phong; toan làm thương cân, tân sẽ thắng toan (59).

Nam phương sinh nhiệt (nóng), nhiệt sinh hỏa (1) hỏa sinh khổ, khổ sinh Tâm. Tâm chủ huyết, huyết sinh Tỳ, Tâm chủ về lưỡi (60).

 Theo lẽ đó, ở trời là khí nhiệt, ở đất là hành hỏa ở thể là mạch, ở tạng là Tâm (61).

 Ở sắc là xích (đỏ), ở Âm là Âm chủy, ở tiếng là tiếng cười, ở sự biến động là ưu (lo), ở khiếu là lưỡi, ở vị là khổ, ở chí là hỷ (62).

Hỷ quá thì thương Tâm, khủng sẽ thắng hỷ; Nhiệt quá thì thương khí; hàn sẽ thắng nhiệt; khổ làm thương khí, hàn sẽ thắng khổ (63).

Trung ương sinh thấp, thấp sinh thổ, thổ sinh cam, cam sinh Tỳ, Tỳ sinh nhục, nhục sinh Phế, Tỳ chủ về miệng (64).

 Theo lẽ đó, ở trời là khí thấp, ở đất là hành thổ, ở thể là nhục, ở Tạng là Tỳ. Ở sắc là sắc vàng, ở Âm là âm cung, ở tiếng là tiếng hát, ở sự biến động là uế. Ở khiếu là miệng, ở vị là cam, ở chí là tư (nghĩ ngợi) (65).

 Tư quá thì thương Tỳ, nóùä sẽ thắng tư; thấp quá thì thương nhục, phong sẽ thắng thấp, cam quá thì thương nhục, toan sẽ thắng cam(66).

Tây phương sinh Táo, Táo sinh Kim, Kim sinh tân, Tân sinh Phế; Phế sinh bì mao, bì mao sinh Thận; Phế chủ về mũi (67).

 Theo lẽ đó, ở trời là khí táo, ở đất là hành kim, ở thân thể là bì mao, ở Tạng là Phế, ở sắc là sắc trắng, ở Âm là âm thương, ở tiếng là tiếng khóc; ở sự biến động là ho, ở khiếu là mũi, ở vị là tân; ở chí là ưu (68).

Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu, nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt, tân làm thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (69).

Bắc phương sinh hàn, hàn sinh thủy, thủy sinh hàm, hàm sinh thận, thận sinh cốt tủy, tủy sinh can, thận chủ về tai (70).

 Theo lẽ đó, ở trời là khí hàn, ở đất là hành thủy; ở thân thể là xương, ở Tạng là Thận, ở sắc là sắc đen, ở Âm là âm vũ, ở tiếng là tiếng thở dài, ở sự biến động là run rẩy, ở khiếu là tai, ở vị là hàm, ở chí là khủng (71).

Khủng quá thương Thận, tư sẽ thắng khủng; Hàn quá làm thương huyết, Táo sẽ thắng hàn, Hàm quá làm thương huyết, cam sẽ thắng hàm (72).

Cho nên nói rằng: trời đất là một  bộ, vị trên và dưới của muôn vật, Âm với dương, đối với người là huyết khí của nam nữ (73).

Tả với hữu là đường lối của Âm dương, thủy với hỏa là triệu chứng của Âm dương, Âm với dương là trước sau của muôn vật (74).

Nên chú ý rằng: Âm ở bên trong, nhờ có sự giữ gìn của dương ở bên ngoài. Dương ở bên ngoài nhờ sự sai khiến của Âm ở bên trong (75).

Hoàng Đế hỏi rằng:  Nên bắt chước ở Âm Dương như thế nào? (76).

 Kỳ Bá thưa rằng: Dương thắng thì mình nóng, tấu lý vít lấp, thở mạnh và khó cúi hoặc ngửa, mồ hôi không ra mà nhiệt, răng se; do đó thành phiền oán (bực dọc, nóng nảy), bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa đông, không qua được mùa Hạ (77).

 Âm thắng thì mình lạnh, mồ hôi ra, mình thường mát, thường run và rét. Rét thì quyết, quyết thì bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa Hạ không qua được mùa Đông. Đó là sự biến của Âm Dương ‘thiên thắng’, và là chứng trạng phát hiện vậy (78).

Hoàng Đế hỏi rằng: Muốn điều dưỡng hai khí âm dương, phải làm sao?(79).

 Kỳ Bá thưa rằng: Nếu biết được cái lẽ ‘thất tổn, bát ích’, thì hai khí ấy có thể điều hòa. Nếu không biết, sẽ là cái cơ tảo suy vậy. (80)

 Con người, năm bốn mươi tuổi, Âm khí đã tới phân nửa, sự khởi cư đã suy rồi (81).

 Tới năm năm mươi tuổi, thân thể nặng nề, tai mắt không còn sáng tỏ nữa (82)

 Tới năm sáu mươi tuổi, thì Âm suy, khí đã rất suy, chín khiếu không thông lợi, dưới hư trên thực, nước mũi nước mắt thường chảy ra (83).

 Cho nên nói: biết thì khỏe mạnh, không biết thì chóng già (84).

 Thần khí, vốn ‘cùng ‘ sinh ra ở Âm tinh, mà về sau cái danh nó ‘khác’ đấy thôi (85).  Người trí xét rõ tự chỗ ‘đồng’ (cùng), còn kẻ ngu trí biết xét ở chỗ ‘dị’ (khác), kẻ ngu thường bất túc người trí thường hữu dư (86).

 Vì hữu dư nên tai mắt sáng tỏ, thân thể khỏe mạnh, đến tuổi lão mà vẫn được như trai tráng; đã trai tráng mà lại càng đầy đủ thêm(87).

 Vì thế nên bực thánh nhân làm cái việc ‘vô vi’ vui cái yên ‘điềm đạm’, thuận dục khoái chí ở trong cái phạm vi ‘hư vô’ (88). Cho nên thọ mệnh vô cùng, sống chung trời đất...Đó là phương pháp trị thân của bậc thánh nhân vậy (89).

- Trời ‘bất túc’ về phương tây bắc, Tây bắc thuộc Âm, do đó, con người tai mắt bên hữu không sáng bằng bên ta(90). Û Đất ‘bất mãn’ về phương đông nam, Đông nam thuộc dương, do đó, con người tay chân tả không mạnh bằng bên hữu (91).

 Hoàng Đế hỏi: Vì cớ sao? (92).

 Kỳ Bá thưa rằng: Phương đông thuộc Dương, Vì là dương, nên tinh khi dồn lên trên thì trên sáng mà dưới hư, cho nên khiến tai mắt sáng tỏ mà tay chân không mạnh (93). Phương tây thuộc Âm, Vì là Âm, nên tinh khí dồn ở dưới, dồn ở dưới thì dưới thịnh mà trên hư, cho nên khiến tai mắt không sáng tỏ, mà tay chân được mạnh (94).

 Cho nên, đều là cảm phải tà khí, mà về bộ phận trên thì bên hữu nặng hơn, về bộ phận dưới thì bên tả nặng hơn (95). Đó chính vì thiên địa âm dương không thể toàn vẹn được, nên tà khí cũng do chỗ thiếu hụt ấy để xâm lấn (96).

Cho nên, trời có tinh, đất có hình, trời có tám cõi, đất có năm hành, vì thế mới có thể làm được cha mẹ cả muôn vật (97).

 Thanh dương bốc lên trời, trọc Âm theo xuống đất (98).

 Nhân có sự động tĩnh, làm giường mối cho sự ‘thần minh’ nên mới phát triển được cái công   năng sinh, trưởng, thâu, tàng, hết rồi lại có (99).

 Chỉ bực người hiền, về bộ phận trên biết bắt chước trời để nuôi đầu, bộ phận dưới biết bắt  chước đết để nuôi chân, về bộ phận giữa lựa theo nhân sự để nuôi năm tạng (100).

Thiên khí thông vào phế, địa khí thông vào ách (thực quản), phong khí thông vào Can, lôi khí thông vào Tâm, cốc khí thông vào Tỳ, vũ khí thông vào Thận (101).

 Sáu kinh coi như sông, trường vị coi như biển, chín khiếu là nơi tiết ra của hơi nước (102).

 Lấy Âm dương của trời đất làm Âm dương của con người (103)

 Dương hãn, mượn tiếng ‘vũ’ của trời đất để đặt làm tên (104).

 Dương khí, mượn tiếng ‘lôi’ của trời đất để đặt tên (105).

 Bạo khí tượng với lôi, nghịch khí tượng với dương (106).

- Vậy về phương pháp trị liệu, nếu không bắt chước cái lý Âm dương của trời đất, sẽ khó thoát tai hại (107).

Cho nên khí tà phong nó đến, gấp hơn gió mưa (108). Người chữa bệnh giỏi, vhữa bệnh ngay từ lúc tà còn ở bì mao; bực thứ nữa, chữa tà khí vào tới cơ phu, bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới cân mạch, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới sáu phủ, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới năm tạng. Để tà vào tới năm tạng thì nửa chết, nửa sống (109). 

 Nếu cảm nhiễm phải tà khí của trời, thì sẽ hại tới năm tạng, nếu cảm nhiễm về sự nóng hay lạnh của loài thủy cốc thì sẽ hại tới sáu phu(110).û.

 Nếu cảm nhiễm phải thấp khí của đất, thì sẽ hại tới bì, nhục, cân, mạch (111).

Cho nên người khéo dùng châm, từ Âm phận dẫn qua dương phận, từ dương phận dẫn qua Âm phận. lấy bên hữu để trị bên tả, lấy bên tả để trị bên hữu, lấy ngoài biểu để biết trong lý, lấy tinh thần của mình để hiểu biết bệnh tình của người bệnh (113).

 Do đó, để xem cái nguyên nhân của bệnh nó phát sinh từ đâu, và cái lý tà, chính, hư, thực như thế nào...Như thế mới khỏi gây nên tai hại  (114).

Người khéo ‘chẩn’, xét ở sắc, ấn vào mạch, phải phân biệt Âm Dương trước đã (115). Xét rõ thanh hay trọc, để biết thuộc về bộ phận nào (116). Coi hơi thở, nghe tiếng nói, mà biết được sự đau đớn thế nào (117). Xem quyền, hành, qui, củ để mà biết được bệnh nó chủ về đâu[118]. Ấn tay vào bộ Xích, Thốn nhận rõ Phù, Trầm, Hoạt, Sắc ... mà biết được bệnh do đâu mà sinh ra (119). Rồi lại xem đến cả người không có bệnh, để rút kinh nghiệm, như thế sẽ không nhầm lẫn nữa (120).

Bệnh khi mới phát sinh, có thể dùng châm thích cho khỏi, khi bệnh thế đã thịnh, đừng vội dứt bỏ châm, đợi tà khí suy dần, sẽ thôi (121).

 Nhân cái lúc bệnh tà còn nhẹ, mà phạt dương cho nó tiết ra, đến khi bệnh thế đã thịnh, phải để cho nó giảm bớt dần, đến khi bệnh thế đã suy thì phải giúp ích chính khí cho nó đầy đủ thêm(122).

 Hình bất túc, dùng khí để ôn, tinh bất túc, dùng vị để bổ (123).

Nếu bệnh tà ở phần trên, làm cho nó vọt lên, nếu ở bộ phận dưới, dẫn cho nó hạ xuống, nếu đầy ở bộ phận giữa, nên theo bên trong mà tả (124).

 Nếu là tà biểu, tẩm vào nước cho phát hãn (125); Nếu ở bì mao làm cho phát tán (126); Nếu tà khí quá mạnh, nên dùng phép án ma cho thâu dẫn (127); nếu là thực, nên tán và tả (128).

 Xét rõ Âm dương, để chia nhu cương. Dương bệnh trị ở Âm, Âm bệnh trị ở dương (129).

 Định rõ khí huyết, cần giữ bộ vị (130). Nếu huyết thực, làm cho nó hành, nếu khí hư, nên tuyên dẫn cho thông xướng (131).

 

THIÊN 6:  ÂM DƯƠNG LY HỢP LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: trời là dương, đất là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm. Hợp cả tháng đủ, tháng thiếu, cộng có 360 ngày, thành một năm. Con người cũng ứng theo như vậy. Nay xét về ba kinh Âm, ba kinh Dương, lại có khi không tương ứng, là vì sao? (1).

Kỳ Bá thưa rằng: Về Âm dương, lúc bắt đầu, đếm có thể tới 10, suy ra có thể tới số trăm, do trăm đếm tới nghìn, do nghìn đếm tới vạn...Rồi đếm không thể đếm. Nhưng về cốt yếu, vẫn chỉ là có ‘một’ (2).

Trời che, đất chở, muôn vật mới sinh. Khi chưa tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là Âm xử, tức là Âm ở trong Âm, khi đã tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là Dương ở trong Âm (3).

Dương phát triển ra chính khí, Âm đứng vào địa vị chủ trì, Nhờ đó, sự sinh phát triển ở mùa xuân, sự trưởng phát triển ở mùa Đông. Nếu trái lẽ thường đó, khi bốn mùa của trời đất sẽ bị vít lấp (4).

Vậy cái lẽ biến của Âm dương, hợp với thể chất của con người, cũng có thể đếm mà biết được (5).

Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết sự ly hợp của ba kinh Âm ba kinh Dương (6).

Kỳ Bá thưa rằng: Thánh nhân ngảnh mặt sang phương Nam để trị dân, phía trước gọi là Quảng minh, phía sau gọi là Thái xung (7).

Cái nơi phát sinh ra Thái xung, gọi là Thiếu Âm (tức thận); phía trên Thiếu Âm gọi là Thái dương (tức Bàng quang) (8). Thái dương gốc phát khởi từ chí Âm, kết ở Mệnh môn, gọi là Dương ở trong Âm (9).

Từ khoảng giữa mình trở lên, gọi là Quảng minh (4). Phía dưới Quảng minh là Thái Âm, phía trước Thái Âm là Dương minh  (6), Dương minh gốc phát khởi từ Lệ đoái, gọi là Dương ở trong Âm(10).

Về ‘biểu’: của Quyết Âm là Thiếu dương (6). Thiếu dương gốc phát khởi từ Khiếu Âm, gọi là Thiếu dương ở trong Âm (8) (11).

Xem đó thì biết: sự ly hợp của ba kinh Dương. Thái dương là khai (mở), Dương minh là hạp (đóng) Thiếu dương là khu (cối cửa) (12)

Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau, ‘bác’ mà không ‘phù’, mệnh danh là Nhất dương (13).

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho Biết sự ly hợp của ba kinh Âm?...(14).

Kỳ Bá thưa:

Ở bên ngoài là Dương, ở bên trong là Âm (1) (15). Vậy ở bộ phận giữa thuộc Âm, mạch Thái xung ở về phía dưới, nên gọi là Thái Âm (16). Thái Âm gốc phát khỏi tự Aån bạch, gọi là Âm ở trong Âm (17). Phía sau Thái Âm là Thiếu Âm (Thận) (18). Thiếu Âm gốc phát khỏi từ Dũng tuyền gọi là Thiếu Âm ở trong Âm (19).

Phía trước thiếu Âm, gọi là quyệt Âm. Quyệt Âm gốc phát khỏi từ Đại đôn. Đó là ‘tuyệt dương’, trong Âm kinh, và gọi là ‘tuyệt Âm’ (19). Do đó, sự ly hợp của ba kinh Âm: Thái Âm là khai, quyết Âm là hạp, Thiếu Âm là khu (21).

Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau ‘bác’ chớ trầm, mệnh danh là nhất Âm (22).

Âm Dương đi lại không ngừng, chứa chất sự lưu truyền làm một chu, khi ở lý và biểu, cùng nhau thành công (23).

 

THIÊN  7ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi:

Người có 4 kinh, 12 tùng là thế nào? (24).

Kỳ Bá thưa:

Bốn kinh ứng với 4 mùa, 12 tùng ứng 12 tháng, mười hai tháng ứng 12 mạch (25).

Mạch có Âm Dương khác nhau. Biết dương sẽ biết được Âm, biết Âm sẽ biết được dương (26).

Phàm về Dương gồm có cả năm. Năm lần năm sẽ có hai mươi nhăm phần Dương (26).

Phàm gọi là Âm, tức là chân tạng. Nếu chân tạng hiện sẽ bại, bại sẽ chết (27).

Phàm gọi là Dương tức là dương của Vị quản (28).

Phân biệt được Dương sẽ biết được bệnh ở đâu; Phân biệt được Âm sẽ biết được thì kỳ chết hay sống (29). Mạch của ba kinh Dương ở đầu, mạch của ba kinh Âm ở tay, nhưng cũng chỉ do có một (30).

Phân biệt được mạch về Dương, sẽ biết được cái ngày kỵ của bệnh; phân biệt được mạch về Âm sẽ biết được thì kỳ chết hay sống (31).

Nhớ kỹ mạch về Âm dương, không nên tin lời bàn bậy (32).

Phàm mạch gọi là Âm dương: nhân ở ‘khứ’ là Âm, ‘chí’ là dương, tĩnh là Âm, động là dương, trì là Âm, sác là dương (33). Phàm muốn nhận mạch của chân tạng, nếu can ‘chí’ huyền tuyệt và ‘cấp’, 18 ngày sẽ chết; Tâm ‘chí’ huyền tuyệt, 9 ngày sẽ chết; Phế ‘chí’ huyền tuyệt, 12 ngày sẽ chết; Thận ‘chí’ huyền tuyệt, 7 ngày sẽ chết; Tỳ ‘chí’ huyền tuyệt, 4 ngày sẽ chết (34).

Bệnh về Nhị dương, phát sinh bởi Tâm và Tỳ. Về con gái, do sự uất kết, khiến cho nguyệt sự không thấy rồi truyền thành chứng phong tiêu. Nếu lại truyền làm chứng Tức bôn sẽ chết không chữa được (35).

Bệnh về Tam dương, phát ra chứng hàn nhiệt (rét nóng), ở bộ phận dưới thành chứng ung thũng, với ‘nuy, quyết, suyễn quyên’ .

Hoặc lại thêm chứng bì phu khô khan, hoặc chứng ‘đồi sán’ (2) (36).

Bệnh về Nhất dương thiểu khí (ít hơi) hay ho, hay tiết (1) (37).

Rồi truyền thành chứng Tâm thống, và thành chứng Cánh (2)

Bệnh về Nhị dương Nhất Âm, chủ về kinh hãi, bối thống, hay ợ, hay vươn vai...gọi là chứng phong quyết (38).

Bệnh  về Nhị Âm Nhất dương, hay trướng, Tâm mãn, hay thở dài (1) (39).

Bệnh và Tam dương Tam Âm gây nên chứng thiên khô, nuy dịch, và tứ chi không cử động được (1) (40)

Aùn vào mạch, thấy bật lên ‘nhất dương’, gọi là câu; thấy bật lên ‘nhất Âm’ gọi là Mao; thấy dương mạch bật lên mà cấp, gọi là Huyền; thấy dương mạch bật lên mà tuyệt, gọi Thạch;, thấy Âm Dương hai mạch, có vẻ bình quân, gọi là Lưu  (41).

Âm tranh dành ở bên trong, Dương rắc rối ở bên ngoài; phách hãn không thâu tạng, tức nghịch sẽ nóùåi dậy; rồi hun lên Phế, gây nên suyễn minh  (42).

Âm đó sinh ra, gốc có hòa mới là hòa (2). Nếu cương gặp cương, Dương khí sẽ bị phá tán. Âm khí cũng bị tiêu vong  (43).

Cương nhu không hòa, kinh khí sẽ tuyệt  (44).

Về loài tử Âm, chẳng qua 3 ngày thì chết; về loài sinh dương, chẳng qua 4 ngày thì chết (45).

Can truyền sang Tâm v.v...gọi là Sinh dương;, Tâm truyền sang Phế; gọi là tử Âm (46).

Phế truyền sang Thận, gọi là trùng Âm; Thận truyền sang Tỳ, gọi là tịch Âm. Chết, không chữa được (47).

Nếu kết về dương, thì thũng ở tứ chi  (48).

Nếu kết về Âm, thì tiện huyết hai thăng, tái kết thì hai thăng, tam kết thì ba thăng (49). Nếu kết ở khoảng Âm dương khe nhau, nhiều về bên Âm, ít về bên dương, thì gọi là Thạch thủy, thũng ở Thiếu phúc  (50).

Hai dương kết, gọi là Tiêu  (51).

Ba dương kết, gọi là Cách  (52).

Ba Âm kết, gọi là Thủy (53)

Một Âm một dương kết, gọi là Hầu tý (54).

Âm ‘bác’ Dương ‘biệt’, là mạch có thai,Âm dương đều hư, sẽ sinh chứng trường tiết mà chết  (55).

Dương xen vào Âm, sẽ thành chứng hãn; Âm ‘hư’, dương, ‘bác’, sẽ thành chứng băng (56).

Mạch ở Tam Âm đều ‘bác’, tới nửa đêm ngày thứ hai mươi, sẽ chết (57)

Mạch ở Nhị Âm đều ‘bác’, tới lúc mặt trời lặn ngày thứ mười ba, sẽ chết (58)

Mạch ở Nhất Âm đều ‘bác’, tới  ngày thứ mười sẽ chết  (59)

Mạch ở Tam dương đều ‘bác’ và ‘cổ’, tới ngày thứ ba sẽ chết (60)

Mạch ở Tam Âm, Tam dương đều ‘bác’, Tâm mãn (đầy) Âm Dương ở phục bộ phát ra hết, như có sự uất kết...Tới ngày thứ năm, sẽ chết (61).

Mạch ở Nhị dương đều ‘bác’, sẽ mắc bệnh ‘ôn’, nguy; không quá 10 ngày, sẽ chết (62).

THIÊN  8 LINH LAN BÍ ĐIỂN LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Xin cho biết 12 Tạng có những nhiệm vụ gì và quí tiện như thế nào?  (63)

Kỳ Bá thưa răng: (64)

Tâm là một cơ quan quân chủ, thần minh do đó mà sinh ra  (65).

Phế là một cơ quan tương truyền, chi tiết do đó mà sinh ra  (66)

Can là một cơ quan Tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra  (67)

Đởm là một cơ quan Trung chính, quyết đoán do đó mà sinh ra  (68).

Chiên trung là một cơ quan thần sứ, hỷ lạc do đó mà sinh ra (69)

Tỳ Vị là một cơ quan thương lẫm (kho đụn), năm vị đó mà sinh ra  (70)

Đại  trường là một cơ quan truyền đạo (đưa dẫn, bài tiết) sự biến hóa do đó mà ra (71)

Tiểu trường là một cơ quan thụ thinh (chứa đựng), hóa vật do đó mà sinh ra  (72)

Thận là một cơ quan Tác cường, kỹ xảo do đó mà sinh ra (73).

Tam tiêu là một cơ quan quyết độc, thủy đạo do đó mà sinh ra (74)

Bàng quang là một cơ quan châu đô,  tân dịch chứa ở đó, khi hóa thì sẽ tiết ra (75).

Phàm 12 cơ quan ở trên, không nên để cho ‘tương thất’ (76)

Cho nên, nếu chủ ‘minh’ thì dưới yên. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sống lâu, trọn đời không bị đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì thái bình (77).

Chủ không minh thì 12 cơ quan sẽ nguy, sứ đạo (tứ tâm) vít lấp, thân hình bị thương. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sinh đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì rối loạn. Nên phải răn giữ lắm mới được (78).

Chí đạo rất huyền vi, biến hóa thật vô cùng, ai biết tới gốc nguồn (79)

Ở trong cõi mờ tối, ai người biết mấu chốt? Lo nghĩ suốt đêm  ngày, sao cho được nên hay ? (80).

Cái số hoảng hốt, nảy ra từ hào ly; cái số hào ly, nảy ra từ độ lượng; từ nghìn suy đến vạn, rồi càng suy càng lớn thêm mãi, cho tới khối thể cùng cực, thân hình mới được chính (81).

Hoàng Đế nói rằng:

Thiện lắm thay! Tôi nghe cái đạo ‘tinh, quang’ thực là cái đức lớn của bực đại thánh. Muốn làm cho tuyên minh đạo ấy, nếu không trai giới, chọn ngày tốt, không giám thừa nhân (82).

Đế liền chọn ngày tốt, để bài luận trên đây vào trong nhà Linh lan (83).

 

THIÊN  9 : LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: Trời do cái tiết ‘sáu sáu’ để làm nên một năm; người do cái số ‘chín chín’ để ‘chế hội’; tính ra người cũng ba trăm sáu mươi nhăm tiết, để hợp với trời đất, đã lâu rồi. Nghĩa đó như sao, xin cho biết (1).

Kỳ Bá thưa rằng:

Cái tiết ‘sáu sáu’ và ‘chín chín’ chế hội, là cốt để phân rõ ‘thiên độ’ và ghi rõ ‘khí số’ (2).

Thiên độ cốt là chỉ để đo sự vận hành của nhật nguyệt (3). Khí số cốt để ghi cái công dụng của hóa sinh (4)

Thiên là dương, địa là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm; sự vận hành có phận kỷ, mỗi một chu có đường lối (5). Nhật vận hành được một độ, thì nguyệt vận hành được mười hai độ, mà còn lẻ nữa (6). Cho nên tính cả tháng thiếu, tháng đủ, cộng ba trăm sáu mươi nhăm ngày mà thành một năm, chứa các khí ‘doanh, sóc, hư’ lại mà thành ra tháng nhuận (7)

Lập cây thẳng làm nêu để nhận phương hướng, tính kỹ những giờ khắc thừa...Đó là hoàn tất cái nhiệm vụ thiên độ (8).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi đã được nghe thiên độ rồi. Xin cho nghe khí số, hợp lại với nhau như thế nào? (9)

Kỳ Bá thưa rằng :

Trời lấy ‘sáu sáu’ làm tiết, đất lấy ‘chín chín’ chế hội (10)

Trời có mười ngày, chọn sáu lần mười ngày mà chu giáp, thì thành một năm (11).

Những bực thông thiên đời xưa, biết được cái gốc về sự sống của con người, là gốc ở Âm dương. Cái khí đó ở đất thì là chín châu, ở người thì là chín khiếu, đề thông với tam khí (4).

Cho nên sinh ra năm tạng, mà khí thì có ba (5). Do ba mà thành đất, do ba mà thành người (6).

Ba mà nhân với ba, hợp lại thì thánh chín, chín chia ra làm chín dã (khu vực), chín đã chia ra làm chín tạng (7).

Cho nên ở con người, về hữu hình có bốn tạng về ‘thân có năm tạng’, hợp lại thành chín tạng để ứng với chín ‘dã’ ở trên (8).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi được nghe cái tiết ‘sáu sáu’ và cái số ‘chín chín’ rồi. Trên kia phu tử nói: ‘chứa khí...Thành nhuận’. Vậy chẳng hay thế nào là khí? (9)

Kỳ Bá thưa răng:

Năm ngày là một ‘hậu’, ba ‘hậu’ là một ‘khí’ sáu ‘khí’ là một mùa; bốn mùa là một năm...Mà đều theo khí của mùa để làm chủ trị (10).

Năm vận cùng rập theo nhau, để cùng đi, cứ đến chọn cái tháng cuối năm, hết vòng rồi lại bắt đầu. Mùa đã lập, khí tán bố, như vòng không chỗ nói. Về ‘hậu’ cũng một khuôn phép ấy (11)

Cho nên nói rằng ‘không biết sự ‘da lÂm’ trong một năm, sự suy hay thịnh của khí, và hư thực bởi đâu phát sinh...Không thể gọi là ‘lương công’ (12).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Bắt đầu năm vận, quanh đi như vòng không đầu mối. Vậy về ‘thái quá’ và ‘bất cập’ như thế nào (13).

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm khí thay đổi, đều có ‘sở thắng’, ‘thịnh’ hay ‘hư’ xảy ra là cái lệ thường (14).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Năm khí thay đổi, đều có ‘sở thắng’, ‘thịnh’ hay ‘hư’ xảy ra cái lệ thường (15).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là bình khí ?(16)

Kỳ Bá thưa rằng:

Không sai với thường hậu là bình (17)

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là thái quá bất cập?(18)

Kỳ Bá thưa rằng:

- Ở Kinh đã có nói rồi (19).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là Sở thắng?...(20)

Kỳ Bá thưa rằng:

Xuân thắng trường hạ, trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân... Đó là được cái thắng về năm hành; nhân lấy cái khí đó để đặt tên cho Tạng (21).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Sao lại biết là thắng?(22)

Kỳ Bá thưa rằng:

Cốt tìm ở cái khí của nó, nhưng đều phải bắt đầu từ mùa xuân. Nếu khí chửa đến mà đã đến, thì gọi là thái quá. Nóù sẽ bách cái ‘sở bất thắng’ mà lấn cái ‘sở thắng’. Như thế gọi là khi rÂm không phận, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, lương công cũng không thể ngăn được. Nếu đã đến mà không đến, thì gọi là bất cập. Như thế thì cái ‘sở thắng’ nó sẽ vọng hành, mà cái ‘sở sinh’ sẽ thu bệnh. Vì cái bất thắng nó bách đến nóùãi thế. Nên gọi là ‘khí bách’ (23).

Ta cần phải cầu cái lúc khi nó đến. Cẩn thận để chờ cho đúng lúc, khi có thể cùng hẹn. Nếu trái cái thì hậu ấy, thì cái khí của năm vận sẽ không phân, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, dù lương công cũng không chữa được (24).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Có sự gì duyên tập chăng?(25)

Kỳ Bá thưa rằng:

Khí của trời, không thể nào vô thường, nếu khí không duyên tập, tức là phi thường, phi thường thì là biến (26).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Phi thường thì sẽ biến như thế nào?(27)

Kỳ Bá thưa rằng:

Biến đến thì mắc bệnh, sở thắng thì nhẹ, sở bất thắng thì nặng. Nhân đó mà lại mắc thêm tà khí thì sẽ chết. Cho nên không phải ‘thì’ của nó thì bệnh nhẹ, đúng vào ‘thì’ của nó thì bệnh nặng (28).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: Khí hợp mà có hình, nhân biến mà đặt tên; cái vận của trời đất, sự hóa của Âm dương, đối với muôn vật, cái gì ít, cái gì nhiều, xin cho biết (29).

Kỳ Bá thưa rằng:

Loài thảo sinh ra năm sắc, đến sự biến của năm sắc, sức mắt không thể trông siết, loài thảo sinh ra năm vị, đến cái ngon của năm vị, người ta không thể dùng siết (30).

Sự thị dục của tạng không giống nhau, mà đều có giao thông với nhau.Trời nuôi con người lấy năm khí, đất nuôi con người bằng năm vị. Năm khí vào mũi, chứa ở Tâm Phế, khiến cho năm sắc sáng sủa, tiếng nói rõ ràng, năm vị vào miệng, chứa ở trường vị. Vị có nơi chứa, để nuôi năm khí. Khí hòa sẽ cùng sinh tân dịch thấm thuần, ‘thần’ do đó sẽ sinh ra   (31).

Hoàng Đế hỏi:

Hình tượng của các tạng như thế nào?(32)

Kỳ Bá thưa rằng:

Tâm là cái gốc của sinh mệnh con người, sự biến hóa của thần do đó là sinh ra. Vẻ tươi đẹp hiện lên mặt, và đầy đủ khắp huyết mạch. Nóù là kinh thái dương ở trong Dương, thông với khí mùa Hạ (33)

Phế là cái gốc của khí, phách ký túc ở đó. Nó phát hiện ra ngoài lông, và đầy ở trong bì phu. Nó là Thái Âm ở trong dương, thông với khí mùa Thu (34).

Thận là mộc nơi gốc của sự bế tạng, ‘tinh’ chứa ở nơi đó. Nó tốt đẹp lên tóc, đầy đủ ở trong xương, Nó là Âm ở trong thiếu Âm, thông với khí mùa Đông (35).

Can là cái gốc của sự làm lụng khó nhọc, hồn ký túc ở đó. Nóù tươi đẹp ra các móng tay chân, và đầy đủ ở trong gân. Nóù sinh ra huyết khí. Thuộc về vị là chua, thuộc về sắc là sanh. Nóù là Thiếu dương ở trong dương, thông với khi mùa Xuân (36).

Tỳ, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng Quang...là cái gốc của kho đụn. Vinh gửi ở nơi đó, gọi nó là một cơ quan như đồ dùng. Nóù hóa được các chất cặn bã, và du chuyển các vị vào hay ra. Nó tươi đẹp lên môi và xung quanh miệng. Nó đầy đủ ra ở thịt. Thuộc về là vị ngọt, thuộc về sắc là vàng. Nó là chi Âm, thông với thổ khí (5).

Tổng cộng tất cả mười một tạng, đều thủ quyết ở Đởm. (37)

Cho nên: mạch ở nhân nghinh thấy một thịnh, thì bệnh ở Thiếu dương, thấy hai thịnh thì bệnh ở Thái dương; thấy ba thịnh thì bệnh ở Dương minh; thấy bốn thịnh trở lên thì tức là cách dương (38).

Mạch ở thốn khẩu thấy một thịnh, thì bệnh ở Quyết Âm thấy hai thịnh thì bệnh Thiếu Âm; thấy ba thịnh thì bệnh ở Thái Âm. Thấy bốn thịnh trở lên thì tức là Quan Âm (39).

Mạch ở nhân nghinh với thốn khẩu đều thấy thịnh, gấp bốn lần trở lên thì gọi là quan cách. Mạch về chứng quan cách, nếu quá không thể hợp được với tinh khí của trời đất, thì sẽ phải chết (40).

 

THIÊN  10 :NGŨ TẠNG SINH THÀNH

 

 Tâm, hợp với mạch, vinh ra ở sắc, nó chủ ở Thận (1).

 Phế, hợp với bì (da), vinh ra ở lông, nó chủ ở Tâm  (2)

 Can, hợp với Tâm, vinh ra ở trảo (các móng tay chân), nó chủ ở Phế (3).

 Tỳ hợp với Nhục (thịt), vinh ra ở môi, nó chủ ở Can  (4)

 Thận, hợp với Cốt (xương), vinh ra ở tóc, nó chủ ở Tỳ (5)

Cho nên, ăn nhiều vị mặn (hàm) thì mạch đọng xít mà sắc biến (6). Ăn nhiều vị đắng (khổ) thì bì khô mà mao rụng (7).  Ăn nhiều vị cay (tân) thì cân cập (rút, khó co duỗi) mà trảo khô (8). Aên nhiều vị chua (toan) thì thịt (nhục) xúc (chùn) lại, mà môi rộp lên (9). Ăn nhiều vị ngọt (cam) thì xương đau mà tóc rụng (10).       

Đó là sự bị thương của năm Tạng do năm vị gây nên (11).

Cho nên: Tâm ưa vị khổ, Phế ưa vị tân, Tỳ ưa vị cam. Can ưa vị toan, Thận ưa vị hàm... (12) . Đó là cái ‘hợp’ của năm vị đối với năm Tạng, do đó mới nuôi khí của năm Tạng (13).

Phàm sắc hiện ra mặt: xanh bợt như sắc cỏ héo, thì chết, vàng bệch như sắc chỉ xác, thì chết, đen kịt như sắc bồ hóng, thì chết, đỏ sẫm như sắc máu đọng, thì chết, trắng bợt như sắc sương khô, thì chế. Đó là năm sắc hiện ra triệu chứng chết (14).

 Sắc xanh như màu lông chim trả (bói cá), sắc đỏ như màu mào gà, sắc  vàng như màu dưới bụng cua, sắc trắng như màu mỡ đông, sắc đen như màu lông quạ... Đều sống. Đó là 5 sắc hiện ra cái triệu chứng sống (15).

Sinh ra ở Tâm, muốn được như lụa bọc ‘chu’ (đỏ thẫm) sinh ra ở Phế, muốn được như lụa bọc ‘hồng’ (đỏ nhạt, phớt); sinh ra ở Can, muốn được như lụa bọc ‘cam’ (đỏ tía), sinh ra ở Tỳ, muốn được như lụa bọc hạt quát lâu (đỏ vàng), sinh ra ở Thận, muốn được như lụa bọc ‘tử’ (tía hắt, hơi có màu đen). Đó là chân khí của năm Tạng ‘vinh’ ra ngoài sắc mặt (16).

Sắc, Vị ứng với năm Tạng: Trắng, ứng với Phế, vị tần, đỏ, ứng với tâm, vị khổ vàng, ứng với Tỳ, vị ngọt; xanh ứng với Can, vị toan, đen, ứng với Thận, vị mặn (17).

Cho nên. trắng ứng với bì; đỏ ứng với mạch; xanh ứng với cân (gân); vàng ứng với thịt; đen ứng với xương (18).

Bao các mạch, đều dồn lên mắt (1); bao các tủy, đều dồn lại óc (óc là bể của tủy); bao các gân, đều dồn vào khớp (khớp xương), bao các huyết đều dồn vào Tâm; bao các khí đều dồn lên Phế... Đó là sự tuần hoàn sớm tối của ‘bốn chi, tám khí’  (19).

Người ta, khi nằm thì huyết dồn về Can. Can nhờ huyết nên hay trông; chân nhờ huyết nên hay đi; tay nhờ huyết nên hay nắm; ngón tay nhờ huyết nên hay cầm (20).

 Nằm, dậy, ra ngoài, bị gió thổi, huyết tụ ở bì phu. Thành chứng Tý (vít lấp tê đau); tụ ở mạch lạc thành chứng sáp (huyết không lưu thông), tụ ở chân thành chứng quyết (giá lạnh). Ba chứng đó, đều do huyết lẩn đi không trở lại được nơi cốt không mà gây nên (21).

Ở con người, có đại cốc 12 phận, tiểu khê 354 nơi, là 12 Du... Đó đều là nơi hội tụ của Vệ khí (22). Tà khí ‘khách’ ở đó, có thể dùng chÂm thạch cho tiết bỏ đi (23).

 Bắt đầu chẩn bệnh, phải xét rõ Âm dương kinh khí của 5 Tạng để đoán bệnh (24). Muốn biết bệnh bắt đầu từ kinh nào, phải lấy kinh khí của 5 Tạng làm căn bản (25).

Phàm: nhức đầu, đau trán là do dưới hư trên thực, lỗi tại Túc Thiếu Âm Cự dương, quá lắm thì vào Thận  (26).

Chóng mặt choáng váng, mắt mờ, tai điếc; là do dưới thực trên hư, lỗi tại Túc Thiếu dương quyết Âm, quá lắm thì vào Can (27).

Bụng đầy anh ách, suốt tới Chi cách, dưới quyệt, trên mạo (chóng mặt) lỗi tại Túc Thái Âm, Dương minh  (28).

Khái thấu hơi nghẽn, trong ‘hung’ quyết nghịch, lỗi tại Thủ Dương minh Thái Âm (29).

 Tâm phiền đầu nhức, bệnh ở trong cách, lỗi tại Thủ Cự Dương Thiếu Âm (30).

Về mạch: Có đại, tiểu hoạt, sắc, phù, trầm, có thể chia rõ, cái tượng của năm tạng, có thể lấy loại để suy, năm tạng hợp với năm Âm, có thể lấy ý để biết, năm sắc hiện ra nét mặt, có thể lấy mắt để trông. Người ta nếu hay đem hợp cả sắc với mạch thì về phép chữa bệnh có thể vẹn toàn (31).

‘Xích’ mạch hiện đến, thấy suyễn và kiên, ấy là có tích khí ở trong, do bị hại về sự ăn, bệnh đó gọi là Tâm tý. Nếu bệnh mắc bởi ngoại dÂm, thì cũng bởi nghĩ khiến cho Tâm hư, nên tà khí mới có thể phạm vào được (32).

‘Bạch’ mạch hiện đến, suyễn mà phù, đó là trên hư dưới thực, sẽ thành chứng kinh, bởi có tích khí ở trong Hung (33).

Nếu suyễn mà hư, thì gọi là phế tý hàn nhiệt. Bệnh này gây nên bởi say rượu mà nhập phòng  (34).

 ‘Thanh’ mạch hiện đến, trường mà bựt mạnh ở tả hữu, đó là bởi có tích khí ở Tâm hạ và hai bên sườn gọi là Can tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, với chứng sán giống nhau, hoặc lưng đau chân lạnh và đầu nhức (35).

 ‘Hoàng’ mạch hiện đến, đại mà hư, có tích khí ở trong bụng gọi là quyết sán, cùng một chứng trạng với đàn bà giống nhau. Bệnh này gây nên bởi tứ chi có mồ hôi mà gặp gió.  (36).

 ‘Hắc’ mạnh hiện đến, trên kiêm mà đại, đó là vì có tích khí ở tiểu phúc với tiền Âm, gọi là chứng thận tý. Chứng này gây nên bởi tắm gội nước lạnh mà đi nằm ngay (37).

Phàm xét những mạch Cơ kinh thuộc về ngũ sắc. Mặt vàng, mắt xanh; mặt vàng, mắt đỏ; mặt vàng, mắt trắng; mặt vàng, mắt đen... đều không chết  (38).

Nếu mặt xanh, mắt đỏ; mặt đỏ, mắt trắng; mặt xanh, mắt đen; mặt đen, mắt trắng; mặt đỏ, mắt xanh...đều chết (39).

 

 

THIÊN 11 : NGŨ TẠNG BIỆT LUẬN

 

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe những kẻ phương sĩ hoặc lấy não tủy làm Tàng, hoặc lấy Trường, Vị làm Tàng, hoặc lấy làm Phủ... mà đều lấy làm phải cả, không biết vì sao, xin nói rõ cho nghe... [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Não, tủy, cốt, mạch, đởm, nữ tử bào...sáu thứ đó đều do địa khí sinh ra. Nóù đều Tàng ở Aâm, mà tương với đất, chỉ có Tàng mà không tàng, gọi nó là “kỳ hằng chi phủ” [2]. Đến như Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang..., năm cái đó đều do thiên khí sinh ra. Khí của nó tượng với trời, chỉ tả mà không tàng. Nóù hấp thụ cái trọc khí của năm Tàng, nên gọi là “truyền hóa chi phủ”, nó không thể tích trữ được lâu mà phải du tả ngay [3].

Phách môn cũng là một cơ quan sai khiến của năm Tàng, thủy cốc tới nơi đó, không thể chứa lâu [4].

Phàm gọi là năm Tàng, tức là những cơ quan chứa tinh khí mà không tả, nó chỉ mãn mà không thực [5].

 Đến như phủ là một cơ quan truyền hóa mà không tàng, cho nên chỉ thực mà không thể mãn [6].

 Bởi vì: thủy cốc vào miệng, thời Vị thực mà Trường hư, khi thức ăn đã dẫn xuống, thời Trường thực mà Vị hư. Cho nên nói: “thực  mà không mãn, mãn mà không thực” [7].

Hoàng Đế hỏi rằng:

Khi khẩu sao lại có thể làm chủ cho cả năm Tàng?.  [8].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Vị, coi cũng như cái biển để chứa thủy cốc, nó là nguồn gốc của sáu phủ [9].

Năm vị ăn vào miệng, chứa ở Vị để nuôi khí của năm Tàng.  Khí khẩu cũng tức là Thái âm [10]. Phàm khí vị của năm Tàng sáu Phủ, đều sản xuất ra từ Vị, rồi biến hiện lên khí khẩu. Cho nên ở Tàng tượng luận đã nói: “năm khí hút vào mũi, chứa ở Tâm Phế [11]. Tâm phế có bệnh, mũi cũng vì đó mà thở không thông  [12].

Phàm trị bệnh, phải xét ở bộ phận dưới như Trường Vị, là cơ quan thu nạp và bài tiết thủy cốc, lại phải chẩn ở khí khẩu để đoán cái khí của Tàng, Phủ...Rồi mới nhận xét đến ý chí và bệnh tình ra sao [13].

 Nếu câu nệ vào quỉ thần, không thể nói là đức tốt, nếu lại ghét cả châm thạch, không thể tiến tới trí xảo  [14].

 Người mắc bệnh, không muốn để cho dùng đúng phương pháp để điều trị, bệnh tật không khỏi, dù có cố chữa cũng là vô ích [15].

 

THIÊN 12 : DỊ PHÁP PHƯƠNG NGHI LUẬN

 

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Y giả trị bệnh, cùng một bệnh mà phép chữa không giống nhau lại cùng đều khỏi, là vì sao” [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do địa thế khác nhau [2].

 Tí như Đông phương, là một khu vực cái khí của trời đất bắt đầu phát sinh từ đó. Nơi đó sản xuất cá và muối, nên gần bể, người sinh ở nơi đó hay ăn cá và ưa vị mặn. Ở đã lấy làm quen, ăn đã lấy làm ngon. Cá ăn nhiều khiến người hay có chứng nhiệt trung (nóng ruột) vị mặn thắng được huyết, nên người ở đó phần nhiều sắc đen mà thớ thịt thưa doãng. Thường mắc phải bệnh ung thũng (mụn nhọt). Về phép trị, nên dùng Biêm Thạch. Cho nên Biêm thạch sản xuất ở phương Đông [3].

Tây phương là một khu vực sản loài kim ngọc, sa thạch cũng tụ họp nơi đó. Khí của trời đất chủ về thâu dẩn. Người sinh ở nơi đó thường ở nơi cao có nhiều gió, thủy thổ lạnh lẽo và cứng rắn. Dân thường mặc áo lông, ăn những vị đậm béo, nên tạng người béo chặt và nhiều mỡ... Do đó, tà khí không thể phạm được vào thận thể, tật bệnh chỉ có thể tà bên trong phát ra  [4].

Về phép điều trị, nên dùng độc dược (các thứ thuộc có chất độc). Cho nên độc dược cũng sản xuất ở Tây phương .

Bắc phương là một khu vực bế tàng của trời đất. Đất ở đó phần nhiều cao như gò núi, gió rét cắt da, nước đóng thành băng. Người sinh nơi đó thường tụ họp quây quần và uống sữa. Do đó, tàng hàn, sinh ra chứng mãn (đầy). Phép chữa nên dùng ngải cứu, cho nên ngải cứu cũng sản ra ở phương Bắc [5].

Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí rất thịnh ở nơi đó. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều vụ lộ (sa mù và mốc). Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp (như tương, mắm), Tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý.

Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” cũng sản xuất tại phương Nam  [6].

Trung ương, đất bằng phẳng và ẩm thấp, là một khu vực trời đất sinh ra muôn vật đông nhiều. Người sinh nơi đó, ăn uống nhiều thứ mà không bị vất vả lắm, nên thường mắc bệnh nuy, quyết, hàn, nhiệt [7].

Về phép chữa nên dùng “đạo dẫn án cược “ cho nên phép đạo, dẫn, án cược cũng sán xuất ở Trung ương.

Cho nên thánh nhân tùy theo các địa phương, các khí hậu để thi dụng các phương pháp trị liệu, đều được thích nghi (đúng). Vì thế nên, phép trị khác mà bệnh đều khỏi.

THIÊN 13 : DI TINH BIẾN KHÍ LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe đời xưa trị bệnh, làm cho di ích tinh, biến hóa khí... chỉ cần dùng phép Chúc do mà thôi. Đến đời nay trị bệnh, dùng độc dược để trị bên trong, dùng châm thạch để trị bên ngoài... Thế mà có người khỏi, có người không khỏi, là vì sao? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Về đời vãng cổ, người ở lẫn vào khoảng cầm thú, động tác (làm mạnh) để cho khỏi hàn, Aâm cư (núp dưới bóng râm) để cho khỏi nắng. Bên trong không có gì hệ lụy, bên ngoài không có sự gì bó buộc. Đó là một thời đại điềm đạm, ý chí hoàn toàn thỏa thích, tà không thể lọt vào sâu. Vì thế nên không cần dùng độc dược để trị bên trong, dùng châm thạch để trị bên ngoài... Mà chỉ dùng Chúc do cũng có thể khỏi [2].

 Đến đời nay thời khác hẳn. Sự ưu hoạn làm rầy bên trong, việc nhọc nhằn làm lụy bên ngoài, đã trái với khí của bốn mùa, lại ngược cả sự “thích nghi” của hàn thử (rét nóng). Gió độc thổi tới luôn, hư tà quanh sớm tối...Bên trong vào sâu tới Phủ, Tàng, cốt, tủy, bên ngoài làm thương đến không khiếu, bì phu. Vì thế nên bệnh nhẹ hóa nặng, bệnh nặng thời chết, dù cho Chúc do cũng không công hiệu [3].

Hoàng Đế khen phải, rồi lại hỏi rằng:

Tôi muốn khi trị bệnh, biết rõ được sống chết, phân biệt được hiềm nghi, tìm tới điều cốt yếu, không hề thiếu sót... Làm thế nào được như vậy? [4]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Xem sắc, chẩn mạch, là một điều kiện rất cần thiết. Phải hợp với năm hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, và thời tiết của bốn mùa, gió của 8 phương...Đều có thể do sắc và mạch để xét đoán [5].

 Về đời Trung cổ, đối với việc trị bệnh, đợi bệnh đến rồi mới trị. Dùng thang dịch (thuốc nước) điều trị trong 10 ngày, để trừ khử các chứng bệnh thuộc về “tám gió, năm tý” [6].

Nếu qua mười ngày mà vẫn không khỏi sẽ phải dùng các cành của loài thảo tô, thảo cai (cành và rễ), cả gốc lẫn ngọn để điều trị. Tiêu, bản đã được, ta sẽ tiêu tán [7].

 Đến đời gần đây thời không được thế nữa. Không biết nhận khí hậu của bốn mùa, không hiểu lẽ âm dương, không biết đường thuận nghịch. Khi bệnh đã thành rồi, mới dùng “vi châm” để trị bên ngoài, dùng thang dịch để trị bên trong, bọn thô công lại càng liều lĩnh, cho là bệnh có thể dùng phép “công” khiến cho bệnh cũ chưa khỏi, bệnh mới lại sinh ra...đó thật là cái lỗi không chịu xét rõ sắc và mạch, không nhận đích được tinh khi thịnh hay hư, và cái lẽ “tiêu bản”, nên mới đến như vậy [8].

Hoàng Đế hỏi rằng:

Xin cho biết lẽ cốt yếu thế nào? [9]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Cái cốt yếu của sự trị bệnh là xét ở sắc và mạnh. Sau khi đã nhận rõ thế nào là thuận, thế nào là nghịch, thế nào là tiêu, thế nào là bản, rồi lại phải xét xem có “thần” hay không. Nếu không có thần thời sẽ chết. Đó là cái cốt yếu của sự trị bệnh [10].

 

THIÊN 14 : THANG DỊCH GIAO LỄ LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Dùng ngũ cốc để làm thang dịch với giáp lễ (rượu ngọt), như thế nào? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phải dùng gạo lúa đạo (tức gạo nếp) đun bằng rơm lúa đạo Gạo lúa đạo có cái tính chất hoàn toàn để nuôi được năm tàng, rơm lúa đạo có cái khí hợp với “bính tân” để hóa thủy và nuôi được ngũ tàng. Sở dĩ dùng như vậy là cốt để cho giúp ích cái sự chuyển vận của trung ương, để thấp nhuần ra bốn tàng bên ngoài [2].

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Đời thượng cổ tuy có làm ra thang dịch, giao lễ, nhưng chỉ làm mà không dùng, là vì cớ sao ? [3]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Các bực thánh nhân đời xưa làm ra thang dịch giao lễ, là chỉ làm để phòng bị khi nào tà khi nó phạm đến đấy thôi. Nhưng các người về thời kỳ đó, phần nhiều giữ được hoàn toàn thiện chân, nên tặc phong không mấy khi phạm vào được. Vì thế, dù có làm ra thang dịch giao lễ, mà cũng không mấy khi phải dùng tới [4].

Đến đời trung cổ về sau, về sự giữ gìn thiện chân cũng đã có phần không được hoàn toàn chu đáo, mà tặc phong cũng có đôi khi phạm tới; khi đó dùng tới thang dịch giao lễ thời rất là công hiệu. [5]

Hoàng Đế hỏi rằng:

Đến đời nay thường dùng mà bệnh cũng không thấy khỏi hẳn là vì sao? [6]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Ở đời này, tất phải thu góp các thứ độc dược để trị bên trong, và các thứ “xàm, thạch, châm, ngải” để điều trị bên ngoài, thời bệnh mới mong khỏi được [7].

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Đôi khi thấy người ta trị bệnh, đã châm thích khắp các nơi bì nhục gân cốt, và các huyết mạch cũng đều đã sơ thông, mà công hiệu vẫn không thấy, là vì sao?[8]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là vì người dùng châm không sử dụng được tinh thần, nên dù có trị cũng là vô ích [9].

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là không sử dụng được tinh thần? [10]

Kỳ Bá thưa rằng:

Người dùng châm, nếu tinh thần của mình không chuyên nhất, thì ý của mình không vững vàng, thời dù có châm, bệnh cũng khó lòng khỏi. Giờ, bệnh nhân tinh thần đã tan rã, vinh vệ lại hao mòn, lại thêm thị dục vô cùng, ưu hoạn nóùái tiếp, tinh khí bại hoại, còn khỏi sao được [11].

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Bệnh lúc mới phát sinh, còn kết tụ ở ngoài bì phu. Nếu không điều trị ngay, lại để đến lúc bệnh đã thành, thời dù có châm thạch, lương dược cũng không kịp nữa. Các lương công đời bây giờ, cũng đã đều biết phương pháp dùng thang dịch, biết các số hạn của bệnh khi tiến hay thoái, lại gần gụi bên cạnh, nghe rõ tiếng nói, xét rõ mạch sắc... Thế mà chữa bệnh vẫn không khỏi, là vì sao? [12]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh ở nơi gốc, mà “công” lại trị ở nơi ngọn, tà khí đâu vẫn đóng đấy, khỏi sao được? [13]

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Dương khí không bảo vệ được ở ngoài bì phu đó là vì Dương khí ở năm Tàng đã kiệt. Tân dịch không được nhờ khí hóa của Bàng quang, nên đầy ràn ra ngoài bì phu, bì phu phù thũng, tứ chi co rút...Gặp chứng trạng như vậy, nên điều trị theo phương pháp nào? [14]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Nên làm cho huyết mạch điều hòa, dồn bỏ tích trệ bên trong, vận động tứ chi cho khi huyết khỏi ngưng trệ, làm làm cho Phế khi ấm áp...Cơ nhục và huyết mạch đã điều hòa, thời chứng thũng mãn sẽ tiêu. Tiếp đó, lại dùng phép “khai qủi môn” (làm mở chân lông, tức phát hãn) và  “khiết tĩnh phủ” (thông bàng quang, tức lợi tiểu tiện), tinh khí sẽ do đó mà hồi phục, Dương khí của năm Tàng đều được tán bố...Bệnh sẽ tự khỏi [15].

 Hoàng Đế khen phải [16].

 

THIÊN 15 :  NGỌC BẢN LUẬN YẾU

 

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe ở thiên Qũi đạc, Kỳ Hằng, nói về bệnh ý nghĩa, phương pháp không giống nhau, vậy phương pháp dùng thế nào? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

 “Qũi đạc” là một phương pháp đo lường xem bệnh nóùâng hay sâu; “Kỳ Hằng” là nói về các chứng bệnh khác thường. Hãy xin nói về “chí, số” phàm mạch biến về năm sắc, sự đo lường về những bệnh khác thường [2] “kinh” dù khác mà “đạo” thời chỉ có “một”. “Một” đó tức là cái “thần” của con người. Khi thần ấy đã có, sẽ vận chuyển tới khắp năm Tàng, không còn bị ngừng trệ. Nếu bị ngừng trệ, tức là không có được sự vận chuyển từ trước. nghĩa đó rất tinh, rất vi, không thể coi thường, mà không chú ý [3].

Phàm dung sắc của con người, hiện ra ở bộ phận trên, dưới, tả, hữu, đều có sự “thích nghi” của nó.Thấy sắc hiện ra có vẻ nóùâng nóùåi, đó là bệnh tà chửa vào sâu, nên dùng thang dịch để điều trị, trong vòng 10 ngày, có thể khỏi (tức là hết lượt của 10 can) [4] . Thấy sắc hiện ra có vẻ xa sâu, đó là bệnh tà đã vào sâu, phải dùng dược tễ để điều trị, trong vòng 21 ngày có thể khỏi. (1) [5].Nếu thấy sắc hiện ra có vẻ thật sâu, đó là bệnh tà đã quá nặng, phải dùng giao lễ để điều trị, trong vòng 100 ngày có thể khỏi [6]. Nếu bệnh nhân sắc mặt trắng bợt, thịt má hốc hác không thể chữa. Nhưng cũng phải quá thời hạn 100 ngày, mà hạch đoản, khi tuyệt mới chết [6]. Nếu mắc phải ôn bệnh, mà thể chất hư quá, cũng chết [7].

 Như trên kia đã nói: “dung sắc hiện ra ở bộ phận trên, dưới, tả, hữu..”Đó là vì, sắc hiện ra ở bộ phận trên tức là cái triệu chứng bệnh thế đương hăng , nên gọi là “nghịch”, thấy sắc hiện ra ở bộ phận dưới, tức là cái triệu chứng bệnh thế đã suy, nên gọi là “thuận” [8].

 Con gái, sắc hiện ra ở bên hữu...Con gái thuộc âm, mà bên hữu cũng thuộc âm, như thế là “độc âm” nên gọi là “nghịch”. Nếu hiện ra ở bên tả, là Dương đã hòa với âm, tức là “thuận” [9]. Con trai sắc hiện ra bên tả...Con trai thuộc dương, mà bên tả cũng thuộc dương, như thế là “độc dương”, nên gọi là “nghịch” nếu hiện ra ở bên hữu, là Aâm đã hòa với Dương, tức là “thuận” [10]. Lại như: con trai mà sắc hiện ra bên tả, thế là “Trùng dương” nên ra bệnh chết, con gái mà sắc hiện ra bên hữu, thế là “Trùng âm” cũng là bệnh chết. Đó là do Aâm Dương tương phản mà gây nên bệnh [11]. Phương pháp điều trị, cần phải xét ở mạch xem phù hay trầm, như cán cân không để cho sai lệch...Đó là qui tắc của các thiên “Kỳ hằng” và “Quĩ đạc” vậy [12].

Phàm vào mạch, thấy mạch bựt mạnh lên tay, đó là mạch trạng của chứng Tý (tay đau và tê), chứng Liệt (chân đau và tê), chứng lúc hàn, lúc nhiệt [14]. Mạch hiện ra, chỉ có Aâm mà không có Dương, hoặc chỉ có Dương mà không có Aâm, gọi là mạch “Cô” [15]. Có Aâm mà không có Dương là mạch trạng của chứng vệ khi tiêu mòn, có Dương mà không có Aâm, là mạch trạng của chứng vinh khí tiêu mòn [16]. Mạch hư mà lại kiêm có chứng tiết (tả), đó là vì đoạt huyết (mất huyết). Bởi huyết thuộc về Aâm loại, chứng “tiết” dù không phải huyết (mất huyết), nhưng huyết do đó mà hư, nên mới gọi là “đoạt huyết” [17].

Mạch “cô” thuộc về tình trạng thiên thắng, nên mới gọi là “nghịch” nếu chỉ “hư”, còn có thể bổ, nên mới gọi là “thuận” [18].

Phàm muốn thi hành cái phương pháp của thiên Kỳ hằng, phải từ Thái âm trước. Bởi khí khẩu thuộc Thốn, có thể quyết được sống hay chết. Nên phải chú ý vào đó[19] .

Ở ngũ hành, phàm cái gì khắc lại mình, gọi là “sở bất thắng”; nếu làm theo sự “sở bất thắng”, tức là nghịch, nghịch thời chết (1); [20]

Ở ngũ hành, phàm cái gì mình khắc lại được, gọi là “sở thắng”; nếu làm theo sự “sở thắng”, tức là thuận, thuận thời sống (2) [21].

Cho nên tám gió và bốn mùa, hoặc làm theo “sở bất thắng”, hoặc làm theo “sở thắng”, đều hết rồi lại bắt đầu. Nếu qua một lần “nghịch hành”, thời tức là “hành sở bất thắng”, bệnh tất chết, không chối được nữa [22].

 

THIÊN 16 : CHẨN YẾU KINH CHUNG LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi rằng: [1]

Cái cốt yếu của phép chẩn mạch, như thế nào? [1].

 Kỳ Bá thưa rằng: [2]

Tháng giêng, tháng hai, khí trời mới sinh, khí đất mới chớm...Khí của người qui tụ vào Can, vì Cân thuộc Mộc [2].Tháng ba tháng tư, là hai tháng Thìn. Tỵ [3].Nguyệt kiến thuộc về Thổ với Hỏa. Khí  trời lúc đó đã tỏ hẳn, khi đất úc đó đã định hẳn, khi của người qui tụ vào Tỳ, vì Tỳ thuộc Thổ, mà Thổ lại sinh Hỏa [4].

Tháng năm tháng sáu là hai tháng Ngọ và Vị (Mùi). Nguyệt kiến thuộc Hỏa. Hỏa thuộc phương Nam. Khi trời đã thịnh, khí đất đã cao, khí của người qui tụ lên đầu. Vì đầu thuộc về Nam phương Hỏa [5].

Tháng bảy, tháng tám là hai tháng Thân, Dậu. Nguyệt kiến thuộc Kim. Kim thuộc Tây phương. Dương khí của trời đã giáng xuống, mà Aâm khí của đất bốc lên, mới bắt đầu túc sái (hanh và lạnh); Khí của người qui tụ vào Phế, vì Phế thuộc về Tây phương Kim [6].

 Tháng chín, tháng mười, là hai tháng Tuất, Hợi. Nguyệt kiến thuộc về Thủy. Aâm khí mới bắt đầu đọng giá, địa khí mới bắt đầu vít lấp; Khí của người qui tụ vào Tâm... Tức là Dương khí đã vào Tàng [7].

 Tháng mười một, tháng mười hai là hai tháng Tí, Sửu. Nguyệt kiến thuộc Thủy, Thủy thuộc về phương Bắc. Thủy đã cứng rắn, khí đất đã hợp, khí của người qui tụ vào Thận. Vì Thận thuộc bắc phương Thủy [8].

 Cho nên, mùa xuân thời “thích” ở Tán du (các du huyết ở đường mạch), với các tấu lý. Thấy chớm máu thì thôi. Nếu bệnh hơi quá, thời cho hơi sâu châm xuống, để cho khí đạo được lưu thông [9].

 Mùa hạ “thích” vào Lạc du (các huyệt của Lạc), thấy chớm máu thì thôi. Nếu để khí đạo truyền đi quá, lại gây nên sự bế tắc, mà bệnh đau càng tăng [10].

 Mùa Thu “thích” vào các thớ thịt ở bên trong bì phu. Hoặc để nóùâng, hoặc xuống sâu, nhưng chỉ được vào tới thớ thịt, hễ thấy thần khí biến chuyển, thời thôi ngay [11].

 Mùa Đông, thích vào các “Du khiếu” ở bên trong thớ thịt (gần tới xương), bệnh nặng, cho thẳng châm xuống, bệnh nhẹ, chỉ nên châm tới thớ thịt thời thôi [12].

 Tất cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có nơi “thích” nhất định, mà sâu nóùâng đều có phép, không thể nhầm lẫn [13].

 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Hạ thời mạch loạn, khiến người khí sút đi, tà khí sẽ lấn vào cốt tủy, bệnh không thể khỏi. Do đó bệnh nhân sẽ không muốn ăn, và thiếu khí [14].

 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Thu, thời bệnh nhân gân sẽ co rút và khí nghịch, lại sinh ra chứng khái thấu, bệnh không thể khỏi, thường lại thêm cả chứng kinh, hoặc hay khóc [15].

 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Đông, khiến cho tà khí bám chặt vào trong Tàng, bệnh nhân sinh ra trướng mãn, và cứ lẳng lặng không muốn nói thành tiếng [16].

 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, thời không những bệnh không khỏi, mà lại khiến bệnh nhân sinh ra rã rời mỏi mệt [17].

 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Thu, thời không những bệnh không khỏi, lại khiến bệnh nhân trong lòng như muốn không nói gì, và cứ sợ sệt như người sắp bị bắt [18].

 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Đông, không những bệnh không khỏi, mà lại khiến bệnh nhân thiểu khí thường hay gắt gỏng khó chịu [19].

 Mùa Thu mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, không những  bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân cứ thắc mắc như định làm việc gì, đến lúc đứng lên làm thời lại  quên [20].

 Mùa Thu thích vào bộ phận của mùa Hạ, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân chỉ muốn nằm bày bạy, mà lại hay mơ mộng [21].

 Mùa Thu mà thích vào bộ phận của mùa Đông, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân thường rờn rợn ghê rét [22].

 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân chỉ muốn nằm, nhưng dù nằm mà vẫn không sao chớp được mắt [23].

 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Hạ, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân khí tiết quá nhiều ra ngoài gây thành các chứng tý [24].

 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Thu, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân sinh ra chứng khác [25].

 Phàm thích vào Hung hay Phúc, cần nhất là phải tránh năm Tàng [26].Nếu trúng vào tâm, thời chỉ trong một đêm một ngày sẽ chết [27]. Nếu trúng vào tỳ, thời 5 ngày sẽ chết. Nếu trúng vào thận thời bảy ngày sẽ chết [28]. Nếu trúng và phế thời năm ngày sẽ chết [29].

 Nếu trúng vào cách, cũng là một loại thương trúng, bệnh dù có khỏi, nhưng quá một năm tất cũng phải chết [30].

 Thích, mà biết tránh năm tàng, tức là biết sự thuận nghịch đó [31]. Nóùi về thuận, tức là chỉ vào cái nơi mà Cách với Tỳ Thận giáp nhau [32].  Nhưng kẻ không biết thời trái lại thế [33].

 Thích vào Hung Phúc, phải lấy miếng vải mỏng phủ lên cái huyệt của mình định thích đã, rồi mới dùng châm từ trên vải mà thích xuống. Thích một lần không khỏi lại thích thêm lần nữa. Lúc thích cần châm phải vững vàng ngay ngắn [34]. Thích vào chỗ sưng, nên làm lung lay mũi châm, nếu thích vào kinh mạch, thời đừng lung lay mũi kim. Đó là nói về phương pháp thích [35].

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Chứng trạng lúc cuối cùng của mười hai kinh mạch như thế nào? [36].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch của kinh Thái dương, tới khi cuối cùng, thời chứng trạng phát hiện, mắt trợn ngược, tay chân uốn lật trái lại, hoặc co quắp không duỗi ra được, sắc mặt trắng bợt, mồ hôi ra đầm đìa, lúc đó sẽ chết [37].

 Mạch của kinh Thiếu dương, tới lúc cuối cùng, các khớp xương đều rã rời, con ngươi mắt trông lệch sang một bên. Trong vòng một ngày rưỡi thời chết. Hễ lúc nào thấy sắc mặt đương tái xanh, bỗng chuyển trắng bợt, tức là lúc thần chết đã đến [38].

 Mạch của kinh Dương minh tới lúc cuối cùng, miệng và tai thường méo lại hoặc vạy đi, hay sợ, nói càn, mạch ở tay và chân đều bật lên rất mạnh, ngoài da thịt không biết đau ngứa, đó là lúc sắp chết [39].

 Mạch ở kinh Thiếu âm tới lúc cuối cùng, sắc mặt đen xạm, răng khô và bợn bẩn, bụng trướng lên và vít lấp cả trên dưới không thông đó là thời kỳ chết [40].

 Mạch ở kinh Thái âm tới lúc cuối cùng, bụng trướng bế, khó thở, hay ợ, hay ọe, thời khí nghịch, khí nghịch thời mặt đỏ lên, khí không nghịch thời trên dưới không thông, không thông thời sinh ra mặt đen sạm, bì mao khô đét đi...Đó là thời kỳ chết [41].

 Mạch của kinh quyết âm tới thời kỳ cuối cùng, bệnh nhân nóng ruột, cổ khô, hay đi tiểu, trong lòng buồn bực, quá lắm thời lưỡi rụt, thận nang co rúm lại...Đó là thời kỳ chết [42].

 Trở lên là những bại chứng của 12 kinh [43].

THIÊN 17 : MẠCH YẾU TINH VI LUẬN

 

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Phương pháp chẩn mạch, như thế nào? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phương pháp chẩn mạch, nên chọn về lúc sáng sớm; lúc đó; âm khí chửa động, dương khí chửa tán, uống ăn chưa dùng, “kinh mạch” chưa thịnh, “lạc mạch” điều hòa, khí huyết chưa loạn...Lúc đó mới có thể chẩn mạch của người có bệnh [2].

“Thiết mạch” để nhận xét âm dương của năm Tàng động tĩnh thế nào, “quan sắc” để nhận xem hình thể của bệnh nhân thịnh suy thế nào...Năm Tàng hữu dư, hay bấc túc, sáu phủ cường kiện hay suy nhược...Hợp cả lại để cùng xem xét và quyết tử sinh [3].

Mạch, là một cái kho của huyết [4]. Mạch trường thời khí vượng, mạch đoản thời khí bệnh, mạch sác thời tâm phiền [5]. Mạch Đại thời bệnh tiến [6]. Mạch ở Thốn khẩu thịnh thời khí bốc lên [7]. Mạch ở xích trung thịnh thời khí thụt xuống (thành bệnh trướng) [8]. Mạch Đại thời khí suy, mạch tế thời khí ít, mạch sác thời tâm thống [9].

 Mạch cuồn cuộn đến tuôn như suối nước chảy đó là bệnh tăng tiến mà sắp tới lúc tệ bại, mạch đi lườn lượt thẳng như dây cung, tức là cái triệu chứng của sự chết [10].

Năm sắc hiện ra ngoài mặt, đó là cái tinh hoa của khí[11].

 Sắc xinh muốn được như lụa trắng bọc chu sa không muốn như cục son [12].

 Sắc trắng muốn được màu lông ngỗng, không muốn như hạt muối [13].

 Sắc xanh muốn được như mầu ngọc bích, không muốn như sắc chàm [14].

 Sắc vàng muốn được như the trắng bọc Hồng hoàng, không muốn như Hoàng thổ [15].

 Sắc đen muốn được như màu sơn then, không muốn như  nhọ nóùài [16].

 Nếu cái tinh hoa của năm sắc hiện cả ra ngoài, thời không thể thọ được [17].

 Cái khí tinh minh của năm Tàng, cốt nhờ nó để nhận biết muôn vật, chia rõ trắng đen nhận rõ ngắn dài. Nếu lại coi dài là ngắn, coi trắng như đen...Đó tức là cái triệu chứng khí tinh minh của năm Tàng đã suy kiệt [18].

Năm Tàng là cơ quan ẩn khuất ở bên trong, nhưng tiếng nói và sắc mặt, đôi phen vẫn phát hiện ra bên ngoài [19].

 Phàm người trung thịnh, tàng mãn, do khí thắng mà lại bị thương về sự “khủng” (thuộc thận), nghe tiếng nói văng vẳng như người ở trong nhà nói “vọng” ra đó là trung khí bị thấp khí xâm lấn [20].

 Nếu giọng nói nhè nhẹ, nói vài tiếng cách quãng, lúc lâu rồi mới lại nói tiếp... Đó là mắc chứng đoạt khí (khí bị hao mất) [21].

 Bệnh nhân tung bỏ chăn, lật bỏ áo, nói năng càn bậy, không kể gì người thân hay sơ... Đó là thần minh (tức thần khí của 5 tàng) bị rốn loạn [22].

 Đại tiện bất cấm, là do Tỳ Vị đã bại, tiểu tiện bất cấm là do Bàng quang đã suy. Hai cơ quan đó, giữ lại được thì sống, không giữ lại được thì chết [23].

 Con người cường kiện, là nhờ ở năm tàng. Đầu là một cái kho để chứa thần khí của năm tàng. Nếu bệnh nhân đều lệch đi, mắt lõm vào đó là tinh thần sắp mất [24].

 Vai với lưng, là phủ của bộ phận Hung (lồng ngực, ức). Nếu bệnh nhân lưng gù xuống vai lệch đi, đó là bộ phận Hung đã bị hỏng [25].

 Yêu (chỗ ngang thắt lưng), nó là phủ của thận. Nếu bệnh nhân không uốn đi lật lại được, đó là thận sắp bị hỏng [26].

 Đầu gối, nó là phủ của Cân. Nếu bệnh nhân không co vào duỗi ra được, lúc đi thời cứ phảo lom khom... Đó là lúc cân sắp bị bại [27].

 Cốt (xương) nó là phủ của Tủy. Nếu bệnh nhân không đứng lâu được, hoặc đi thời lảo đảo... Đó là xương sắp bị bại. Vậy con người được phủ khí mạnh thời sống, trái lại, nếu mất thời chết [28].

 Kỳ Bá nói:

Tàng thuộc âm. Phủ thuộc Dương, Thu Đông thuộc Aâm, Xuân Hạ thuộc Dương [29]. Thận chủ về cái khí bế tàng của mùa Đông, mà lại trung thịnh, tàng mãn, vậy đó là do cái tinh của Thận tàng hữu dư [30]. Bàng quang chủ về cái khí Hạ thịnh của Thái dương, mà lại tiểu tiện bất cấm, đó là do cái khí của Bàng quang bất túc gọi là Tiêu. Đó là những chứng trạng với bốn mùa [31].

 Nếu nên thái quá mà lại bất túc, gọi là “tinh” tức lá cái tinh của thận tàng bị tiết ra ngoài, nên bất túc mà lại hữu dư, gọi là “tiêu”, tức là cái thủy của Bàng quang lại chứa lại ở bên trong. Những hiện tượng đó do Tàng, Phủ, Âm, Dương không “tương ứng” với nhau, gọi nó là chứng quan cách [32].

Hoàng Đế hỏi rằng:

Mạch, động ứng về bốn mùa thế nào? Làm sao biết được bệnh nơi đâu? Làm sao biết được bệnh biến thế nào? Làm sao biết được bệnh bỗng ở bên trong? Làm sao biết được bệnh bỗng ở bên ngoài? Xin cho biết rõ năm điều đó [33].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Ngoài muôn vật, trong 6 hợp, sự biến của trời đất, lẽ ứng của âm dương. Cái ấm của mùa Xuân sẽ gây nên cái nóng của mùa Hạ, cái “phẫn” (tức bực) của mùa Thu, sẽ gây nên cái “nộ” của mùa Đông. Cái sự “động” của bốn mùa, mạch sẽ theo đó mà lên xuống [34].

Ứng với mùa xuân, mạch như “qui” (thược tròn), ứng với mùa Hạ, tượng mạch như “củ” (thược vuông), ứng với mùa Thu, tượng mạch như “Hành” (cán cân), ứng với mùa Đông, tượng mạch như “quyền” (quả cân) [35].

 Aáy cho nên, sau Đông chí 45 ngày, dương khí hơi lên, âm khí hơi xuống, sau Hạ chí 45 ngày, âm khí hơi lên, dương khí hơi xuống. Âm dương lên xuống đều có thời giờ nhất định, mạch cũng theo đó làm kỳ hạn, biết là trong mạch có sự phân rẽ. Nhận thấy được kỳ hạn của sự phân rẽ, sẽ biết được thời kỳ chết (1) [36].

Mạch rất vi diệu, xét kỹ mới hiểu, mạch có mối giường, trước từ Aâm Dương, mạch có thường kinh (phép thường), do năm hành sinh, năm hành sinh ra, hợp với bốn mùa [37].

 Dùng bổ hay tả, đều phải theo đúng với lẽ Aâm Dương của trời đất. Theo đúng được lẽ Âm Dương, sẽ biết rõ được sống hay chết [38].

 Vì thế nên, tiếng của con người, hợp với ngũ âm, sắc hợp với ngũ hành, mạch hợp với Âm Dương [39].

 Vậy nên người: Aâm thịnh thời mộng lội nước, và sợ hãi. Dương thịnh thời mộng lửa cháy bốc to [40]. Aâm Dương đều thịnh thời mông cùng giết hại lẫn nhau [41]. Thượng thịnh thời mộng bay, hạ thịnh thời mộng ngã (từ trên cao lăn xuống) [42]. Nó quá thời mộng cho, đói quá thời mộng lấy [43]. Can khí thịnh thời mộng nóùä [44]. Phế khí thịnh thời mộng khóc [45]. Đoản trùng (sán sơ mít) nhiều, thời mộng hội họp đông người [46]. Trường trùng (giun sán) nhiều thời mộng đánh nhau xây xát (1) [47].

Phàm chẩn mạch, phải giữ Tâm chí cho hư tĩnh, mới có thể nghe xét được tinh vi [48].

 Về mùa Xuân mạch Phù, lờ lờ như cá lượn gần trên mặt sóng, về mùa Hạ, mạch hiện ngay trên cơ phu (da) “chứa chan” như muôn vật có thừa, về mùa Thu, mạch hiện ở dưới cơ phu, như loài sâu sắp ẩn nấp vào trong hang kín, về mùa Đông, án nặng tay xuống gần xương, mạch kín đáo như loài sâu đã ẩn trong hang, người quân tử phải giữ gìn, không nên hoang toàng [49]

 Cho nên, người chẩn mạch, phải biết sự hư thực của âm dương Tàng phủ ở bên trong, lại biết khi tiết của bốn mùa và âm dương ở bên ngoài nóù tuần hoàn như thế nào...Sáu điều trên đó, là cái Đại pháp của phép chẩn mạch (1) [50]

Tâm mạch, bựt lên tay, kiên (tức là có lực) mà trường sẽ mắc bệnh thiệt quyển (lưỡi cong lên, khác với rụt) không nói được. Nếu nhuyễn (mềm) mà tán (mạch bất túc, khác với trên là thái quá) sẽ sinh chứng tiêu khát, trong vòng 10 ngày sẽ khỏi [51].

Phế mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sẽ mắc bệnh thóa huyết (nhổ ra máu). Nếu nhuyễn mà tán, mồ hôi sẽ chảy ra đầm đìa, Phế khi suy yếu [52].

 Can mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt không tái xanh sẽ đau như bị ngã, vì có huyết tích ở dưới hiếp (lườn), gây nên chứng suyễn nghịch, nếu nhuyễn mà tán, sắc mặt lại bóng nhoáng, đó là chứng giật ẩm (uống nước nhiều, ràn ra). Chứng đó gây nên bởi khi khát, uống nhiều nước, nước chảy trái đường, ràn ra bì phu [53].

 Vi mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt đỏ bừng, sẽ mắc bệnh hay đùi đau như gãy, nếu nhuyễn mà tán, sẽ là chứng Thực tý (tức đau dạ dầy) [54].

 Tỳ mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc vàng úa, sẽ mắc bệnh thiểu khí (ít hơi, động làm là thở, mà hơi thở ngắn) nếu nhuyễn mà tán, sắc mặt không bóng, sẽ là chứng túc hành thũng (từ đầu gối trở xuống sưng to như phù) [55].

 Thận mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt vàng kiêm cả đỏ, sẽ mắc bệnh lưng đau như gãy, nếu nhuyễn mà tán thì sẽ mắc bệnh thiểu huyết (ít máu) khí lòng hồi phục) [56].

 Hoàng Đế hỏi:

Chẩn được Tâm mạch mà “cấp”, như thế là bệnh gì? và bệnh hình như thế nào? [57]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó tên Tâm sán, dưới thiếu phúc sẽ có vật hữu hình... [58]

Sao biết vậy?

 Tâm thuộc về mẫu tàng (giống đực) Tiểu trường là chức Sứ, cho nên biết dưới thiếu phúc có vật hữu hình (1) [59].

Hoàng Đế hỏi:

Chẩn được Vi mạch, bệnh hình như thế nào? [60]

 Kỳ Bá thưa rằng”

Chẩn Vị mạch, nếu mạch thực sẽ là bệnh Trướng, nếu mạch hư, sẽ là bệnh Kiệt [61]:

 Hoàng Đế hỏi:

Sau khi bệnh đã thành, lại còn biến ra chứng gì? [62]

 Kỳ Bá thưa rằng :

Nếu do phong gây nên bệnh, sẽ biến thành chứng Hàn, nhiệât nếu do [63].

Đản (thấp nhiệt) gây nên bệnh, sẽ biến thành chứng Tiêu trung [64]. Nếu do quyết (khí nghịch, tay chân giá lạnh) gây nên bệnh, sẽ biến thành các chứng ở trên đầu lâu thời thành chứng xôn tiết (ăn vào lại đi tả) [65].Trong huyết mạch bị phong lọt vào sẽ thành chứng Lệ (phong vào huyết mạch biến thành trùng, hiện ra các chứng hửi lở) [66].  Sự biến hóa của bệnh rất nhiều, nói không thể siết [67].

 Hoàng Đế hỏi:

Các chứng mụn sưng, co gân, đau xương...Nguyên nhân bởi đâu? [68]

Kỳ Bá thưa rằng:

Những chứng sưng đó bởi hàn khí, vả sự biến của bát phong (gió ở 8 phương) [69].

 Hoàng Đế hỏi:

Nên điều trị thế nào? [70]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là chứng bệnh thuộc về thời khí của bốn mùa, nên lấy cái “sở thắng” để trị nó (1) [7i].

Hoàng Đế hỏi:

Người đã sẵn bệnh cũ làm thương tổn đến sắc mạch của năm tàng...Làm thế nào có thể biết được là bệnh đã lâu và bệnh đã mắc?... [72]

 Kỳ Bá thưa rằng:

 Xét ở mạch thấy “tiểu” (hư) mà sắc mặt không biến khác...Như thế là tân bệnh [73].

 Xét ở mạch và năm sắc đều biến khác, như thế là cựu bệnh [74].

Xét ở mạch và năm sắc đều không biến khác, như thế là tân bệnh [75].

 Can với Thận mạch cùng hiện ra, sắc mặt tái xanh lại đỏ...Đó là gây nên bởi sự hủy thương (như uất ức quá độ), nhưng chưa thấy chứng gì kiến huyết (thấy có máu, như gãy, đứt, hoặc khạc nhổ v.v...). Nếu đã kiến huyết, sẽ lại là có cả chứng thấp... [76]

 Hai bên Xích bộ thuộc về qúi hiếp (dưới sườn cụt). Xích ngoại để nghe mạch của Thận, Xích nóùäi để nghe mạch của Phúc [77].

 Từ Tả xích mà dẫn lên Tả quan, ngoại để nghe mạch của Can, “nóùäi” để nghe mạch của Cách [78].

 Từ Hữu xích dẫn lên Hữu quan, ngoại để nghe mạch của Vị, nóùäi để nghe mạch của Tỳ) [79].

 Từ Tả quan dẫn lên Tả thốn, ngoại để nghe mạch của Phế, nóùäi để nghe mạch ở Hung bộ [80].

 Từ Tả quan dẫn lên Tả thốn, ngoại để nghe mạch của Tâm, nóùäi để nghe mạch của Chiên trung [81]. Mạch ở “tiền” để nghe các bệnh thuộc về tiền, mạch ở “hậu” để nghe các bệnh thuộc về “hậu” (1) [82].

Thượng cánh thượng (từ xích, quan miết tay lên tới Ngư tế) để xét những chứng trạng ở Hầu (cuống họng) và trong Hung [83].

 Hạ cánh hạ (từ Thốn, quan miết tay xuôi vào xích trạch) để xét những chứng trạng từ Thiếu phúc, yêu, cổ (vế), tất (đầu gối), và bộng chân [84].

 Mạch thể thô đại, là Aâm bất túc, Dương hữu dư, sẽ gây nên chứng nhiệt trung [85].

 Mạch, lúc lại nhanh, lúc đu chậm, trên thực, dưới hư...sẽ gây nên chứng quyết, và bệnh ở đầu (điên tật). Nếu lúc lại chậm, lúc đi nhanh, trên hư, dưới thực, thuộc về bệnh ác phong [86].

 Phàm trúng phải ác phong, do dương khí phải chịu (Dương khí bị tà, thời chính khí hư suy, cho nên mạch lúc lại chậm, và trê hư, tà khí hãm vào bên trong, cho nên mạch lúc đi nhanh, và dưới thực) [87].

 Có khi thấy mạch hiện ra đều Trầm, Tế và Sác...Đó là chứng quyết của Thiếu âm. Nếu Trầm, Tế Sác và kiêm cả Tán...Đó là chứng hàn, nhiệt. Nếu Phù mà lại Tán...Đó là chứng choáng váng đi đứng không vững [88].

Các mạch Phù mạ bệnh nhân không Táo (Nóùng nảy) đều thuộc về Dương, là bệnh Nhiệt. Nếu bệnh nhân lại có vẻ táo, đều thuộc về Thủ Tam dương [89].

Các mạch tế mà lại trầm, đều thuộc về Aâm phận, sẽ là chứng đau ở xương, nếu bệnh nhân lại có vẻ tỉnh...là thuộc về Túc tam âm [90].

Mạch thấy Sác và Động, thỉnh thoảng lại có một Đại, đó là bệnh thuộc Dương. Bệnh nhân sẽ hạ tiết hoặc tiện ra nùng huyết (mủ và máu) [91].

Phàm án mạch người có bệnh, thấy mạch sắc là Dương khí hữu dư, thấy mạch Hoạt, là Aâm khi hữu dư. Dương khí hữu dư, sẽ là chứng mình nóng, không có hãn [92].

Aâm khi hữu dư, sẽ là chứng nhiều hãn mà mình lạnh (hàn) [93].

Nếu âm dương đều hữu dư, sẽ là không có hãn mà mình hàn [94].

Aùn vào mạch, đẩy cho luồng mạch ra “ngoại”, mà mạch vẫn hướng vào “nóùäi” không ra “ngoại” đó là vì chứng tích ở Tâm, Phúc [95].

Đẩy cho luồng mạch vào “nóùäi”, mà mạch vẫn hướng ra “ngoại” không vào “nóùäi”, đó là vì có chứng Nhiệt [96]. 

Đẩy cho luồng mạch hướng lên “trên” mạch vẫn cứ ở “trên” mà không xuống dưới”, đó là vì có chứng lạnh ở yêu và túc [97].

Đẩy cho luồng mạch hướng xuống “dưới”, mạch vẫn cứ ở “dưới” mà không lên “trên” đó là vì có chứng đau ở đầu và cổ [98].

 Aùn mạnh tay xuống tới giáp xương, mà mạch khi`ít...Đó là vì mắc chứng yêu, tích (xương sống) đau, và ở mình có kiêm cả chứng tê (bệnh thuộc về âm) [99].

 

THIÊN 18 : BÌNH NHÂN KHI TƯỢNG LUẬN

 

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Mạch của bình nhân (người vô bệnh) như thế nào? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Người ta một lần hô (thở ra), mạch động tới 2 lần, một lần hấp (hút vào), mạch cũng động tới 2 lần. Nhân sự hô hấp để định hơi thở, và xen (nhuận) với lúc ngừng thở, mạch động tới 5 lần, như thế là bình nhân. Bình nhân tức là người vô bệnh (1) [2].

Nên lấy người vô bệnh để chẩn mạch người có bệnh. Nhưng lúc chẩn, phải giữ hơi thở của mình cho điều hòa, mới biết được mạch “động” của người kia đúng hay không đúng [3].

Phàm người, một hô, mạch động 3 lần, một hấp mạch động 3 lần...Đó là táo cấp (tức thái quá), ở xích bộ có nhiệt, là bệnh ôn, nếu xích bộ không nhiệt, mạch lại có vẻ hoạt, đó là bệnh phong, nếu lại có vẻ sắc, đó là bệnh Tý (bệnh thuộc âm) [4].

Phàm người, mộ hô, mạch động 4 lần một hấp mạch động 4 lần trở lên, đó là tử mạch, nếu mạch tuyệt không “chí” cũng chết, mạch lúc thưa, lúc sác, cũng chết [5].

 Phàm bình nhân, khi phát sinh từ Vị, Vị là thường khi của bình nhân [6].Người không có Vị khi gọi là “nghịch”. Nghịch cũng chết [7].Mạch án về mùa xuân, có Vị khi mà mạch hơi Huyền là bình [8].  Huyền nhiều, Vị ít, đó là bệnh ở Can [9]. Chỉ huyền, không có Vị khí, sẽ chết [10]. Có Vị khí mà mạch thể có vẻ mao, tới mùa thu sẽ phát bệnh, nếu mao nhiều, bệnh sẽ phát ngay [11]. Chân khí của tàng phân tán khắp ở Can, tức là những khí ở cái cân, mạc (gân và da màng) bao bọc ở bên ngoài can [12].

Mạch án về mùa hạ, có Vị khí, mà hơi “Câu” (mạch tượng của mùa hạ), là bình. Nếu câu nhiều, Vị khí ít là Tâm bệnh: chỉ câu mà không có Vị khí, sẽ chết [13].

 Có vị khí mà mạch thể có vẻ “thạch” tới mùa Đông sẽ phát bệnh, nếu “thạch nhiều, bệnh sẽ phát ngay [14].

 Chân khí của tàng thông lên Tâm, vì Tâm tàng cái khí của huyết mạch [15].

 Mạch án về mùa Trường hạ, có Vị khí mà hơi nhuyễn nhược là bình. Nếu “nhược” nhiều Vị khí ít là Tỳ bệnh [16].  Mạch thể chỉ có “đại” mà không có Vị khí sẽ chết [17].

 Nhuyễn nhược là lại kiêm có vẻ Thạch, tới mùa đông sẽ phát bệnh. Nếu “nhước” nhiều, sẽ phát bệnh ngay [18].

 Chân khí của tàng thấm thuần ở Tỳ, vì Tỳ tàng cái khí của cơ nhục [19].

Mạch án về mùa Thu, có Vị khí mà hơi mao, là bình. Nếu mao nhiều. Vị khí ít là phế bệnh. Nếu chỉ thấy mao, không có Vị khí sẽ chết [20]. Mạch mao mà lại kiêm Huyền, tới mùa Xuân sẽ phát bệnh, nếu Huyền nhiều, sẽ phát bệnh ngay [21].

 Chân khí của Tàng cao ở tận phế, để dẫn hành vinh, vệ và âm dương [22].

 Mạch án về mùa Đông, có Vị khi mà hơi Thạch, là bình. Nếu Thạch nhiều, Vị khí ít là thận bệnh. Nếu chỉ Thạch, không có Vị khí sẽ chết [23].Thạch mà lại kiêm cả Câu, sẽ phát bệnh về mùa Hạ, nếu Câu nhiều, sẽ phát bệnh ngay [24].

 Chân khí của Tàng thấp ở Thận, Thận tàng cái khí của cốt tủy [25].

 Đại lạc của Vị, tên là Hư lý, nóù suốt lên Cách, chằng ngang vào Phế, vòng xuống phía dưới tả nhũ (vú bên trái), lúc nóù động có thể “ứng y” (áo mạch sát vào mình, khi mạch động, chạm lên áo = bằng hình dung sự động mạch). Mạch đó để nghe Tông khí (tức Vị khí) [26].

 Nếu suyễn nhiều (Phế), mà mạch ở Hư lý thường bị tuyệt đó là bệnh tại Chiên trung và Hoành lạc bị tích trệ, nếu tuyệt hẳn không “chí”, sẽ chết; nếu động quá đến nóùãi “ứng y”, đó là Tông khí muốn tiết ra ngoài (tức là mạch chết) [27].

Muốn biết mạch Thốn khẩu, thái quá với bất cập [28]. Nếu mạch ở Thốn khẩu, chỉ “đoản” đúng vào ngón tay, đó thuộc về bệnh đầu thống [29]. Mạch ở Thốn khẩu, đúng vào ngón tay, mà “trường” đó thuộc về bệnh đau ở xương ống chân [30]. Mạch ở Thốn khẩu đúng vào ngón tay, mà bật mạnh dồn lên, đó thuộc về bệnh đau ở vai và lưng [31]. Mạch ở Thốn khẩu Trầm mà Kiên, tức là bệnh ở bộ phận trong [32]. Mạch ở Thốn khẩu Phù mà thịnh, tức là bệnh ở bộ phận ngoài [33]. Mạch ở Thốn khẩu Trầm mà Nhược, thuộc về bệnh hàn [34] nhiệt và Sán, Giả, đau ở Thiếu phúc. Mạch ở Thốn khẩu Trầm mà hoành, thuộc về dưới hiếp có tích và trong bụng có vật tích nằm ngang mà đau [35].  Mạch ở Thốn khẩu Trầm mà lại có suyễn (thở gấp, hổn hển), thuộc về chứng hàn nhiệt (sốt rét, sốt nóùng) [36].

Mạch thịnh, hoạt mà kiên, là bệnh ở bộ phận ngoại, mạch tiểu thực mà kiện, là bệnh ở bộ phận nóùäi [37]. Mạch tiểu, nhược và sắc, là cửu bệnh [38]. Macïh phù hoạt mà tật, là tân bệnh [39]. Mạch cấp là có chứng “sán, giả” đau ở Thiếu phúc, mạch hoạt là Phong [40]. Mạch sắc là Tỳ [41]. Mạch hoãn mà hoạt là chứng nhiệt trung [42]. Mạch thịnh mà khẩn là chứng trướng [43].

Mạch thuận theo âm dương, bệnh dễ khỏi, mạch trái ngược âm dương, bệnh khó khỏi, mạch thuận với sinh khí của bốn mùa, bệnh dễ khỏi, mạch trái với sinh khi của bốn mùa mà lại “không gián tàng” bệnh khó khỏi (1) [44].

Cánh tay có nhiều mạch máu xanh, gọi là thoát huyết [41]. Mạch ở xích bộ Hoãn bộ và sắc, gọi là giải nóùïa (bệnh tại Tỳ [42]. Lúc nằm yên mà mạch thịnh, cũng gọi là thoát huyết [43]. Xích bộ sắc mà mạch lại Hoạt, là chứng nhiều mồ hôi [44]. Xích bộ hàn mà mạch lại Tế, sẽ là chứng Hậu  tiết (ăn xong, đi tả ngay) [45]. Mạch ở Xích bộ thô và thường nóùng, thuộc về chứng Nhiệt trung [46].

Phàm thấy mạch ở cổ động lên bật bật, thở suyễn và khái, chứng thuộc về thủy [47]. Mi mắt hơi thũng phồng lên như ngọa tàm (con tằm nằm), chứng thuộc về thủy [48]. Nước tiểu vàng đỏ, ưa nằm, là chứng Hoàng đản [49]. Aên rồi mà bụng vẫn như đói, là chứng Vị đản [50]. Mặt sưng phù ra , là chứng phong [51]. Bộng chân sưng nặng là chứng Thủy [52]. Lòng trắng mắt vàng...cũng là chứng Hoàng đản [53].

Đàn bà, mạch thuộc kinh Thái âm động nhiều, là có thai (1) [54].

Mạch có khí hoặc nghịch hoặc thuận với bốn mùa. Dù chưa hiện mạch của bản tàng, Xuân, Hạ mà mạch lại xấu (giống như tế), Thu Đông mà mạch lại Phù Đại… Như thế là nghịch với bốn mùa [55].

Chứng phong nhiệt mà mạch lại Tĩnh (nên phù động), chứng tiết và thoát huyết, mà mạch lại Thực (nên hư tán), bệnh ở trong mà mạch lại Hư (nên trầm thực) bệnh ở ngoài mà mạch lại kiên sắc (nên thăng phù)... Đều khó chữa, vì là trái với bốn mùa [56].

Con người lấy thủy cốc làm gốc, nếu tuyệt thủy cốc thời tất phải chết [57]. Mạch không có Vị khí (tức khí của thủy cốc) cũng chết [58]. Phàm gọi là không có Vị khí (tức khí của Thủy cốc) cũng chết. Phàm gọi là không có Vị khí, là chỉ thấy có chính mạch của chân tàng mà không có vẻ hòa hoãn làVị khí xen vào. Không những thế, mà Can không huyền, Thận không Thạch v.v...cũng là không được Vị khí [59].

Mạch ở kinh Thái dương đến, Hồng Đại mà Trường [60]. Mạch ở kinh Thiếu dương đến, lúc sác, lúc sơ, lúc đoản, lúc trường [61]. Mạch ở kinh Dương minh đến, Phù Đại mà Đoản [62].

Tâm vô bệnh, mạch hiện ra, lườn lượt không đứt như chuỗi ngọc, như dây chuyền...Thuộc về mùa Hạ lấy Vị khí làm gốc [63].

Nếu có bệnh, mạch khớp khớp chấp nóùái, có lúc hơi cong, nếu trước cong mà sau không động, như cầm lưỡi câu... như thế là Tâm chết [64].

Phế vô bệnh, mạch hiện ra êm đềm nhẹ nhàng như chiếc lá rơi... Thuộc mùa Thu, lấy Vị khí làm gốc [65].

Nếu có bệnh, không lên không xuống, như phảy lông gà... Nếu lại như vật nóùåi lềnh bềnh, không gốc không rễ, như gió thổi chiếc lông, trống không tán loạn... Như thế là Phế chết [66].

Can vô bệnh, mạch hiện ra mềm mại dịu dàng, như vuốt ngọn Tràng. (Tràng, tre dài dùng làm Tràng, trên đầu nhỏ và lướt mền). Thuộc mùa Xuân, lấy Vị khí làm gốc [67]. Nếu có bệnh, đầy đặc mà hoạt, như nắm trường can (trướng can  tức là “tràng”, nhưng đây nắm vào thân chứ không vuốt ngọn, có vẻ cứng rắn hơn)... nếu lại cấp mà cứng, như giương dây cung (huyền), như thế là Can chết [68].

Tỳ vô bệnh, mạch hiện ra hòa nhu mà tương ly, bước đi như gà (trong hòa nhu mà có vẻ cách nhau không liền). Thuộc mùa Trường Hạ, lấy Vị khí làm gốc [69]. Nếu có bệnh, đầy đặc mà vững chắc, không có hòa như, chuyển du kém sức (tức Tỳ khí không tán bố ra các Tàng khác) nếu lại cứng và sắc, như  đầu mỏ quạ, như móng chân chim, thánh thót như nhà dột, cuồn cuộn như nước trôi. Như thế là Tỳ chết [70].

Thận vô bệnh, mạch hiện ra chìm nặng mà linh động như nóùåi mà trong không, án nặng tay thời kiên. Thuộc mùa Đông, lấy Vị khí làm gốc [71]. Nếu có bệnh, như lôi dây sắn, càng án mà càng kiên, nếu lại dằng mạnh như giật dây, trình trịch như ném đá... Như thế là Thận chết [72].

THIÊN 19 : NGỌC CƠ CHÂN TÀNG LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi rằng:

Mạch mùa Xuân như huyền... Thế nào gọi là huyền? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch mùa Xuân tức là Can mạch, thuộc Đông phương mộc, muôn vật bắt đầu sinh ra từ đó, cho nên mạch khí hiện ra nhuyễn, nhược, khinh, hư mà hoạt, ngay thẳng mà dài, nên gọi là Huyền. Nếu mạch tượng trái thế, sẽ mắc bệnh [2].

 Hoàng Đế hỏi:

Thế nào là trái? [3]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch khí lúc lại thực mà cường, là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, mạch khí lúc lại không thực mà “vì”, là bất cập, bệnh sẽ phát ở bên trong [4]:

 Hoàng Đế hỏi:

Mạch mùa Xuân, thái quá và bất cập, phát ra chứng hậu thế nào? [5]

Kỳ Bá thưarằng:

Thái quá thời khiến người hay quên, choáng váng chóng mặt, và đau ở đầu. Nếu là bất cập thời đau ở hung xuất sang lưng, xuống cả hai bên sườn, tức đầy khó chịu [6].

 Hoàng Đế hỏi:

Mạch mùa Hạ như Câu... Thế nào gọi là Câu? [7]

Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch mùa Hạ, tức là mạch của Tâm, thuộc Nam phương Hỏa, muôn vật nhờ đó để thịnh trưởng. Cho nên mạch khílúc lại thịnh lúc đi suy, nên mới gọi là Câu. Nếu mạch tượng trái thế, sẽ mắc bệnh [8]

 Hoàng Đế hỏi:

Thế nào là trái? [9]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch khí lúc lại thịnh, lúc đi cũng thịnh, là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, mạch khí lúc lại không thịnh, lúc đi lại thịnh là bất cập, bệnh sẽ phát ở bên trong [10].

 Hoàng Đế hỏi:

 Mạch mùa Hạ thái quá và bất cập, phát ra chứng hậu thế nào? [11]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thái quá thời khiến người mình nóùng và đau ở ngoài da, hoặc sinh chứng lỏ lói, bất cập thời khiến người Tâm phiền, ở bộ phận trên thời phát chứng ho và nhổ, ở bộ phận dưới thời phát chứng khí tiết [12]:

 Hoàng Đế hỏi:

Mạch mùa Thu như phù... Thế nào gọi là phù? [13]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch mùa Thu tức là mạch của Phế, thuộc Tây phương Kim, muôn vật nhờ đó tới thời kỳ “thâu thành”. Cho nên mạch khí lúc lại, khinh hư mà phù, lúc lại thời cấp, lúc đi thời tán, nên gọi là Phù. Nếu mạch tượng trái thế, sẽ mắc bệnh [14].

 Hoàng Đế hỏi:

Thế nào là trái? [15]

Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch khí lúc lại như mao, ở giữa kiên, hai bên hư, là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, mạch khí lúc lại như mao mà vi, là bất cập, bệnh sẽ phát ở bên trong [16].

 Hoàng Đế hỏi:

Mạch mùa Thu, thái quá và bất cập, chứng hậu phát ra thế nào? [17]

Kỳ Bá thưa rằng:

Thái quá thời khiến người khí nghịch, lưng đau và bực tức khó chịu, bất cập thời khiến người suyễn, hơi thở thiếu khí mà ho, ở bên trên đôi khi thấy có máu, có khi khí hạ nghịch, là rên kêu ầm ỹ[18].

 Hoàng Đế hỏi:

Mạch mùa Đông như Doanh... Thế nào gọi là Doanh? (Ở yên lặng, chìm xuống, tức là Thạch) [19].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch mùa Đông, tức là mạch của Thận, thuộc Bắc phương thủy. Muôn vật nhờ đó mà bế tàng, cho nên mạch khí lúc lại trầm mà bác (bựt mạnh lên), nên gọi là Doanh. Nếu mạch tượng trái thế, sẽ mắc bệnh [20].

 Hoàng Đế hỏi:

Thế nào là trái? [21]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch khí lúc lại như vụt vào đá (đàn thạch) là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, đến lúc đi lại chậm rãi như đếm, là bất cập [22].

 Hoàng  Đế hỏi:

Mạch mùa Đông thái quá và bất cập, chúng hậu phát ra thế nào? [23]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thái quá thời khiến người trễ nải, đường xương sống đau, thiếu khí, không muốn nóùi, bất cập thời khiến người trong lòng bào hao như đối, phía dưới chỗ xương sườn cụt giá lạnh, trong xương sống đau, Thiếu phúc đầu, tiểu  tiện đổi sắc [24].

 Hoàng Đế hỏi:

 Theo thứ tự của bốn mùa các tàng đều có sự thuận nghịch khác nhau... Còn Tỳ, thời chủ về gì? [25]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Tỳ mạch thuộc Thổ, nóù là Cô tàng (đứng riêng một mình) để thấp nhuần ra bốn bên [26].

 Hoàng Đế hỏi:

Nếu vậy thời sự  “thiện” hay “ác” của Tỳ có thể biết được chăng? [27]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Cái thiện không thể thấy (1) chỉ cái ác có thể thấy [28].

 Hoàng Đế hỏi:

Thấy cái ác như thế nào? [29]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch khí lúc lại, như nước chảy dồn, là thái quá, bệnh sẽ phát ở bên ngoài, nếu chỉ như chim mổ, lúc có lúc ngừng là bất cập, bệnh sẽ phát ở trong [30].

 Hoàng Đế hỏi:

Mạch của tỳ, thái quá và bất cập, chứng hậu phát ra thế nào? [31]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thái quá thời khiến người tứ chi không cử động được, bất cập thời khiến người chín khiếu không thông, gọi là Trùng cường (2) [32].

Năm Tàng, thụ khí ở cái “sở sinh”, lại truyền cho cái “sở bất thắng” (đã chua nghĩa ở trên). Khí ký túc ở cái nơi “sở sinh”, mà bị chết ở cái nơi “sở bất thắng”, bấy giờ mới chết. Đó là vì khí nghịch hành (đi ngược) nên mới chết [33].

 Can thụ bệnh khí ở tâm, truyền đi đến Tỳ, khí ấy ký túc ở Thận, đến Phế thời chết. [34]. Tâm thụ bệnh khí ở Tỳ, truyền đi đến Phế, khí ấy ký túc ở Can đến Thận thời chết [35]. Tỳ thụ bệnh khí ở Phết, truyền đi đến Thận, khí ấy ký túc ở Tâm đến Can thởi chết [36]. Phế thụ bệnh khí ở Thận, truyền đi đến Can, khí ấy ký túc ở Tỳ, đến Tâm thời chết [37]. Thận thụ bệnh khí ở Can, truyền đi đến Tâm, khí ấy ký túc ở Phế, đến Tỳ thời chết… [38]. Đó đều là nghịch [39]. Suốt một ngày một đêm, chia làm 5 Tàng... Để đoán biết sống hay chết, sớm hay muộn... [40]

 Hoàng Đế nóùi rằng:

Năm Tàng cùng thông nhau, truyền đều có thứ tự, năm Tàng có bệnh, thời đều truyền tới cái “sở thắng”. nếu không điều trị, theo phép, hoặc 3 tháng, hoặc 6 tháng, hoặc 3 ngày, hoặc 6 ngày... Truyền khắp năm Tàng thời sẽ chết. Đó là cái thứ tự thuận truyền cho cái “sở thắng” [41].

 Cho nên nóùi rằng: phân biệt được dương tàng sẽ biết được bệnh nóù từ đâu lại, phân biệt được âm tàng, sẽ biết được cái thời kỳ sống hay chết [42].

                                                            ***

 Phong, là một thứ đứng đầu của trăm bệnh. Giờ phong hàn phạm vào người, khiến người hào mao đều đứng thắng, bì phu bị ứ trệ lại mà thành chứng nhiệt (sốt nóùng). Gặp trường hợp đó, nên dùng phép làm phát hãn đề phong tà tiết ra ngoài [43].

 Hoặc tý, bất nhân (ngoài da tê dại cấu không biết đau), sưng đau... Gặp trường hợp đó, nên dùg nước nóùng để chườm mặt, hoặc dùng lửa cứu, hoặc dùng châm thích cho tiết bỏ huyết độc [44].

 Nếu không chữa bệnh tàsẽ phạm vào Phế thành chứng Phế tý, gây nên ho, khí nghịch lên trên [45].

 Nếu không chữa. Phế sẽ truyền mà lấn sang Can, thành chứng Can tý, một tên là Quyết sẽ đau ở sườn và Thổ. Gặp bệnh đó nên dùng phép “án”và thích [46].

 Nếu không chữa Can sẽ truyền sang Tỳ, thành chứng Tỳ phong gây nên bệnh Đau (hỏa đản) trong bụng nóng Tâm phiền, da vàng. Gặp bệnh đó, nên dùng phép “án” dùng thuốc hoặc dùng phép tắm [47].

Nếu không chữa tỳ thấy nhiệt sẽ truyền sang Thận, thành chứng Sán Hà, trong Thiếu phục  thấy nhiệt nóùng nảy và đau, tiểu ra trắng như nước gạo. Lại một Tên là Cổ. Gặp bệnh đó nên dùng phép “án” và thuốc uống [48].

 Nếu không chữa, Thận sẽ truyền sang Tâm, thành chứng gân mạch co rút, mà đau. Gọi là Khiết. Gặp bệnh đó nên dùng phép cứu, hoặc thuốc uống. Nếu không chữa, trong vòng mười ngày sẽ chết [49].

Thận hoặc truyền lên Tâm, Tâm liền quay trở lại mà truyền lên Phế, phát chứng hàn nhiệt. Theo phép, ba năm sẽ chết. Đó là thứ tự của bệnh (1) [50].

Nhưng nếu là bệnh “thốt phát” bỗng dưng phát ra rất chóng), không cần phải theo phép tương truyền để điều trị [51].

 Hoặc có khi truyền hóa không theo thứ tự, như ưu, khủng, bi, hỷ, nóä...Vì nóù truyền không có thứ tự, nên thường gây nên bệnh lớn [52].

Tỉ như hỷ quá thời Tâm hư, Thận khí sẽ thừa cơ mà lấn, nóä [53]. Quá thời Can hư, Phế khí sẽ thừa cơ mà lấn [54]. Tư quá thời Tỳ hư, Can khí sẽ thừa cơ mà lấn [55]: Khủng quá thời Thận hư, Tỳ khí sẽ thừa cơ mà lấn [56]. Ưu quá thời Phế hư, Tâm khí thừa cơ mà lấn...

Như một Tàng hư mà bị lấn, thời sẽ truyền qua cả 5 Tàng. Cho nên bệnh có 5 thứ, mà 5 tàng lần biến...Vậy năm lần 5, sẽ thành 25. Vậy sự truyền hóa của 5 Tàng đó, cũng đều là lấn cái “sở thắng” vậy [58].

 Đại cốt (tức xương tay, xương đầu) khô đét, đại nhục (tức hai mông) rúm lại, trong hung khí nghẽn, hơi thở khó khăn, mỗi khi thở phải so vai rụt cổ... Chỉ 6 tháng sẽ chết [59]. Thấy mạch của Chân tàng hiện ra, mới có thể hẹn đúng ngày nào. (Như bệnh ở Tâm, sẽ tính đến ngày Nhâm qúi thì chết v.v... Tức là ngày tương khắc) [60].

 Đại cốt khô đét, đại nhục rúm lại, trong hung khí nghẽn, hơi thở khó khăn. Đau ở trong rút lên vai và cổ. Chỉ trong một tháng sẽ chết. [61]. Thấy mạch của chân tàng hiện ra, mới có thể hạn đúng ngày nào (tức ngày Canh, Tân) [62].

 Đại cốt khô đét, hai nhục rúm lại, trong hung khí nghẽn, đau ở vai rút lên vai cổ, mình nóùng, thịt tiêu mòn hết [63]. Thấy mạch của chân tàng hiện ra chỉ trong vòng mười ngày sẽ chết (Đoạn này nói bệnh ở Phế, truyền sang tâm thời chết) [64].

Đại cốt khô đét, đại nhục rúm lại, trong hung khí nghẽn, xương tủy hao mòn, cử động càng suy [65]. Thấy mạch của Chân tàng hiện ra, trong vòng một năm sẽ chết, và cũng mới có thể định được hẳn là ngày nào (như chết về ngày giáp, ất) [66].

Đại cốt khô đét, đại nhục rúm lại, trong hung khí nghẽn, trong bụng đau, trong Tâm khó chịu, lưng cổ và mình nóùng, thịt tiêu mòn hết, mắt lõm, trong không rõ. Chết ngay. Nếu còn trông thấy, tới ngày “sở bất thắng” sẽ chết (1) [67].

Thân thể đã hư quá, tà khí vụt đến, năm Tàng vít lấp, mạch đạo không thông, khí không đi lại, như người chết đuối, không thể hẹn ngày [68].

 Nếu mạch tuyệt không lại, hoặc một “tức” mà năm sáu chí, dù hình nhục không thoát, chân tàng không hiện, cũng chết [69].

 Chân Can mạch hiện ra, trong ngoài đều “nhăng” như lăn tay lên lưỡi dao, “lăn lẳn” như để lên trên giây đàn sắc mặt trắng xanh không bóng lông, tóc rơi rụng... Đó là bệnh  chết[70] .

 Chân Tâm mạch hiện ra, cứng mà bựt lên tay, như lăn tay lên chuỗi hạt châu, sắc mắt tía đen không bóng, lông, tóc rơi rụng... Đó là chứng chết [71].

 Chân Thận mạch hiện ra, Đại mà hư, như cầm lông chim phớt quệt vào da, Sắc mặt trắng đỏ không bóng, lông, tóc rơi rụng... Đó là chứng chết [72].

 Chân Thận mạch hiện ra, bật mạnh lên lại đứt, như vút queo vào đá rắn chắc không trùng... Sắc mặt đen vàng không bóng, lông tóc hơi rụng… Đó là chứng chết [73].

 Chân Tỳ mạch hiện ra, nhược mà lúc sác, lúc xơ, sắc mặt vàng xanh không bóng, lông, tóc rơi rụng... Đó là chứng chết [74].

 Phàm chân tàng mạch hiện ra, phần nhiều chết, không chữa được [75].

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Thấy chân tàng mạch hiện ra, mà nhận là chứng chết, là cớ sao? [76]

 Kỳ bá thưa rằng:

Năm tàng đều nhờ khí ở Vị. Vậy Vị là gốc của năm Tàng. Tàng khí không thể tự mình dẫn đến Thái âm, phải nhờ có Vị khí mới đến được. Năm Tàng lại phải nhờ Vị khí mới hiện ra được cái mạng tượng theo đúng với mùa mà dẫn đến Thái âm. Cho nên, mỗi khi tà khí mà thắng được, tức là tinh khí đã bị suy trước [77]. Người mắc bệnh nặng, Vị khí không thể cùng dẫn đến Thái âm, nên Chân tàng mới một mình hiện ra (tức trong mạch không có Vị khí). Sở dĩ như vậy, là do bệnh khí nóù thắng. Nên mới là chứng chết [78].

 Hoàng Đế nóùi rằng:

Phàm trị bệnh phải xét hình, khí: Sắc có bóng hay không bóng, mạch thịnh hay suy, bệnh mới hay cũ...bấy giờ sẽ chữa đừng để lỡ thời [79].

 Hình với khí hợp nhau, có thể chữa, sắc bóng và nóåi ở ngoài da, có thể chữa, mạch thuận với bốn mùa, có thể chữa, mạch nhược mà hoạt là có vị khí, có thể chữa... Nên theo mùa mà dùng phép thích [80].

 Hình với khí trái nhau, khó chữa, sắc nhợt không bóng, khó chữa, mạch thực mà kiên, khó chữa, mạch trái bốn mùa, khó chữa. Phải xét những nóãi khó đó, để bảo rõ bệnh nhân [81].

 Phàm nóùi về trái với bốn mùa, tỉ như: mùa Xuân thấy mạch của Phế, mùa Hạ thấy mạch của Thận, mùa Thu thấy mạch của Tâm, mùa Đông thấy mạch của Tỳ... Khi mạch hiện ra đều Trầm sắc không chút Vị khí... Đó đều là trái bốn mùa [82].

 Chưa thấy mạch hình của Tàng, về mùa Xuân mùa Hạ mà mạch Trầm, Sắc, về mùa Thu mùa Đông mà mạch Phù, Đại... Cũng là trái với bốn mùa [83].

 Bệnh nhiệt mà mạch tĩnh, bệnh tiết mà mạch đại, thoát huyết mà mạch thực, bệnh ở bộ phận trong mà mạch thực và kiên, bệnh ở bộ phận ngoài mà mạch lại không thực và kiên... Đều khó chữa [84]:

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe nhận mạch hư thực để quyết bệnh sống hay chết... Xin cho biết rõ nguyên nhân.... [85]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bị năm “thực” hoặc năm “hư”, đều chết [86].

 Hoàng Đế hỏi:

Năm thực, năm hư, là thế nào? [87]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch thịnh, da bóng, phúc trướng, đại tiểu không thông, mắt mờ... Đó là năm “thực”, tức là khí thực) [88].

Mạch tế: da lạnh, thiểu khí, tiền hậu đều tiết và lợi, không uống ăn được... Đó là năm “hư” (tức chính khí hư) [89].

 Hoàng Đế hỏi:

Mắc chứng như thế, mà đôi khi cũng có người sống, là vì sao? [90]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Nếu nước cháo có thể nuốt được vào Vị, tiết và lợi đều ngừng... Thời dù gặp “hư” cũng sống. Nếu mồ hôi ra được và tiểu tiện lợi... thời dù gặp “thực” cũng sống [91].

 

THIÊN 20 :  TAM BỘ CỬU HẬU LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe về phép cứu châm, ứng với trời đất, ứng với Aâm Dương, hợp với bốn mùa và 5 hành... Đường lối như thế nào, xin cho biết [1].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Chí số của trời đất, bắt đầu tứ số một (1), cuối cùng là số chín (9). Một là trời hai là đất, ba là người. Vậy ba lần ba là chín, để ứng với chín “dã” [2].

Ở con người chia làm ba bộ, mỗi bộ có ba hậu, để quyết sống chết, để trị trăm bệnh, để điều hư thực mà trừ tà tật [3].

 Hoàng Đế hỏi:

Ba bộ là gì? [4]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Có hạ bộ, có trung bộ, có thượng bộ. Mỗi bộ có ba hậu, tức là trời, đất và người [5].

Thượng bộ về trời, ứng vào động mạch ở hai trán, thượng bộ về đất, ứng vào động mạch ở hai bên má, thượng bộ về người, ứng vào động mạch ở hai bên tai [6].

Trung bộ về trời, thuộc thủ Thái âm, trung bộ về đất thuộc thủ Dương minh, trung bộ về người, thuộc thủ Thiếu âm [7].

Hạ bộ về trời, thuộc túc Quyết âm, Hạ bộ về đất, thuộc túc Thiếu âm, Hạ bộ về người, thuộc túc Thái âm [8].

 Cho nên hạ bộ về trời để hậu (nghe mạch) cái khi của Can, đất để hậu cái khí của Thận, người để hậu cái khí của Tỳ Vị [9].

Hoàng Đế hỏi:

Về sự “hậu” của trung bộ như thế nào” [10]

Kỳ Bá thưa rằng:

Cũng có trời, đất, người khác nhau. Trời để hậu Phế, đất để hậu khí ở trong Hung, người để hậu Tâm [11].

Hoàng Đế hỏi:

Về sự “hậu” của thượng bộ như thế nào? [12]

Cũng có trời, đất, người khác nhau. Trời để hậu khí ở đâu, đất để hậu khí ở miệng và răng, người để hậu khí ở tai và mắt [13].

Trong ba bộ, đều có trời đất người. Do ba mà thành trời, do ba mà thành đất, do ba mà thành người (tức ở trong 9 hậu mỗi hậu đều có ba) [14].

Ba nhân với ba thành chín. Số chín đó chia làm 9 dã, 9 dã lại hợp với 9 Tàng [15].

 Về thần Tàng có năm (1) về hình Tàng có bốn (2), hợp lại thành 9 Tàng [16].

Năm Tàng đến lúc bại, sắc tất bợt ra. Bợt ra thời hẳn chết [17].

 Hoàng Đế hỏi

Về phép “hậu” như thế nào? [18]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Trước phải nhận xem người gầy hay béo, để xét xem khí hư hay thực. Thực trời tả, hư thời bổ. Phải trừ bỏ tà khí trong huyết mạch rồi mới có thể điều hòa. Không cứ gì bệnh khó hay dễ, cốt làm cho khí được quân bình [19].

 Hoàng Đế hỏi:

Quyết chết sống như thế nào? [20]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Hình thịnh, mạch tế, hơi ít như không đủ để thở, là bệnh nguy [21].

 Hình gầy, mạch đại, trong hung hơi nghẽn, là bệnh nguy [22].

 Lúc đại, lúc tiểu, lúc tật, lúc từ... mạch đi không đều... là bệnh nguy [23].

 Ba bộ, chín hậu, mạch đều trái nhau, sẽ chết [24].

Mạch ở trên, dưới tả, hữu cứ so le không khớp với nhau, là bệnh nặng [25].

Mạch ở trên, dưới tả, hữu đều trái nhau không còn nhận được bao nhiêu “chí” là bệnh chết [26].

Mạch ở trung bộ, hậu dù có nhiều, nhưng lại trái hẳn với các tàng khác... là bệnh chết [27].

 Mạch ở trung bộ, hậu dù có điều, nhưng lại trái hẳn với các tàng khác... là bệnh chết [28].

Mạch ở Trung bộ, hậu rất mỏng manh, là bệnh chết [29].

 Mắt lõm xuống, là bệnh chết [30].

 Hoàng Đế hỏi:

Sao biết được bệnh ở đâu?

Kỳ Bá thưa rằng:

Xét ở chín hậu, mạch nếu thiên về “tiểu”, thiên về đại, là mắc bệnh, thiên về tật, thiên về trì, thiên về nhiệt, thiên về hàn, hoặc thiên về hãm, hạ... đều là mắc bệnh [31].

Dùng tay tả của mình, án lên chân bệnh nhân, cách xương “khoai” năm tấc, rồi tay hữu của mình gõ lên xương “khoai” của bệnh nhân. Nếu mạch ứng lên quá 5 tấc, có vẻ hơi bật bật đều đều, thế là vô bệnh, nếu ứng lên tay nhanh, có vẻ tuồn tuồn... là mắc bệnh, hoặc lại chậm chạp bợt bạc... Cũng là mắc bệnh [32].

Nếu mạch ứng lên, trên không tới được 5 tấc (tấc ở đây, thuộc về quan xích đời xưa), dù có gõ lên xương cũng không thấy, bệnh sẽ chết [33].

Bệnh nhân, thịt tiêu mòn hết, sẽ chết [34].

 Mạch ở Trung bộ, lúc xơ, lúc sác sẽ chết [35].

 Nếu mạch hiện ra Đại mà Câu, là bệnh tại Lạc [36].

 Chín hậu cùng ứng, hợp nhau như một, không được so le. Nếu một “hậu” chậm lại sau, là bệnh nguy. Nóùi “chậm lại sau” tức là mạch ứng không đều [37].

 Xét ở Phù Tàng, để đoán biết cái thời kỳ sống chết [38].

Phải trước biết Kinh mạch, rồi sau mới biết được bệnh mạch -Mỗi khí mạch của Chân tàng hiện ra, gặp cái ngày “thắng” (khắc), sẽ chết [39].

 Kinh Túc Thái dương khí tuyệt bệnh nhân chân không thể co duỗi, khi chết tất trợn mắt [40].

 Hoàng Đế hỏi?

Mùa Đông thuộc âm, mùa Hạ thuộc Dương, ứng với người thế nào [41].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch chín hậu, đều Trầm, Tế cách tuyệt nhau thế là âm, thuộc Đông, nên chết về khoảng nửa đêm, nếu mạch thịnh, táo, sác và suyễn. Thế là Dương, thuộc hạ, nên chết về đúng trưa. Phàm bệnh hàn nhiệât, thường chết về lúc sáng rõ, chứng Nhiệt trung với bệnh nhiệt, cũng chết về lúc đúng trưa, bệnh phong, chết về lúc mặt trời lặn, bệnh thủy, chết về nửa đêm, mạch lúc xơ, lúc sác, lúc tật, lúc trì... Tới ngày tứ quý sẽ chết [42].

43) Thịt ở thân thể tiêu mòn hết, chín hậu dù đều, cũng chết [43].

44) Bảy phép chẩn dù có đủ (1), nhưng chín hậu đều thuận, không chết [44].

Hoàng Đế hỏi:

Như thế nào, có thể chữa được? [45]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh về kinh mạch thời trị kinh mạch, bệnh về Tôn lạc thời trị Tôn lạc. Huyết bệnh mà mình có đau, thời trị ở kinh lạc. Nếu phạm phải kỳ tà (tức tà khí lạ lùng, ít khi có), xét luồng mạch kỳ tà để thích. Bệnh đã lâu ngày, tụ ở khớp xương, nên thích ngay ở khớp xương. Nếu trên thực dưới hư, huyết mạch không thông, nên tìm chỗ kết ở lạc mạch mà thích cho thấy có máu (1) [46].

Đồng tử đột cao lên, do khí ở Thái dương bất túc. Mắt trợn lên, do khí ở Thái dương đã tuyệt. Đó là cái cốt yếu để quyết sinh tử, phải xét kỹ mới được [47].

THIÊN 21 : KINH MẠCH BIỆT LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi rằng:

Người ta: động, tĩnh, dũng, khiếp... mạch có biến đổi không? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Phàm người, gặp những sự kinh, khủng, nóä, lao động, tĩnh v.v... mạch cũng đều biến [2]. Vì vậy, đi đêm thời hơi thở phát ra ở Thận, khí bốc lên gây bệnh cho Phế. Có sự sợ hãi, hơi thở phát ra ở Thận, khí bốc lên gây bệnh cho Phế [3]. Có sự vấp ngã mà sợ, hơi thở phát ra ở Can, khí bốc lên làm hại Ty [4]ø. Có sự sợ hãi, hơi thở phát ra Phế, khí bốc lên làm hại Tâm [5]. Lội nước, lăn ngã, hơi thở phát ra ở thận và xương [6]. Gặp trường hợp đó, người dũng, khí hành được thời vô sự, nếu là người khiếp, khí ngừng lại, sẽ mắc bệnh [7].

Cho nên, về phép chẩn mạch, xem ngươi dũng hay khiết và nhận cả ở cốt, nhục, bì phu... Sẽ hiểu được bệnh tình, để giúp thêm về phép chẩn [8].

Uống ăn quá nó, hãn phát ra ở Vị, sợ quá mất tinh thần, hãn phát ra ở Tâm, mang nặng đi xa, hãn phát ra ở Thận, chạy vội, sợ hãi, hãn phát ra ở Can, làm lụng vất vả, hãn phát ra ở Tỳ [7].

 Cho nên Xuân, Thu, Đông, Hạ bốn mùa âm dương đều không làm hại người. Sở dĩ sinh bệnh, chỉ vì quá độ, trái mất lẽ thường [8].

Khí vị của thức ăn, sau khi vào Vị, tán “tinh” vào Can, tràn khí vào Cân [9].

 Khí vị của thức ăn, sau khi vào Vị, các khí “trọc” dẫn lên tâm, tràn chất “tinh” vào mạch [10].

 Mạch dẫn theo Kinh. Kinh khí dẫn lên Phế. Phế tổng hợp trăm luồng mạch, du chuyển tinh khí ra bì mao. Mao (khí) với mạch (huyết) hợp tinh, dẫn khí về Phủ (phủ thuộc dương, khí là dương). Phủ chứa thần minh, để giúp ích bốn tàng [11].

 Khí cốt ở quân bình, sự quân bình hiện lên khí khẩu, nhờ đó để quyết tử sinh [12].

 Thức uống sau khi vào Vị bao chất tinh khí tràn lan ra, du chuyển sang Tỳ, Tỳ lại lọc những chất tinh tuý hơn, để du chuyển lên Phế, nhờ đó làm cho Thủy đạo được thông lợi, du chuyển xuống Bàng quang, tức thời thủy tinh tán bố năm kinh đều đi khắp. Đó là hợp với bốn mùa, năm Tàng Aâm Dương quĩ độ. Tức là lẽ thường của mạch [13].

 Khí ở Thái dương đến một mình, gây nên chứng quyết, suyễn, hư, khí nghịch. Đó là do Aâm bất túc, Dương hữu dư, cả biểu lý đều nên tả, thích ở huyệt Hạ du [14].

 Khí ở Dương minh đến một mình, thế là Dương thêm Dương. Nên tả Dương bổ Aâm, thích ở huyệt Hạ du [15].

 Khí ở thiếâu dương đến một mình, quyết khí mạch Kiên về phía trước bỗng biến thành Đại. Nên thích ở huyệt Hạ du. Thiếu dương đến một mình như vậy là do khí Nhất dương thái quá [16].

Mạch ở Thái âm bựt mạnh, phải xét ở chân tàng, mạch của năm Tàng đều thiểu khí. Vị khí không quân bình... đó thuộc về Tam âm. Nên thích ở huyệt Hạ du, bổ Dương tả Aâm [17].

 Nếu Nhất dương một mình nghịch lên, thành chứng Thiếu dương quyết [18].

 Dương dồn lên cả bộ phận trên, mạch của bốn Tàng khác đều mạnh, khí trở về Thận, nên trị ở Kinh lạc, tả Dương bổ Aâm [19].

 Mạch của Nhất âm một mình đến, tức chủ trị do Quyết âm [20].

Vì chân tàng hư nên trong Tâm đau ê ẩm, hợp với uống thuốc, quyết khí bức bách, khiến toát mồ hôi. Nên điều độ uống ăn, hợp với uống thuốc, hòa hợp dược vị và thích ở Hạ du.

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Tượng của các Thái dược tạng như thế nào? [21]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thái dương tàng, tượng Tam dương mà phù [22].

 Hoàng Đế hỏi?

Thiếu dương tàng, tượng Nhất dương, hoạt mà không thực [23].

 Dương minh tàng, tượng mã dương mưu Phù đại [24].

 Thái âm tàng, mạch bựt lên như phục cổ, Nhị âm bựt đến, dù là Thận, chỉ trầm mà không phù (1) [25].

 

THIÊN 22 : TÀNG KHI PHÁP THỜI LUẬN

 

 Hoàng Đế hỏi:

Hợp thân hình con người, bắt chước bốn mùa, năm hành để điều trị… Thế nào là thuận, thế nào là nghịch, thế nào là đắc, thế nào là thất…? Xin cho biết rõ [1].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Năm hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Thay nhau qúi, thiện, để biết chết sống, để quyết thành bại, và định cái khí của năm Tàng, cùng cái lúc hơi bớt cái lúc nặng thêm... Rồi do đó dự tính khi chết và sống [2].

 Hoàng Đế nóùi:

Xin cho biết rõ căn nguyên... [3]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Can chủ về mùa Xuân, kinh khí do Túc Quyết âm thiều dương chủ trị, ứng với hai ngày Giáp Aát. Can khổ về sự cấp (tức thái quá), kíp ăn vị cam để cho hoãn lại [4].

 Tâm chủ về mùa hạ, kinh khí do thủ Thiếu âm Thái dương chủ trị, ứng với hai ngày Bính Đinh. Tâm khổ về sự hoãn (chậm chạp tán mạn), kíp ăn vị toan để cho hậu lại [5].

Tỳ chủ về Trường hạ, kinh khí do Túc Thái âm Dương minh chủ trị, ứng với hai ngày Mậu, Lỷ, Tỳ thổ về sự thập, kíp ăn vị khổ để cho ráo lại [6].

 Phế chủ về mùa thu, kinh khí do Thủ Thái âm Dương minh chủ trị, ứng với hai ngày Canh Tân, Phế, khổ về khí nghịch lên, kíp ăn vị khổ để cho tiết đi [7].

 Thận chủ về mùa Đông, kinh khí do Túc Thiếu dương, Thái âm chủ trị, ứng với hai ngày Nhâm Qúi, Thận khổ về sự táo (ráo), kíp ăn vị tân để cho nhuận, do đó khai được tấu lý, sinh ra tân dịch và thông khí... [8]

 Bệnh ở Can, khỏi về mùa Hạ, mùa Hạ không khỏi tới mùa Thu sẽ nặng thêm. Nếu mùa Thu không chết, sẽ đứng bệnh về Đông và khỏi hẳn, về mùa Xuân. Cấm hóng gió (theo nghĩa đoạn trên này và cả dưới đây, chuyên nói về sinh khắc, duyệt giả chú ý) [9].

 Bệnh ở Can, khỏi về ngày Bính, Đinh, ngày Bính, Đinh không khỏi, sẽ nặng thêm về ngày Canh, Tân. Nếu ngày Canh, Tân không chết sẽ đứng bệnh về ngày Nhâm, Qúi, và khỏi hẳn về ngày Giáp, Ất [10].

 Bệnh ở Can, sáng sớm tỉnh táo, chập tối nặng, nửa đêm yên [11].

 Can khí muốn sơ tán, kíp ăn vị tân để cho tán; dùng vị tân để bổ, vị toan để tả [12].

 Bệnh về tâm, khỏi ở mùa Trường hạ, mùa trường hạ không khỏi, sẽ nặng ở mùa Đông. Nếu mùa Đông không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Xuân, khỏi hẳn ở mùa Hạ [13].

 Cấm ăn thức  nóùng, mặc áo nóùng [14].

 Bệnh về Tâm, khỏi ở ngày Mậu, Kỷ, ngày Mậu Kỷ, không khỏi, nặng ở ngày Nhâm, Qúi. Nếu ngày Nhâm Qúi không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Giáp, Aát khỏi hẳn ở ngày Bính, Đinh [15].

 Bệnh về Tâm, đúng trưa tỉnh táo, nửa đêm nặng, sáng sớm yên [16].

 Tâm muốn nhuyễn (mềm mại), kíp ăn vị hàn để cho nhuyễn, dùng vị hàn để bổ, vị cam để tả [17].

Bệnh về Tỳ, khỏi ở mùa Thu, mùa Thu không khỏi, sẽ nặng ở mùa Xuân. Nếu mùa Xuân không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Hạ, khỏi ở mùa Trường hạ [18].

 Cấm ăn thức có tính ấm, ăn nó, và ở nơi ẩm mắc áo ướt [19].

 Bệnh về Tỳ, khỏi ở ngày Canh, Tân, ngày Canh tân không khỏi sẽ nặng ở ngày Giáp, Aát. Nếu ngày Giáp Aát không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Bính, Đinh, khỏi hẳn ở ngày Mậu, Kỵû... [20]

 Bệnh về Tỳ, lúc xế chiều tỉnh táo, lúc mặt trời mọc nặng, chập tối yên [21].

 Tỳ muốn được thư hoãn, kíp ăn vị cam để cho thư hoãn, dùng vị khổ để tả, vị cam để bổ [22].

 Bệnh về Phế, khỏi ở mùa Đông, mùa Đông không khỏi, nặng ở mùa Hạ. Nếu mùa Hạ không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Trường Hạ, khỏi hẳn về mùa Thu [23].

 Cấm ăn uống thứ lạnh và mặc áo lạnh [24].

 Bệnh về Phế, khỏi ở ngày Nhâm, Qúi, ngày Nhâm, Qúi không khỏi, sẽ nặng ở ngày Bính, Đinh. Nếu ngày Bính, Đinh không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Mậu, Kỷ, khỏi hẳn ở ngày Canh, Tân [25].

 Bệnh về Phế, chập tối tỉnh táo, đúng trưa nặng, nửa đêm yên [26].

 Phế muốn thâu liễm, kịp ăn vị toan cho thâu liễm. Dùng vị toan bổ, vị tân tả [27].

 Bệnh về Thận, khỏi ở mùa Xuân, mùa Xuân không khỏi, sẽ nặng ở mùa Trường hạ. Nếu mùa Trường Hạ không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Thu, khỏi hẳn ở mùa Đông.

Cấm ăn các thức xào, nướng có tính nóng vào áo hơ (là) nóng [28].

 Bệnh về Thận, khỏi ở ngày Giáp Aát, ngày Giáp Aát không khỏi, sẽ nặng ở ngày Mậu, Kỷ. Nếu ngày Mậu, Kỷ không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Canh, Tân, khỏi hẳn ở ngày Nhâm Qúi [29].

 Bệnh về Thận, nửa đêm tỉnh táo, gặp gió tứ qúi (Thìn, Tuất, Sửu, Ty) nặng, xế chiều yên [30].

Thận muốn kiên, kịp ăn vị khổ để cho kiên, dùng vị khổ để bổ, vị hàm để tả[31].

Phàm tà khí phạm vào người, lấy cái “thắng” để cùng thêm lên (Như Can Bệnh, thêm lên về Canh, Tân v.v) gặp cái “sở bất thắng” thời càng nặng, gặp cái “sở sinh” thời đứng bệnh. Gặp đúng vào bản vị của mình sẽ khỏi. Tất phải hiểu thấy cái mạch của năm Tàng, mới có thể nóùi được lúc nhẹ, lúc nặng và dự đoán được cái thời kỳ sinh tử [32].

Bệnh về Can, đau ở hai bên sườn, dẫn xuống Thiếu phúc, khiến người hay nóä. Can hư thời mắt lờ mờ trông không rõ, tai nghe không tỏ, hay sợ như sắp bị người bắt. Nên lấy ở hai kinh mạch Quyết âm và Thiếu dương [33].

 Khí nghịch thời đầu nhức, tai điếc, mà sưng, nên bớt huyết đi (hoặc tả bớt) [34].

 Bệnh về tâm, trong hung đau, chi lạc ở hiếp đầy, dưới hiếp đau, khắp khoảng xương vai, lưng đều đau, hai cánh tay cũng đau [35].

Tâm hư thời hung phúc to ra, dưới hiếp và yêu cùng rút mà đau. Lấy ở hai kinh mạch Thiếu Aâm, Thái dương, và trích huyết dưới lưỡi [36].

 Nếu bệnh biến, lại phải thích thêm huyệt Aâm khích cho ra huyết [37].

 Bệnh về Tỳ, mình nặng, cơ nhục nhão nát tê dại, chân không co lại được, lúc đi, đau trong xương, dưới chân cũng đau [38].

 Tỳ hư thời bụng đầy, ruột sôi, xôn, tiết thức ăn không đều. Nên lấy huyệt ở các kinh mạch Thái âm, Dương minh và Thiếu âm [39].

 Bệnh về phế, suyễn, khái, nghịch khí, vai, lưng đau, hãn ra, cầu âm (xương khu), vế, đầu gối, xương ống đều đau [40].

 Phế hư thời không thở được dài, tai điếc, cuống họng khô. Lấy huyết ở ngoài kinh mạch Thái âm, Túc Thái Dương và bên trong quyết âm [41].

 Bệnh về thận, bụng to, ống chân sưng, suyễn và khái, mình nặng, lúc ngủ toát mồ hôi, ghê gió [42].

 Thận hư thời trong bụng đau, đại phúc, tiểu phúc đều đau, quyết lãnh, ý tứ không vui

Nên lấy huyết ở kinh mạch Thiếu âm và Thái âm [43].

 Can sắc xanh, nên ăn vị ngọt, nghạnh mễ, thịt bò, quả táo qùi... Đều thuộc về vị ngọt [44].

 Tâm sắc xích, nên ăn vị toan, tiểu đậu, thịt chó, quả mạn, rau cửu... Đều thuộc về vị toan [45].

 Phế sắc bạch, nên ăn vị khổ, lúa mạch, thịt dê, quả hạnh, rau giới (củ kiệu), đều thuộc về vị khổ [46].

 Tỳ sắc hoàng, nên ăn vị hàn, đại đậu, thịt lợn, quả lật, rau hoặc... đều thuộc về vị hàm [47].

 Thận sắc hắc, nên ăn vị tân, hoàng thử, thịt gà, quả đào, củ hành... đều thuộc về vị tân [48].

 Vị tân thời tán, vị toan thời thâu, vị cam thời hoãn, vị khổ thời kiên, vị hàn thời nhuyễn [49].

 Các thứ thuốc có tính chất độc công trị bệnh tà [51]. Năm giống lúa để chuyên về sự nuôi năm Tàng [52]. Năm thứ quả để giúp cho sự nuôi[53]. Năm loài súc để giúp sự bổ ích [54]. Năm thứ rau để cho đầy đủ thêm. Khí với vị hợp lại để ăn và uống, sẽ bổ tinh và ích khí [55].

Vậy năm vị tân, toan, cam, khổ, hàm... đó đều có sự lợi ích, hoặc tán, hoặc thâu, hoặc cấp, hoặc kiên, hoặc nhuyễn v.v.. [56]. Bốn mùa năm tàng mắc bệnh, đều theo sự cân dùng thích nghi của năm tàng [57].

 

THIÊN 23 : TUYÊN MINH NGŨ KHÍ LUẬN

 

 Sự dẫn vào các tàng của năm vị: Toan vào Can, Tân vào Phế, Khổ vào Tâm, Hàm vào Thận, Cam vào Tỳ [1].

Năm khí gây nên bệnh: Tâm phát ra chứng nấc, Phế phát ra chứng khái: Can phát ra chứng nóä, muốn nóùi luôn. Tỳ phát ra chứng miệng thường phải nuốt nước miếng, Thận phát ra chứng hay vươn vai và hắt hơi. Vị phát ra chứng khí nghịch, chứng ọe (ợ) và chứng khủng (sợ), Đại trường, Tiểu trướng phát ra chứng tiết (tả). Hạ tiêu ràn thành chứng thủy, Bàng quang không lợi thành chứng long (tiểu tiện vít, đau) hoặc bất cước (tức tiểu tiện bất cấm), và di niệu (xón đái), Đởm phát ra chứng Nóä. Đó là năm bệnh của 5 Tàng, hợp với khí của năm hành [2].

 Tinh của năm tàng cùng dồn lại, sẽ phát các chứng: Tinh khí dồn lên Tâm thời thành chứng hay hỷ, dồn lên Phế thời thành chứng hay bị, dồn lên Tỳ thời thành chứng hay Uùy, dồn xuống Thận thời thành chứng hay khủng Năm chứng “dồn” đó, bởi vì hư mới có thể dồn [3].

 Năm sự chết của năm Tàng: Tâm ghét nhiệt. Phế ghét hàn, Can ghét phong, Tỳ ghét thấp, Thận ghét táo [4].

 Năm Tàng hóa ra các chất lỏng: Tâm hóa ra hãn: Phế hóa ra thế (nước mũi), Can hóa ra lệ (nước mắt) Tỳ hóa diên (nước dãi). Thận hóa ra thóa (nước miếng) [5].

 Sự cấm kỵ của năm Vị, vị Tân dẫn vào khí, khi mắc bệnh không nên ăn nhiều vị tân, vị hàm dẫn vào huyết, huyết mắc bệnh không nên ăn nhiều vị hàm, vị khổ dẫn vào xương, xương mắc bệnh không nên ăn nhiều vị cam, vị toan dẫn vào Cân, cân mắc bệnh không nên ăn nhiều vị toan [6].

Các chứng bệnh phát ra ở 5 tàng: Thận âm mắc bệnh phát ra ở cốt, Tâm dương mắc bệnh phát ra ở huyết, Tỳ âm mắc bệnh, phát ra ở nhục, Can dương mắc bệnh phát về mùa Đông, Phế âm mắc bệnh phát về mùa Hạ [7].

 Năm sự rối loạn phát sinh bởi tà khí: Tà lấn vào Dương thời phát bệnh cuồng, tà lấn vào âm thời phát bệnh Tý, dương khí dồn lên thời phát chứng đau ở đầu, âm khí dồn lên thành chứng không nóùi được. Tà ở dương phận lấn vào âm thời bệnh nhân yên tĩnh, tà ở âm phận lấn vào dương thời bệnh nhân hay nóä [8].

 Năm tà khí hiện ra mạch: Mùa Xuân hiện mạch của mùa Thu, mùa Hạ hiện mạch của mùa Đông, mùa Trường hạ hiện mạch của mùa Xuân, mùa Thu hiện mạch của mùa Hạ, mùa Đông hiện mạch của mùa Trường hạ... Đó gọi là từ âm phận hiện ra dương phận đều là tà khí thắng, khó chữa [9].

 Các thừ “tàng” của năm Tàng, Tâm tàng thần, phế tàng phách, Can tàng hồn, Tỳ tàng ý, Thận tàng Chí [10].

 Các thứ sở chủ do năm Tàng: Tâm chủ về mạch Phế chủ về bà (da), Can chủ về Cân, Tỳ chủ về nhục, Thận chủ về cốt [11].

 Năm sự thái quá (lao, nhọc) làm thương đến năm Tàng. Trong lâu làm thương đến huyết, nằm lâu làm thương đến khí, ngồi lâu làm thương đến nhục, đứng lâu làm thương đến cốt, đi lâu làm thương đến Cân [12].

 Năm mạch tương ứng với bốn mùa: mạch của Can Huyền, mạch của Tâm Câu, mạch của Phế Mao, mạch của Tỳ Đại, mạch của Thận Thạch [13].

 

THIÊN 24 :HUYẾT KHI HÌNH CHÍ LUẬN

 

 Cái số thường ở con người. Kinh Thái dương thường nhiều huyết, ít khí, kinh Thiếu dương thường ít huyết, nhiều khí, kinh Dương minh  thường nhiều khí, nhiều huyết, kinh Thiếu âm thường ít huyết, nhiều khí, kinh quết âm thường nhiều huyết, ít khí, kinh Thái âm thường ít huyết, nhiều khí [1].

 Túc Thái dương với Thiếu âm làm biểu lý. Thiếu dương với quyết âm làm biểu lý, Dương minh với Thái âm làm biểu, lý... Đó là những kinh thuộc về Thu [2].

 Thủ Thái dương với Thiếu âm làm biểu lý, Thiếu dương với Tâm chủ (tức bào lạc) làm biểu lý, Dương minh với Thái âm làm biểu lý. Đó là những kinh thuộc về Thu [3].

Muốn biết huyệt Phế du, lấy một cái dây, đo từ đầu vú bên nóï sang đầu vú bên kia rồi gấp đôi lại, lại lấy một đoạn dây khác, cắt bằng cái dây gập đôi nóï. Tức là có 3 đoạn bằng nhau. Rồi đem ra sau lưng, để một đều vào giữa xương Đại trùy (tức huyệt Bạch lao, một cục xương nóái liền với cổ), buông đầu kia xuống dọc đường xương sống, còn hai đầu kia chia chẽ ra hai bên. (Đầu dây nóï cách đầu dây kia 3 tấc, tức từ đường xương sống ra đến đầu dây kia, mỗi bên một tấc 5 phân). Tại nơi đầu hai dây hai bên đó, là huyệt Phế du. Cứ để in đầu day giữa thế, quặt xuống do một lần nữa, chỗ chỉ của hai đầu dây hai bên sẽ là Tâm du lại đo xuống lần nữa, tại hai đầu dây hai bên, bên tả là Can du, bên hữu là Tỳ du, lại đo quặt xuống một lần nữa, tại hai đầu dây hai bên là Thận du. Đó là du huyệt của 5 Tàng, muốn dùng phương pháp “cứu, thích” phải theo phương pháp đo thế [4].

 Hình vui, chí khổ, bệnh đó sinh ra bởi mạch, nên dùng Cứu, thích để điều trị [5].

 Hình vui, chí vui, bệnh đó sinh ra bởi nhục, nên dùng Châm, thạch để điều trị [6].

 Hình khổ, chí vui, bệnh đó sinh ra bởi Cân, nên dùng phép úy (chườm) dẫn để điều trị [7].

 Hình khổ, chí khổ, bệnh đó sinh ra bởi cuống họng, nên dùng thứ thuốc có vị ngọt để điều trị [8].

Thường bị kinh khủng, kinh lạc không thông, bệnh đó sinh ra bởi “bất nhân” (da thịt tê dại không biết gì), nên dùng phép nặn, bóp và rượu thuốc để điều trị [9].

Thích ở huyệt kinh Dương minh, cho tiết bớt khí huyết, thích ở huyết kinh Thái dương, cho tiết bớt huyết, không nên để cho tiết khí, thích ở huyệt kinh Thái âm cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết, thích ở huyệt kinh Thiếu âm cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết, thích ở huyệt kinh quyết âm cho tiết bớt huyết, không nên để cho tiết khí [10].

 

THIÊN 25 : BẢO MỆNH TOÀN HÌNH LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Trời che đất chở, muôn vật đều đủ, không gì qúi bằng người, người nhờ cái khí của trời đất để sinh, và cái tiết của bốn mùa để thành. Trên từ quân vương, dưới đến chúng thứ, ai cũng muốn giữ cho được toàn vẹn thân hình. Nhưng đã có hình, thời phải có bệnh, nếu không kịp chữa, bệnh sẽ sâu vào xương tủy. Ta lấy làm lo, muốn dùng châm để trừ tật bệnh. Vậy phương pháp nên như thế nào? (1)

 Kỳ Bá thưa rằng:

Nghĩ như muối, vì vị nóù mặn, nên khí của nóù thường ẩm ướt ra ngoài, dây đàn sắp đứt, tiếng nóù phải rè, Cây héo thì lá nóù phải úa. Có ở bên trong, tất phải hiện ra bên ngoài. Ở con người cũng vậy, bệnh đã quá lâu, sẽ phát chứng nấc (ọe) tức là 6 Phủ đã bị hoại, bì nhục bị thương, huyết khi hóa đen. Đến lúc đó, dù có độc dược, uống vào vô ích, dù có đoản châm, thích cũng không được. (2)

 Hoàng Đế nói:

Ta nghĩ đến mà đau lòng, trong Tâm bối rối mà bệnh không thay đổi lại quá người mắc bệnh. Vậy làm thế nào cho khỏi đau đớn ấy. (3)

Kỳ Bá thưa rằng:

Người sinh ra ở đất, gửi mệnh ở trời, trời đất hợp khí, nên gọi là người [4]. Người theo đúng được bốn mùa, trời đất sẽ như cha, mẹ, người thấu hiểu được muôn vật, sẽ cũng như là con trời [5].   Trời có hai khí  âm dương, người có 12 tiết, trời có hàn, thử, người có hư thực, nếu kinh lý được sự biến hóa của Aâm Dương, không trái với bốn mùa, và biết rõ sự lưu hành vận chuyển của 12 tiết... Sẽ là bực thánh trí, còn ai lừa dối được nữa [6]. Nếu nhận rõ được sự biến của tám gió, sự “Thắng” của năm hành, và xuất được cái số hư thực, để xuất, nhập, bổ tả, thời dù hơi thở hút rất nhỏ, cũng có thể như trông thấy ở trước mắt [7].

 Hoàng Đế hỏi:

Người sinh ra có hình, không lìa khỏi Aâm Dương.Trời đất hợp khí, chia làm chín dã, tách làm bốn mùa. Nguyệt có thiếu thừa, Nhật có dài ngắn, muôn vật đều đến, tính không thể siết, hư, thực, thở, hút, điều trị nhường nào? Xin cho biết rõ [8].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mộc gặp Kim sẽ héo, Hỏa gặp Thủy sẽ diệt, Thổ gặp Mộc sẽ đạt (điều đạt, xơ tiết). Kim gặp Hỏa sẽ khuyết. Thủy gặp Thổ sẽ tuyệt. Muôn vật đều thế, nói không thể hết [9].

 Về phép châm, có thể nêu rõ cho ai nấy đều biết là có 5 phép chính.

Một là trị thần (tức là bảo thủ tinh thần), Hai là dưỡng thân (tức là bảo thủ thân hình), Ba là biết rõ cái châm giả của độc dược. Bốn là phép chế châm thạch nhỏ hay lớn. Năm là biết chẩn rõ phủ, tàng, khi, huyết [10].

 Năm phép trên này lập ra, có thứ nên trước, có thứ nên sau. Về đời này chỉ biết hư thời làm cho thực, mãn thời làm cho tiết, thế mà thôi. Nếu biết bắt chước trời đất, theo ứng rồi sẽ động, thời sẽ chóng như vang theo tiếng, như bóng theo hình, độc vãng, độc lại, qủi thần không lường [11].

Hoàng Đế nóùi:

Xin cho biết phương pháp [12].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phàm phép thích, phải trị thần trước [13]. Năm tàng đã định rõ chín hậu đã đầy đủ... Bấy giờ mới dùng đến châm. Trong khi dùng châm, phải hết sức tồn thần, không nên quá lạm, không nên bội vàng, trong tàng phủ ngoài cân mạch, phải ứng khớp với nhau, đừng chú trọng về hình. Có như thế mới có thể dùng châm để thích cho người [14].

 Người có “hư, thực” năm chứng “hư” chớ gần, năm chứng “thực” chớ xa, đến lúc nên thích, phải nhanh như không kịp chớp mắt [15].  Cầm châm phải vững, cất tay phải đều. Yên tĩnh, chú ý vào châm.  Chờ xem khí đến thế nào, lúc sắp dùng châm vững như gương nóû, lúc châm kim xuống nhanh như phóng tên [16].

 Hoàng Đế hỏi:

Thế nào là hư? Thế nào là thực? [17]

Kỳ Bá thưa rằng:

 Thích vào người khí hư, phải đợi cho khí đến thực (khí có thực rồi mới có thể thích), thích vào tà khí thực, phải đợi cho khí tiết ra thành hư [18].

 Khi kinh khí đã dẫn đến, phải giữ ngay chớ bỏ lỡ, dù sâu, dù nóâng, chí phải chuyên nhất, tuyệt nhất không động cặp đến một vật gì ở bên ngoài, phải chú ý, đừng sơ xuất [19].

THIÊN 26 : BÁT CHÍNH THẦN MINH LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Về việc dùng châm phải có phương pháp và chuẩn tắc, xin cho biết rõ [1].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Về phương pháp thích, phải chờ ở nhật, nguyệt, tinh, thần và cái khí “bát chính” (tức gió của tám phương). Khi khí đã định rồi sẽ thích [2]. Gặp những ngày ấm áp sáng sủa, thời huyết dịch điều hòa mà vệ khí nóåi ra bên ngoài, thời huyết ngừng trệ mà vệ khí chìm vào bên trong [3]. Khi nguyệt mới sinh (trăng nón) thời huyết khí mới tinh (khiết) vệ khí mới hành. Khi nguyệt đầy, huyết khí thực, cơ nhục bền chặt, khí nguyệt khuyết, thời cơ nhục giảm sút, kinh lạc hư, vệ khí tán, chỉ còn hình ở lại. Đó là nhân thiên thời để điều hòa khí huyết [4].

Bởi vậy, trời rét đừng thích, trời ấm khí huyết không ngưng trệ, lúc trăng nón chớ tả, lúc trăng đầy chớ bổ, lúc trăng khuyết chớ trị. Cần phải theo đúng thiên thời để điều khí huyết [5]. Nhận thứ tự của trời, và cái thời hư, thực, để thi hành việc thích [6]. Cho nên nóùi: lúc trăng nón chớ tả, e âm khí của Tàng sẽ bị hư, lúc trăng đầy chớ bổ, e huyết khí càng thêm đầy ràn, nếu để cho “lạc” còn có huyết ứ lại, đó là đã thực lại làm cho thêm thực, tức là “trùng thực”. Lúc trăng khuyết mà trị, đó làm loạn kinh mạch, âm dương lẫn lộn, chân với tà không phân biệt, chìm lăn và ngừng trệ, ngoài hư trong loạn, bệnh tà do đó càng tăng tiến [6].

 Hoàng Đế hỏi:

Tinh thần bát chính để “hậu: gì? [7]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Tinh thần cốt để ghi sự vận hành của nhật, nguyệt, Bát chính cốt để “hậu” cái hư tà của tám phương. Bốn mùa cốt để chia cái khí của Xuân, Hạ, Thu, Đông, để điều hòa cho nóù quân bình, và xa lách cái hư tà bát chính đừng để mắc phải [8].

 Đương lúc khí ở con người hư, lại gặp hư tà của trời, hai “hư” cùng “cảm” lẫn nhau, sẽ suốt tới xương, và làm thương tới năm Tàng... Lương công cứu ngay, đừng để cho bị thương. Cho nên nóùi: những ngày “thiên kỵ” cần phải biết rõ [9].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết thế nào là “bắt chước đời xưa”? [10]

Kỳ Bá thưa rằng:

Bắt chước đời xưa, tức là bắt chước ở Châm kinh. Ngoài đó lại còn phải nghiệm về sau này, biết ngày nào hàn hay ôn, nguyệt bao giờ hư hay thịnh, để “hậu” xem khí phù, trầm thế nào, rồi mới thi hành phép điều trị, sẽ được hiệu nghiệm ngay. Vì thế nên lương công khác hẳn mọi người, trong rõ từ vô hình, nghe tỏ từ vô thanh, thật là thần tình, ít ai bì kịp [11].

 Hư tà tức là cái khí của “bát chính”. Chính tà là do sự nhọc mệt, mình thoát mồ hôi, tấu lý mở rộng, gặp phải hư phong, nóù phạm vào người nhẹ nhàng... Những trường hợp đó, người ta chỉ có thể biết được tính, nào ai còn trông thấy hình [12].

 Bực Thượng công chữa bệnh ngay từ lúc mới nảy mầm, trước phải biết cái khí của ba bộ, chín hậu, để điều hòa cho khỏi gây thành bệnh lớn [13].

 Còn kẻ Hạ công thời chi cứu chữa khi bệnh đã thành, khí thế đã bại, có hiểu biết gì đến sự trái ngược của ba bộ chín hậu đâu [14].

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết rõ phương pháp bổ, tả... [15]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Tả phải dùng “phương” (tức là đương), dùng ngay vào lúc khí “đương thịnh), lúc nguyệt đương đầy, lúc nhật đương ôn, và lúc khí ở con người đương thịnh, đúng vào lúc hơi đương hút vào, liền cắm châm vào, chờ lúc thở ra từ từ rút châm... có như thế, khí mới thịnh mà dẫn hành được [16].

 Bổ phải dùng “viên”,viên tức là chuyển di là lưu hành [17].

 Thích đã trúng vào Vinh, lại phải chờ lúc hút vào để xoay chuyên mũi châm [18].

 Cho nên  muốn nuôi thần khí tất phải biết rõ thân hình con người gầy hay béo, vinh vệ khí huyết thịnh hay suy. Mới có thể dùng châm được trúng [19].

 

THIÊN 27 :LY HỢP CHÂN TÀ LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết tà khí ở kinh, gây nên bệnh thế nào, và nên thích như sao? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thánh nhân đặt ra độ số, tất ứng với trời đất. Trời có Tú độ (độ đi của sao) đất có kinh thủy (các giòng sông), người có kinh mạch [2].

 Trời đất ôn hòa thời kinh thủy yên tĩnh, trời rét đất nứt, thời kinh thủy ngừng trệ, trời thử đất nhiệât, thời kinh thủy tràn lan, gió bão bốc to, thời sóng nước dồn cao... Tà khí phạm vào mạch ở con người cũng vậy [3]. Hàn thời huyết ngừng trệ, thử, thời khí lỏng loãng [4]. Tà nhân hư mà phạm vào, cũng như kinh thủy bị gió thổi giạt [5]. Động mạch của Kinh, lúc đến cũng cồn lên, khí đi trong mạch thời đều đều trôi chảy [6].

 Khí dẫn đến Thốn khẩu, lúc đại, lúc tiểu, đại là tà khí đến, tiểu thời vô sự [7].

 Lúc lưu hành không có nơi nhất định, lúc ở Aâm, lúc ở Dương không thể chia rõ độ số [8].

 Theo tà ở vào bộ phận nào để xét, ba bộ, chín hậu cho đúng, nếu vụt thấy tà khi ở bộ phận nào, kíp chặn ngay đi, đừng để lây láng [9].

 Lúc hút vào thời dùng châm, đừng để khí nghịch [10].

Yên lặng để châm thong thả, đừng để tà khí tán bố. Tới khi một hút vào nữa, lại xoay chuyển châm, đó là muốn chờ được khí [11].

 Chờ lúc thở ra, sẽ rút châm, thở ra hết, châm rút ra hết, tà khí cũng ra hết, nên gọi là Tả [12]

Hoàng Đế hỏi:

Bất túc thời bổ, bổ như thế nào? [13]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Trước phải dùng tay vuốt lên huyệt định châm, miết mạnh tay xuống cho khí tan, đẩy lên đẩy xuống cho huyết lưu thông, đập mạnh lên cho bệnh nhân chú ý, rồi “bấu” (cấu) lấy da lôi cao lên, tức thời hạ châm... Sau khi hạ châm, để yên cho khí lưu thông... Khi khí đã đến, đừng để biến chuyển. Chờ hút dẫn châm, khí không tiết ra, rút châm vít huyệt, để khí khỏi kiệt. Như thế gọi là bổ [14].

 Hoàng Đế hỏi:

Phép hậu khí như thế nào? [15]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Khi tà khí lìa khỏi lạc để vào kinh, ký túc ở trong huyết mạch, khí hàn ôn chưa hợp nhau, lúc đó tà khí sẽ cuộn lên, lúc lại lúc đi, nên không có nơi nhất định. Cho nên cần phải ngay từ lúc tà khí nóù mới lại án cho nóù ngưng lại, rồi thừa thế mà thích ngay. Đừng đón tả vào lúc tà khí đương thịnh [16].

 Chân khí tức là kinh khí, khi kinh khí đã quá hư, thời cũng không nên tả bỏ tà khí giữa lúc đương thịnh [17].

 Nếu “hậu” tà khí không tinh, khi đại khí đã quá rồi mới tả, thời chân khí sẽ thoái, thoát thời không thể hồi phục, do đó tà khí lại đến, bệnh càng tăng tiến [18].

Vậy cần phải tả ngay lúc tà khí mới đến. nếu hoặc sớm quá, hoặc muộn quá, thời khí huyết đã đến hết, bệnh ấy không thể hạ được nữa [19].

 Hoàng Đế hỏi: Bổ với tả, nên dùng phép nào trước? [20]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Về phép công tà, thích bớt bỏ huyết cho tà khí tiết ra, rồi sau mới bổ chân khí. Nhưng đó thuộc về tân tà, nên mới thích như vậy, bệnh sẽ khỏi ngay [21].

 Hoàng Đế hỏi:

Nếu chân khí với tà khí đã trộn lẫn, không còn nóåi cuộn lên nữa, thời làm thế nào? [22]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phải xét rõ thịnh suy của ba bộ, chín hậu, để điều hòa cho quân bình, xét rõ sự “tương thất, tương giảm” của tả, hữu, trên, dưới và bệnh ở Tàng nào, để định đoạt sự sống chết [23].

 Nếu không biết được ba bộ, thời không biết được âm dương, không phân được trời đất. Phải lấy đất để “hậu” đất, trời để “hậu” trời người để hậu người. Rồi điều hòa trung phủ (vị) để ấn định ba bộ [24].

 Vậy nếu thích mà không biết bệnh mạch về ba bộ, chín hậu ở nơi nào, dù có sự thái quá hay bất cập cũng không sao ngăn ngừa được [25].

 

THIÊN 28 : THÔNG BÌNH HƯ THỰC LUẬN

Hoàng đế hỏi:

Sao gọi là hư thực? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Tà khí thịnh gọi là thực, tinh khí đoạt gọi là hư. [2]

Hoàng Đế hỏi:

Bệnh tình hư thực như thế nào? [3]

Kỳ Bá thưa rằng:

Khí hư tức là Phế hư [4].

Phàm khí nghịch thời chân lạnh [5].

Nếu gặp thời sinh vượng của nóù thời sống, đúng vào thời khắc của nóù thời khắc của nóù thời chết. Các tàng khác đều theo một thông lệ như vậy [6].

Hoàng Đế hỏi:

Sao gọi là  trùng thực? [7]

Kỳ Bá thưa rằng:

Tỉ như, bệnh đại nhiệt, khí nhiệt, mạch mãn, gọi là trùng thực [8].

Hoàng Đế hỏi:

Kinh, Lạc đều thực nên điều trị thế nào? [9]

Kỳ Bá thưa rằng:

Kinh, Lạc đều thực, tức là Thốn mạch cấp mà xích hoãn. Đều nên dùng châm để thích. Vậy hoạt là thuận, mà sắc là nghịch [10].

Phàm hư thực đều theo vật loại trước. Cho nên hễ năm tàng, xương thịt đều hoạt lợi, thời có thể sống lâu [11].

Hoàng Đế  hỏi:

Lạc khí bất túc, kinh khí hữu dư, thời như thế nào? [12]

Kỳ Bá thưa rằng:

Nếu lạc khí bất túc, kinh khí hữu dư, thời Thốn khẩu nhiệt mà Xích hàn. Thu, Đông là thuận Xuân, Hạ là nghịch, nên theo kinh để điều trị [13] .

Hoàng Đế hỏi:

Kinh hư, Lạc mãn thời như thế nào? [14]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Kinh hư, Lạc mãn thời Xích bộ nhiệt mãn mà Thốn khẩu hàn sắc [15].

 Hoàng Đế hỏi:

Trị chứng ấy như thế nào? [16]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Lạc mãn, Kinh hư thời cứu ở Aâm mà thích ở Dương, Kinh mãn, lạc hư thời thích ở Aâm mà cứu ở Dương [17].

 Hoàng Đế hỏi:

Thế nào Trùng hư? [18]

 Kỳ Bá thưa rằng: [19]

Mạch khí, Thốn hư, Xích hư thời gọi là Trùng hư.

 Hoàng Đế hỏi:

Nên điều trị như thế nào? [20]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh thuộc khí hư, nói năng bợt bạt. Nếu xích hư, thời bước đi lò dò [21].

Phàm mạch hư, không giống với mạch Aâm hư. Vậy nếu hoạt thời sống, sắc thời chết  [22].

 Hoàng Đế hỏi:

Hàn khí bốc lên mạnh, mạch mãn mà thực, thời như sao? [23]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thực mà hoạt, thời sống, thực mà nghịch, thời chết [24].

 Mạch thực và mãn, tay chân lạnh, đầu nóng, thời như thế nào? [25]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Gặp mùa Xuân mùa Thu, thời sống, gặp mùa Đông mùa Hạ thời chết. Nếu mạch phù sắc, mà mình lại nhiệt, sẽ chết [26].

 Hoàng Đế hỏi:

Thân hình đều mãn (phù thũng), thời như thế nào? [26]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thân hình đều mãn, mạch cấp, đại và kiên, Xích bộ lại sắc không tương ứng. Như vậy, thuận thời sống, nghịch thời chết [28].

 Hoàng Đế hỏi:

Như thế là thế nào? [29]

 Kỳ Bá nói:

Tay chân ấm, là thuận, tay chân lạnh là nghịch [30].

 Hoàng Đế hỏi:

Đàn bà nuôi con, mắc bệnh nhiệt, mạch lại “tiểu” thời thế nào? [31].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Tay chân nóng thời sống, lạnh thời chết [32].

 Hoàng Đế hỏi:

Đàn Bà nuôi con, trúng phong nhiệt, thở suyễn, rụt vai, mạch như thế nào? [33]

Kỳ Bá rằng:

Thở suyễn, rụt vai, mạch sẽ đại thực. Nếu hoãn thời sống, cấp thời chết [34].

 Hoàng Đế hỏi:

Trường tích (đại tiện nát), tiện ra huyết, như thế nào? [35]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mình nóng thời chết, mát thời sống? [36]

 Hoàng Đế hỏi:

Trường tích, ra lẫn bọt trắng, như thế nào? [37]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch Trầm thời sống, Phù thời chết [38].

 Hoàng Đế hỏi:

Trường tích mà ra lẫn mủ và máu thời thế nào? [39]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch tuyệt thời chết, hoạt đại thời sống [40].

 Hoàng Đế hỏi:

Về chứng trường tích, mình không nóng, mạch không tuyệt, thời như sao? [41]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Nếu mạch hoạt, đại thời sống, sắc thời chết. Nên theo từng Tàng để dự đoán ngày chết [42].

 Hoàng Đế hỏi:

Mạch “điên tật” (bệnh Điên, tựa kinh giản) như thế nào? [43]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch bựt lên Đại, và Hoạt, lâu ngày tự khỏi, nếu mạch tiểu, kiên và cấp, sẽ chết [44].

 Hoàng Đế hỏi:

Điên tật, mạch hư, thực thế nào? [45]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Hư, thời có thể chữa khỏi, thực thời chết [46].

Hoàng Đế hỏi:

Về chứng “Tiểu đản” (mình nóng mà thân thể hao mòn), hư thực thế nào? [47]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch thực và đại, bệnh dù lâu, có thể chữa, mạch huyền, nếu tiểu viêm và kiên, dù lâu cũng không thể chữa [48].

 Hoàng Đế nói:

Hình độ, cốt độ, mạch độ, cân độ, có thể biết được.

Mùa Xuân nên kíp trị kinh lạc, mùa Hạ nên kíp trị kinh du, mùa Thu nên kíp trị sáu phủ, mùa Đông thuộc về thời bế tắc.

* Nên dùng thuốc uống mà ít dùng châm thạch.

* Đối với chứng ung thư (mụn, nhọt) thời bất cứ mùa nào, phải dùng châm thạch ngay [49].

 Về chứng ung, thủ thái âm bàng tạng hội (Thủ thái âm bàng hội, khi hội, Anh mạch, thưởng đốt, chưa định không rõ chỗ nào để tay vào không có cảm giác lúc có lúc không, nên thích huyệt Tam hối thuộc kinh với huyệt (Anh mạch, mỗi huyệt hai lần) [50].

 Ung phát ra ở gần nách, thích kích Túc Thiếu dương, năm lần thích mà nhiệt không dứt, thích Thủ Tâm chủ ba lần, và thích ở kinh lạc thuộc Thủ Thái âm, nơi đại cốt, ba lần [51].

 Ung phát ra quá chóng, cân nhuyễn, đau ran ở trong bắp thịt, mồ hôi ở Phế toát ra không dứt, bào khí kém sút, nên thích kinh du [52].

 Về phúc bộ não, án tay vào không dằn được xuống, nên thích ở kinh, lạch Thủ Thái dương là mốc của vị Trung Quản Vị mạc. Huyệt thiếu âm du, cách đường xương sống ba tấc rưỡi, dùng châm tròn và sắc [53].

 Hoắc loạn, thích huyệt Du bàng 5 lần, thích Túc Dương minh thượng bàng 3 lần [54].

 Kinh giản, kinh mạch ngũ. Về bệnh giản, kinh, thích năm mạch, châm Thủ Thái âm năm lần, Thái dương kinh 5 lần, thích cạnh Kinh lạc thủ Thiếu chi nhánh âm một lần, Túc Dương minh một lần, cách trên “xương khoai” châm 3 nóát trên mắt cá chân năm tấc 3 châm[55].

Phàm trị các chứng Tiêu đản, bị ngã hoặc bị đánh, thiên khô, nuy huyết, khí mãn, phát nghịch. Những chứng đó, phần nhiều do hạng người giàu sang, béo tốt, ăn nhiều chất cao lương mà sinh ra [56].

 Nếu gặp chứng cách tắc bế tuyệt, trên dưới không thông, là do bạo ưu mà gây nên [57].

 Nếu bạo quyết mà điếc, thiên tắc không thông, do khí ở bên trong “bách” này gây nên [58].

 Nếu không do các bệnh ở trong ngoài hoặc trúng phong, mà gầy còm yếu ớt, đó là do khí huyết không lưu thông, nếu chân đi khó khăn, là do phong thấp gây nên [59].

 Các chứng Hoàng đản, bạo thống, điên, quyết, cuồng... do khí “nghịch” đã lâu mà sinh ra, năm Tàng không quân bình, do sáu phủ vít lấp mà sinh ra [60].

 Đầu nhức, tai ù, chín khiêu không lợi... do Trường Vị sinh ra [61].

THIÊN 29 : THÁI ÂM DƯƠNG MINH LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Thái Aâm, Dương minh làm biểu lý, cùng là mạch của Tỳ, Vị. Đến lúc sinh bệnh lại khác nhau, là vì sao? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Aâm dương khác vị, thay đổi nhau thực hư, thay đổi nhau thuận nghịch, hoặc do bên trong phát ra, hoặc do bên ngoài phạm vào... Nơi phát sinh khác nhau nên bệnh danh cũng khác [2].

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết cái chỗ khác thế nào? [3]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Dương thuộc thiên khí, chủ về bên ngoài, âm thực địa khí chủ về bên trong [4]. Dương đạo thời thực, âm đạo thời hư [5]. Nếu do tặc phong hư tà phạm vào, thời dương, nếu do ăn uống không chừng mực, khỏi cư không điều độ, thời âm chịu đựng [6].

 Dương chịu đựng thời vào sáu Phủ, âm chịu đựng thời vào năm Tàng [7].

 Vào sáu Phủ thời mình nóùng, thường không thể nằm, hơi thở gấp và khó khăn [8].

Vào năm Tàng thời đầy nghẽn, bế tắc, ở dưới thành chứng, xôn tiết, lâu thành Trướng tích [9].

 “Hậu” chủ về về thiện khí, “Yết” chủ về địa khí [10].

 Dương chịu đựng phong khí, Aâm chịu đựng thấp khí [11].

 Aâm khí từ chân dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống theo cách tay đến đầu ngón tay. Dương khí do từ nay dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống đến chân. Cho nên nóùi: bệnh thuộc dương, dẫn lên bộ phận trên, lâu rồi quay trở xuống, bệnh thuộc âm, dẫn xuống bộ phận dưới, lâu rồi quặt trở lên [12].

 Cho nên, bị thương vì phong, bộ phận trên mắc trước, bị thương vì thấp, bộ phận dưới mắc trước [13].

 Hoàng Đế hỏi:

Tỳ mắc bệnh mà tứ chi không cử động được, là vì sao? [14]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Tứ chi đều nhờ khí ở Vị, mà không thể tự dẫn đến kinh, phải nhờ Tỳ mới dẫn đến được. Giờ Tỳ  mắc bệnh, không thể vì Vị dẫn tân dịch, tứ chi không được nhờ khí của thủy cốc, khí do đó kém sút, đường mạch không thông, cân, cốt, cơ, nhục đều không có khí để thấm nhuần, nên không cử động được [15].

 Hoàng Đế hỏi:

Tỳ không chủ về mùa nào, là vì sao? [16]

Kỳ Bá thưa rằng:

Tỳ thuộc Thổ, chủ về trung ương, thường do bốn mùa để phân tưởng về bốn Tàng, mỗi Tàng đều ký trị mưới tám ngày, nên không riêng chủ về mùa nào [17].

 Tỳ, thường được tiếp xúc trước cái tinh khí của Vị, “thổ”, sinh ra muôn vật mà bắt chước sự biến hóa của trời đất, nên trên dưới tới khắp cả đầu và chân, mà không chuyên chủ một mùa nào [18].

 Hoàng Đế hỏi:

Tỳ với Vị, chỉ nhờ lượt da vàng (mạc) để cùng liền với nhau, thế mà lại vì Vị dẫn hành được tân dịch, là vì sao? [19]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Túc Thái âm thuộc về Tam âm, mạch của nóù suốt từ Vị, liền sang Tỳ, chằng lên họng (ách), cho nên Thái âm mới hành khi tới cả tam âm [20].

 Dương minh thuộc biểu, nóù là cáo bể của năm Tàng sáu Phủ, cũng gọi là Tam dương. Tàng và Phu đều nhận kinh mạch của mình để tiếp thụ khi ở Dương minh, vì thế nên mới có thể vì Vị dẫn hành tân dịch [21].

 

THIÊN 30 : DƯƠNG MINH MẠCH GIẢI

 

 Hoàng Đế hỏi:

Túc Dương minh mạch mắc bệnh, ghét người với lửa, nghe tiếng gỗ thì giật mình sợ hãi... Chuông trống không sợ, mà lại sợ tiếng gỗ, là vì sao? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Dương minh tức là Vị mạch. Vị thuộc thổ, nghe tiếng gỗ thì sợ hãi đó là vì thổ ghét mộc [2].

 Sao lại ghét lửa? [3]

 Dương minh chủ về nhục, mạch của nóù huyết khí đều thịnh, tà khí phạm vào thời nhiệt, nhiệt quá nên ghét lửa [4].

 Sao lại ghét người? [5]

 Dương minh quyết thời suyễn mà uất, vì uất nên ghét người [6].

 Hoặc có người suyễn mà chết, lại có người suyễn mà sống, là vì sao? [7].

 Quyết nghịch, chứng liền với Tàng thời chết, liền với Kinh thời chết (Mạch của Thái âm, vòng quanh Vị, Lạc của Dương minh thông với Tâm. Như nhiệt tà quyết nghịch ở trên, phạm vào kinh mạch của Tâm, Phế, gây nên chứng suyễn, uất thời sống; nếu phạm thẳng vào Tâm, Phế thời chết) [8].

 Hoàng Đế hỏi:

Có chứng bệnh nặng, cởi bỏ áo mà chạy, trèo lên nơi cao mà hát, hoặc có khi không ăn tới vài ngày, lại trèo qua tường, leo lên nóùc nhà. Những nơi leo trèo đó, đều không phải những nơi lúc vô bệnh có thể lên được. Thế mà giờ ốm, lại lên được, là vì sao? [9]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Tứ chi là cái gốc của mọi dương khí. Dương khí thịnh thời tứ chi “thực”, vì “thực nên mới lên được nơi cao” [10].

 Cởi bỏ áo là vì sao? [11]

 Nhiệt quá ở mình, nên cởi bỏ áo để chạy [12].

 Nóùi càn chửi bậy, không kể gì thân sơ, là vì sao? [13]

 Vì dương thịnh nên sinh ra nóùi bậy chửi càn, không kể thân sơ, mà không muốn ăn, vì không muốn ăn nên chạy càn (1) [14].

 

THIÊN 31 : NHIỆT BỆNH

Hoàng Đế hỏi:

Phàm nhiệt bệnh, phần nhiều cùng một loại với Thương hàn. Hoặc có người khỏi, hoặc có người chết, phần nhiều ở trong vòng 6,7 ngày, người khỏi đều từ mười ngày trở lên, là vì sao? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Cự dương (tức Thái dương Bàng quang), là một nơi tụ hội của mọi khí dương. Mạch của nóù liền với Phong phủ, cho nên nóù chủ khí cho Chư dương [2]. Người ta phạm phải hàn tà, sẽ phát bệnh nhiệt. Nhiệt dù nặng, cũng không chết. Nếu “lưỡng cảm” về hàn mà mắc bệnh, thời khó sống [3].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết rõ ràng:

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thương hàn, ngày thứ nhất, cự dương phải chịu. Cho nên gây chứng đầu và cổ nhức đau, yêu tóch (ngang lưng và đường xương sống) cứng đờ [4].

 Sang ngày thứ hai, kinh Dương mình phải chịu, Dương minh chủ về nhục, mạch của nóù qua mũi chằng lên mắt, cho nên gây nên chứng mình nóùng, mắt đau, và mũi khô, không nằm được [5].

 Sáng ngày thứ ba, kinh Thiếu dương phải chịu, Thiếu dương chủ về Đởm, mạch của nóù vòng qua sườn, chằng lên tai, nên chứng Hung hiếp đau mà tai điếc [6].

 Vì kinh, lạch của ba kinh Dương đều mắc bệnh, mà chưa phạm vào tới Tàng, nên có thể phát hãn cho khỏi [7].

 Sang ngày thứ tư, kinh Thái âm phải chịu. Mạch của kinh này truyền khắp trong Vị, chằng lên cuống họng, cho nên gây nên chứng bụng đầy mà cổ khô [8].

 Sang ngày thứ năm, kinh Thiếu âm phải chịu. Mạch của kinh này vòng qua Aâm khí, mà chằng lên Can, cho nên gây chứng phiền mãn và Nang xúc (Thận nang co rúm lại) [9].

 Sáng ngày thứ sáu, kinh quyết âm phải chịu. Mạch của kinh này vòng qua Aâm khí, mà chằng lên Can, cho nên gây chứng phiền mãn và Nang xúc (Thận nang co rúm lại) [10].

 Tam, Tam Dương, năm Tàng, sáu Phu đều mắc bệnh, vinh vệ không lưu hành, năm Tàng không giao thông, thời sẽ chết [11].

 Nếu không “lưỡng cảm” vì hàn, qua ngày thứ bảy, bệnh ở Cự dương sẽ giảm, chứng nhức đầu hơi bớt, qua ngày thứ tám, bệnh ở Dương minh sẽ giảm, mình nóùng hơi bớt, qua ngày thứ chín, bệnh ở kinh Thiếu dương giảm, tai điếc hơi nghe tiếng, qua ngày thứ mười, bệnh ở kinh Thái âm giảm, bụng xẹp xuống như cũ, nên đã nghĩ đến sự uống ăn, qua ngày thứ mười một, bệnh ở kinh Thiếu âm giảm, chứng khát khỏi và bụng khỏi đầy, qua ngày thứ mười hai, bệnh ở kinh quyết âm giảm, Thận nang nở ra, Thiếu phúc lép lại, đại khi tiết ra hết, rồi các chứng khỏi dần [12].

 Hoàng Đế hỏi:

Về phương pháp điều trị, nên thế nào? [13]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Về phép điều trị, cần phải làm cho Tàng mạch lưu thông, bệnh sẽ bớt dần [14].

Hoàng Đế hỏi:

Chứng nhiệt đã khỏi, mà có khi lại còn sót, không dứt hẳn, là vì sao? [15]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Sở dĩ còn sót, không dứt hẳn, đó là vì lúc đương nóùng nhiều, mà cố gượng ăn uống, nên mới sót lại như vậy. Vì lúc bệnh đã giảm, nhiệt chưa dứt hẳn, nhân cốc khi áp bách, hai thứ “nhiệt” hợp lại, nên mới phát bệnh [16].

 Nên điều trị thế nào? [17]

 Xét rõ sự hư thực, điều hòa sự thuận nghịch, sẽ khiến cho khỏi được [18].

 Nhiệt bệnh nên kiêng cấm gì? [19]

 Nhiệt bệnh mới khỏi, ăn thịt thời bệnh lại hồi phục. Do đó phải cấm [20].

 Về bệnh “lưỡng cảm”, vì hàn, mạch, ứng với bệnh hình như thế nào? [21].

 Sở dĩ gọi “lưỡng cảm”, ngày thứ nhất, Thái dương với Thiếu âm đều mắc bệnh, thời có những chứng, đầu nhức, miệng khô, và phiền, mãn. Ngày thứ hai: Dương minh với Thái âm đều mắc bệnh, thời có những chứng, bụng đầy, mình nóùng, không muốn ăn, nóùi mê lảm nhảm [22].

 Ngày thứ ba, Thiếu dương với quyết âm đều mắc bệnh, thời có những chứng: tai điếc, nang xúc mà quyết, không thể nhỏ được một giọt nước vào miệng, bất tỉnh nhân sự... Tới ngày thứ sáu sẽ chết [23].

 Hoàng Đế hỏi:

Năm Tàng đã thương , sáu Phủ không thông, vinh vệ không dẫn hành... Bệnh như vậy, ba ngày đã chết, là vì sao? [24]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Dương minh, là một thứ mạch đứng đầu, của mười hai kinh, huyết khí đều  thịnh, giờ Vị khí tuyệt, nên bất tỉnh nhân sự, và chết [25].

 Phàm mắc bệnh thương hàn mà lại xoay sang “bệnh Oân”, đó là vì bệnh phát sinh trước ngày Hạ chí, thời là bệnh Oân, nếu bệnh phát sinh sau ngày Hạ chí, là bệnh Thử. Bệnh Thử nên để cho có mồ hôi, thử tà sẽ cùng mồ hôi mà tiết ra, đừng hãm mồ hôi lại [26].

 

THIÊN 32 : THÍCH NHIỆT

Can mắc bệnh nhiệt, tiểu tiện vàng trước, bụng đau, hay nằm, mình nóng [1]. Nhiệt tranh với hàn, thời nói cuồng và kinh “hiếp” mãn và đau, tay chân vật vã (táo), không thể nằm yên [2]. Gặp ngày Canh, Tân xung thêm, gặp ngày Giáp, Ất mồ hôi ra nhiều [3]. Nếu khi nghịch, thời chết, ngay từ ngày Canh Tân [4].

 Nên thích ở kinh Túc Quyết âm và Thiếu dương [5]. Nếu khí nghịch thời đầu nhức choáng váng, vì mạch xung lên đầu [6].

 Tâm mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên có ý như không vui, vài ngày sau mới phát nhiệt [7]. Nếu hàn tranh với nhiệt, thời bỗng Tâm thống, phiền, muộn, hay ọe, đầu nhức, mặt đỏ, không có mồ hôi [8]. Gặp ngày Nhâm, Qúi nặng thêm, gặp ngày Bính, Đinh thời mồ hôi toát ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Nhâm, Qúi [9].

 Nên thích ở kinh Thủ Thiếu âm và Thái dương, Tỳ mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên đầu nặng, dưới má đau. Tâm phiền, sắc mặt xanh muốn ọe, mình nóng [10]. Nếu hàn với nhiệt tranh, thời yếu đau không thể cúi ngửa, phúc mãn và tiết tả, hai quai hàm đau [11].

Gặp ngày giáp, Aát nặng thêm, ngày Mậu, Kỷ mồ hôi toát ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Giáp, Aát [12].

Thích ở kinh Túc Thái âm và Dương minh [13].Phế mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên ngoài da ghê rợn và quyết, đứng các chân lông ghét phong hàn, lưỡi vàng, mình nóng [14]. Hàn với nhiệt tranh thời thở suyễn và ho, đau chạy khắp hung, và lưng, khó thở đầu nhức không thể chịu được, mồ hôi toát ra rồi lại rét [15]. Gặp ngày Bính, Đinh nặng thêm, gặp ngày Canh, Tân, mồ hôi ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Bính, Đinh [16].

Thích ở kinh Thủ Thái âm, Dương minh, huyết ra bằng hạt đậu, khỏi ngay [17].

 Thận mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên yếu đau, xương ống chân mỏi nhức, khát nhiều, uống nước luôn, mình nhiệt [18]. Hàn với nhiệt tranh thời cổ đau mà cứng, xương ống chân lạnh và mỏi nhức dưới bàn chân nóng, không muốn nói [19].  Nếu khí nghịch thời cổ đau, đầu nhức ê ẩm [20]. Gặp ngày Mậu, Kỷ nặng thêm, gặp ngày Nhâm, Qúi thoát nhiều mồ hôi, nếu khí nghịch, sẽ chết ngay từ ngày Mậu, Kỷ [21].

 Thích ở kinh Túc Thiếu âm, Thái dương [22].

 Phàm gặp ngày “sở thắng” thời mồ hôi ra. (Ngày bản khi vượng, gọi là sở thắng) [23].

 Can mắc bệnh nhiệt, má bên tả đỏ trước, tâm mắc bệnh nhiệt, sắc mặt đỏ trước, Phế mắc bệnh nhiệt, má bên hữu đỏ trước. Thận mắc bệnh nhiệt, mép đỏ trước [24]. Khi bệnh chưa phát, thấy hiện sắc đỏ thời thích ngay, thế gọi là “Trị vị bệnh” [25].

 Bệnh nhiệt phát ra ở bộ vị (mặt), đến kỳ thời khởi (như Can bệnh nhiệt, má bên tả đỏ trước, gặp ngày Giáp Aát, mồ hôi ra nhiều mà khỏi v.v) [26].

Nếu thích để cho bệnh khí quay nghịch lại thuận, ba lần “Chu” (tức qua ba lượt) sẽ khỏi. Nếu lại nghịch, tức “trùng nghịch” sẽ chết [27].

 Phàm các chứng nên ra mồ hôi, gặp ngày “sở thắng” mồ hôi sẽ ra nhiều [28].

Phàm chữa bệnh nhiệt, trước cho uống nước lạnh, rồi mới thích, lại phải cho mặc áo lạnh, ở nơi lạnh, toàn thân lạnh rồi mới thôi [29].

30) Phàm bệnh nhiệt, trước hung, hiếp đau, tay chân vật vã, thích Túc Thiếu dương, bổ Túc Thái âm. Nếu bệnh nặng, phải thích 59 huyệt. khâm khư, đôn bạch, đại đô [30].

31) Bệnh nhiệt, thoạt tiên đau ở cánh tay, thích Thủ Dương minh, Thái âm, mồ hôi ra, sẽ thôi. Thương dương, liệt khuyết [31].

 Bệnh nhiệt, thoạt tiên phát ở đầu, thích huyệt Thái dương ở thái dương cổ, mồ hôi ra sẽ thôi. Thiên trụ [32].

 Bệnh nhiệt, thoạt tiên phát ra ở ống chân, thích Túc Dương minh, mồ hôi ra sẽ thôi [33].

 Bệnh nhiệt, thoạt tiên minh nặng, xương đau, tai điếc, hay nhắm mắt, Thích Túc Thiếu âm, nếu bệnh nặng, phải thích 50 huyệt [34].

 Bệnh nhiệt, thoát tiên, chóng mặt mà nhiệt, Hung, Hiếp mãn, thích Túc Thiếu âm, Thiếâu dương. Dũng tuyền, Nhiên cốc, Túc khiếm âm, Địa vũ hội [35].

 Mạch sắc của Thái dương “vinh” lên xương gò má, đó là bệnh nhiệt. Nếu chưa kịp lan sang bộ khác, hãy nói: “hãy để cho có mồ hôi”, đợi đến ngày “sở thắng” sẽ khỏi. Nếu cùng với mạch sắc của quyết âm cùng phát hiện, chẳng qua ba ngày sẽ chết [36].

 Mạch sắc của Thiếu dương “vinh” lên trước má đó là bệnh nhiệt. Nếu chửa kịp lan sang bộ khác hãy nói: “hãy để cho có mồ hôi, đợi đến ngày “sở thắng” sẽ khỏi. Nếu cùng với mạch sắc của Thiếu âm cùng phát hiệu, chẳng qua ba ngày sẽ chết [37].

 Khí huyệt của nhiệt bệnh, khoảng dưới xương sống đốt thứ ba, chủ về Hung trung nhiệt, khoảng đốt thứ tư, chủ về Cách trung nhiệt, khoảng đốt thứ sáu, chủ về Tỳ nhiệt, khoảng đốt thứ bảy, chủ về Thận nhiệt [38].

 Nếu muốn lấy Vinh, nên lấy ở trên đốt thứ mười bốn, tức Câu cốt, và chỗ lõm ở đốt thứ ba trên xương cổ [39].

 Sắc hiện ở dưới má, ngược lên gò má, là chứng tiết tả, ngày xuống dưới Nha sa là chứng Phúc mãn, làn ra sau xương gò má là chứng hiếp thống, nếu  đau ở má là đau ở Cách... [40]

 

THIÊN 33 : BÌNH NHIỆT BỆNH LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh ôn, mồ hôi ra rồi, lại phát nhiệt mà mạch “táo, tật”, không vì mồ hôi đã ra mà giảm bớt, nói cuồng, không ăn được... Đó là bệnh gì [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó tên là “Aâm, Dương giao”. Giao như thế sẽ chết (vì chính không thắng tà) [2].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết rõ nguyên nhân [3].

Kỳ Bá thưa rằng:

Người ta sở dĩ có mồ hôi, đều sinh ra ở cốc khí, cốc khí sở dĩ sinh ra được là nhờ ở tinh khí. Giờ tà khí với chính khí giao tranh ở nơi xương thịt, nên mới có mồ hôi là tạ bại mà tinh thắng. Tinh đã thắng thời nên ăn được và không còn nóng nữa [4].

Vì làm nên nhiệt, là Tà khí, làm ra mồ hôi là tinh khí. Giờ mồ hôi ra rồi mà lại nóng, thế là tà thắng, không ăn được thời tinh không sinh ra được nữa. Bệnh sẽ cứ lưu lãi, mà tính mệnh cũng khôn toàn [5].

Vả ở Nhiệt luận đã nói: “mồ hôi đã ra mà mạch còn táo thịnh, thời chết”... Giờ mạch không cùng mồ hôi ứng nhau, thế là không thắng được bệnh còn sống sao được. Nói cuồng là mất trí, mất trí cũng chết. Giờ thấy ba triệu chứng chết, không một triệu chứng nào sống... Bệnh dù có bớt sau rồi tất cũng chết [6].

Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh mình nóng, mồ hôi ra, và phiền, mãn, chứng phiền, mãn không vì hãn ra mà giải... Như thế gọi là bệnh gì? [7]

Kỳ Bá thưa rằng:

Hãn ra mà mình nhiệt là Phong, hãn ra mà phiền, mãn vẫn không giải là quyết. Bệnh đó gọi là Phong quyết [8].

 Hoàng Đế hỏi:

Nguyên nhân vì sao? [9]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Cự dương chủ về khí, cho nên bị tà trước. Thiếu âm với Cự dương cũng là làm biểu lý. Gặp nhiệt thời ngược theo lên, vì theo lên nên thành quyết [10].

Điều trị thế nào?

“Biểu, Lý” đều thích, và cho uống thêm thuốc nước [11].

 Hoàng Đế hỏi:

Bệnh “lao phong” như thế nào? (Làm lụng khó nhọc, hãn ra, gặp gió mà phát bệnh, gọi là lao phong) [12].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Chứng lao phong phát sinh từ dưới Phế, chứng trạng của nó cổ cứng, đau, và mắt mờ. Nước miếng nhỏ ra như nước mũi, ố phong và rét run... [13]

 Điều trị thế nào?

Vì thủy tà ràn lên, không cúi ngửa được. Phải làm cho thống lợi tiểu tiện, để sự cúi ngửa được dễ dàng. Người khí ở Cự dương mạnh, ba ngày khỏi, người trung niên năm ngày khỏi, người già, bảy ngày khỏi, (bà năm, bảy... đều thuộc về Dương số). Nếu ho ra như nước mũi sắc xanh vàng, tựa như mủ, hoặc tròn như viên đạn, khạc ở trong miệng ra... Hoặc ra cả ở mũi. Những cái đó không ra được, sẽ làm thương Phế. Thương Phế thời chết [15].

 Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc chứng Thận phong mặt và “xương khoai” chân sưng “ụ lên, nó làm nghẽn ở cổ, nói ra cũng khó. Có nên thích chăng? [15]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Người khí hư không nên thích. Không nên thích mà cứ thích, sau năm ngày, khí tất lại nghịch [16].

 Điều  trị như thế nào? [17]

 Tà khí đến, tất chính khí ít, thỉnh thoảng nhiệt. Thỉnh thoảng nhiệt từ trong Hung. Bối dẫn lên đầu, hãn ra, tay nhiệt, miệng khô, khát quá, tiểu tiện vàng, dưới mắt sưng, trong bụng sôi, mình nặng nề, đi lại khó khăn, nguyệt sự không xuống, phiền mà không ăn được, không thể nằm ngửa, nằm ngửa thời ho. Bệnh đó gọi là Phong thủy. Đã bàn rõ ở trong Thích pháp (tức Thủy huyệt luận) [19].

 Xin cho biết rõ manh mối [19].

 Tà phạm tới được, tất bởi chính hư. Aâm hư, Dương tất phạm tới... Cho nên “thiểu khí, thỉnh thoảng nóng và hãn ra, tiểu tiện vàng” do thiếu phúc có nhiệt: “không thể nằm ngửa”, do trong Vị không hòa, “nằm ngửa thời ho”, vì thủy nghịch bách lên Phế phàm các chứng thuộc về thủy, thời thũng ở dưới mắt trước... [20]

 Vì sao? [21]

 Thủy thuộc Aâm, phía dưới mật cũng thuộc Aâm. “Phúc” (bụng) là nơi chính cư của Chí âm. Vì thủy ở trong phúc, nên phía dưới mắt thũng, vì chân khí nghịch lên, nên miệng đắng, lưỡi khô, nằm không thể nằm, nếu nằm ngửa thời ho ra nước trong [22]. Các bệnh về thủy, cũng không thể nằm, vì nằm thời kinh và khái, trong bụng sôi, vì gốc bệnh do tự Vị, bách lên Tỳ thời phiền và không ăn được, vì nó bị nghẽn cách ở Vị quản, mình nặng nề và thũng khó đi lại,  vì mạch của Vị dẫn xuống cả chân, nguyệt thủy không xuống, vì bào mạch bị vít, Bào mạch thuộc Tâm mà chằng vào trong Bào, giờ chân khí phách lên Phế, khiến Tâmkhí không thông xuống được, mới gây nên chứng trạng như vậy [23].

 

THIÊN 34  NGHỊCH ĐIỀU LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thân thể con người, không phải lúc nào cũng có ôn ở biểu, và có nhiệt ở Lý. Vậy sở dĩ gây nên các chứng nhiệt mà phiền mãn, là vì sao? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Aâm khí ít mà dương khí thắng, cho nên nhiệt mà phiền mãn [2].

Hoàng Đế hỏi:

Thân thể con người, không lúc nào cũng có hàn ở biểu và ở lý, vậy sao lại có hà từ trong sinh ra? [3]

Kỳ Bá thưa rằng:

Bởi con người đó nhiều tý khí (khí bị vít nghẽn). Dương khí ít, âm khí nhiều, cho nên mình lạnh như người mới lội dưới nước lên [4].

Hoàng Đế hỏi:

Có người tứ chi nhiệt, gặp phong hàn mà vẫn nóng như đốt, như lửa, là vì sao? [5]

Kỳ Bá thưa rằng:

Người đó, âm khí hư, dương khí thịnh. Tứ chi thuộc về Dương, hai Dương cùng xung đột nhau, mà âm khí hư ít, “nước ít không thể làm tắt được lửa nhiều: Khiến cho Dương một mình chuyên tri. Nhưng chẳng qua nó chỉ là “độc thắng” đấy thôi, không sao sinh trưởng được [6].

Hoàng Đế hỏi:

Có hạng người, thân thể giá lạnh, nước lửa không thể làm cho nhiệt, áo dầy không làm cho ấm... Vậy mà người ấy không rét, không run... Như thế là bệnh gì? [7]

Kỳ Bá thưa rằng:

Người ấy, vốn Thận khí thắng, lấy thủy làm chủ. Thái dương khí suy, Thận chi (chất mỡ ở trong Thận) khô kiệt, do đó một thủy không thể thắng được hai hỏa. Thận thuộc thủy, mà sinh ra xương, nếu Thận không sinh, thời tủy không được đầy đủ... Nên hàn quá vào tới xương. Nhưng sở dĩ không rét run, là vì: Can là Nhất dương, Tâm là Nhị dương, Thận là cô tàng. Một thủy không thể thắng được hai hỏa, cho nên không rét run. Bệnh đó gọi là Cốt tý. Rồi sau tất sẽ co quắp tay chân [8] .

Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc chứng Nhục a (da thịt tê dại, đau đớn không biết gì), dù mặc áo bông, vẫn tê dại, đau đớn như thường. Như thế là bệnh gì? [9]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do Vinh Khí hư, Vệ Khí thực, Vinh Khí hư thời bất nhân (tê dại không biết gì). Vệ Khí hư thời bất dụng (không cử động được). Vinh, Vệ đều hư thời vừa bất nhân, vừa bất dụng, mà coi thịt thời vẫn như thường.

Nếu người đó, thần với chí không tương ứng với nhau, sẽ chết [10].

Hoàng Đế hỏi:

Có người bị nghịch Khí không thể nằm, hơi thở khò khè thành tiếng, lại có người dù không nằm được mà thở không thành tiếng, lại có người nằm dậy như thường, mà thở lại thành tiếng, lại có người nằm được, mà lại suyễn hổn hển, lại có người không nằm không đi được, mà suyễn hổn hển, lại có người không nằm được, nằm xuống thì suyễn hổn hển. Vì tàng nào gây nên chứng trạng như vậy? [11]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Không nằm được mà thở thành tiếng, đó là do sự nghịch của Dương  minh [12].  Túc Tam dương vốn dẫn đi trở xuống, giờ lại nghịch trở lên, nên thở thành tiếng [13]. Dương minh là Vị mạch. Vị là bể của sáu Phủ, Khí của nó cũng dần trở xuống. Do Dương minh nghịch, không đi theo được đường chính của nó, nên không thể nằm [14]. Đến như nằm dậy như thường, mà hơi thở thành tiếng, đó là do Lạc mạch của Phế nghịch. Lạc mạch không theo được với kinh mạch để lên xuống, cho nên lưu trệ ở kinh mà không đi. Lạc mạch gây nên bệnh nhẹ, nên nằm dậy như thường mà hơi thở thành tiếng [15]. Đến như  không nằm được, hễ nằm thời suyễn, đó là do Thủy gây nên. Thủy theo với tân dịch mà lưu hành, Thận là thủy tàng, chủ về tân dịch. Giờ khách thủy phạm vào Thận, nên nằm thời suyễn [16].

THIÊN 35 : NGƯỢC LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi:

“Hài, Ngược” đều sinh ra bởi phong. Lúc phát lúc không, không có kỳ hạn, là vì sao? (Hài cũng là ngược, nhưng chứng phát về đêm gọi là Hài, phát về ngày gọi là Ngược) [17].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Khí ngược mới phát, trước khởi sự từ các chân lông (ghê, rợn) vươn vai và ngáp, rồi mới phát... Rét run lập cập, yêu tích đều đau, sau khi lạnh rét thời trong ngoài đều nóng, đầu nhức như muốn vỡ, khát muốn uống nước lạnh [18].

 Vì Khí gì gây nên thế? [19]

Aâm, Dương, trên dưới tranh giành lẫn nhau, hư, thực lần lượt thay đổi, Aâm, Dương lần lượt chuyển đi [20]. Dương dồn vào Aâm, thời Aâm thực mà Dương hư [21]. Dương minh hư thời rét run cằm cập; Cự dương hư thời đầu, cổ yêu, tích đều đau [22]. Tam dương đều hư thời Aâm Khí thắng; Aâm Khí thắng thời xương lạnh mà đau, hàn sinh ra từ bên trong, cho nên trong ngoài đều hàn [23]. Dương thịnh thời ngoại nhiệt, Aâm hư thời nóäi nhiệt [24]. Ngoại nóäi đều nhiệt thời suyễn mà khát, nên muốn uống nước lạnh [25]. Bệnh đó gây nên, đều bởi mùa Hạ bị thương vì Khí thử, nhiệt Khí chưa nhiều ở bên trong bì phu, bên ngoài Trường, Vị, và tà Khí luôn luôn ký túc ở nơi Vinh. Nhân đó khiến người dễ ra mồ hôi, tấu lý rỗng mở... Nhân gặp Thu Khí, mồ hôi ra lại gặp gió, hoặc do khi tắm, thủy Khí cũng ký túc ở khoảng bì phu, cũng ở chen với Vệ Khí [26]. Vệ Khí, ban ngày dẫn hành ở dương phận, đêm dẫn hành ở Aâm phận. Khí đó gặp dương thời tiết ra ngoài, gặp âm thời bách vào trong, trong ngoài cùng bách lẫn nhau, nên hằng ngày bệnh phát [27].

 Hoàng Đế hỏi:

Có chứng, cách ngày mới phát là vì sao? [28]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Khí đó ký túc ở nơi sâu, bên trong bách vào khí âm, dương khí một mình phát ra, âm tà bám ở bên trong. Aâm với dương tranh giành nhau, không thể ra được, nên cách một ngày bệnh mới phát [29].

 Bệnh phát có khi muộn, có khi sớm, khi nào làm nên thế? [30]

 Tà khí ký túc ở Phong phủ, theo thăn thịt mà dẫn xuống. Vệ khí một ngày một đêm đại hội ở Trong phủ. Đến ngày hôm sau, tức là qua một ngày, mới xuống được một đốt (đốt xương sống),  nên bệnh phát muộn. Đó là do tà khí trước ký túc ở Tích bối, nên mới khiến như vậy [31]. Mỗi khi dẫn đến Phong phủ, thời tấu lý mở, tấu lý mở thời tà khí vào, tà khí vào thời bệnh phát. Vì cớ đó, nên có mỗi ngày mỗi lui muộn dần [32]. Do phát ra từ phong phủ, mỗi ngày mỗi xuống thấp một đốt, qua hai mươi mốt ngày, tới Cầu cốt (tức xương khu), hai mươi ngày vào trong xương sống, lẩn vào trong mạch Phục lữ, chân khí dẫn lên, qua chín ngày, lên tới huyệt khuyết bồn, khí đó càng ngày càng cao cho nên bệnh phát càng ngày càng sớm [33].

Hoàng Đế hỏi:

Phu tử nói, vệ khí mỗi khi đi đến Phong phủ, Tấu lý mới mở, mở thời tà khi lọt vào, lọt vào thời phát bệnh. Giờ Vệ khí mỗi ngày đi xuống một đốt, khí của nó phát ra, không đúng Phong phủ. Vậy mà hàng ngày phát lệnh, là vì sao? [34]

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do tà khí ký túc ở đầu, cổ, theo thăn thịt mà dẫn xuống, hư thực không giống nhau, tà trúng không nhất định một chỗ, nên không thể đúng với Phong phủ [35]. Tà trúng ở đầu và cổ, khí đến đầu và cổ thời bệnh phát, tà trúng ở lưng, khí đến lưng thời bệnh phát, tà trúng yêu tích, khí đến yêu tích thời bệnh phát, tà trúng ở tay chân, khí đến tay chân thời bệnh phát [36].

 Vệ khí ở vào nơi nào, với tà khí tương hợp thời bệnh phát. Cho nên phong không nhất định lấy đâu làm “phủ”, theo khí phát ở nơi nào, tất mở cả tấu lý...Vậy cái nơi mà tà khí hợp nơi đó tức là phủ [37].

 Hoàng Đế hỏi:

Phong với ngược, tựa như cùng một loài. Vậy mà bệnh phong không thay đổi, đến bệnh ngược, có lúc phát, có lúc không, là vì sao? [38]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phong khí thường lưu ở một nơi, nên bệnh không thay đổi, ngược khí theo kinh lạc, chìm mạch vào bên trong, nên khí nào gặp vệ khí mới phát [39].

 Bệnh ngược, trước hàn mà sau nhiệt, là vì sao? [40]

 Mùa Hạ bị thương vì đại thử (nắng quá) hãn ra quá nhiều tấu lý khai phát, nhân lại gặp cái khí hàn thủy lạnh lẽo của mùa Hạ, chứa ở bên trong tấu lý bì phu, tới mùa Thu lại bị thương vì phong, do đó gây nên bệnh [41].

 Hàn là âm khí, phong là dương khí. Trước bị thương vì hàn, sau bị thương vì phong, nên bệnh phát trước hàn mà sau nhiệt, và bệnh phát có từng lúc., gọi là hàn ngược [42].

 Trước nhiệt mà sau hàn là vì sao? [43]

 Đó là do trước bị thương vì phong, sau mới bị thương vì hàn, nên trước nhiệt mà sau hàn. Bệnh đó cũng phát có tứng lúc, gọi là ôn ngược [44].

 Nếu chỉ nhiệt mà không hàn, là âm khí tuyệt trước, dương khí phát ra một mình. Do đó mới có chứng thiểu khí, phiền oan, tay chân nóng mà muốn ọe. Bệnh đó gọi là Đan ngược [45].

Hoàng Đế hỏi:

Kinh nói: “hữu dư thời tả, bất túc thời bổ”, giờ nhiệt là hữu dư, hàn là bất túc. Ngẫm như chứng hàn của bệnh Ngược, nước nóng lửa đốt không thể làm cho ấm, đến khí nhiệt thời dù nước băng cũng không thể làm cho hàn. Nó đều thuộc về cái loại “hữu dư, bất túc”. Gặp trường hợp đó, dù lương công cũng đành chịu bó tay, phải đợi bệnh khí tự suy giảm, rồi mới thích, là vì cớ sao? xin cho biết rõ[46].

Kỳ Bá thưa rằng:

Kinh nói: Đừng thích lúc nhiệt đương bừng bừng, mạch đương cuồn cuộn, và hãn đương đầm đìa... “Vì lúc đó, tà khí dương mạnh, chính khí đương nghịch, nên không thể thích [47].  Ngẫm như chứng Ngược khi  mới phát, dương khí dồn vào âm, đương lúc đó âm hư mà dương thịnh, bên ngoài không dương khí, nên rét run trước, Aâm khí đã nghịch đến cực điểm rồi, thời lại Quày ra với Dương. Dương với Aâm lại dồn cả bên ngoài, thời âm hư mà dương thực, cho nên trước nhiệt mà khát [48]. Ngẫm như ngược khí dồn vê dương thời dương thắng, thời nhiệt [49]. Ngược phát sinh do sự bất thường của khí phong hàn, khí nó phát tới cực điểm thời khí kia đến. Lúc bệnh phát như lửa bốc cháy, như mưa sa gió táp không thể ngăn cản. Cho nên kinh nói” Bệnh lúc dương hăng, chính khí đương bị suy tổn, phải đợi lúc tà khi giảm, sẽ thích, mới được an toàn...” tức là nghĩa đó [50].

Ngược lúc chửa phát, âm chửa dồn vào Dương, Dương chửa dồn vào âm, nhân lúc đó, thừa cơ mà làm cho điều hòa, chân khí được yên, tà khí sẽ hết. Cho nên không trị giữa lúc bệnh đã phát, vì phòng nghịch khí vậy [51].

Hoàng Đế hỏi:

Dùng phép “Công” thế nào? [52]

Kỳ Bá thưa rằng:

Chứng Ngược lúc sắp phát, âm dương lúc sắp di dịch, tất từ  “từ mạt” trước. Dương đã thương, âm sẽ theo, nên trước khi đó, buộc chặt nơi đó cho tà khí không dẫn vào, âm khí không thể ra xét rõ các Tôn lạc thấy nó có vẻ “thinh kiên”, thời thích ngay, đó là làm cho nó không kịp dồn vào nhau [53].

Hoàng Đế hỏi:

Lúc Ngược chửa phát, mạch ứng thế nào? [54]

Kỳ Bá thưa rằng:

Ngược khí tất có lúc thịnh, lúc hư... Bệnh tại dương, thời nhiệt mà mạch táo, bệnh tại âm, thời hàn mà mạch tĩnh. Đến thời kỳ cùng cực thời âm dương đều suy. Lúc vệ khí rời xa thời bệnh được bớt, vệ khí họp lại thời bệnh lại phát [55].

Hoàng Đế hỏi:

Có khi cách hai ngày hoặc ba ngày bệnh mới phát. Lúc bệnh phát, có người khát, có người không khát, là vì sao? [56]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Cách ngày bệnh phát là do Tà khí với Vệ khí ký túc ở sáu phủ, có lúc tương thất, không được tương đắc... Cho nên khỏi vài ngày rồi mớt phát [57].

 Bệnh Ngược, do Aâm dương thay đổi về sự “thắng” hoặc thắng nhiều hoặc thắng ít, nên mới có khát với không khát, khác nhau [58].

 Hoàng Đế hỏi:

Ở luận nói: “mùa Hạ thương vì thử, thời mùa thu tất phát bệnh Ngược”… Giờ xem như chứng ngược, lại không đúng như thế, là vì sao? [59]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là theo về bốn mùa. Đến các chứng trạng khác, lại là trái với bốn mùa. Nếu phát về mùa Thu thời rét nhiều, phát về mùa Đông thời rét ít, phát về mùa Xuân thời ố phong, phát về mùa Hạ thời nhiều hãn [60].

 Hoàng Đế hỏi:

Oân ngược với Hàn ngược, tà khi đều có nơi ký túc, vậy ký túc ở Tàng nào? [61]

Kỳ Bá thưa rằng:

Oân ngược, gây nên bởi mùa Đông trúng phải phong hàn khí tiền tàng ở trong cốt tủy. Đến mùa Xuân thời Dương khí phát ra mạnh, tà khí không thể tự tiết ra, nhân gặp đại thử, não tủy hun nóng, cơ nhục tiêu mòn, tấu lý phát tiết, hoặc vì sự nhọc mệt, tà khí theo với hãn cùng tiết ra... Đó là bệnh khí tiềm tàng ở Thận... Rồi do từ trong mà tiết ra ngoài [63]. Như thế thời âm hư mà dương thịnh, dương thịnh thời sẽ phát nhiệt [64]. Đến lúc khí đã suy thời lại quay trở vào trong, do đó dương sẽ lại hư, dương hư thời lại hàn... Cho nên trước nhiệt mà sau Hàn, gọi là Oân ngược [65].

 Hoàng Đế hỏi:

Đan ngược như thế nào? [65]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Về Đan ngược, do Phế vốn có nhiệt, khí thịnh ở mình, quyết nghịch xung lên, Trung khí thực mà không tiết ra ngoài, vì có sự nhọc mệt, tấu lý mở ra, phong hàn ký túc ở trong bì phù, và khoảng phận nhục, thừa cơ phát ra, lúc phát ra thời dương khí thịnh. Dương khi thịnh mà không suy thời sẽ thành bệnh. Khí đó không trở vào với âm, cho nên nhiệt mà không hàn. Nhiệt khí đó, bên trong thời tàng ở Tâm, bên ngoài thời lý túc ở khoảng phận nhục, khiến bệnh nhân cơ nhục tiêu mòn, nên gọi là Đan ngược [66].

 

THIÊN 36 : THÍCH NGƯỢC

 

Chứng Ngược phát từ kinh Túc Thái dương, khiến người yêu đau, đầu nặng, rét từ phía lưng phát sinh, trước hàn sau nhiệt, hơi nóùng bừng bừng ngùn ngụt... Lúc nhiệt, mồ hôi toát ra mà bệnh vẫn không đứt. Thích ở huyệt Uûy trung cho ra huyết [1].

Bệnh phát từ mạch Túc Thiếu dương, khiến người thân thể mỏi mệt, không hàn lắm, không nhiệt lắm, ghét thấy người, thấy người phấp phỏng sợ hãi... Nhiệt nhiều, hãn ra nhiều... Nên thích ở huyệt Túc Thiếu dương. Hiệp khê [2].

Bệnh ngược phát từ Túc Dương minh, khiến  người trước rờn rợn ghê rét... Dần dần lâu mới nhiệt, đến lúc nhiệt giảm, hãn ra, thấy nhật nguyệt quanh và hỏa khí, đều lấy làm thích... Thích huyệt Túc Dương minh, xương dương [3].

Bệnh ngược phát tứ Tức Thái âm, khiến người không vui, thường thở dài, không thiết ăn, hàn nhiệt nhiều một khi hãn ra thời bệnh lại phát, phát thời ọe, ọe khỏi thời bệnh lui. Nên thích ngay. Công tôn [4].

Bệnh ngược phát từ Túc Thiếu âm khiến người nóùân thổ nhiều, nhiệt nhiều hàn ít, chỉ muốn đóng kín cửa lại để nằm... Bệnh này khó khỏi [5].

Bệnh ngược phát từ Túc quyết âm, khiến người yếu đau, thiếu phúc mãn, tiểu tiện không lợi, như long bế, mà không thật long bế, nhưnng lại muốn tiểu luôn, ý chí như sợ sệt, khi bất túc, trong bụng  thường áy náy khó chịu... Nên thích túc Quyết âm. Thái xung [6].

Bệnh ngược phát tù Phế khiến người Tâm hàn, hàn rồi lại nhiệt, nhiệt đỡ lại hay sợ, như trông thấy vật gì... Thích Thủ Thái âm, Dương minh, liệt khuyết, Hợp cốc [7].

Bệnh ngược phát từ Tâm, khiến người trong Tâm rất phiền, chỉ muốn uống nước mát, lại hàn nhiều nhiệt ít... Nên thích Thủ Thiếu âm. Thần môn [8] .

Bệnh ngược phát từ Can, khiến người sắc mặt tái xanh, hay thở dài, như người sắp chết... Nên thích Túc Quyết âm, cho ra máu. Trung phong [9].

Bệnh ngược phát từ Tỳ, khiến người hàn, trong bụng đầy, nhiệt thời ruột sôi, sôi rồi hãn ra. Nên thích Túc Thái âm. Thương khâu [10].

Bệnh ngược phát từ Thận, khiến người nhờn nhờn ghét, yêu tích đau, phải uốn éo luôn, đại tiện khó, mắt trông trơ tráo mà không tỏ, tay chân lạnh... Thích Túc Thái dương, Uûy Trung, Thiếu âm, Đại trung [11].

Bệnh ngược phát từ vị, khiến người hay đói mà không ăn được, ăn vào lại đầy nghẽn, bụng to, thích tức dương minh, Giải khê, Túc tam lý, hoành mạch ở Túc Thái âm cho ra huyết [12].

Bệnh ngược phát rồi mình mới nóùng, thích động mạch ở trên xương khoai, lay châm cho rộng, chờ cho ra huyết, sẽ mát ngay [13].

Bệnh ngược đương lúc muốn hàn, thích Thủ Dương minh, Thiếu dương thái uyên, Thái âm, Túc Dương minh Thái âm [14].

Ngược mạch mãn và đại cấp dùng “trung châm” thích Bối du, và bên năm Khư du, mỗi huyệt một châm, theo đúng người béo gầy, chờ cho ra huyết [15].

Ngược mạch tiểu thực và cấp, “Cứu” huyệt Thiếu âm ở ống chân, thích huyệt Chỉ tỉnh [16].

Ngược mạch mãn, đại và cấp, thích Bối du, năm khư du, mỗi nơi một lần, chỉ để vừa hành huyết thời thôi [17].

 Ngược mạch hoãn và quá hư, nên dùng thuốc uống, không nên dùng châm [18].

Phàm trị bệnh ngược, trước khi phát bệnh bằng một bữa ăn (ước nửa giờ đồng hồ) mới có thể chữa. Nếu quá lúc đó, sẽ lỡ, không nên chữa [19].

Các bệnh ngược, nếu không thấy biểu hiện ra ở mạch, thích mười đầu ngón tay cho ra huyết, huyết ra tất khỏi. Lại xem ở mình có những nóùát đỏ và nhỏ như hạt đậu, cũng thích cả đi [20].

Mười hai chứng ngược, lúc phát ra không giống nhau và cùng một lúc, phải nên xem xét bệnh hình, để biết thuộc về Tàng nào... [21]

Biết lúc bệnh phát, trước một lát bằng bữa ăn cơm, sẽ thích [22]. Một lần thích thời tà khí suy, hai lần thích thời bệnh bớt, ba lần thích thời khỏi. Nếu chưa khỏi, thích hai mạch ở dưới lưỡi cho ra huyết, nếu vẫn không khỏi, thích huyệt Uûy trung cho ra huyết, lại thích luôn cả Khư du và Bối du, tất khỏi. Hai mạch dưới lưỡi, tức là Liêm tuyền [23].

Thích bệnh ngược, phải thích vào khoảng giữa nơi bệnh sẽ phát[24]. Nếu trước nhức đầu và chân đi khó khăn nên thích trên đầu với hai bên Huyền lô trán, khoảng giữa hai lông mày trước, cho ra huyết [25]. Nếu cổ và lưng đau trước, thích trước ở các huyệt đó [26]. Nếu yêu tích đau trước, thích huyệt Uûy trung cho ra huyết [27]. Nếu tay và cánh tay đau trước, trước thích ở huyệt Thủ Thiếu âm, Dương minh [28]. Nếu ống chân đau nhức trước, thích mười ngón chân thuộc Túc Dương minh trước, cho ra huyết [29].

Về chứng phong ngược, khi bệnh phát thời hãn ra và ố phong. Thích bỏ huyết ở Tam dương kinh và Bối du [30].

Oáng chân đau quá, bóp mãi không khỏi, gọi là “Phụ tủy bệnh” dùng “Xàm châm” thích xâu vào xương huyết ra, khỏi ngay [31].

Thân thể hơi đau, thích Chí âm [32].

Các Tỉnh huyệt thuộc âm kinh, chưa ra huyết, nên cách ngày thích một lần [33].

Ngược không khát, cách ngày bệnh phát, thích Túc Thái dương, khát mà cách ngày bệnh phát, thích Túc Thiếu dương [34].

Oân ngược, hãn không ra được, nên thích năm mươi chín huyệt [35].

 

THIÊN 37 : KHÍ QUYẾT LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Năm Tàng, sáu Phủ, hàn nhiệt cùng chuyển di như thế nào? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Thận di hàn tới Tỳ, gây nên chứng ung, thũng, thiểu khí [2]. Tỳ di hàn tới Can, gây nên chứng ung thũng, co gân. Can di hàn tới Tâm, gây nên chứng cuồng và Cách trung [3]. Tâm di hàn tới Phế, gây nên chứng Phế tiêu, Phế tiêu là một chứng uống vào một phần, đi tiểu ra hai phần không thể chữa được [4]. Phế di hàn tới Thận, gây nên chứng Dũng thủy, “Dũng thủy” là một chứng án vào phúc bộ không kiên, thủy khí ký túc ở Đại trường, đi nhanh thời trong bụng kêu óc ách, như túi chứa nước. Hoàn toàn là thủy bệnh [5].

Tỳ di nhiệt tơí Can, thời gây nên chứng kinh, và Nục [6]. Can di nhiệt tới Tâm thời chết [7]. Tâm di nhiệt tới Phế, gây nên chứng Cách tiêu [8]. Phế di nhiệt tới Thận, gây nên chứng Nhu chí [9]. Thận di nhiệt tới Tỳ, gây nên hư và trường tiết, khó chữa [10].

Bào di nhiệt tới Bàng quang, gây nên chứng “long” và tiểu ra huyết [11]. Bàng quang di nhiệt tới Tiểu trường [12].

Cách trường không thấm xuống được, gây nên chứng lở nát trong miệng [13]. Tiểu trường di nhiệt tới Đại trường, gây nên chứng phục giả, chứng Trĩ [14]. Đại trường di nhiệt tới Vị ăn nhiều mà gầy mòn, gọi là chứng Thực diệc [15]. Vị di nhiệt tới đởm cũng gọi là chứng thực diệc [16]. Đởm di nhiệt tới Não, thời đau nhức ở trán và Ty uyên, rồi lại thêm cả chứng mục và mờ mắt. Đó, đều gây nên bởi khí quyết (1) [17].

 

THIÊN 38 : KHÁI LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi:

Bệnh ở Phế, mà thành chứng ho, là vì sao? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm Tàng sáu Phủ, đều gây nên chứng “khái” không riêng gì một Phế [].

Xin cho biết chứng trạng... [3]

Bì mao, gốc sinh ra tự Phế. Bào mao mắc phải tà khí trước, tà khí liền theo với chỗ gốc sinh ra khái [4].

Các thức uống ăn có tính lạnh lọt vào Vị theo Phế mạch dẫn lên Phế, thời Phế hàn, Phế hàn thời trong ngoài đều có tà, tà ký túc luôn ở đó, liên gây nên chứng Phế khái [5].

Năm Tàng đều theo về từng mùa, để mắc bệnh, nếu không phải mùa, sẽ truyền lẫn cho nhau [6].

Người với trời đất, “tương tham”, cho nên năm Tàng đều theo từng mùa để chủ trị [7].

Cảm vì hàn thời mắc bệnh, nhẹ thời gây nên chứng khái, nặng thời gây nên chứng tiết, chứng thống (đau) [8].

Gặp mùa Thu, thời Phế bị tà trước, gặp mùa Xuân, thời Can bị tà trước, gặp mùa Hạ thời Tâm bị tà trước, gặp chí âm Thời Tỳ bị tà trước, gặp mùa Đông thời Thận bị tà trước [9].

Hoàng Đế hỏi:

Chứng trạng khác nhau thế nào? [14]

Kỳ Bá thưa rằng:

Chứng Trạng của Phế khái, khái mà thở suyễn thành tiếng, quá lắm thời nhổ ra huyết [16]. Chứng Trạng của Tâm khái, khái thời Tâm thống, trong cuống họng vướng mắc như nghẹn, quá lắm thời yết thũng, hầu tý [17]. Chứng trạng của Can khái, khái thời hai hiếp đau, quá lắm thời không thể trở mình, trở mình thời dươi Khư (dưới hiếp, tức lá lách) đầy [18]. Chứng trạng của Tỳ khái, khái thời Hữu hiếp đau, đau âm ỷ lên cả vai và lưng, quá lắm thời không thể cử động, cử động thời khái. Chứng trạng của Thận khái, khái thời đau nhức cả vai lưng, quá lắm thời khái ra dãi dây.

Hoàng Đế hỏi:

Chứng trạng của khái do sáu Phủ, thế nào? [20]

Kỳ Bá thưa rằng: [22]

Năm Tàng mắc khái lâu, sẽ đi sang sáu Phủ. Tỳ khái không dứt, thời di sang Vị [22].  Chứng trạng của Vị khái, lúc khái thường nóùân, quá lắm nóùân ra cả giun [23]. Can khái không dứt, thời di sang Đởm [24]. Chứng trạng của Đởm khái, lúc khái nôn ra cả Đởm trấp (chua, đắng) [25]. Tâm khái không dứt thì chuyển xuống Tiểu trường [26]. Chứng trạng của Tiểu trường khái, lúc khái thời thất khí (trung tiện), khí với khái đều mất [27]. Thận khái không dứt, di sang Bàng quang [28]. Chứng trạng của Bàng quang khái, lúc khái thời di niệu (són đái) [29]. Khái lâu không dứt thời di tới Tam tiêu. Chứng trạng của Tam tiêu khái, lúc khái thời phúc mãn, không muốn uống ăn [30]. Chứng đó đều tụ ở Vị, liên quan lên Phế, khiến bệnh nhân sinh nhiều nước mũi nước dãi, mặt phù thũng, do khí nghịch gây nên... [31]

Phương pháp liệu trị thế nào?

Trị Tàng thời trị ở Du, trị Phủ thời trị ở “hợp”, nếu phù thũng thời trị ở kinh (1) [32].

 

THIÊN 39 : CỬ THỐNG LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Tôi nghe người khéo nói đạo trời, tất có nghiệm ở người, khéo nóùi việc cổ, tất có hợp với kim, khéo nóùi việc người, tất có đầy đủ ở mình... Có như thế mới khỏi nhầm lẫn và có thể gọi là minh. Giờ tôi xin hỏi phu tử, làm sao nóùi mà có thể biết, trông mà có thể thấy, sờ mó mà có thể được... khiến cho có thể nghiệm ở mình, để khỏi có sự nhầm lẫn, có thể được chăng? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Xin cho biết rõ muốn biết gì? [2]

Hoàng Đế nóùi:

Xin cho biết. Năm Tàng bị “thốt thống” (vụt đau), do khí gì gây nên? [3]

Kỳ Bá thưa rằng:

Kinh mạch lúc nào cũng lưu hành không ngừng, vòng quanh không nghỉ [4]. Nếu hàm khí vào kinh mà ngừng trệ, dịt lại không dẫn đi được, ký túc ở ngoài mạch thời huyết ít, ký túc ở trong mạch thời khí không thông, nên “thốt nhiên” mà đau [5].

Hoàng Đế hỏi:

Chứng đau, có khi thốt nhiên khỏi, có khi đau quá không lúc nào dứt, có khi đau quá không thể đấm bóp, có khi đấm bóp mà đỡ đau, có khi dù đấm bóp vô ích, có khi suyễn quá, mạch bựt lên tay, có khi Tâm với bối cùng rút mà đau, có khi hiệp lặc với Thiếu phúc cùng rút mà đau, có khi phúc thống đau xuốngn âm cổ, có khi đau mãi mà thành tích, có khi đau mà nóùân, có khi trước phúc thống mà sau tiết tả, có khi đau mà vít không thông đại và tiểu... Đều không giống nhau, phân biệt thế nào cho được rành mạch? [6]

Kỳ Bá thưa rằng:

Hàn khí ký túc ở ngoài mạch thời mạch hàn, mạch hàn thời co quắp, co quắp thời cân cấp, do đó bên ngoài dẫn tới các tiểu lạc, cho nên thốt nhiên đau. Được hơi nóùng thời đau khỏi ngay. Nếu lại phạm thêm khí hàn, thời chứng đau sẽ phải lâu [7].

Hàn khí ký túc ở trong kinh mạch, cùng khí nóùng xung đột lẫn nhau, khiến cho mạch đầy ràn. Vì đầy ràn nên đau không thể đấm bóp [8].

Hàn khí ngừng trệ, khí nóùng ngược lên, do đó mạch đầy lớn mà khí huyết loạn, cho nên đau không thể đấm bóp [9].

 Hàn khí ký túc ở khoảng Trường vị, phía dưới mạc nguyên, huyết không dẫn đi được, các tiểu lạc co rút, cho nên đau, đấm bóp thời huyết khí tan rã đi, nên đỡ đau [10].

 Hàn khí ký túc ấy ở mạch xương sống, cho nên án mạnh tay xuống cũng không tới, nên dù có đấm bóp cũng vô ích [11].

 Hàn khí ký túc ở xung mạch, xung mạch khởi quan nguyên, theo “phúc bộ” dẫn lên. Hàn khí ký túc thời mạch không thông, mạch không thông khiến cho khí nghẽn lên ở Hung nên suyễn và mạch động bựt lên tay [12].

 Hàn khí ký túc ở mạch Bối du, khiến cho mạch xáp (dịt), mạch xáp thời huyết hư, huyết hư thời đau. Du đó rót vào Tâm, cho nên cùng rút mà đau. Đấm bóp thời hơi nóùng dẫn được đến, nên khỏi đau [13].

 Hàn khí ký túc ở mạch quyết âm. Mạch quyết âm chằng xuống âm khí, buộc lên Bào. Về hàn khí ký túc ở trong mạch, nên huyết xáp, mạch cấp, do đó gây nên chứng hiệp lạc với Thiếu phúc rút nhau mà đau. Hàn khí ký túc ở âm cổ, mạch ở âm cổ dẫn lên Thiếu phúc, huyết bị xáp lại ở dưới rút lên, nên phúc thồng thời đau rút xuống cả âm cổ [14].

 Hàn khí ký túc ở khoảng Tiểu trường Mạc nguyên, và ở bên trong Lạc huyết. Huyết bị xáp không chảy được tới đại kinh, huyết với khí ngừng trị không dẫn đi được, cho nên dần dà thành tích... [15]

 Hàn khí ký túc ở năm Tàng, quyết nghịch tiết trở lên, âm khí kiệt, dưỡng khí không lọt vào được thời lại sống [16].

 Hàn khí ký túc ở Trường vị, quyết nghịch ngược lên, cho nên đau mà nóùân [17].

 Hàn khí ký túc ở Tiểu trường, tại đó không thể gây thành chứng tụ, cho nên sau khi đau thời tiết hạ [18].

 Nhiệt khí lưu ở Tiểu trường, trong Tiểu trường đau, nóùng nhiều và tiêu khát... Khí nóùng làm tiêu khô các vật cặn bã trong tiểu trường, nên đau mà ví không thông [19].

 Hoàng Đế hỏi:

“Nóùi mà có thể biết, trong mà có thể thấy” là thế nào? [20]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Năm Tàng, sáu Phủ đều có bộ vị ở mặt. Trước hãy xem ở sắc Hoàng, Xích là nhiệt, bạch là hàn, thanh và hắc là thống... Đó là trong mà có thể thấy [21].

 Sờ mó mà biết được, là thế nào? [22]

 Trông cái mạch của chủ bệnh “kiên” mà đầy huyết, với lúc ấn tay lõm xuống… Đó đều là do sờ mó mà biết [23].

 Hoàng Đế hỏi: [24]

 Tôi biết trăm bệnh, phần nhiều sinh ra bởi khí. Nóùä thời khí thượng (ngược lên), hỷ thời khí hoãn, bi thời khí tiêu, khủng thời khí hạ (dẫn xuống), hàn thời khí thâu, thử thời khí tiết, kinh thời khí loạn, lao thời khí háo (hao mòn), tư (nghĩ ngợi), thời khí kết... Chín thứ khí không giống nhau, vậy chứng hậu như thế nào? [25]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Nóùä thời khí nghịch, quá lắm thời nóùân ra máu, hoặc thành chứng xôn, tiết [26].

 Hỷ thời khí hòa, chí đạt, vinh vệ thông lợi, nên khí hoãn [27].

 Bi thời Tâm hệ co rút. Phế xèo rộng ra, khiến cho Thượng tiêu không thông vinh, vệ không bố tán. nhiệt khí lưu lại bên trong, nên khí tiêu [28].

 Khủng thời tinh bị sụt xuống, khiến cho Thượng tiêu bị vít, vít thời khí lại phải quay trở xuống, khiến cho Hạ tiêu phát trướng. Cho nên khí không lưu hành [29].

 Hàn thời tấu lý bị vít, khí không dẫn hành được, nên phải thâu liễm lại [30].

 Thử thời tấu lý dãn ra, vinh vệ thông, hãn ra nhiều, nên khí tiết [31].

 Kinh thời Tâm không tựa vào đầu, thần không nhờ vào đâu, cho nên khí loạn [32].

 Lao thời suyễn và hãn đều tiết ra, trong ngoài đều háo tán, nên khí háo [33].

 Tư thời Tâm buộc vào một nơi, thần chú vào một việc, khiến cho chính khí lưu trệ không lưu thông, nên mới thánh khí kết [34].

THIÊN 40 : PHÚC TRUNG LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh tâm phúc mãn, sớm ăn thời chiều không thể ăn... Bệnh đó tên là gì? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó tên là Cổ trướng [2].

 Hoàng Đế hỏi:

Điều trị thế nào? [3]

Kỳ Bá đáp:

Dùng kê thỉ lễ. Một liều bớt, hai liều khỏi.

Hoàng Đế hỏi:

Có khi lại phục phát là vì sao? [4]

 Đó là do sự uống ăn không giữ gìn, nên mới gây nên sự “ngã lại” như vậy [5].

 Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc chứng “đầy ách” ở Hung Hiếp và chi lạc, không ăn được. Mỗi khi bệnh sắp phát, thời như ngửi thấy mùi tanh hôi nước mũi chẩy ra, nhổ ra huyết, tứ chi lạnh, mắt hoa, thường thường đại, tiểu tiện cũng ra huyết... Đó là bệnh gì? Vì sao mà mắc phải? [6]

 Kỳ Bá thưa rằng:

 Bệnh đó gọi là huyết khô. Nguyên nhân do lúc ít tuổi, có sự gì thoát mất nhiều huyết, hoặc nhân lúc say rượi mà nhập phòng, trung khí kiệt. Can thương, ở con gái thời nguyệt cự không xuống được [7].

 Điều trị dùng phương pháp nào? làm sao để phục hồi? [8]

 Dùng bốn phần Ô tặc cốt, một phần Lự nhự. Hai vị hợp lại dùng Trứng chim sẻ luyện làm hoàn, viên bằng hạt đỗ nhỏ. Mỗi lần dùng 5 viên sau khi ăn cơm, tiêu với nước Bào ngư... Thuốc đ làm cho lợi trường. Can bị tổn thương [9].

 Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc chứng thiếu phúc to phình lên, trên dưới tả hữu như có rễ. Đó là bệnh gì? [10]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó tên là Phục lương [11].

 Vì sao mắc chứng ấy? Phục lương do đâu mà có? [12]

 Có một túi bọc máu và mủ đặc ở ngoài Trường Vị... Rất khó chữa. Mỗi khi án mạnh tay vào chỗ đó, thời đau điếng muốn chết [13].

 Vì sao mắc bệnh ấy [14].

 Đó vì: ở dưới thời liền với Tam âm, tất có lúc cũng “hạ” ra đôi ít nùng huyết, ở trên thời với Vị quản, tất có mọc “Ung” ở trong Vị quản... Tất phải trả qua lâu ngày lắm mới gây nên bệnh ấy. Rất khó chữa [15]. Nếu ở phía trên rốn là nghịch, ở phía dưới rốn là thuận [15]. Đừng động đến. Về phép điều trị, đã bàn rõ ở thiên Thích pháp [17].

 Hoàng Đế hỏi:

Có người suốt cả thân thể, đùi, vế, chân đều thống, lại đau ở xung quanh rốn... Là bệnh gì? [18]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó cũng gọi là Phục Lương, tức là phong căn, (gốc của chứng phong [19]. Cái khí phong tà, tràn ra ở Đại trường, mà bám vào Hoang [20]. Mà cái gốc của Hoang lại ở dưới rốn, nên mới đau ở xung quanh rốn [21].  Không nên vọng động vào nóù. Nếu động vào nó sẽ gây nên chứng thủy sáp (tiểu tiện buốt, nhỏ giọt, không ra được) [22].

 Hoàng Đế hỏi:

Phu tử thường nói chứng  nhiệt trung, Tiêu trung không nên dùng các thứ cao lương, phương thảo, Thạch dược... Nếu dùng thạch dược sẽ phát điên, dùng phương thảo sẽ phát cuồng... [23]  Nghĩ như chứng nhiệt trung, tiêu trung, phần nhiều chỉ hạng người phú quý hay mắc. Giờ dùng thức cao lương, thế là không hợp với lòng họ, cấm dùng phương thảo thạch dược thì bệnh không sao khỏi được. Vậy xin cho biết phải liệu trị thế nào bệnh đó [24].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Cái khí của phương thảo tốt, cái khí của thạch dược hãn (dữ tợn, độc). Hai thứ khí ấy đều có cái tính “cấp, tật, kiện, kính...” Cho nên, nếu không phải là người có tâm tính hòa hoãn không uống được nóù [24]. Phàm nhiệt khí thời lật hãn (dữ tợn), khí cũng vậy, hai thứ ấy gặp nhau sẽ gây nên sự xung đột, e làm nóùäi thương đến Tỳ. Tỳ thuộc thổ mà ghét mộc. Nếu uống thứ thuốc ấy, đến ngày Giáp Aát sẽ nguy [25].

Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc chứng: Ung thũng, cảnh thống. Hung mãn phúc trướng. Đó là bệnh gì? Vì cớ sao mắc phải? [26]

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là bệnh quyết nghịch [27].

Điều  trị thế nào? [28]

Nếu dùng phép Cứu thời ám (câm không nói được), dùng phép thích thời phát cuồng... Đợi đến lúc huyết khí cùng hợp lại với nhau, mới có thể chữa. Vì sao? Dương khí đã bốc nhiều lên trên, tức là ở trên hữu dư, nếu cứu thời dương, khí sẽ thụt vào âm, vào âm thời thành ấm, nếu thích thời dương khí hư, hư thời sẽ phát cuồng. Vậy phải đợi lúc huyết khí cùng hợp với nhau sẽ chữa, mới mong toàn vẹn được [29].

Hoàng Đế hỏi:

Sao có thể biết đàn bà có thai? [30]

Kỳ Bá thưa rằng:

Vì là người bệnh (như nôn ọe, mỏi mệt, không muốn ăn v.v...), mà chẩn mạch thời mạch không có bệnh [31].

Hoàng Đế hỏi:

Người mắc bệnh nhiệt, mà có đau là vì sao? [32]

Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh nhiệt đó thuộc về Dương mạch. Do khi của Tam dương động. Nhân một thịnh thuộc Thiếu dương, hai thịnh thuộc Thái dương, ba thịnh thuộc Dương minh, rồi mới vào các kinh âm. Vì Dương lấn vào âm, nên mới mắc bệnh ở đầu với phúc. Do đó mới sinh ra sân trướng và đầu thống [33].

Hoàng Đế khen phải.

 

CHƯƠNG 41 : THÍCH YÊU THỐNG

 

 Túc Thái dương mạch, khiến người yêu thống (đau ngang chỗ thắt lưng), đau rút suốt xương sống lên cổ, dưới xuống tới xương khu... Lưng như mang vật gì nặng. Thích Uûy trung thuộc chính kinh Thác dương cho ra huyết. Mùa xuân đừng để thấy huyết [1].

 Mạch kinh Thiếu dương khiến người yêu thống, như người lấy kim đâm vào trong da, không thể cúi ngửa, không thể ngảnh đi ngảnh lại... Thích vào đầu thành cốt thuộc kinh Thiếu dương cho ra huyết. Thành cốt ở tại đầu gối, phía ngoài bên cạnh xương bánh chè. Mùa hạ đừng để cho thấy huyết [2].

 Mạch kinh Dương minh, khiến người  yêu thống không thể ngoảnh đi ngảnh lại... Nếu ngảnh lại hoảng hốt như trông thấy gì lạ… Thích ba nốt tại trước ống chân thuộc Kinh Dương minh, để cho trên dưới đều hòa và ra huyết. Mùa Thu đừng để cho thấy huyết [3].

 Mạch kinh Túc Thiếu Âm khiến người ta bị yếu thống, đau suốt xương sống và cổ “Nổi liêm”. Thích hai nốt tại phía trong xương thuộc kinh Thiếu âm. Mùa Xuân  đừng để cho thấy huyết. Nếu ra huyết quá nhiều sẽ khó hồi phục [4].

Mạch kinh quyết âm khiến người yêu thống, trong “yêu” cứng đờ như giương dây cung nốt... thích ở mạch quyết âm, mạch đó ở sâu trong bọng chân, rờ tay vào thấy chỗ nào xúc xỉu tức là mạch, sẽ thích. Bệnh này khiến người hay nóùi, nhưng lại nói lộn xộn. Nên thích ba nốt [5].

 Bệnh ở giải mạch khiến người yêu thống, đau rút lên vai, mắt trong mập mờ, thỉnh thoải lại di niệu. Thích giải mạch tại chỗ bên ngoài khe khớp xương đầu gối, thích hoàng mạch ở đó cho ra huyết, mủ trung thấy sắc huyết đổi sắc thì thôi. Bệnh ở giải mạch khiến người yêu thống như buộc chắc dây lưng thường như muốn gãy, lại hay sợ. Mạch này tại ủy trung, có kết lạc nổi lên như hạt gạo, thích vào đấy sẽ bắn máu ra. Thấy máu biến sắc đen thì khỏi [7].

 Bệnh tại mạch Đồng âm, khiến người yêu thống tái yêu nổi lên như cái dùi nhỏ. Thích mạch Đồng âm, tại đầu  phía trên mắt cá ngoài [7].

 Bệnh ở Dương Duy khiến người yêu thống đau mà nổi cồn lên như thũng. Mạch này cùng với mạch Thái dương hợp, cách xương khoai 7 tấc, các đất một thước [8].

 Bệnh ở mạch Hành lạc, khiến người yêu thống, không thể cúi ngửa. Nếu ngửa lên thời như muốn ngã. Bệnh này gây nên bởi mang vật nặng làm thương đến yêu, ác huyết tụ lại đó. Thích ở khoảng gần Khích dương hai nốt cho ra huyết [9].

Bệnh ở mạch Hội âm, khiến cho người yêu thống, lúc đau mồ hôi ra đằm đìa, tới khi mồ hôi ráo đi, khiến người khát muốn uống nước, lúc uống nước rồi lại muốn chạy. Thích mạch trước dương. Thích trên mạch trực dương ba nóùát. Mạch này tại trên Kiểu dưới Khích 5 tấc, nóù nằm ngang. Thấy mạch đó thịnh, phải để cho xuất huyết [10].

Bệnh ở mạch Phi dương khiến người yêu thống, lúc đau tê tái rầu rĩ, quá lắm thời kiêm cả bi và khủng. Thích mạch Phi dương tại phía trong xương khoai 5 tấc, trước mạch Thiếu ấm, cùng hội với mạch âm duy [11].

Bệnh ở mạch Xương dương khiến người yêu thống, đau rút sang lồng ngực, quá lắm, lưng như gãy, mắt trong lòe loẹt, lưỡi cong lại không thể nóùi, thích hai nốt ở Nội Cân, huyệt tại trước Giao tín, Đại cân phía trên xương khoai, và dưới xương khoai sau huyệt Thái âm hai tấc [12].

Bệnh ở Tán mạch khiến người yêu thống mà nhiệt, Nhiệt quá sinh phiền. Trong yêu như có mảnh gỗ chắn ngang, quá lắm thời di niệu. Thích Tán mạch tại khe thịt trước xương gối, tức là Thúc mạch. Thích ba nốt [13].

 Bệnh ở mạch Nhục lý khiến người yêu thống đau không thể ho, ho thời gân rút gấp. Thích hai nốt ở mạch Nhục lý huyệt tại Dương phụ bên ngoài huyệt Thái dương và phía sau Tuyệt cốt thuộc Thái dương [14].

 Yêu thống suốt lên xương sống, đau đến nóùãi cổ chỉ hơi ngọ ngoạy được, mắt trong lòe loẹt, như muốn ngã. Thích ở huyệt Khích trung thuộc Thái dương cho ra huyết. Uûy trung [15].

 Yêu thống mà bộ phận trên hàn, thích ở huyệt Thái dương, Dương minh. Bộ phận trên nhiệt, thích ở huyệt Túc quyết âm đau không thể cúi ngửa, thích ở huyệt Thiếu dương, bên trong nóng mà suyễn, thích ở huyệt Thiếu âm, và thích ở huyệt Ủy trung cho ra huyết [16].

 Yêu thống mà bộ phận trên hàn, đến không thể ngảnh đi, âm thụ ngảnh lại, thích ở huyệt Túc Dương minh, nếu bộ phận trên nhiệt, thích ở huyệt Túc Thái âm, nếu trung nhiệt mà suyễn, thích ở huyệt Túc thiếu âm [17].

 Đại tiện khí, thích ở huyệt Túc quyết âm [18].

 Thiếu phúc mãn, thích ở huyệt Túc quyết âm [19].

 Đau nhữ gẫy, không thể cúi ngửa, không thể cử động, thích huyệt Túc Thái dương [20].

 Đau rít lên trong đường xương sống, thích ở huyệt Túc Thiếu âm [21].

 Yêu thống rút xuống Thiếu phúc, không thể ngửa, thích ở huyệt yêu cầu giao hai bên, lấy số ngày “sinh tử” của mặt trăng để định nốt thích (1), rút châm, khỏi ngay. Đau bên tả, thích bên hữu, đau bên hữu thích bên tả [22].

 

THIÊN 42 : PHONG LUẬN

 

 Hoàng Đế hỏi:

Phong nó làm thương người, hoặc phát chứng hàn nhiệt, hoặc là chứng nhiệt trung, hoặc là chứng hàn trung, hoặc là lệ phong, hoặc là thiên khô, hoặc là phong... Bệnh đã khác nhau, danh cũng không giống, hoặc phạm tới cả năm Tàng sáu Phủ... Không hiểu nguyên nhân ra sao, xin cho biết rõ [1].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phong khí tàng ở khoảng bì phu, trong không thể thông, ngoài không thể tiết... Nó “dẫn đi rất chóng mà biến đổi luôn” làm tấu lý mở rỗng, thời ghê rợn mà rét, làm tấu lý vít lấp, thời nhiệt mà khó chịu [2]. Nó hàn thời uống ăn kém sút, nó nhiệt thời cơ nhục hao mòn [3]. Nếu làm cho người bợt bạt mà không ăn được thời gọi là Hàn nhiệt [4].

 Phong khí với khí của Dương minh dồn vào Vị, đi vòng lên đến phía đầu mắt, nếu  là người béo, thời phong khí không tiết ra ngoài được, sẽ gây nên chứng Nhiệt trung mà mắt vàng, nếu là người gầy, thời tiết ra ngoài mà hàn, sẽ gây nên chứng hàn trung và chảy cả nước mắt, nước mũi [5].

 Phong khí cùng vào với khí của Thái dương, dẫn đi ở mạch du, giải rắc ra ở khoảng phận nhục, cùng xung đột với Vệ khí, khiến cho mạch đạo không thông lợi, gây nên chứng cơ nhục sùi sưng thành mụn lở. Vệ khí có chỗ không dẫn hành được, sẽ gây nên chứng bất nhân [6].

 Về Lệ phong, do vinh khí nhiệt tụ ở cơ nhục, khiến khí không trong mát, gây nên chứng dọc mũi loét nát mà sắc bại, bì phù lở nát. Phong hàn ký tục ở mạch mà không dẫn đi ngược, gọi là Lệ phong, hoặc lại gọi là “hàn, nhiệt” [7].

 Tiết lập xuân, ngày Giáp, Aát, bị thương vì Phong, gọi là Can phong, mùa Hạ, Bính, Đinh bị thương vì phong, gọi là Tâm phong, mùa qúi hạ, Mậu, Kỷ bị thương vì phong, gọi là Tỳ phong, mùa Thu, Canh Tân bị trúng về tà, gọi là Thận phong [8].

 Phong trúng Du huyệt của năm Tàng sáu Phủ, cũng gọi là phong của Tàng, Phủ [9].

 Nếu trúng vào cửa ngõ của khí huyết, thời gọi là Thiên phong [10].

 Phong khí theo phong phủ mà dẫn lên, gọi là Não phong [11].

 Phong khí phạm vào đầu hệ, thời gây nên chứng mục phong, nhãn hàn [12].

 Uống rượu mà trúng phong, thời là Lậu phong [13].

 Nhập phòng, hãn ra mà trúng phong, thời là Nóäi phong [14].

 Mới gội đầu mà trúng phong, thời là Thủ phong [15].

 Phong phạm vào bộ phận trong đã lâu ngày, thời tà chứng Trường phong, Xôn tiết [16].

 Phong lưu ở ngoài Tấu lý, thời là Tiết phong... [17]

 Cho nên “phong là trưởng của trăm bệnh”. Đến khi nó biến hóa để gây nên chứng bệnh khác thời không có phương hướng nhất định... Nhưng tóm lại thời lúc nào cũng do “phong khí” mà gây nên [18].

 Hoàng Đế hỏi:

Năm Tàng bị phong, chứng trạng khác nhau thế nào, và xin cho biết phép chẩn với bệnh nặng (sự biến chuyển của bệnh...) [19]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Chứng trạng của Phế phong, nhiều hãn mà ố phong, thỉnh thoảng ho, hơi thở ngắn, ban ngày nhẹ, về đêm nặng. Chẩn ở phía trên lông mày, sắc trắng bợt [20].

 Chứng trạng của Tâm phong nhiều hãn mà ố phong môi khô rộp, hay giận giữ. Bệnh nặng thời nói ra khó khăn. Chẩn ở miệng, sắc đỏ [21].

 Chứng trạng của Can phong nhiều hãn mà ố phong, hay bị (buồn, thương), họng khô, hay giận, có ý như ghét đàn bà. Chẩn ở dưới mắt, sắc mặt tái xanh [22].

 Chứng trạng của Tỳ phong, nhiều hãn mà ố phong, thân thể mỏi mệt, tứ chi không muốn cử động, không muốn ăn, chẩn ở trên mũi, sắc vàng [23].

 Chứng trạng của Thận phong, nhiều hãn mà ố phong, mặt phù thũng, xương sống đau không đứng thẳng được, trong lòng có sự như không được toại ý. Chẩn ở ngoài da, sắc sạm đen [24].

 Chứng trạng của Vị phong, cổ nhiều hãn mà ố phong, uống ăn khó khăn, như có vướng mắc nuốt không trôi, phúc bộ hay đầy, nếu không đắp bụng thời hay trướng, ăn thức hàn thời sinh tiết tả. Chẩn thấy thân thể gầy mà bụng to [25].

 Chứng trạng của Thủ phong, đầu và mặt nhiều hãn mà ố phong. Trước chứng phong phát sinh một ngày thời bệnh nặng, đầu nhức đến nóãi không thể bước ra ngoài, đến ngày phong phát, thời bệnh lại hơi bớt [26].

 Chứng trạng của Lậu phong, có nhiều hãn, thường không dám mặc áo đơn, đến bữa ăn thời hãn ra, có khí hãn nhiều mà thở suyễn, ghê gió, áo thường ẩm ướt vì hãn, miệng khô và khát, không làm được công việc nhọc mệt [27].

 Chứng trạng của tiết phong, nhiều hãn, hãn ra ướt cả áo, trong miệng khô, không làm được việc nặng nhọc, toàn thân đều đau và rét...(Rét vì ra hãn nhiều, thành vong dương) [28].

 

CHƯƠNG 43:  TÝ LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Bệnh Tý (tê, đau) vì đâu sinh ra? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Ba khí “phong, hàn, thấp” lẫn lộn dồn đến, hợp lại thành chứng Tý. Trong ba khí đó, nếu phong khí thắng thời là Hàn Tý, hàn khí thắng thời là Thống tý, Thấp khí thắng thời là Chước tý [2].

Hoàng Đế hỏi:

Tôi nghe lại có năm chứng Tý, là vì sao? [3]

Kỳ Bá thưa rằng: Mắc bệnh về mùa Đông, là Cốt tý, mắc bệnh về mùa Xuân gọi là Cân tý, mắc bệnh về mùa hạ gọi là Mạch tý, mắc bệnh vào thời điểm Chí âm gọi là Cơ tý, mắc bệnh về mùa Thu gọi là Bò tý [4].

Hoàng Đế hỏi:

Có khí ở bên trong, ký túc vào năm Tàng, vậy khí nào làm nên thế? [5]

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm Tàng đều có “Hợp” bệnh mắc lâu không giải đi được, sẽ ký túc vào nơi “hợp” đó. Cho nên, nếu Cốt tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Thận, Cân tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Can, Mạch tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Tâm, Cơ tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Tỳ, Bì tý không dứt, lại cảm với tà, nó sẽ ký túc tại Phế... [6] Vậy, phàm chứng Tý, đều theo về từng mùa, rồi lại cảm thêm với khi phong, hàn, thấp... mà gây nên [7].

Phàm chứng Tý ký túc ở năm tàng, sinh ra các chứng trạng sau này: [8]

Phế tý thời phiền mãn, suyễn mà ẩu (ọe) [9].

Tâm tý thời huyết mạch không thông, vì tà bách dưới Tâm, dồn mạnh phạm lên Tâm tàng, nên phiền, lại thêm chứng thượng khi mà suyễn, cuống họng khô, hay ợ, quyết khí ngược lên nên hay khủng [10].

Can Tý, đêm nằm hay giật mình, uống nước nhiều, tiểu tiện luôn, trong bụng anh ách, như đàn bà có thai [11].

Thận tý hay trướng, xương khu dồ lên, xương sống gù xuống [12].

Tỳ tý thời tứ chi mỏi mệt rã rời, hay lo, nóân ra nước dãi, trên Hung bị nghẽn [13].

Trường tý, uống nước luôn mà không tiểu tiện ra được, trung khí suyễn cấp, thỉnh thoảng lại thành chứng xôn tiết [14].

Bào tý thời thuộc bộ phận Thiếu phúc và Bàng quang, án mạnh tay, thấy đau ở bên trong như dội nước nóng vào, tiểu tiện lại ít, và hay chảy nước mũi trong [15].

Phàm âm khí (tức tàng khí) tĩnh thời tàng thần, táo thời tiêu vong, nếu uống ăn quá độ. Trường Vị sẽ bị thương (nếu bị thương, tà khí sẽ thừa cơ phạm vào mà gây nên chứng tý) [16].

Nếu thấy suyễn tức quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Phế, thấy ưu tư quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Tâm, thấy sự di niệu luôn luôn, thời biết chứng Tý tụ ở Thận, thấy sự mỏi mệt quá độ, thời biết chứng Tý tụ ở Can, thấy da dẻ khô khan xãm xĩnh, thời biết Tý tụ ở Tỳ [17]. Phàm chứng Tý không khỏi, sẽ càng ngày càng nặng thêm. Duy có chứng thuộc về “phong khí thắng” thời dễ khỏi hơn [18].

Hoàng Đế hỏi: Về chứng Tý, có người bị chết, cũng có người lâu ngày mới khỏi, là vì cớ sao? Xin cho biết rõ [19].

Kỳ Bá thưa rằng: Chứng Tý, phạm thẳng vào Tàng, sẽ chết, nếu lưu niên ở khoảng gân xương, thời lâu khỏi, nếu chỉ ở khoảng bì phu, thời chóng khỏi [20-].

Hoàng Đế hỏi: Nếu lý túc ở sáu phủ thì sao? [21]

Kỳ Bá thưa rằng: Đó cũng chỉ là do sự uống ăn, cư xử mà gây nên. Sáu phủ cũng đều có Du, các khí “phong, hàn, thấp, trúng vào Du, nhân có sự uống ăn tiếp theo, do Du mà vào, rồi đến ký túc vào Phủ [22].

Hoàng Đế hỏi: Dùng châm để điều trị, thế nào? [23]

Kỳ Bá thưa rằng: Năm Tàng có Du, sáu Phủ có Hợp. Theo bộ phận của mạch, để tìm nơi mắc bệnh mà thích, sẽ khỏi [24].

Hoàng Đế hỏi: Khí của doanh, Vệ, có gây nên bệnh Tý chăng? [25]

Kỳ Bá thưa rằng: Vinh, là tinh khí của thủy cốc. Nó hòa điều ở năm Tàng, thấm nhuần ở sáu Phủ, rồi sau mới dẫn vào mạch. Mạch đó vòng khắp trên dưới, suốt qua năm Tàng và chằng vào sáu Phủ [26]. Vệ, là một thứ hãn khí (mạnh, dữ) của thủy cốc. Cái tính của nó lật tật, hoạt lợi, không thể vào trong mạch, cho nên dẫn đi ở trong bì phu, khoảng phận nhục, hun lên “hoang mạc”, tan ra “hung phúc” [27].

Trái khí đó thời sinh bệnh, thuận khí đó thời sẽ khỏi [28].

Nó không hợp với các khí phong, hàn, thấp. Nên không gây nên bệnh Tý [29].

Hoàng Đế hỏi: Bệnh Tý có khí đau, có khí không đau, có khí bất nhân, có khí hàn, có khí nhiệt, có khí táo, có khi thấp... là vì sao? [30]

Kỳ Bá thưa rằng: [31]

Đau là do hàn khí nhiều. Còn như không đau và bất nhân, là vì bệnh lâu vào sâu, Doanh Vệ dẫn đi bị rít, kinh lạc có lúc xơ rỗng, nên bất thông, bì phu không có huyết thấm nhuần, nên bất nhân [32]. Đến như chứng hàn, do Dương khí ít, Aâm khí nhiều, giúp thêm cho bệnh, nên mới hàn [33]. Đến như nhiệt, do Dương khí nhiều, Aâm khí ít, bệnh khí thắng, dương gặp âm, nên mới thành Nhiệt tý [34]. Như nhiều hãn đằm đìa, đó là vì gặp thấp nhiều [35]. Dương khí ít, âm khí thịnh, hai khí cùng cảm nhau, nên hãn mới ra đằm đìa [36].

 Lại có chứng Tý, không đau là vì sao? [37]

 Tý mắc ở xương thời nặng, mắc vào mạch thời huyết đọng mà không chảy, mắc ở cân thời co vào mà không duỗi ra được mắc ở thịt thời bất nhân, bì thời hàn... Gặp năm chứng đó nên không đau [38]. Phàm bệnh Tý, gặp hàn, thời như kiến bò trong da, gặp nhiệt thời gân rã rời, không cử động được [39].

THIÊN 44 : NUY LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Năm Tàng, gây nên chứng Nuy, thế nào? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Phế chủ về bì mao, Tâm chủ về huyết, Can chủ về cân mạc, Tỳ chủ về cơ nhục, Thận chủ về cốt tủy [2].

 Phế nhiệt, lá phổi khô, bì mao do đó hư nhược cấp bách, gây nên chứng Nuy bịch [3].

 Tâm khí nhiệt, thời mạch ở dưới, quyết mà nghịch lên trên, do đó mạch ở dưới hư, vì hư sinh ra mạch nuy, ống chân rã rời không bước đi được [4].

 Can khí nhiệt thời đởm rà ra mà miệng đắng, cân mạc khô, vì khô nên cân cấp mà co rút, thành chứng Cân nuy [5].

 Tỳ khí nhiệt, thời Vy khô mà khát, cơ nhục bất nhân, thành chứng nhục nuy [6].

 Thận khí nhiệt nên “yêu, tích” không cất lên được, xương khô mà tủy vơi, thành chứng cốt nuy [7].

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết rõ nguyên nhân... [8]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phế là một quan “trưởng” của các Tàng, nó như cái “lọng” che cho Tâm, Có sự gì bỏ mất, cầu không thể được, thời gây nên chứng.

Phế minh (kêu). Kêu thời Phế nhiệt mà Phế diệp khô đét đi... Nên mới nói:

“Năm Tàng do “Phế nhiệt, diệp tiêu”, gây nên chứng Nuy bịch (chân lỏng gân, không lê đi được) [9].

 Bi ai quá độ thời bào mạch tuyệt. Bào mạch tuyệt khiến cho Dương khí phát động ở bên trong, do đó Tâm hạ huyết băng, thành chứng tiểu ra huyết. Cho nên ở bản kinh nói: “Đại kinh không hư, gây nên chứng cơ tý, truyền làm chứng Mạch Nuy” [10].

 Nghĩ ngợi quá độ, không được toại nguyện, ý dâm ở bên ngoài, lại nhập phòng vô hạn, tông cân rã rời, thành chứng cân nuy, và Bạch dâm (tinh khí tự tiết ra). Cho nên kinh nói: “chứng Cân nuy sinh ra bởi Can mà nguyên nhân là sự nhập phòng” [11].

 Vì yêm lưu ở nơi ẩm thấp, khiến cho thấp khí thấm thía ở trong Cơ nhục, thành “tý” mà bất nhân, do đó gây nên chứng Nhục nuy. Cho nên Kinh nói: “Nhục nuy gây nên bởi thấp” [12].

 Vì sự đi xa nhọc mệt, gặp đại nhiệt mà khát, vì khát nên Dương khí bị suy sút ở bên trong, do đó nhiệt sẽ thừa cơ ký túc ở Thận. Thận là Thủy tàng. Giờ Thủy không thắng được Hỏa, thời xương khô mà tủy vơi, nên chân không thể đi xuống đất, gây nên chứng Cốt nuy. Cho nên ở Kinh nói: “chứng Cốt nuy gây nên bởi đại nhiệt” [13].

 Hoàng Đế hỏi:

Lấy gì để phân biệt? [14]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Phế nhiệt thời sắc mặt trắng bợt mà lông rụng [15]. Tâm nhiệt thời sắc mặt đỏ mà Lạc mạch ràn [16]. Cam nhiệt thời sắc mặt tái xanh mà móng tay khô [17]. Tỳ nhiệt thời sắc mặt vàng mà thịt trường rung động [18]. Thận nhiệt thời sắc mặt đen xạm mà răng se [19].

 Hoàng Đế hỏi:

Vậy sao nói đến phương pháp trị chứng. Nay lại chuyên trách về Dương minh, là thế nào? [20]

Kỳ Bá thưa rằng:

Dương minh là cái biểu của năm Tàng, sáu Phủ, chủ về làm nhuận cho tông cân, tông cân chủ về bó ràng ngoài xương, để cho các khớp được hoạt lợi [21]. Xung mạch là biểu của Kinh mạch. Chủ thấm nhuần cho các Khê, Cốc (các bắp thịt lớn, nhỏ), cùng với Dương minh hợp vào tông cân. Aâm, Dương bao trùm tất cả chỗ hội họp của tông cân [22]. Aâm dương  bao trùm tất cả chỗ hội họp của Tông cân, để hội ở Khí khái, mà Dương minh sẽ là Trưởng, đều thuộc về Đái mạch, mà “lại’ sang Đốc mạch. Cho nên hễ Dương minh bị hư thời Tông cân bị lỏng ra, Đái mạch không dẫn tới nữa, cho nên chân “nuy” không dùng được [23]. Điều trị thế nào? [24] Trước phải bổ Vinh, rồi thông đến Du, làm cho những hư thực được quân bình, những nghịch thuận được điều hòa, cân mạch, cốt, nhục đều theo đúng vào mùa và tháng... Thời bệnh khỏi (1) [25].

Hoàng Đế khen là đúng.

 

CHƯƠNG 45 : QUYẾT LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Bệnh quyết (tay chân giá lạnh) chia ra hàn nhiệt, là vì sao ? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Dương khí suy ở dưới thời thành chứng Hàn quyết, âm khí suy ở dưới, thời thành chứng Nhiệt quyết (1) [2].

Hoàng Đế hỏi:

Về chứng Nhiệt quyết, tức là dương quyết, vậy sao lại khởi tứ túc tâm (lòng bàn chân, thuộc âm).? [3]

Kỳ Bá thưa rằng:

Dương khí phát ra khởi rừ ngoài năm đầu ngón chân. Phàm âm mạch hợp ở dưới chân mà tụ ở Túc tâm. Vì dương khí thắng, nên túc tâm nhiệt [4].

 Vế chứng Hàn quyết, tức là âm quyết, vậy sao lại khởi tử năm đầu ngón tay, rồi lan đến gối.? [5]

 Aâm khí phát ra khởi từ phía trong năm ngón tay, hợp ở dưới gối, mà tụ ở trên gối. Vì âm khí thắng, nên từ năm ngón tay đến trên gối hàn. Chứng hàn đó, không pháp sinh từ bên ngoài mà là từ bên trong [6].

 Hoàng Đế hỏi:

Về chứng Hàn quyết, do Tàng nào bị khiếm khuyết mà gây nên? [7]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Tiền âm là nơi tụ họp của Tông cân, và là chỗ “hợp” của Thái âm, Dương minh [8].

 Về hai mùa Xuân, Hạ thời dương nhiều mà âm khí ít, về hai mùa Thu Đông thời Aâm khí thịnh mà Dương khí suy [9].

 Giờ người mắc bệnh đó, vì sức khỏe, về hai mùa Thu Đông làm lụng quá độ, khí ở dưới cố dẫn lên, không thể lại quay trở xuống... Do đó, tinh khí cũng bị ràn ra ở dưới. Cái tà âm hàn liền thừa cơ mà sấn lên [10].

 Phàm khí, đều phải nhờ ở trung tiêu. Giờ Dương khí suy, không thể thấm nhuần ra Kinh, Lạc, dương khí càng ngày sút dần, âm khí càng ngày thịnh lên... vì vậy nên tay chân hàn [11].

 Hoàng Đế hỏi:

Về chứng nhiệt quyết, do Tàng nào khiếm khuyết mà gây nên? [12]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Rượu uống vào Vị, thời Lạc mạch “mãn” mà Kinh mạch ‘hư”. Tỳ là một cơ quan du chuyển tân dịch cho Vị. Aâm khí đã hư, thời Dương khí sẽ lấn vào, do đó Vị thành ra không hòa. Vì Vị không hòa, nên tinh khí bị kiệt, không thể thấm nuôi ra Tứ chi...Vậy người mắc bệnh đó, tất do sự uống say, ăn nó mà nhập phòng, khí tụ ở Tỳ, không tán đi được. Tửu khí với cốc khí cùng xung đột nhau, nhiệt thịnh ở bên trong, cho nên khắp mình đều nhiệt, mà nước tiểu cũng đỏ [13]. Ngâm như rượu, khí của nó thịnh mà tật hãn, nó làm cho Thận khí hằng ngày suy sút, Dương khi hàng ngày tăng lên, vì vậy nên thủ túc mới nhiệt [14].

 Hoàng Đế hỏi:

Về chứng quyết, có khi khiến người phúc mãn, có khi khiến người đột nhiên bất tri nhân (không biết người, tức bất tỉnh...), có người đến nửa ngày, hoặc suốt ngày, rồi mới tri nhân, là vì sao? [16]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Aâm khí thịnh ở trên thời dưới hư: vì dưới hư nên thành chứng phúc trướng mãn... Dương khí thịnh ở trên, thời khí ở dưới cũng theo lên, do đó tà khí cũng ngược lên, tà khí đã ngược lên thời Dương khí loạn. Dương khí loạn nên bất tri nhân [16].

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết chứng Quyết của sáu Kinh mạch như thế nào ? [17]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Chứng Quyết thuộc kinh Cự dương thời đầu nhức và nặng, chân đi khó khăn, có khi chóng mặt mà ngã [18].

Chứng quyết của kinh Dương minh thời phát điên, chỉ muốn chạy ra kêu to, phúc mãn không thể nằm, mặt đỏ mà nóng, thấy bậy nói càn [19].

 Chứng quyết của kinh Thiếu dương, bỗng dưng tai điếc, quai hàm sưng mà nhiệt, sườn đau, xương đầu gối không cử động được [20] .

 Chứng quyết của kinh Thái âm, thời phúc mãn mà trướng vượt lên, đại tiện khi, không muốn ăn, ăn vào thời nóân, không nằm được [21].

 Chứng quyết của kinh Thiếu âm thời miệng khô, nước tiểu đỏ, phúc mãn và tâm thống [22].

 Chứng quyết của kinh quyết âm thời Thiếu phúc sưng và đau, phục trướng, tiểu tiện không lợi, hay nằm co đầu gối, âm hành rụt lại hoặc sưng, trong bọng chân nóng. Thịnh thời nên tả, hư thời nên bổ. Không thịnh không hư, nên thích ở bản kinh [23].

 Chứng quyết nghịch ở Thái âm, ống chân đau rút. Tâm thống dẫn xuống phúc. Nên trị nơi chủ bệnh (tức Tỳ, vị Tỳ chủ về khí ở kinh này). (1) [24].

Chứng quyết nghịch của thiếu âm, hư mãn và ẩu nghịch, đi tả ra nước trong, nên trị nơi chủ bệnh của nó [25].

 Chứng quyết nghịch của quyết âm, vòng ngang lưng đau, hư mãn và tiểu tiện bị vít, nói mê lảm nhảm... nên trị nơi chủ bệnh [26].

 Ba kinh âm đều nghịch, đại tiểu đầu bị vít, khiến bệnh nhân tay chân giá lạnh, trong vòng ba ngày sẽ chết (1) [27].

Chứng quyết nghịch của Thái dương, ngã lăn, ẩu huyệt, hay Nục (đổ máu đằng mũi). Nên trị ở nơi chủ bệnh [28].

 Chứng quyết nghịch của Thiếu dương, các cơ quan không dễ dàng, khiến cho yêu đau không đi được, cổ đau không ngoảnh được. Rồi phát ra chứng Trường ung, hoặc phát sinh, sẽ chết [29].

Chứng quyết nghịch của Dương Minh, suyễn và ho, mình nóng, hay kinh, nục ẩu huyết [30].

 Chứng quyết nghịch của Thủ Thái âm, hư, đầy mà ho, hay nóân ra nước dãi... Trị ở nơi  chủ bệnh [31].

Chứng quyết nghịch của Thủ Thái âm, Tâm thống rút lên cuống họng, mình nóng, không thể chữa [32].

 Chứng Quyết nghịch của Thủ Thái dương, tai điếc, nước mắt chảy ra, cổ không thể ngoảnh được, yêu không thể cú ngửa được. Trị ở nơi chủ bệnh [33].

 Chứng quyết nghịch của Thủ Dương minh, phát chứng Hầu tý, sưng trong cuống họng, hoặc thành chứng “Kinh”. Trị ở nơi chủ bệnh (1) [34].

 

THIÊN 46 : BỆNH NĂNG LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

- Người mắc bệnh Vị quản ung, chẩn thế nào có thể biết được? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

- Chẩn bệnh đó, nên “hậu” ở Vị mạch. Mạch đó sẽ Trầm. Tế Trầm, Tế là do khi nghịch. Nghịch thời mạch ở Nhân nghinh tất phải rất thịnh, rất thịnh nên nhiệt[2].

 Nhân nghinh là mạch của Vị. Nếu nghịch mà thịnh thời đó là do nhiệt tụ ở Vị khẩu, mà không dẫn đi được, nên mới thành chứng Ung ở Vị khẩu [3].

Hoàng Đế hỏi:

Vì sao bệnh nhân không thể nằm yên? [4]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Vị Tàng bị thương, tinh khônng thể dẫn đi, qui tụ cả vào Vị, nên không thể nằm yên [5].

 Không thể nằm ngửa được, là vì sao? [6]

 Phế, như cái lọng che cho cả các Tàng. Phế khí thịnh nện mạch Đại, mạch đại nên không thể nằm ngửa. Đã bàn rõ ở thiên Kỳ hằng âm dương [7].

 Có người mắc bệnh Quyết, chẩn mạch bên Hữu trầm mà Khẩn, mạch bên Tả Phù mà Trì...Vậy chủ bệnh ở đâu? [8]

 Nếu chẩn về mùa Đông, mạch bên Hữu vốn nên Trầm Khẩn, đó là ứng với bốn mùa, mạch bên Tả Phù mà Trì, dó là trái với bốn mùa. Ở bên tả, nên chủ về bệnh ở Thận, cũng có quan hệ đến Phế, và đau ở “yêu” [9].

 Vì sao? [10]

Vì mạch của kinh Thiếu âm suốt qua Thận, chằng lên phế. Giờ chẩn được Phế mạch, đủ biết là Thận cũng mắc bệnh mà thành chứng đau ở “yêu” [11].

 Có người mắc chứng Cảnh ung (mụn ở cổ), hoặc dùng đá, hoặc dùng châm và cứu, mà đều khỏi, vậy chính bệnh nó ở đâu? [12]

 Đó, danh tuy giống nhau, nhưng bệnh chứng lại có khác. Về khí của bệnh Ung, nên dùng đá để tả... Vì vậy nên bệnh danh không khác mà trị pháp lại khác [13].

 Có người mắc bệnh “giận dữ, rồi dại”, nguyên nhân bởi đâu? [14]

 Đó là sinh ra bởi khí dương ... [15]

 Khí dương, sao lại có cuống? [16]

Dương khí vì nén ép, không phấn phát lên được, mới thành chứng cuồng nóä (1). Bệnh đó gọi là Dương quyết [17].

Điều trị bằng phép nào? [18]

 Dương minh thời thường động, Cự dương Thiếu dương không động. Giờ lại động mà đại, tật, nên mới thành bệnh. Vậy giờ chỉ giảm bớt ăn, sẽ khỏi [19].

 Phàm ăn, thời nhờ ở sự biến hóa của Thái âm mà trướng khí ở Dương minh. Dương minh là một cơ quan vừa nhiều khí lại nhiều huyết, nếu lại cho thêm thức ăn vào thời dương càng thịnh mà cuồng càng tăng. Vậy điều cần nhất là giảm bớt ăn, rồi cho uống nước “sinh thiết lạc”, vì nó có cái năng lực hạ khí rất hay [20].

Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh mình nóng, rã rời, hãn ra như tắm, ố phong và thiểu khi… Đó là bệnh gì? [21]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó gọi là Tửu phong [22].

 Điều trị thế nào? [23]

 Dùng Trạch tả, Truật, mỗi vị 10 phân, Mi hàm thảo (tức vô tâm thảo, hoặc vô phong thảo) 5 phân, dùng ba nhúm tay, uống sau khi ăn cơm [24].

 Như nói: “mạch Trầm mà tế...” tức là khí chẩn mạch tin vào tay chỉ như hình “châm” lấy tay miết mạch xuống, nếu Tỳ khí tụ ở Tỳ thời mạch sẽ “kiên”, nếu Thận khí dồn lên Can, Can dồn lên Tâm thời mạch sẽ “đại” . [25]

 

THIÊN 47 : KỲ BỆNH LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Có người có thai, được 9 tháng, bỗng dưng câm, là bệnh gì? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do mạch của bào lạc bị nghẽn... [2]

 Vì sao? [3]

 Bào lạc, buộc vào với mạch của Thủ Thiếu âm suốt qua Thận chằng lên cuống lưỡi... vì thế nên không nói được [4].

 Điều trị thế nào? [5]

 Không cần điều trị, qua 10 tháng, thai sinh rồi sẽ lại nói được [6].

 Thích pháp nói: “Đừng làm tổn cho bất túc, đừng giúp ích cho hữu dư... đợi khi thành bệnh đã, rồi sau sẽ điều trị...”. “Đừng làm tổn bất túc” là vị bệnh nhân đã gầy còm, không còn dùng Châm, thạch vào đâu được nữa [7]. 

 “Đừng giúp ích cho hữu dư..” là vì trong bụng “có hình” mà lại làm cho tiết ra, tức thời “tinh” cùng tiết ra theo, khiến cho bệnh tà được một mình chiếu cứ ở trong... Do đó, sẽ lại gây thêm bệnh [8].

 Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh dưới hiếp mãn, khí nghịch, tới hai ba năm vẫn không khỏi, đó là bệnh gì? [9]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó gọi là “Tức tích”. Nó không trợ ngại việc ăn, nhưng không thể cứu và thích. Phả dùng phép Đạo dẫn rối mới uống thuốc, chỉ một mình thuốc không chữa được (1) [10].

Hoàng Đế hỏi:

Có người chứng thân thể, vế, đùi, bọng chân đều thũng, xung quanh rốn đau… Đó là bệnh gì? [11]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó gọi là Phục lương, tức là gốc của Phong khí nó tràn ra ngoài Đại tràng mà bám lên Hoang. Gốc của Hoang lại ở phía dưới rốn, vì thế nên đau ở xung quanh rốn. Đừng động đến nó. Nếu động đến nó sẽ gây nên thủy bệnh và Niệu sắc (tiểu tiện bí, rít, không ra được) [12].

 Hoàng Đế hỏi:

Có người Xích mạch sắc quá, cân cấp mà lại hiện cả lên sắc mặt... Đó là bệnh gì? [13]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Đó gọi là “Chẩn cân” (tức gân mắc bệnh). Bệnh nhân phúc bộ tất co rút, mặt hiện ra sắc trắng hoặc đen. Như vậy là bệnh [14].

Có người mắc chứng nhức đầu, vài năm mới khỏi. Vì đâu mà sinh ra như vậy? Và gọi là bệnh gì? [15]

 Người đó tất từng phạm phải đại hàn, bên trong sâu vào tới xương tụy, tủy, tủy lấy não làm gốc. Vi não bị nghịch, nên thành chứng đầu thống, và đau tới cả răng. Tên bệnh là quyết nghịch [16].

 Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh, trong miệng cứ có vị ngọt luôn, tên là bệnh gì? Vì sao mắc phải? [17]

 Đó là ngũ khí ràn lên. Trên là Tỳ đản [18]. 

 Phàm năm vị ăn vào miệng chứa ở Vị, Tỳ vì Vị dẫn hành tinh khí. Bao tân dịch đều ở Tỳ, nên thành chứng khẩu cam (ngọt ở miệng). Bệnh đó do ăn nhiều các thứ “phì mỹ”   (béo, ngon) mà sinh ra [19].

 Phàm chất béo, khiến người sinh chứng nóäi nhiệt, vị ngọt, khiến người sinh chứng trung mãn. Đến khi khí đó ràn lên, sẽ chuyển thành chứng Tiêu khát (vì nóäi nhiệt). Nên dùng cỏ Lan để điều trị, vì nó bài trừ được khí trầm uất (uất tích lâu ở trong) [20].

 Có người mắc chứng, trong miệng có vị đắng, lấy huyệt tuyền mà miệng đắng... Tên là bệnh gì? Và vì sao mắc bệnh ấy? [21]

 Bệnh đó tên là Đởm đản. Can là một cơ quan có cái nhiệm vụ như vị Tướng quân, nhưng phải thủ quyết ở Đởm, yết hầu, cuống họng là “ngoại sứ” của Can, mà cùng liên lạc với Đởm [22]. 

 Bệnh nhân tất thường có việc mưu lự không quyết, khiến Đởm hư, khi ràn lên, thành chứng đắng miệng. Nên thích ở Đởm mạc Du. Về phương pháp điều trị, đã có ở thiên “Aâm dương thập nhị quan tương sử”

(Aùn: Thiên này, ở Tố vấn là Linh Khu đều không có. Có lẽ do một cổ kinh nào khác mà giờ không còn) [23].

 Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh “long”, ngày đi tiểu tới vài mươi lần... Như thế là thuộc về bất túc, mình nóng như than, cổ với ức như bị ngăn cách, mạch ở Nhân nghinh táo thịnh, thở suyễn khi nghịch... Như thế là thuộc về hữu dư. Chẩn đến mạch ở Thái âm thời lại “vi, tế” như sợi tóc... Như thế lại là bất túc. Vậy bệnh đó ở đâu và tên là gì? [24]

Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh tại Thái âm, mà thịnh ở Vị, kiêm cả ở Phế, tên là Quyết. Chết không chữa được (1) . Đó tức là thuộc về chứng “Ngũ hữu dư, nhị bất túc” [25].

 Ngũ hữu dư, nhị bất túc là gì? [26]

 Năm bệnh khí thuộc hữu dư, và hai bệnh khí thuộc bất túc (2). Giờ bên ngoài đã có năm hữu dư, bên trong lại có hai  bất túc, biểu lý âm dương đều đã đoạn tuyệt, còn sống làm sao được [27].

Hoàng Đế hỏi:

Người mới lọt lòng đã mắc tật điên, vậy tân bệnh là gì? Và vì sao mà mắc? [28]

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó gọi là Thai bệnh. Nguyên nhân do từ khí còn nằm trong bụng mẹ, người mẹ bị điều gì quá sợ hãi khí ngược lên mà không giáng xuống được, tinh với khí dồn ở làm một, nên đứa con mới phát chứng điên như vậy (1) [29] .

Hoàng Đế hỏi:

Có người mặt “ụ” ra như bị thủy thũng, thiết vào mạch thời Đại và Khẩn. Khắp mình không đau đớn, mình không gầy đi, nhưng không ăn được, và chỉ ăn rất ít. Đó là bệnh gì? [30]

Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh đó phát sinh tại Thận, gọi là Tận phong. Người mắc Thận phong, không ăn được, hay kinh (sợ), sau khi khỏi kinh, nếu Tâm khí rã rời thời sẽ chết (1) [31].

THIÊN 48 : ĐẠI KỲ LUẬN

 Phàm Can khí mãn, Thận khí mãn, Phế khí mãn. Mạch tất sẽ đều “thực”, và thành chứng thũng (tức phù thũng, bệnh ở bộ phân da) [1].

Phế bị nghẽn, suyễn mà hai bên sườn (khư) mãn, nằm thời kinh, không tiểu tiện được [2].

 Thận bị nghẽn, từ thiếu phúc đến dưới chân đều mãn (đầy) bộng chân có bên nhỏ bên to, nếu bệnh biến sẽ thành thiên khô  [3].

Tâm mạch mãn và đại, phát thành chứng giản khiết và Cân loan (co gân) [9].

Can mạch tiểu và cấp, phát thành chứng giản khiết và Cân loan  [10].

Can mạch bỗng dưng bạo loạn, tất do có sự kinh hãi. Nếu mạc không đến mà ấm (như câm không nói ra được), không cần chữa, sẽ tự khỏi (khi nào mạch đến sẽ nói được) [11].

Thận mạch tiểu và cấp, Cân mạch tiểu và cấp, Tâm mạch tiểu và cấp... [12]

Không bựt lên tay, đều là chứng giả (Một chứng thuộc loại tích tụ) [13].

Mạch của Can, Thận đều Trầm, là chứng thạch thủy, nếu đều phù, sẽ là chứng phong thủy, nếu đều hư, sẽ chết, nếu đều tiểu và huyền, sẽ phát kinh (đoạn này nói về mạch của Can bới Thận giống nhau, thời bệnh cũng không khác) [14].

Mạch của Thận Đại, Cấp và Trầm, mạch của Can Đại, Cấp và Trầm... Đều thuộc bệnh Sán (Sán tức là Sán khi, đau rút ở bụng dưới, khác  với “Sán” ta thường dùng [15].

Mạch của Tâm bựt lên tay, Đoạt và Cấp, là có chứng Tâm sán, mạch của Phế Trầm và bựt lên tay là có chứng Phế sán [16].

Tam Dương mạch cấp là có chứng giả, Tam Aâm mạch cấp là có chứng Sán [17].

Nhị Aâm mạch cấp là chứng giản quyết. Nhị Dương mạch cấp là có chứng Kinh [18].

Mạch của Tỳ bên ngoài hiện ra Cổ (cũng như bác, bựt lên tay) mà bên trong Trầm, là chứng Trường tiết, lâu sẽ tự khỏi [19].

Mạch của Can Tiểu và Hoãn, chứng Trường tiết, dễ trị (Hoãn là nhiệt nhiều, Tiểu là huyết khí đều ít. Đây, vì cái khí Dương nhiệt, bách vào Aâm tàng, khiến huyết khí của Can tàng tiết xuống mà thành hư, nên mạch Tiểu và Hoãn. Nhưng Can vốn chủ về tàng huyết, nên dù bị cái khí dương nhiệt, cũng còn dễ chữa) [20].

Mạch của Thận Tiểu, bựt lên tay mà lại Trầm, là chứng Trường tiết và ra huyết. Nếu huyết ôn (ấm) mà mình nóng, sẽ chết [21].

Tâm và Can mắc chứng Trường tiết cũng ra huyết nhưng nếu hai Tàng cùng mắc bệnh, còn có thể chữa. Phàm mạch Trầm, Tiểu, Sắc là chứng Trường tiết, nếu mình nóng là chứng nguy, nóng luôn 7 ngày sẽ chết  [22].

Mạch của Vị Trầm mà cổ, lại Sắc, nếu đẩy ra ngoài... Mạch của Tâm tiểu kiên và Cấp... Đều mắc chứng “Cách” và thiên khô. Con trai sẽ bị ở bên tả, con gái ở bên hữu. Nếu không “ấm” lưỡi uốn đi uốn lại được, có thể chữa, ba mươi ngày sẽ khỏi, nếu tuổi chưa đầy hai mươi, thời ba năm sẽ chết (2) [23].

Mạch đến mà Bác, huyết nục, mình lại nóng, sẽ chết, nếu nục mà mạch Câu và Phù, thời là thường mạch, không ngại (1) [24] .

Mạch đến Hoạt Cấp như Suyễn, gọi là Bạo quyết, chứng này sẽ hôn mê không biết gì [25].

Mạch đến mà Sác, khiến người bạo kinh, ba ngày sẽ khỏi (1) [26].

Mạch đến “Phù hợp” (như làn sóng nóåi hợp lại nhau, hình dung sự vô căn), Phù hợp như đếm, mỗi tức từ 10 chí trở lên, đó là Kinh khí bất túc. Nếu “vi hiện” (mới hơi thấy) mạch ấy, trong vòng 9, 10 ngày sẽ chết [27].

Mạch đến “bừng bừng” như lửa cháy, đó là Tâm khí bị đoạt. Tới mùa cỏ khô (tức mùa Thu) sẽ chết [28].

Mạch đến lơ lửng như chiếc lá rơi, đó là Can khí đã hư. Tới mùa lá rụng (tức mùa Thu) sẽ chết [29].

Mạch đến vội vàng như “tỉnh khách” (khách đến hỏi thăm, tới cửa đi ngay), luồng mạch đầy lên tay mà cổ, đó là Thận khí bất túc, tới mùa Táo có hoa (tức Trường hạ) sẽ chết [30].

Mạch đến dấp dính như  “Nê hoàn” (viên bùn, tròn mà không hoạt), đó là Vị tinh bất túc. Tới khi lá Du giáp rụng (Xuân) sẽ chết [31].

Mạch đến vướng mắc như “Hoàn cách”, đó là Đởm khí bất túc. Tới mùa chín (cuối Thu) sẽ chết (1) [32].

Mạch đến như nắn giây tơ, đó là Bào tinh bất túc. Bệnh nhân hay nói. Tới mùa sương xuống sẽ chết [33].

Mạch đến như Giải tật (ép sơn, chảy tung toé ra cả xung quanh)... Nếu “vị hiện” ba mươi ngày sẽ chết. (1) [34].

Mạch đến như Dũng toán (nước suối vọt lên). Phù mà cổ ở trong da... Đó là Thái dương khí bất túc, tiêu bản đều hư. Tới mùa rau Cửu có hoa (rau hẹ, tức mùa Xuân), sẽ chết [35].

Mạch đến như Đồi thó (đất lở, trông vẫn có, động đến thời lở xuống), án vào không được. Đó là cơ khí bất túc, mặt hiện sắc đen, tời mùa giây cát tốt (Xuân), sẽ chết [36].

Mạch đến như Huyền ung (tức hội áp, một cúc thịt bạu xuống giữa cuống họng. Nó tròn mà mềm) ấn tay vào tẹp xuống mà lại “phù” đại “ngay”, đó là Du khí của mười hai kinh bất túc. Tới mùa nước đóng thành băng (cuối đông), sẽ chết [37].

Mạch đến như Yến đao (dao để ngửa lưỡi), nó là một mạch tượng để tay nhẹ thời Tiểu và Cấp, án hơi nặng thời lai Kiên, Đại, và cấp... Đó là do khí uất, nhiệt của năm Tàng, dồn cả vào Thận. Bệnh nhân sẽ không thể ngồi lên được. Tới tiết Lập xuân sẽ chết [38].

Mạch đến như hoàn hoạt (trơn như viên đạn tròn) không dính tay, án vào không được (nó sẽ buột đi). Đó là khí của Đại trường bất  túc. Tới mùa Tảo hiệp nảy ra (Hạ) sẽ chết [39].

Mạch đến nhẹ nhàng như đóa hoa mới nở. Khiến người hay sợ, nằm ngồi không yên, đi ứng thường nghe ngóng. Đó là tiều trường khí bất túc. Tới mùa cuối Thu sẽ chết (1) [40].

 

THIÊN 49 : MẠCH GIẢI

 Ở Thái Dương mà “nói là”: Yêu thũng, mông đau, là vì tháng giêng, kiến Dần, Dần thuộc Thái dương. Tháng giêng, Dương ra ở trên, nhưng Aâm vẫn còn thịnh. Dương chưa có thể theo đúng thứ tự đề ra. Do đó, sinh ra chứng yêu thũng và mông (tức hao mông) đau  [1].

Bệnh thiên hư mà đi (đi lệch), do tháng giêng dương khí đã giải đồng, địa khí tiết ra được rồi. Vậy mà nói là “thiên hử”, là vì khí mùa Đông rét, khí bất túc nên sinh chứng như vậy [2].

 Nói là: “Cổ cứng, đau rút xuống lương...” là vì khí của Thái dương dẫn lên quá mạnh, rồi ngẽn lại ở đó [3].

 Nói là: “Nếu quá lắm sẽ phát cuồng, phát điên... “Đó là vì Dương khí bốc lên cả trên, mà Aâm khí đành trơ trọi ở dưới. Dưới hư trên thực, nên mới sinh ra cuồng và điên, như vậy [4].

 Nói là: “Mạch phù sẽ phát điếc...” Đều chỉ về bệnh phát sinh tại khí [5].

 Nói là: “Dương khí vào trong sẽ thành ấm...:Đó là nói Dương khí đã suy, mà âm cũng hư, nên thành chứng trạng như vậy [6].

 Phàm những chứng bị “nóäi đoạt” mà quyết, gây nên Aám và Phi (tứ chi rã rời) đều bởi Thận hư. Khí của Thiếu âm Thận không dẫn đến, cũng gây nên chứng quyết [7].

 Ở Thiếu dương mà nói là “Tâm, Hiếp Thống”... Đó là nơi khí của Thiếu dương thịnh. Sở dĩ thịnh vì nó là Biểu của Tâm. Tới tháng chín, Dương khí hết mà âm khí thịnh, nên phát sinh là vì âm khí chủ về tàng vật. Vật đã tàng thời không thể động được, nên mới không thể trở mình [8].

 Nói là: “Quá lắm thời chỉ muốn chạy nhảy...”. Đó là vì: Về tháng chín, muôn vật đều hư, cỏ cây rụng héo, thời khí ở con người cũng lánh Dương mà tới Aâm. Duy cái khí của Thiếu dương đương thịnh, dù có lọt vào ở bên dưới, nhưng vẫn có ý muốn bốc mạnh trở lên, nên mới thành chứng trạng như vậy [9].

 Ở Dương Minh mà nói là “Rờn rợn, run rét...” Bởi Dương minh thuộc Ngọ, Tháng năm, là tháng một Aâm ở trong thịnh dương. Dương đương thịnh mà Aâm xen vào, nên mới thành chứng rờn rợn, run rét [10].

 Nói là: “Bộng chân thũng, không tự do lại được”, do là vì tháng năm, một Aâm đã phát sinh ở trong thịnh dương mà Dương cũng bắt đầu suy từ đó. Nhưng bởi một Aám mới sinh cùng Dương xung đột, gây thành chứng hậu như vậy [11].

Nói là: Thượng suyễn mà thành Thủy thũng... “Đó  là vì Aâm khí đã hạ giáng lại rấn lên, lên cùng với tà khi ký túc ở khoảng Tàng, Phủ, vì vậy nên Thủy thũng [12].

 Nói là: “Hung thống và thiểu khí...” Đó là vì thủy khí ký túc ở Tàng, Phủ, Thủy thuộc Aâm khí, Aâm khí xen vào trong, nên mới thành hung thống và thiếu khí [13].

 Nói là: “Quá lắm thời quyết, ghét người với hỏa, nghe tiếng “gõ” (mộc) thời rùng mình mà sợ..” Đó là vì Aâm khí với Dương khí cùng xung đột lẫn nhau, Thủy với Hỏa cùng ghét, nên mới rùng mình mà sợ [14].

 Nói là: “Muốn đóng kín cửa mà ở một mình”. Đó là vì Aâm Dương cùng xung đột nhau. Dương đã hết mà Aâm lại thịnh, nên mới muốn đóng cửa mà ở một mình [15].

 Nói là: “Bệnh đến thời muốn lên cao mà hát, cởi bỏ áo mà chạy...” đó là vì âm dương lại tranh giành nhau rồi dồn cả ra dương phận ở bên ngoài, nên mới gây thành chứng trạng như vậy [16].

 Nói là: “Ký túc ở Tôn lạc, thời sinh ra nhực đầu, ty nục, và phúc thũng...” Đó là vị khí của Dương minh dồn lên trên. Trên tức là thuộc về Tôn lạc của Thái âm. Nên mới gây thành các chứng trạng như vậy [17].

 Ở Thái âm, nói là “sẽ phát bệnh trướng”, vì Thái âm thuộc Tý, tháng mười một, khi của muôn vật đều thâu tàng vào trong, nên phát bệnh trướng [18].

 Nói là: “chạy lên tâm thành chứng ợ...” vì âm khi thịnh dồn lên trên Dương minh “lạc” của Dương minh lạc thuộc Tâm, nên thành chứng ơ. [19]

Nói là “Aên vào thời ọe”, là vì vật chứa ở bên trong đầy ràn quá mà sinh ra [20].

 Nói là: “Nếu được đại tiện hay trung tiện thời sẽ dễ chịu...” Vì tới tháng mười hai, âm khí suy ở dưới Dương khí muốn tiết ra đằng trên, nên dưới cũng có tiết được ra mới dễ chịu [21].

 Ở Thiếu âm, nó là “sẽ phát yêu thống...” Vì thiếu âm tức là Thận. Về tháng mười, dương khí đều bị thương, nên mới yêu thống [22].

 Nói là: Aáu, khái, thượng khí và suyễn” là vì Aâm khí ở dưới dương khí ở trên. Dương khí phù lên trên, không nương tựa vào đâu, nên phát chứng như vậy [23].

 Nói là: “Mọi việc đều không thể làm, không thể đứng lâu, ngồi lâu, đứng lên thời mắt tờ mờ trông không tỏ...” Đó là vì muôn vật âm dương không định, chưa có chủ, Khí Thu mới đến, sương Thu mới xuống, muôn vật túc sái, âm dương bị đoạt, nên mới thành các chứng như vậy [24].

 Nói là: “Ít khí và hay nóä...” Đó là vì khí của Thiếu dương không thông đạt ra bên ngoài, do đó dương khi không tiết ra được, Can khí cũng vì vậy mà không được thư xướng nên mới sinh ra hay nóä Chứng đó gọi là Tiên quyết [25].

 Nói là: “Thường sợ sệt như sắp bị người bắt”. Đó là vì: Dương khí bên trong ít đi, âm khí bên ngoài lọt vào, hai khi cùng xung đột, nên mới thường sợ sệt [26].

 Nói là: “Ngửi mùi thức ăn thì ghét...” Đó là vì Vị không có khí nên thành như vậy [27].

 Nói là: Sắc mặt đen xạm” đó là vì khí bị đoạt ở bên trong, nên huyết sắc ở bên ngoài cũng biết đi mất [28].

 Nói là: “Khái thời lại có huyết...” Đó là vì Dương mạch bị thương. Dương khí chưa thịnh ở bộ phận trên mà mạch lại mãn. Mãn thời khái, mà thường khi lại ra cả đằng mũi [29].

 Ở quyết âm, mà nói là: “phát các chứng bệnh điên, sán, đàn bà thũng ở Thiếu phúc v.v... Đó là vì quyết -âm thuộc Thìn. Tháng ba, ân tà sinh ra ở trong Dương, nên mới thành chứng điên sán và thũng ở Thiếu phúc [30].

 Nói là: “Sinh ra các chứng đồi, long, sán...” (đều là tên vác chứng khó tiểu tiện). Là vì: về tháng đó âm khí thịnh, khiến cho mạch phát trướng không thông, nên sinh chứng như vậy [31].

 Nói là: Quá lắm thời “ách can” và “nhiệt trung...”là vì âm dương cùng xung đột nhau, sinh ra nhiệt. Vì sinh ra nhiệt nên mới thành chứng nhiệt trung và ách can [32].

 

THIÊN 50 : THÍCH YÊU LUẬN

 

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết phần cốt yếu của phép thích [1].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh có phù trầm, thích có nông sâu. Phải cho đúng nhẽ, đừng có trái đạo. Thái quá thời nóäi thương. Bất cập thời gây sự đừng có trái đạo. Thái quá thời nội thương. Bất cập thời gây sự nghẽn tắc ở ngoài, tà khí sẽ do đó mà lấn theo. Sâu nông không đúng, lại gây vạ lớn. Bên trong phạm vào 5 Tàng, rồi sau sinh bệnh lớn [2].

 Cho nên nói: Có thứ bệnh ở hào mao (trong lòng), tấu lý, có thứ bệnh ở bì phu, có thứ bệnh ở cơ nhục, có thứ bệnh ở mạch có thứ bệnh ở Cân, có thứ bệnh ở cốt, có thứ bệnh ở Tủy [3].

 Thích ở bì đừng làm thương đến nhục. Nếu thương đến nhục thời bên trong sẽ động vào Tý. Động vào Tý thời qua bảy mươi hai ngày, về bốn tháng cuối mùa, sẽ sinh ra bệnh phúc trướng, phiền, không muốn ăn (1) [4].

Thích ở nhục đừng làm thương đến mạch. Nếu thương đến mạch thời trong sẽ động vào Tâm. Động vào Tâm thời mùa Hạ phát bệnh Tâm thống [5].

 Thích ở mạch đừng làm thương đến Cân. Nếu thương đến Cân thời bên trong sẽ động vào Can. Động vào Can thời mùa Xuân sẽ phát bệnh nhiệt, và gân lỏng [6].

 Thích ở cân đừng làm thương đến cốt. Nếu thương đến Cốt, thời bên trong sẽ động đến Thận. Động đến Thận thời mùa Đông sẽ sinh bệnh trướng và yêu thống [7].

 Thích ở cốt đừng làm thương đến tủy. Nếu thương đến Tủy thời tiêu thước và đau nhức trong ống chân... Thân thể cũng rã rời mỏi mệt [8].

 

THIÊN 51 : THÍCH TỄ LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết rõ sự nhất định của phép thích nên nóâng, nên sâu thế nào? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thích ở cốt, đừng làm thương đến Cân, thích ở Cân đừng làm thương đến nhục, thích ở nhục, đừng làm thương đến mạch, thích ở mạch đừng làm thương đến bì, Thích ở bì, đừng làm thương đến nhục, thích ở nhục đừng làm thương đến Cân, thích ở Cân đừng làm thương đến Cốt [2].

Xin cho biết rõ [3]

 Thích ở cốt đừng làm thương đến Cân...là nói nếu chậm vừa đến nhục đã thôi ngay. mà chưa vào đến Cân “Thích ở nhục đừng làm thương đến mạch” là nói nếu chậm vừa đếm mạch đã thôi, mà chưa vào đến nhục. “Thích ở mạch đừng làm thương đến bì” là nói: nếu châm vừa đến bì đã thôi, mà chưa vào đến mạch [4].

Như nói: ‘thích ở bì đừng làm thương đến nhục, là bệnh ở trong bì, châm cũng chỉ để vào đến trong bì, đừng phạm vào đến nhục. Nói: “thích ở nhục đừng làm thương đến Cân... là vì hễ quá nhục thời sẽ tới cân ngay. Nói thích ở cân đừng làm thương đến cốt...” là vì hễ quá cân thời sẽ tới cốt ngay. Đó tức là trái.

(Đoạn trên này nói về phép thích, cốt ở chừng mực không nên bất cập hoặc thái quá) [5].

 Mạch đạt mà huyết ít, là do mạch có phong khí, nước uống vào ít, huyết không có sự trợ ích [6].

 Phàm thực, là do ở khí hút vào, hư là do ở khí tiết ra. Khí thực là nhiệt, khí hư là hàn [7].

 Nếu dùng châm để tả thực, thời tay tả làm rộng ở huyệt vừa châm ra. Nếu dùng châm để bổ hư, thời tay tả làm vít ở huyệt vừa châm lại [8].

 

Thiên 52 : THÍCH CẤM LUẬN

Hoàng Đế hỏi: Ta muốn nghe về những chỗ cấm châm.

Kỳ Bá đáp: Ngũ tạng đều có những chỗ yếu hại, cần phải chú ý. Can khí thường đi xuống, tác dụng ở phái bên phải, Tâm thì điều tiết âm khí ở ngoài biểu, Thận quản lý phần âm khí ở nội bộ, Tỳ có công năng chuyển vận tinh hoa của thuỷ cốc để nuôi dưỡng cho các tạng, Vị là cơ quan dung nạp và tiêu hoá thức ăn. Phía trên cách mạc có 2 tạng là Tâm Phế để duy trì sinh mệnh. cạnh đốt xương thứ 7 ở phía trong có Tâm bào lạc, những chỗ đó khi chữa bằng châm cần phải chú ý tránh. nếu thương tổn đến những chỗ trọng yếu đó thì sẽ nguy hiểm. Cho nên nói, theo được sự cấm kỵ đó thì không gây ra tai hoạ, nếu trái lại thì sẽ gặp tai hoạ.

“Hoàng đế hỏi: Xin cho biết về phép thích, có những cấm k gì ? Kỳ Bá trả  lời:.... Thích trúng Tâm, 1 ngày chết, lúc mới phát động là chứng ợ. Thích trúng Can 5 ngày chết, lúc mới phát động là nói luôn miệng. Thích trúng Thận 6 ngày chết, lúc mới phát là chứng hắt hơi, Thích trúng Phế 3 ngày chết, lúc mới phát là chứng ho. Thích trúng Tỳ, 10 ngày chết, lúc mới phát là chứng nuốt nước miếng. Thích trúng Đởm 1 ngày rưỡi chết, lúc mới phát là chứng nôn (ẩu). Thích trên xương phụ, trúng vào đại mạch, huyết ra không dứt sẽ chết. Châm ở mặt, nếu trúng Lưu mạch, sẽ làm mắt mờ. Thích vào đầu, trúng vào não bộ, chạm vào não sẽ chết. Kinh mạch ở dưới  ở dưới lưỡi nếu châm sâu quá, huyết ra nhiều, sẽ bị câm. Châm lầm đường lạc mạch phân bố ở dưới chân, huyết đọng lại ở bên trong làm chỗ đó sưng lên. Châm huyệt Uỷ Trung sâu quá, trúng đại mạch, sẽ ngất, sắc mặt nhợt nhạt. Châm ở Khí nhai, trúng mạch, huyết dịch sẽ tụ lại bên trong, làm cho vùng háng sưng trướng lên. Châm ở khe cột sống, trúng tủy sẽ thành chứng gù lưng. Thích ở vú, trúng Nhũ phòng sẽ sưng rồi loét nát. Thích ở giữa Khuyết Bồn quá sâu đến nỗi Phế khí tiết ra thành chứng suyễn, ho. Thích huyệt Ngư Tế ở tay, mạch hãm vào trong sẽ thành thũng.

 

Không được châm người bệnh mới uống rượu say, nếu châm sẽ làm cho khí huyết rối loạn. không châm khi người bệnh còn đang tức giận, nếu châm sẽ làm cho khí nghịch lên. Ngoài ra, nếu người bệnh sau  khi lao dodọng quá nhọc mệt, sau khi ăn no hoặc đang đói, đang khát nước quá hoặc người bệnh mới bị kinh sợ nhiều thì đều không nên châm. Châm các huyệt ở mé trong đùi, nếu lầm hại đến đại mạch, máu sẽ chảy ra mãi không cầm thì sẽ chết. Châm huyệt Khách chủ nhân sâu quá làm hại đến lạc mạch sẽ sinh ra mủ trong tai làm cho tai điéc. Châm ở khớp gối làm cho chảy dịch ra thì sẽ què chân. Châm kinh thù Rhaí âm, nếu hại đến huyết mạch, ra nhiều huyết quá thì sẽ chết ngay. Châm kinh túc Thiếu âm làm cho Thận khí càng hư tổn mà ra huyết thì sinh chứng lưỡi khó nói.

 

Thiên 53 : THÍCH CHÍ LUẬN

Hoàng Đế hỏi: Ta muốn biết những điều cốt yếu của Hư Thực.

Kỳ Bá đáp: Khí thực thì hình thực, khí hư thì hình hư, đó là lẽ thường tình, nếu nghịch lại thì bị bệnh.
Cốc thịnh thì khí thịnh, Cốc hư thì khí hư, đó là lẽ thường, nếu nghịch lại thì bị bệnh.
Mạch thực thì huyết thực, mạch hư thì huyết hư, đó là bình thường, nếu mghịch lại thì bị bệnh.

Hoàng Đế hỏi: Thế nào là nghịch lại?

Kỳ bá đáp: Khí hư thânh nhiệt, đó là nghịch. Cốc (thức ăn) nhập vào quá nhiều mà khí ít, đó là nghịch. Mạch thịnh mà huyết ít, đó là nghịch. Mạch nhỏ mà huyết nhiều, đó là nghịch Khí thịnh mà thân nhiệt là thương hàn; Khí hư mà thân nhiệt là thương thử. Thức ăn vào nhiều mà khí ít thì sẽ bị huyết thoát, thấp dồn xuống dưới. Thức ăn vào ít mà  khí nhiều  là tà khí ở tại Vị và Phế.
Mạch nhỏ mà huyết nhiều thì uống vào sẽ sinh nhiệt. Mạch mạnh mà huyết ít đó là mạch có phong khí, thuỷ tương không nhập vào được.

THIÊN 54 : CHÂM GIẢI

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết phép dùng Cửu châm (chín thứ châm) và thế nào là hư thực? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

“Khí hư thì bổ cho thực”, tức là đợi cho khi nào khí đến dưới châm đã nóng mới thôi, vì khí thực thời nhiệt. “Khí mãn thời làm cho tiết”, tức là đợi cho khi nào khí đến dươi châm lạnh mới thôi. Vì khí hư thời hàn. “Uất tích trời trừ đi” tức là dùng châm cho tiết bỏ ác huyết [2].

 “Tà thắng thời làm cho nó hư đi”, vậy khí rút châm ra đừng bỏ vết châm lại để cho tà khí cứ theo đó mà tiết ra [3].

 Như nói: “thong thả mà nhanh thời sẽ thực”, tức là lúc rút châm thời thong thả, nhưng sau khi châm rút ra hết rồi, kịp vít ngay vết châm lại. Như nói: “nhanh mà thong thả thời sẽ hư”, tức là rút châm ra nhanh mà thong thả mới lấy tay vít chỗ châm lại [4].

 Nói “thực với hư” tức là nhận xem khi đến ở dưới châm lạnh hay ấm thời biết là khí nhiều hay ít [5].

Khí ở con người hư hay thực, như có như không, phải yên tĩnh để nhật xét, nếu vội vàng không thể sao biết được [6].

 Bệnh có gốc ngọn, trị bệnh cũng phải có gốc ngọn. Có phân biệt được gốc ngọn, mới mong trị được bệnh [7].

 Hư thời làm cho thực, thực thời làm cho hư, về phép bổ tả, phải giữ cho đúng [8].

 Cái cốt yếu của sự hư thực, đối với phép dùng cửa châm, rất là tinh vi huyền ảo, nhưng cũng theo cái lẽ đương nhiên thôi [9].

 Trong khí hoặc bổ hoặc tả, thời sự khai hạp của khí cũng phản ứng theo (tức như trên đã nói) [10].

 Phàm chín thứ châm, danh và hình đều không giống nhau, có thể mới đầy đủ được phương pháp bổ và tả [11].

 Thích vào thực, muốn hư, hãy lưu châm, chờ âm khí đến dưới châm nhiều rồi, sẽ rút châm [12].

 Thích vào hư, muốn cho thực, chờ dương khí đến dưới châm nhiều rồi, sẽ rút châm [13].

 Như nói: “kinh khí đã đến, cần giữ đừng lỡ...” tức là đừng để cho khí lại thay đổi trái khác, mới mong khỏi bệnh [14].

 Như nói: “Sâu nóâng ở chí...” tức là đã biết rõ bệnh ở trong hay ngoài, để dùng châm hoặc sâu hoặc nóng cho đúng. Như nói: “xa gần như một”, tức là lúc thích sâu hay nóâng phải có nhất định [15].

 Như nói: “Tay như nắm con hổ, tức là nói dùng châm phải vững vàng, không nên hấp tấp) [16].

 Như nói: “Thần không thể nào mọi vật...” tức là bảo người dùng châm phải yên tĩnh để xem xét bệnh nhân, không nên để tâm vào việc khác [17].

Vậy lúc cầm châm để châm cho bệnh nhân, phải đoan trang yên tĩnh, dùng mắt của mình trong vào mắt của bệnh nhân, khiến bệnh nhân chú ý vào mình, nhờ ở đó mà khí lưu hành được dễ dãi [18].

Bì (da) của người, ứng với trời. Nhục của người ứng với đất, mạch của người ứng với người. Cân của người ứng với thì (mùa) tiếng của người ứng với âm, dương của người hợp với khí và ứng với luật, răng và mặt, mắt của người ứng với tinh (sao), khí ra vào của người ứng với phong (gió), Chín khiếu và ba trăm sáu mươi nhăm lạc, ưng với Dã (khu vực) [19].

Cho nên châm số 1 để châm bì, châm số 2 để châm nhục, châm số 3 để châm mạch, châm số 4 để châm cân, châm số 5 để châm cốt, châm số 6 để điều âm dương , châm số 7 để ích tinh, châm số 8 để trừ phong, châm số 9 để thông chín khiếu, và trừ 365 khí ở các tiết. Vì vậy, nên nói các châm đó đều có “sở chủ” [20].

 Tâm, Ý của con người ứng với tám gió (gió của 8 phương) khí của con người ứng với trời, tóc, răng, tai, mắt và ngũ thanh của con người ứng với 5 âm, 6 luật, âm, dương, mạch, và huyết khí của con người, ứng với đất, can và mục của con người ứng với số cửu (tức chín). [21]

Can khai khiếu lên mắt, nên hợp gọi là “can mục”. Can thuộc mộc, mộc sinh ra bởi số 3. Ba nhân với ba tức là số chín) [22].

 

THIÊN 55 : TRƯỜNG THÍCH TIẾT LUẬN

 

 Thích gia không cần phải chẩn, chỉ nghe bệnh nhân nói, cũng có thể thấu được bệnh tình [1].

 Bệnh  tại đầu, nhức đầu, dùng “tàng châm” để thích. Thích tới cốt, bệnh khỏi, sẽ thôi. Phàm thích, đừng làm thương đến cốt nhục và bì. Bì là con đường để châm [2].

Phàm trị về hàn nhiệt, phải dùng âm thích. Phương pháp âm thích, thích vào chính huyệt một châm, thích vào bàng huyệt 4 châm [3].

 Nếu bệnh nặng và lâu, nên điều trị Đại tàng. Phàm thích Đại tàng, nên thích ở lưng mà cho gần tới Tàng. Bởi dư huyệt của Tàng ở lưng [4].

 Thích ở Du mà gần tới Tàng, thời tàng khí với châm sẽ hợp nhau, mà chứng hàn nhiệt ở trong phúc sẽ bài trừ hết [5].

 Nhưng cái cốt yếu của phép thích, không nên để cho huyết ra quá nhiều, chỉ phát châm nông cho huyết ra ít thôi [6].

 Trị chứng ung thũng (mụn, sưng, nát), nên thích ngay trên Ung. Trong xem ung lớn hay nhỏ, để định sự thích sâu hay nông [7].

 Thích ung lớn, nên cho ra nhiều huyết, thích ung nhỏ, nên để nông châm [8].

 Phải giữ châm cho thật ngay, đừng để phạm đến thịt lành. Thích vừa đúng chỗ có máu mủ thì thôi [9].

Bệnh tại Thiếu phúc, có vật uất tích. Nhận ở Thiếu phúc, chỗ nào da “cồn dầy” lên thời thích. Lại thích ở hai bên đốt xương, Tân du sống thứ tư, thích ở hai bên yêu cốt, hai bên hiếp lặc... Để dẫn cho nhiệt khí ở trong phúc do dưới châm mà tiết ra[10].

 Bệnh tại Thiếu phúc, phúc thống không đại, tiểu tiện được, gọi là Sán, thích ở Thiếu phúc, hai đùi, yêu và khỏa cốt... Thích để mũi châm lâu sẽ rút ra, nhiệt khí tiết ra hết, bệnh sẽ khỏi [11].

 Bệnh tại cân, cân rút, khớp đau, không thể đi được, gọi là Cân tý. Vì thế phải thích ở trên cân, thích ở khoảng phận nhục, nhưng không được để trúng vào xương. Cân đã thư, bệnh sẽ hết, cân đã nóng, bệnh sẽ khỏi, và thôi không phải nữa [12].

 Bệnh tại cơ phụ, cơ phụ đều đau, gọi là Cơ tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, phải thích ở đại phận nhục, tiểu phận nhục [13].

 Châm nhiều huyệt và sâu, để cho khí nhiệt dẫn đến. Nhưng đừng làm thương đến cân cốt [14].

 Nếu thương đến cân cốt, sẽ biến thành chứng nan hoán (tay chân rã rời bất toại bên tả, hoặc bên hữu) chờ bao giờ các phận nhục nhiệt đều, bệnh sẽ khỏi, và thôi không  phải châm [15].

 Bệnh tại cốt, cốt nặng không thể cử động được. Cốt tủy toan thống, do hàn khí phạm vào, gọi là Cốt tý. Phải thích sâu, đừng làm thương đến mạch và nhục. Vì con  đường của nó phải đi qua Đại, tiểu phận nhục. Khi nào trong cốt nóng đều, bệnh khỏi, sẽ thôi không phải châm [16].

 Có chứng bệnh, lúc mới phát, thường mỗi năm phát sinh một lần, nếu không chữa, dần dần đến mỗi tháng một lần, hoặc ba bốn lần gọi là bệnh... Điên. Thích ở các phận nhục, các mạnh. Nếu không có chứng hàn, thời dùng châm để làm cho điều hòa, bệnh khỏi sẽ thôi không phải châm [17].

 Bệnh thuộc về phong, vừa hàn, vừa nhiệt, nhiệt hãn toát ra, nhiều lần. Trước hãy thích vào các phận lý, lạc, mạch. Nếu hãn vẫn ra, mà vẫn cứ hàn vừa nhiệt, thời ba ngày thích một lần, thích tới trăm ngày thì khỏi bệnh [18].

Bệnh đại phong (tức lệ phong), các khớp xương nặng nề, râu. Thích ở cơ nhục, để cho hãn ra, một trăm ngày thích ở cốt tuỷ, để cho hãn ra, một trăm ngày gọi là chứng Đại phong khoảng hai trăm ngày, râu và lông mày mọc lại, thì không châm nữa  [19].

THIÊN 56 :BÌ BỘ LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Tôi nghe bì (da) có phận bộ, mạch có kinh kỷ, cân có kết lạc, cốt có độ lượng... Chủ về bệnh đều có khác nhau. Vậy tả, hữu, trên, dưới và Aâm, Dương ở đâu, sinh ra bệnh trước sau thế nào, xin cho biết rõ [1].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Muốn biết bì bộ, phải dùng Kinh mạch để ghi nhớ. Các Kinh khác đều như vậy [2].

Dương Lạc của Dương Minh, gọi là Hai phi. Trên dưới (tức Thủ, Túc Dương Minh) cùng một phép xét nhận. Hễ thấy trong bộ phận, có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Dương Minh. Trông xem sắc của nó, nếu xanh nhiều là “thống”, đen nhiều là “tý” hoàng và xích là nhiệt, trắng nhiều là hàn. Nếu năm sắc đều hiện làvừa hàn vừa nhiệt. Ở Lạc mà thịnh (nhiều), sẽ dẫn vào Kinh (1). Dương chủ về bệnh ở ngoài, Aâm chủ về bệnh ở trong. (2) [3].

Dương lạc của Thiếu dương, gọi là Khu trì. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Thiếu dương. Lạc thịnh thời dẫn vào kinh. Cho nên ở Dương thời chủ dẫn vào, ở âm thời chủ dẫn ra, để lại thấm vào trong. Các kinh khác đều như vậy [4].

Dương lạc của Thái dương gọi là quan khu, trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên tức là Lạc của Thái dương. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh [5].

 Aâm lạc của Thiếu âm gọi là Khu nhu. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Thiếu âm. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh. Khi dẫn vào Kinh, qua Dương bộ để rót vào Kinh, khi dẫn ra, do âm bộ rót vào trong Cốt [6].

Âm lạc của Tâm chủ gọi là Hạ kiên. Trên dưới cùng phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Tâm chủ, Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh. “Trên” tức Thủ quyết âm Tâm chủ, “dưới” tức Túc quyết âm Can [7].

 Aâm lạc của Thái âm, gọi là quan trập. Trên dưới cùng phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên tức là Lạc của Thái âm. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh [8].

 Phàm Lạc mạch của mười hai kinh, đều có hiện ra ở bì bộ [9].

 Xem đó thời biết: trăm bệnh khi mới phát sinh đều trước từ bì mao. Tả trúng vào nó thời tấu lý mở ra. Tấu lý mở ra thời phạm vào Lạc mạch. Nếu cứ để nó ở đó mà không tả đi, thời nó sẽ truyền kinh. Vào kinh mà vẫn để vậy, thời nó lại truyền vào Phủ, và ký túc ở Trường, Vị [10].

 Tà khí mới phạm  vào bì mao, thời các chân lông đều “sẩn” cả lên, rồi tấu khi mở ra mà dẫn vào Lạc [11].

 Khi vào lạc, thời Lạc mạch thịnh, sắc biến đi [12].

 Khi dẫn vào Kinh, thời khi của Tàng phủ bị hư mà lõm xuống [13].

 Nếu lưu ở khoảng cân cốt, hàn nhiều thời cân rút, cốt đau, nhiệt nhiều thời cân trùng, cốt tiêu, thịt sút, xương khoai nứt nẻ, lông tóc cứng thẳng, các bại chứng đều phát sinh [14].

 Mười hai bộ của bì, phát sinh bệnh thế nào? [15]

 Bì là bộ phận của mạch. Tà phạm vào bì thời tấu lý mở ra, do đó tà phạm vào Lạc mạch, lại do Lạc mạch phạm vào Kinh mạch. Kinh mạch mãn thời phạm vào Tàng, Phủ. Vậy biết. bì cũng có bộ phận, vì khi bất cập mới gây bệnh, nên bệnh lớn [16].

 

THIÊN 57 : KINH LẠC LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng: [1]

 Lạc mạch hiện ra năm sắc khác nhau. Sở dĩ có sự không giống nhau đó, là vì sao? [2]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Kinh có thường sắc, còn lạc thời biến dịch rất không thường.

Thế nào là thường? [3]

 Tâm đỏ, Phế trắng, Can xanh, Tỳ vàng, Thận đen. Đó là mạch sắc thường của các Kinh [4].

 Âm Dương của Lạc, có ứng với Kinh không? [5]

 Sắc của Âm lạc, ứng với Kinh, sắc của Dương lạc, biến đổi thông thường, theo bốn mùa mà dẫn đi  [6].

Hàn nhiều thời “đọng rít”. Đọng rít thời hiện ra sắc xanh và đen; nhiệt nhiều thời “loãng chảy”. Loãng chảy thời hiện ra sắc vàng và đỏ. Nếu năm sắc cùng hiện ra một lúc, sẽ thành bệnh vừa hàn vừa nhiệt [7].

 

THIÊN 58 :KHI HUYẾT LUẬN

 

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe Khí huyết, có ba trăm sáu mươi nhăm huyệt, để ứng với một năm, xin cho biết rõ là làm sao? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Bối với Tâm cùng rút nhau vào mà đau, nên trị ở Thiên đột, Thập trùy với Thượng kỷ. Thượng kỷ tức là Vị quản: Hạ kỷ tức là Quan nguyên [2].

Hoàng Đế chắp tay, nhường qua một bên, không dám nhận mà nói [3]

Tà khí ở bối và Hung, nó liên lạc với âm, dương, tả, hữu như vậy, phát sinh ra bệnh tiền hậu đau và rít, hung hiếp đau không thể thở, không thể nằm, khi nhược lên, ngắn hơi và thiên thống [4].

 Mạch của nó “phình to ra”, lệch sang, Khao môn mạch, chằng qua Hung, Hiếp, rẽ vào Tâm suốt lên cách, vòng lên vai, qua Thiên đột, lệch xuống dưới vai, giao ở dưới thập chùy (đốt xương sống thứ mười) [5].

 Về Tàng du có năm mươi huyệt (Mỗi Tàng có năm huyệt. Năm lần năm là hai mươi lăm huyệt, mỗi huyệt lại chia làm tả hữu hai huyệt. Nên mới thành năm mươi huyệt) [6].

 Phủ du bảy mươi hai huyệt  [7].

 Sáu Phủ, mỗi Phũ 6 huyết, 6 x 6 = 36. Mỗi huyệt lại chia làm tả hữu  hai huyệt, nên mới thành 72 huyệt.

 Nhiệt du năm mươi chín huyệt  [8].

1) Ở trên đầu có 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt, thành 25 huyệt; Đại trử. Ưng du, Khuyết bồn, Cốt du, mỗi huyệt có 2, thành 8 huyệt, Khi nhai, Tam lý, Cự hư, Thượng hạ liêm, mỗi huyệt có 2, thành 8 huyệt; Vân môn, Ngu cốt, Uûy trung, Tủy không, mỗi huyệt có 2, thành 8 huyệt, bên cạnh du của 5 Tàng, đều có 2 huyệt, thành 10 huyệt. Hợp cả lại thành 59 huyệt.

 Thủy du năm mươi bảy huyệt  [9].

1) Trên xương “khu” 5 hàng, mỗi hàng năm huyệt thành 25 huyệt. Trên Phục thổ đều có hai hàng, mỗi hàng có 5 huyệt, thành 20 huyệt, trên Khỏa đều có 1 hàng, mỗi hàng có 6 huyệt, thành 12 huyệt. Tổng cộng thành 57 huyệt. Trở lên cộng 116 huyệt.

Trên đầu năm hàng, mỗi hàng năm huyệt. Thành hai mươi lăm huyệt (1).

1) Trên đây lại nói về huyệt của Nhiệt du một lần nữa, vì Nhiệt du tức cũng là Khí huyệt. Do ở nó “có thể lấy khí có thể tả nhiệt” lại có thể khiến nhiệt tà theo khí mà tiết ra, cho nên dưới đây lại nói: “Nhiệt du tại khí huyết”.

 Hai bên trung lữ đều có 5, thành 10 huyệt [10]. Trên hai bên Đại trùy, đều có 1, thành 2 huyệt [11].  Phù bạch bên đồng tử mắt có 2 huyệt [12]. Lưỡng bễ áp hai huyệt [13]. Độc Tỵ 2 huyệt [14].  Huyệt Đa sở văn ở giữa tai, 2 huyệt [15] .  My bản 2 huyệt [16]. Uyển cốt 2 huyệt [17]. Hàng trung ương một huyệt [18].  Chẩm cốt 2 huyệt [19]. ) Thượng quan hai huyệt [20].  Đại nghinh 2 huyệt [21].  Hạ quan hai huyệt. 23 Thiên trụ 2 huyệt [ 23].  Cự hư, thương, hạ liêm 4 huyệt [24]. Khúc nha 2 huyệt [25]. Thiên đột 1 huyệt [26].  Thiên phủ 2 huyệt [27]. Thiên dũ 2 huyệt [28]. Phù đột 2 huyệt [29]. Thiên song 2 huyệt [30]. Kiên giải 2 huyệt [31]. Quan nguyên 1 huyệt [32].  Uûy dương 2 huyệt [33].  Kiên trinh 2 huyệt [34]. Aâm môn 1 huyệt [35]. Tề 1 huyệt[36]. Hung du 12 huyệt [37]. Bối du 2 huyệt [38]. Ưng du 12 huyệt [39]. hận phục 2 huyệt [41]. Khỏa thượng hoành 2 huyệt [42].  Aâm, Dương kiêu 4 huyệt. Chiến hải + Thân mạch, Dương phụ [42].

 Thủy du ở các phân nhục, nhiệt du tại khi huyết [43]. Hàn nhiệt du tại “lưỡng hài” (1) áp trung (Điều gốc) 2 huyệt [44].

Một huyệt Đại cấm (cấm rất ngặt) 25 thích, ở dưới huyệt Thiên phủ 5 tấc [45].

Hoàng Đế nói:

Tôi đã được biết rõ Khí huyệt ở những nơi đâu, nhờ có cách dùng châm rất được dễ dàng. Nhưng còn Tôn lạc và Khê, Cốc, tương ứng như thế nào, xin cho biết... [47]

Kỳ Bá thưa rằng:

Tôn lạc có 365 huyệt hội, cũng để ứng với một năm, vừa để thông Vinh, Vệ, có khi lại sinh những bệnh lạ lùng [48].

Nếu Vinh, Vệ bị ngừng đọng. Vệ tán, vinh tràn, khí kiệt, huyết nghẽn, thì bên ngoài sẽ phát hàn nhiệt, bên trong thời thành thiểu khí... Phải “tả” ngay đừng chậm, để thông Vinh, Vệ.

Vậy thấy sắc. Lạc hiện lên thời tả ngay, không cần phải xét đến “sở hội”  [49].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết huyệt hội của Khê, Cốc thế nào? [50]

Kỳ Bá thưa:

Nơi đại hội của nhục gọi là Cốc, nơi tiểu hội của Nhục gọi là Khê, ở trong khoảng phận nhục và nơi hội của Khê Cốc, là để hành Vinh, Vệ, để tụ hội đại khí (1) [51].

Tà nhiều, khí nghẽn, mạch nhiệt, nhục bại, vinh vệ không lưu hành được, sẽ phải hóa thành mủ, trong làm tiêu hao cốt tủy, ngoài làm nứt vỡ bọng chân... Rồi lưu hành mãi ở các khớp xương, sẽ cùng gây nên tất bệnh [42].

Hàn tích ở bên trong vinh vệ không thuận, thịt nhăn, gân co, khuỷu tay không duỗi ra được. Bên trong thành chứng cốt tý, bên ngoài thành chứng bất nhất. Gọi là “bất túc” đó là bởi khi đại hàn ngừng trệ ở Khê, Cốc mà gây nên [43].

Khê và Cốc, 365 huyệt hội, cũng để ứng với một năm. Nếu khí vít tầm thường, chí tràn lan đi lại ở trong mạch, châm nhẹ có thể tới, thời phép châm cũng như các nơi khác [44].

 

THIÊN 59 : KHI PHỦ LUẬN

 

Mạch khí, của Túc Thái dương phát ra 78 huyệt. Hai đầu lông mày, mỗi bên một huyệt. Từ khoảng tóc tới cổ, ba tấc rưỡi, bên cạnh có 5 huyệt, cùng cách nhau 3 tấc [1].

Thấy phù khí hiện lên ở trong bì (da), có 5 hàng mỗi hàng có 5 huyệt. Năm lần năm, thành 25 huyệt. Hai bên đại cân ở cổ, mỗi bên có một huyệt. Từ hiệp bối trở xuống đến Cầu Vỹ 21 tiết khoảng đốt thứ 15, nếu có một huyệt. Du của 5 Tàng, mỗi Tàng đều có 5 Du, Du của 6 Phủ, mỗi phủ đều có 6 Du. Từ Uûy trung trở xuống đến cạnh Túc tiểu chỉ đều có 6 Du [2].

3) Mạch khí của Túc Thiếu dương phát ra 62 huyệt. Trên hai góc đầu (giác), mỗi bên đều có 2 huyệt, từ mắt thẳng lên phát tế, đều có 5 huyệt, phía trước tai đều có 1 huyệt, phía sau tai đều có 1 huyệt, dưới Nhuệ phát đều có một huyệt, dưới Khách chủ nhân đều có một huyệt, chỗ lõm phía sau tai, đều có một huyệt, ở Hạ quan, đều có một huyệt,  ở Khuyết bồn, đều có một huyệt, ở dưới nách 3 tấc, từ Hiệp đến Khư, 8 khoảng, đều có một huyệt, bên cạnh Bễ khu đều có một huyệt, từ đầu gối đến ngón chân thứ hai, đều có 6 Du [3].

Mạch khí của Túc Dương minh phát ra 68 huyệt, Đầu trán và cạnh phát tế đều có 3 huyệt, hai bên Cầu cốt không đều có một huyệt, nơi cốt không của huyệt Đại nghinh, đều có một huyệt tại Nhân nghinh, đều có một huyệt, tại Khuyết bồn ngoài Cốt không đều có một huyệt, tại Ưng trung gian đều có một huyệt. Giáp Tể quảng 3 tấc, đều có 3 huyệt, tại Khí nhai động mạch, đều có một huyệt, tại trên Phục thổ đều có một, từ Tam lý trở xuống đến ngón chân giữa đều có 8 Du [4].

Mạch khí của Thủ Thái dương phát ra 36 huyệt. Phía trong đầu, mắt đều có một huyệt. Phía ngoài mắt đều có một huyệt, dưới Cầu cốt đều có một huyệt, trên vành tai, đều có một huyệt, trong tai, đều có một huyệt, tại huyệt Cự cốt đều có một huyệt, tại trên Khúc dịch đều có một huyệt, tại chỗ lõm trên Trụ cột, đều có một huyệt, tại Kiên giải, đều có một huyệt, dưới Kiên giải 3 tấc, đều có một huyệt, từ khuỷu trở xuống đến cuối ngón tay út đều có 6 Du [5].

Mạch khí của Thủ Dương minh phát ra 22 huyệt. Từ Tỵ không ngoại liêm đến trên cổ đều có 2 huyệt, tại đại nghinh cốt không đều có một huyệt, tại nơi hội của Trụ cốt, đều có một huyệt, tại nơi hội của Ngu cốt, đều có một huyệt, từ khuỷu trở xuống đến cuối ngón tay cái, đều có 6 Du [6].

Mạch khí của Thủ Thiếu dương phát ra 32 huyệt. Dưới Cứu cốt, đều có một huyệt, sau lông mày đều có một huyệt. trên “giác” đều có một huyệt, phía sau Hạ hoàn cốt, đều có một huyệt, giữa cổ, phía trước huyệt của Túc Thái dương, đều có một huyệt, tại cạnh Phù đột, đều có một huyệt, tại Kiên trinh, đều có một huyệt tại dưới Kiên trinh khoảng dưới 3 tấc, đều có một huyệt, từ khuỷu trở xuống đến cuối ngón tay vô danh đều có 6 Du [7].

Mạch khí của Đốc mạch phát ra 28 huyệt. Khoảng giữa cổ đều có 2 huyệt, sau Phát tế có 8 huyệt, tại giữa mặt có huyệt, Từ Đại Trùy trở xuống đến Cầu vĩ và bên cạnh, có 15 huyệt. Về phép kiểm nhận tích trùy (đốt xương sống), từ Đại trùy trở xuống đến Để cốt, cộng 21 đốt, (trên Đại trùy có 3 đốt nữa, cộng thành 24 đốt, Có người nói là ứng với 24 khí) [8].

 Mạch khí của Nhâm mạch phát ra 28 huyệt. Khoảng giữa Hầu, 2 huyệt, tại Ung trung cốt, Hãm trung, đều có một huyệt tại dưới Cưu vĩ hai tấc, tại Vị oản 5 tấc, từ Vị oản trở xuống đến Hoành cốt một tấc rưỡi, linh một phân. Đó là Phúc mạch pháp vậy (phép chẩn mạch tại phúc bộ), tại Hạ âm riêng có một huyệt, dưới mắt đều có một huyệt, dưới môi có một huyệt, tại “lợi” răng có một huyệt [9].

 Mạch khí của xung mạch phát ra 22 huyệt. Ngoài Cưu vĩ mỗi bên đều nửa tấc, đến khoảng rốn, cùng cách nhai một tấc, đều có một huyệt. Từ bên cạnh rốn trở xuống, mỗi bên đều có 5 phân, đến Hoành cốt một tấc, có một huyệt. Đó là Phúc mạnh pháp vậy [10].

 Mạch của Túc Thiếu âm phát ra ở dưới lưỡi [11].

Cấp mạch ở mao trung Quyết âm, đều có một huyệt [12].

 Thủ Thiếu âm điều có một huyệt [13].

 Aâm, Dương kiêu đều có một huyệt [14].

 Mạch khí phát ra ở Thủ, Túc Ngư tế, cộng ba trăm sáu mươi lăm huyệt [15].

 

THIÊN 60:CỐT KHÔNG LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: phong là một thứ bắt đầu sinh ra trăm bệnh. Dùng châm để điều trị, nên như thế nào? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Phong từ ngoài vào, khiến người rét run, hãn ra, đầu nhức mình nặng, ố hàn. Nên trị tại Phong phủ, làm cho âm dương điều hòa. Bất túc thời bổ, hữu dư thời tả [2].

 Đại phong phạm vào người, khiến cho gáy, cổ đau, nên thích ở Phong phủ. Huyệt Phong phủ tại thượng trùy (Phong phủ tức là huyệt của Đốc mạch) [3].

 Đại phong phạm vào người, hãn ra. Cứu ở huyệt Y hy. Huyệt Y hy tại dưới bối cách đường xương sống 3 tấc, lấy tay áp mạnh vào, bảo bệnh nhân kêu to lên hai tiếng “y hy”, huyệt sẽ bật lên ở dưới tay [4].

Nếu thấy gió mà ghê gió, thích ở đầu lông mày [5].

 Nếu gáy đau không gối được, thích khoảng Hoành cốt tại trên vai [6].

 Nếu lưng đau như gãy xuống, dùng tay buông thõng xuống, ngang với đầu khủyu tay, chiếu ra xương sống, sẽ cứu ở đấy [7].

Đau ở Diểu lạc, qúi hiếp, lan ra Thiếu phúc, vừa đau vừa, trướng, thích ở huyệt Y hy [8].

“Yêu” đau không thể cúi ngửa, đau rút xuống âm nóãn, thích luật biểu ở phận giác ở lưng [9].

 Chứng Thử lậu, phát hàn nhiệt, thích ở Hàn phủ. Huyệt Hàn phủ tại gần huyệt Giải vinh ở đầu gối. Nếu muốn lấy huyệt Uûy trung tại sau gối (khuỷu, kheo) thời bảo đứng “vái” (Vì đứng vái thì ưỡn thẳng kheo ra, dễ lấy huyệt), muốn lấy ở túc tâm thời bảo quì (túc tâm tức là huyệt Dũng toàn. Quì thời chia hẳn lòng bàn chân ra, thấy được huyết ngay) [10].

 Nhâm mạch phát sinh từ phía dưới Trung cực lên tới Mao tế, vòng phúc lý, lên quan nguyên, đến Yết hầu, qua mép vòng lên mắt [11].

 Xung mạch phát sinh từ Khí nhai, cùng với kinh Thiếu âm qua Tể dẫn lên, đến Hung thời chia đi [12].

 Nhâm mạch mắc bệnh, ở con trai bên trong kết thành bảy chứng Sáu, ở con gái, sinh chứng Đái hạ và Giả tụ [13].

Xung mạch mắc bệnh, khí nghịch và lý cấp [14].

 Đốc mạch mắc bệnh, xương sống cứng và đau như gãy [15].

 Đốc mạch phát sinh từ Thiếu phúc, ở khoảng giữa hạ cốt [16].

 Về con gái, buộc vào Đình khổng (tức âm hộ), chỗ, “khổng” đó, tức là gốc của Niệu khổng. Lạc của nó, vòng âm khi, hợp với Thoán gian, quanh ra Thoán hậu, chằng xuống diễn, đến thiếu âm với Cự dương. Về trung lạch hợp với Thiếu âm, dẫn lên phía sau vế, xuất lên “tích” rồi nóái vào Thận. Cùng với mạch của kinh Thái dương khởi ở phía trong đầu mắt, lên trán, qua đỉnh đầu, chằng vào óc, rồi quanh xuống cổ, vòng xuống vai, qua tích đến yêu, giáp với Lữ và chằng vào Thận [17].

 Về con trai, theo hành (tức sinh thực khí) đến Thoán, cũng giống con gái. Một đường do Thiếu phục dẫn lên, qua giữa rốn, suốt Tâm, tới Hầu, lên mép, vòng môi rồi buộc lên phía dưới hai mắt [18].

 Bệnh phát sinh ở mạch nầy, từ Thiếu phúc xung lên Tâm mà đau, không đại tiểu được, đó gọi là Xung sán, ở con gái thời không thụ thai. Nếu phát ở tiền, hậu âm thời sẽ là các chứng long (tiểu buốt). Trĩ, di nịch, và ách can [19].

 Đốc mạch phát bệnh, trị ở Đốc mạch, huyệt tại cốt thượng, quá lắm thời thích ở Tề hạ Doanh [20].

 Nếu thượng khí trở thành tiếng, trị ở giữa Hầu, hoặc tại giữa Khuyết Bổn. Nếu bệnh xung lên Hầu, nên trị ở Tiệm. Tiệm là nơi phân chi của Đốc mạch, ở gần mép [21].

 Đầu gối như bận bịu khó co duỗi, nên trị ở “Kiền”, ngồi mà đầu gối đau, nên trị ở “Cơ” (Kiền với Cơ tức là chỗ cơ quan, khớp xương) [22].

 Đứng mà thấy nóng ở trong xương, nên trị ở Hài gian [23].

 Đầu gối đau, đau suốt xuống ngón chân cái, nên trị ở quắc trung [24].

 Ngồi mà đầu gối đau như vật gì bám vào nên trị ở quan [25].

 Đầu gối đau không thể co duỗi nên trị ở Bối nóäi [26].

 Đầu gối đau suốt xương ống như muốn gãy, trị ở Dương minh Trung du dao.

 Nếu muốn trị sang nơi khác thời trị ở Cự dương, Thiếu âm Doanh [27].

 Oáng chân đau nhức không thể đứng lâu, trị ở Duy của Thiếu dương, huyệt này tại trên Ngoại khỏa 5 tấc Quang minh [29].

 Trên Phụ cốt, dưới Hoành cốt là Kiền, giáp Khoan là Cơ. Tất giải là Hài quan, cái xương liền với gối là Liên hài, trên Hài là Phụ, trên Phụ là Quắc. Trên Quắc là quan, xương nằm ngang phía sau đầy là Chẩm [30].

Thủy du có năm mươi bảy huyệt là: trên chân có 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt, trên Phục thổ có 2 hàng, mỗi hàng 5 huyệt, tả hữu mỗi bên đều có một hàng, mỗi hàng 5 huyệt, trên khỏa đều có một hàng, mỗi hàng có 6 huyệt [31].

Huyệt Tủy không, tại sau Não, 3 phân, và tại dưới Lô tế, Nhuệ cốt. Một đường tại dưới ngân cơ, một đường tại dưới Trung phục cốt phía sau cổ; một đường tại nơi rỗng không ở Tích cốt; và tại trên phong phủ dưới nơi rỗng không ở Tích cốt, lại ở nơi rỗng không tại dưới Cầu cốt [32]. Vài huyệt Tủy không tại mặt gần mũi hoặc miệng, xuống gần hai vai [33]. Cốt không ở hai bắp tay, tại cảnh bắp tay [34]. Tý cốt không ở cạnh Tý, cách khỏa 4 tấc, ở vào khoảng giữa hai cốt không [35]. Cốt không của vế cạnh Vế, phía trên gối 4 tấc. Yêu tế cốt không tại phía động mạch áp chân lông [36]. Cầu cốt không tại phía sau Bễ cốt, cách nhau 4 tấc [37]. Biển cốt (thứ xương giẹp, như xương mặt, không có Tủy khổng, không có dịch tủy (thay đổi tủy) nhưng bên ngoài cũng cân mạc và các chất thấm nhuần, một loại với các xương khác [38].

Về phép cứu chứng hàn nhiệt, trước cứu Đại trùy ở cổ, tính theo tuổi làm “tráng” (mỗi lượt gọi là mỗi tráng, như 10 tuổi thì 10 tráng v.v). Rồi cứu đến quyết cốt (tức Vĩ cùng, đều thuộc Đốc mạch), cũng tính “tráng” như trên. Trông xem chỗ lõm ở Bối du, để cứu ở đó. Cứu ở đầu Hoa cốt trên ngoại khỏa. Cứu ở khe ngón chân út với ngón vô danh giáp nhau. Cứu ở hãm mạch dưới bộng chân. Cứu ở phía sau ngoại khỏa. Aùn tay vào trên xương Khuyết bồn, thấy cứng và đau như mới có cai gân nóåi lên, nên Cứu ngay ở đó. Cứu ở khoảng hãm cốt tại Ưng trung. Cứu ở dưới Thúc cốt tại bàn tay. Cứu ở dưới 3 tấc huyệt quan nguyệt tại dưới rốn. Cứu ở Động mạch tại mao tế. Cứu ở dưới xương đầu gối 3 tấc. Cứu ở động mạch thuộc Túc Dương minh tại trên xương khoai. Cứu ở đỉnh đầu một tráng. Nơi chó cắn, Cứu 3 tráng, đó tức là lấy phương pháp, trị bệnh chó cắn để cứu  [39].

Phàm nên cứu, tổng cộng 29 huyệt, Lại có thể dùng phương pháp Cứu thương thực để Cứu  [40].

Nếu chưa khỏi, nên nhằm cái kinh của nó hướng về Dương, thời nên luôn thích ở Du, và cho uống thuốc thêm (3) [41].

THIÊN 61 : THUỶ NHIỆT HUYỆT LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi:

Thiếu âm sao lại chủ về Thận? Thận sao lại chủ về Thủy? [1]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thận, thuộc về Chí âm; Chí âm là nơi để chứa Thủy, Phế thuộc về Thái âm. Thiếu âm mạch thuộc về mùa Đông. Cho nên gốc nó ở Thận mà ngọn nó là Phế. Đều là những nơi chứa nước [2].

 Thận sao lại có thể tụ được Thủy mà sinh ra bệnh? [3]

Thận là cửa của Vị, vì “quan môn” không lợi nên mới tụ thủy và theo về cùng loài của nó [4].

Làm quá sức nhọc mệt; thời Thận hãn toát ra. Thận hãn toát ra mà gặp gió, trong không thể lọt vào Tàng phủ; ngoài không thể vượt ra bì phu. Khách (1) ở Huyền phủ, dẫn đi ở trong bì, truyền làm chứng phù thũng, gốc nó ở thận, gọi là Phong thủy Huyền phủ tức là lỗ hổng cho hãn toát ra.

Hoàng Đế hỏi:

Thủy du năm mươi bảy nơi, nó chủ về gì? [6]

 Kỳ Bá thưa rằng:

Thận du năm mươi bảy huyệt, là nơi tụ của tích âm, thủy do đó mà ra vào. Tại cầu thượng có 5 hàng mỗi hàng có 5 huyệt, đều là Thận du. Cho nên, thủy dẫn xuống thành phù thũng, ở đại phúc thành chứng thở suyễn, không thể nằm. Vì “Tiêu, bản” đều mắc bệnh, nên mới có chứng “suyễn thở” và “phù thũng”, do thủy khí không du chuyển mà gây nên (1) [7].

Trên Phục thổ có hai hàng, mỗi hàng 5 huyệt. Đó là khí nhai của Thận, và là nơi giao kết tại chân của ba kinh âm [8].

Trên “khỏa” đều có một hàng, mỗi hàng 6 huyệt. Đó là đường lối dẫn xuống của thận mạch, gọi là Thái xung. Tất cả 57 huyệt đó, đều là âm lạc của Tàng, mà Thủy “khách” vào đó [9].

Hoàng Đế hỏi:

Mùa xuân thích ở Lạc mạch, phận nhục, là vì cớ sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

Mùa xuân, hành mộc mới bắt đầu thống trị Can khí mới sinh. Can bẩm thụ cái khí phong mộc, nên “cấp, tật” (kíp, chóng); Kinh mạch do Đông lệch phục tàng ở sâu, giờ gặp xuân khí mới ra, nên khí còn ít. Vậy dùng châm, không thể vào sâu, để lấy ở Kinh, mà chỉ lấy “Nóâng” ở nơi Lạc mạch phận nhục (1).

Mùa Hạ thích ở thịnh kinh và phận tấu, là vì sao? [12]

Về mùa Hạ, hành Hỏa mới trị thời Tâm khí mới sinh trưởng. Mạch còn nón, khí còn yếu. Dương khí ứ ràn, nhiệt hun phận tấu, bên trong lấn vào tới Kinh. Cho nên phải thích ở kinh phận tấu. Làm đứt hẳn lối đi của tà ở ngoài bì phu vì là nó còn ở chỗ nóâng. Trên nói là “thịnh kinh”, vì dương đương thịnh ở đó [13].

Mùa Thu, thích ở Kinh du, là vì sao? [14]

Về mùa Thu, hành Kim mới trị thời, Phế khí sắp thâu sái, kim khí sắp phát triển, Dương khí ở nơi hợp, âm khí mới sinh ra. Thấp khí nhiễm vào thân thể, âm khí chưa toàn thịnh, chưa thể vào sâu, cho nên thích ở Du để tả âm tà, thích ở Hợp để hư dương tà. Dương khí mới suy, nên thính ở Hợp (1) [15]

Mùa Đông, thích ở Tỉnh, Vinh là vì sao?

Về mùa Đông, hành Thủy mới trị thời. Thận mới “bế” (đóng, như đóng cửa), dương khí suy ít, âm khí thịnh nhiều. Cự dương phục trầm, dương mạch cũng lánh dương phận để quy phụ về bên trong. Cho nên thích ở Tỉnh để hạ khí âm nghịch xuống, thích ở Vinh để làm cho Dương khí được đầy đủ. Cho nên có câu rằng: “mùa Đông thích ở Tỉnh, Vinh, “mùa Xuân không sinh chứng Cừu nục” là vì lẽ đó.

Hoàng Đế hỏi:

Phu tử nói trị nhiệt bệnh 59 Du, là những gì? Xin cho biết rõ [18].

Kỳ Bá thưa rằng:

Trên đầu 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt để làm vượt bỏ nhiệt nghịch của chư dương. Đại chữ, Ưng du, Khuyết bồn, Bối du, 8 huyệt đó (vì mỗi huyệt chia làm hai bên mỗi bên một huyệt, mới thành tám), để tả bỏ nhiệt ở trong Hung. Khí nhai, Tam lý, Cự hư, Thượng hạ liêm, 8 huyệt đó (cũng như trên) để tả bỏ nhiệt ở trong Vị. Vân môn. Ngung cốt, Uûy trung, Tủy không 8 huyệt đó (như trên) để tả bỏ nhiệt ở tứ chi [19].

Bên cạnh Du, của năm Tàng đều có năm huyệt 10 huyệt đó để tả bỏ nhiệt của năm Tàng. Phàm 59 huyệt trên đó, đều theo nhiệt ở tả hữu để tả [20].

Người bị thương về khí hàn mà truyền thành bệnh nhiệt, là vì sao? [21]

Vì Hàn quá thời sẽ thành nhiệt (1) [22]

 

THIÊN 62: ĐIỀU KINH LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Ta nghe nói về phép thích “hữu dư thời tả, bất túc thời bổ”, vậy thế nào là hữu dư và bất túc? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Hữu dư có năm loại, bất túc có năm loại. Vậy Hoàng Đế muốn hỏi về loại nào ? [2]

Xin cho biết cả. [3]

Thần, có hữu dư, có bất dư, có bất túc, huyết; có hữu dư, có bất túc; hình, có hữu dư, có bất túc... Tất cả 10 loại đó, khí đều không giống nhau [4].

Hoàng Đế hỏi:

Người có tinh, khí, tân dịch, tứ chi, cửu khiếu, năm Tàng, mười sáu bộ, ba trăm sáu mươi tiết... Bấy giờ mới sinh ra trăm bệnh. Trăm bệnh sinh ra đều có hư thực. Giờ phu tử lại nói “hữu dư, bất túc” đều có năm, vậy lấy gì để sinh ra trăm bệnh? [5]

Đều sinh ra bởi năm Tàng. Nghĩ như: Tâm tàng Thần, Phế tàng khí, Can tàng Huyết, Tỳ tạng Nhục, Thận tàng chí... Để gây thành hình ấy. Chỉ khí thông với nhau, trong liền với cốt tủy, rồi sau mới thành được thân hình. Cái đường lối của năm Tàng, đều ra từ kinh toại, để lưu hành khí huyết. Nếu khí huyết không điều hòa, trăm bệnh sẽ biến hóa sinh ra. Vậy về phương pháp điều trị, cần phải chú trọng về kinh toại [6].

Thần, hữu dư và bất túc, thời thế nào? [7]

Thần hữu dư thời cười không ngớt, bất túc thời bi “thương, buồn” (1) [8].

Bổ, tả như thế nào? [9]

Hữu dư thời tả bỏ huyết ở tiểu lạc, cho xuất huyết nhưng đừng thích sâu, e sẽ trúng vào Đại kinh. Như thế, thần khí sẽ quân bình. Thần bất túc, thời trông cái hư lạc, án vào huyệt để cho khí đến, rồi thích vào lạc cho huyết được thông lợi. Đừng để cho xuất huyết, đừng để cho tiết khí, cốt làm cho thông hơi kinh mạch. Như thế, thần khí sẽ quân bình [10].

“Thích vi” như thế nào? (tức thích lúc sơ cảm)... [11]

Trước hãy án ma vào huyệt đừng rời tay, rồi sẽ dùng châm, nhưng đừng mạch, khiến cho tà khí dịch tới chỗ bất túc, thần khí sẽ hồi phục (1) [12].

Khí, hữu dư, bất túc như thế nào? [13]

Khi hữu dư thời suyễn, khái và thượng khí, bất túc thời khi thở và thiếu khí [14].

Huyết khí chưa dồn, năm  tàng an định, bì phu hơi mắc bệnh gọi là “bạch khí hội tiết” [15].

Bổ, tả như thế nào? [16]

Khí hữu dư thời tả ở Kinh toại, đừng làm thương đến Kinh, đừng làm cho xuất huyết, đừng làm cho tiết khí. Bất túc thời bổ ở Kinh toại, đừng để cho xuất khí (tức là tiết mất khí của Kinh toại) [17].

“Thích vi” như thế nào? [18]

Aùn ma đừng rời tay, cầm châm, trông kỹ để định nóâng sâu. Thích vừa đúng, kinh khí sẽ hồi phục, tà khí khỏi tán loạn; do đó, tà khí tiết cả ra bì mao tấu lý, lại được quay trở về phu biểu, mà bệnh sẽ khỏi [19].

Huyết, hữu dư, bất túc, như thế nào? [20]

Hữu dư thời nóä; bất túc thời khủng. Huyết khí chửa dồn, năm Tàng an định; Tôn lạc nước ràn (nước tân dịch), thời Kinh có lưu huyết [21].

Bổ, tả như thế?

Huyết hữu dư thời tả ở thịnh kinh, để xuất huyết. Nếu bất túc, thời trông như ở hư kinh, để châm trong mạch, ngâm lâu để trông; nếu mạch nhanh quá, thời xuất châm, đừng để cho huyết ra (1) [22].

Thích “lưu huyết” như thế nào? [23]

Trông ở huyết lạc, thích cho xuất huyết; đừng để cho ác huyết được lọt vào Kinh, để gây nên bệnh [24].

Hình, hữu dư, bất túc như thế nào? [25]

Hình hữu dư thời phúc trướng, tiểu thủy không lợi; bất túc thời tứ chi không cử động được. Huyết khí chưa dồn, năm Tàng an định, cơ nhục nhu động (cồn lên, như sâu bò trong thịt), gọi là vi phong [26].

Bổ tả như thế nào? [27]

Hình hữu dư thời tả ở Dương kinh; bất túc thời bổ ở Dương lạc (1) [28].

 “Thích vi” như thế nào? [29]

Thích ở khoảng phận nhục, đừng để trúng kinh, đừng làm thương Lạc. Vệ khí hồi phục được, tà khí sẽ bị tan đi [30].

Chí, hữu dư, bất túc như thế nào? [31]

Chí hữu dư thời phúc trướng, xôn tiết, bất túc thời Quyết (1) [32].

Huyết khí chưa dồn, năm tàng an định, cốt tiết có động (vì bị phong phạm vào, nên động) [33].

Bổ, tả như thế nào? [34]

Chí hữu dư thời tả bổ huyết ở huyệt Nhiên cân (tức là Nhiên cốc, và Vinh huyệt thuộc Túc thiếu âm) bấc túc thời bổ Huyệt lưu (túc kinh huyệt của túc thiếu âm). Phục lưu [35].

Thích từ lúc huyết khí chửa dồn như thế nào? [36]

Thích ngay ở chỗ “động” tại cốt tiết, nhưng đừng để trúng kinh, tà sẽ hư suy ngay [37].

Hoàng Đế hỏi:

Tôi đã được nghe cái hình về hư thực rồi, vậy xin cho biết vì đâu mà sinh ra? [38]

Kỳ Bá thưa:

Huyết khí đã dồn, âm dương cùng xung đột nhau, khí loạn ở Vệ, huyết nghịch ở kinh, huyệt khí ở lìa sẽ sinh ra một thực một hư  [39].

Kinh văn: Huyết ở vào Aâm, khí dồn vào Dương, nên phát thành kinh cuồng [40].

Huyết dồn lên trên, khí dồn xuống dưới, sẽ thành chứng Tâm phiền, uất, hay nóä. Huyết dồn xuống dưới, khí dồn lên trên, tinh thần sẽ loạn mà hay quên [42].

Huyết dồn vào Aâm, khí dồn vào Dương, thời như thế! Còn huyết khí lìa nhau thời thế nào là thực, thế nào là hư? [43]

Huyết khí là một  đầu thính “hỷ ôn mà ố hàn”. Hàn thời ngừng trệ mà không lưu thông, ôn thời sẽ tiêu tan mà lưu thông. Vậy nên nếu khí dồn vào, sẽ thành huyết hư, huyết dồn vào, sẽ thành khí hư [44].

Hoàng Đế hỏi:

Ở trong con người chỉ có khí với huyết mà thôi. Giờ  phu tử lại nói: “huyết dồn là hư, khí dồn là hư...” vậy là không có “thực” chăng? [45]

Kỳ Bá thưa:

“Hữu” thời là thực, “vô thời là hư, cho nên khí dồn thời không có huyết, huyết dồn thời không có khí. Giờ huyết với khí cùng trái nhau nên đều là hư [46].

Lạc với Tôn lạc đều rót vào Kinh. Huyết với khí dồn, thời sẽ là thực. Huyết cùng với khí dồn cả lên trên, thời là đại quyết. Quyết thời bạo tử. Nếu khí trở lại thời sống, không trở lại thời chết[47].

Hoàng Đế hỏi:

Thực, do đường nào lại; hư, do đường nào đi?... Cái cốt yếu của hư thực thế nào, xin cho biết rõ[48].

Kỳ Bá thưa rằng:âm với Dương đều có Du hội. Dương rót vào âm, âm ràn ra ngoài. Âm dương quân bình, để nuôi thân hình, chín hậu như một, sẽ là bình nhân[49].

Phàm bệnh tà sinh ra hoặc sinh ra bởi âm, hoặc sinh ra bởi dương. Cái sinh ra bởi dương, phần nhiều do phong, vũ, hàn, thử cái sinh ra bởi âm, phần nhiều do ẩm thực, cư xử, và âm dương, hỷ nóä [50].

Hoàng Đế hỏi:

Phong, vũ làm thương đến con người, như thế nào? [51]

Phong, vũ làm thương con người, trước “khách” ở bì phu, truyền vào đến Tôn mạch, Tôn mạch đầy, lại truyền vào lạc mạch, lạc mạch đầy, thời chuyển du vào đại kinh mạch. Huyết khí với tà khí, cùng  “khách” cả ở khoảng phận nhục và tấu lý, mạch nó kiên đại nên gọi là “thực”. Thực là một trạng thái bên ngoài kiên và sung mãn, không thể án tay vào. Aùn tay vào thời lý khí có thể ứng ra mà làm cho ôn, nên dễ chịu mà không đau [52].

Hàn, thấp làm thương đến con người, như thế nào? [53]

Hàn, thấp trúng vào người, bì phu bất nhân, cơ nhục kiên khẩn (rắn, lẳn), vinh huyết rít lại, vệ khí tan đi, cho nên mới thành hư. Hư là do bị tích ở bên trong, khiến khí bất túc. Aùn tay vào, thời lý khí có thể ứng ra mà làm cho ôn, nên dễ chịu mà không đau [54].

Aâm sinh ra thực, như thế nào? [55]

Hỷ, nóä không tiết thời âm khí nghịch lên, nghịch lên thời dưới hư, dưới hư  thời dương khí sẽ tẩu tán, cho nên nói là “thực” [56].

Aâm sinh ra hư, như thế nào? [57].

Hỷ thời khí giáng xuống, bi thời khí tiêu đi, tiêu thời mạch hư không, nhân uống ăn phải thức hàn, hàn khí tràn lan thời huyết sẽ rít lại, khí sẽ tiêu đi... Nên gọi là hư.

Kinh nói: “Dương hư thời ngoại hàn, âm hư thời nóäi nhiệt, dương thịnh thời ngoại nhiệt, âm thịnh thời nóäi hàn...” Tôi đã được nghe rồi. Vậy nguyên nhân nó bởi sao? [59]

Dương “thu” khí ở Thượng tiêu, để làm “ôn” cho khoảng bì phu phận nhục. Giờ hàn khí phạm ở bên ngoài, thời Thượng tiêu sẽ không thông. Thượng tiêu không thông, thời hàn khí riêng chiếm ở ngoài, cho nên thành chứng “hàn tật” (rét run) [60].

Do việc gì khó nhọc mỏi mệt, hình khí suy ít, cốt khí không được thịnh, Thượng tiêu không vận hành được cốc khí, Hạ tiêu không tiếp thu được tân dịch, do cái khí dương nhiệt của Vị bị nghẽn không bố tán đi đâu được, sẽ hun dồn cả lên Hung, mà thành chứng nóäi nhiệt [61].

Dương hư sinh ngoại nhiệt là thế nào? [62]

Thượng tiêu không thông lợi, thời bì phu chặt kín, tấu lý vít lấp, huyết phủ không thông vệ khí không thể tiết việt được, nên mới thành chứng ngoại nhiệt [63].

Aâm thịnh sinh nóäi hàn, là thế nào? [64]

Quyết khí nghịch lên, hàn khí tích ở trong Hung, mà không tả ra được. Không tả ra được thời ôn khí sẽ bị tan đi, chỉ còn có hàn khí một mình ở lại, huyết do đó mà đọng rít. Đọng thời mạch không thông. Nó sẽ biến thành thịnh, đại và sắc, cho nên trung hàn [65].

Aâm với Dương, dồn vào nhau, huyết khí cũng dồn, bệnh tình sẽ do đó mà gây nên. Nên thích thế nào? [66]

Thích bệnh này, nên lấy ở Kinh toại, lấy huyết ở Doanh, lấy khí ở Vệ... Lại phải dùng cả thân hình nữa, nhân bốn mùa mà thích hoặc nhiều hoặc ít, hoặc cao, hoặc thấp...(1) [67].

Huyết khí đã dồn, bệnh hình đã thành, âm dương đã lệch (không quân bình), nên bổ tả như thế nào? [68]

Muốn tả thực, chờ cho khí thịnh, sẽ “nạp” châm. Châm với khí cùng nạp (tức thích vào) để mở cửa cho tinh khí lưu ở trong rồi châm với nhiệt tà cũng rút ra, như thế, tinh khí sẽ không bị thương, mà tà khí cũng giáng xuống, đừng vít lỗ châm, cho bệnh rút ra, lại xoay chuyển mũi châm, cho đường lối thêm rộng, đó tức là phương pháp đại tả. Kíp dồn cho ra, đại khí (tức tà khí) mới ra [69].

Bổ hư thế nào? [70]

Tay cầm châm, chú ý vào châm. Chờ lúc bệnh nhân thở ra (hô) sẽ nạp châm, chờ lúc bệnh nhân hút vào sẽ rút châm. Lúc nạp châm đừng xoay chuyển, khiến tinh khí không thể tiết ra được, chờ lúc chính khí đã thực sẽ kíp rút châm, lựa cho chính khí lọt vào, giữa lúc châm vừa rút ra thời nhiệt tà không thể lại lọt vào trong. Khí môn ở bên trong đã nóng thời tà khí sẽ phải bố tán ở bên ngoài, mà tinh khí sẽ còn giữ được mãi. Dưới chân khí động, đợi lúc đến nơi, khiến cái khí “thiển cận” không tán thất ra bên ngoài, cái khí “thâm viễn” được giữ yên ở bên trong. Đó tức làm một phương pháp bổ chính mà lạ kiêm cả tán tà vậy [71].

Hoàng Đế hỏi:

Phu tử nói hư thực có mười loại, sinh ra bởi năm Tàng. Năm Tàng chỉ có năm mạch thôi. Ngẫm như mười hai kinh đều sinh ra bệnh, giờ Phu tử chỉ nói riêng năm Tàng. Vậy mười hai kinh -mạch kia đều “lạc” ba trăm sáu mươi nhăm tiết (khớp xương). Mỗi tiết đều có bệnh tật phải lây sang Kinh mạch. Bệnh ở Kinh mạch đều có hư thực, vậy lẽ đó thế nào? [72]

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm Tàng hợp với sáu Phủ cùng làm biểu lý. Kinh mạch chi tiết, đều sinh hư thực. Hễ bệnh ở nơi nào, sẽ theo ngay nơi đó để triï. Bệnh tại mạch, điều trị ở huyết; bệnh tại huyết điều trị ở Lạc, bệnh tại khí điều trị ở Vệ, bệnh tại nhục, điều trị ở phận nhục; bệnh tại cân điều trị ở cân, bệnh tại cốt, điều trị ở cốt [73].

Phân châm (đem châm đốt cho nóng) để thích ngay vào nơi bệnh cấp, nếu bệnh tại cốt, thời đốt châm cho nóng “nhúng” vào nước thuốc rồi sẽ châm, châm rồi, lại dùng thuộc để “chườm”  [74]

Bệnh đau, mà không biết đau ở đâu, nên thích ở trên lưỡi Kiểu. (Đau một cách lan man, không nhất định là nơi nào. Kiểu mạch khởi từ Tức khỏa) [75].

Thân hình có  nơi đau, mà xét ở chín “hậu” lại không có bệnh, thời dùng phép Mậu thính [76].

Đau ở bên tả mà mạch bên hửu mắc bệnh, dùng phép Cự thích để điều trị. Phải cẩn thận tinh tế xét ở chín hậu, thời đối phép châm sẽ được hoàn toàn [77].

THIÊN 63 : MẬU THÍCH LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Ta nghe phép Mậu thích, chưa hiểu ra sao, xin cho biết rõ thế nào là Mậu thích ? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Tà khí “khách” ở thân hình con người, trước tụ ở bì mao, lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở Tôn mạch lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở Lạc mạch ở đó không tan đi, lại vào tụ ở kinh mạch, khi đó bên trong sẽ liền với năm Tàng, bố tán ra Trường Vị, âm dương đều thịnh, năm Tàng sẽ thương. Đó là tà khí bắt đầu phạm ở bì mao, rồi cuối cùng vào tới năm Tàng. Như thế thời điều trị ở Kinh [2].

Giờ tà khí khách ở bì mao, vào tụ ở Tôn lạc lưu ở đó mà không tan đi, vít lấp không thông, không được truyền vào Kinh, mà trôi ràn vào Lạc, vì vậy mà gây nên  bệnh [3].

Tà khí, “khách” ở đại lạc, nếu ở bên tả, sẽ rót sang bên Hữu, ở bên hữu sẽ rót sang bên tả. Trên dưới, tả hữu, cùng giao thông với kinh tương ứng để bố tán ra tứ chi. Cái khí đó không ở chuyên nơi nào, mà cũng không vào kinh du, nên gọi là Mậu thích [4].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết, vì cớ sao phép mậu thích lại bệnh ở tả thời thích hữu, bệnh ở hữu thời thích tả... Cùng với phép cự thích, khác nhau thế nào? [5]

Kỳ Bá :

Tà khách ở kinh, bên tả thịnh thời bên hữu mắc bệnh, bên hữu thịnh thời bên tả mắc bệnh. Nhưng cũng có khí di dịch. Bên tả đau chưa khỏi mà mạch bên hữu đã mắc bệnh, như thế, phải dùng phép Cự thích; nhưng phải thích cho trúng Kinh mạch, chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc, cái sự đau cùng với Kinh mạch khác nhau, nên gọi là Mậu thích  [6].

Hoàng Đế hỏi:

Về phép Mậu thích, nên như thế nào [7]

Kỳ Bá:

Tà “khách” ở lạc Túc Thiếu âm, khiến người bỗng dưng Tâm thống, bạo trướng, Hung và Hiếp nghẽn đầy, xét ra không có “tích”, thích ở trước Nhiên cốt cho ra huyết; trong vòng như ăn xong bữa cơm, sẽ khỏi. Nếu không khỏi, bệnh bên tả, thích bên hữu; bệnh bên hữu, thích bên tả. Bệnh mới phát sinh, năm ngày sẽ khỏi [8] .

Tà khách ở Lạc Thủ Thiếu dương khiến người Hầu tý, thiệt quyển, miệng ráo, tâm phiền, ngoài cánh tay đau; tay không thể với lên đầu. Thích ở trên móng ngón tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bằng chiếc là Hẹ (cửu diệp) đều một “Vĩ” (vết, hoặc nóát). Hạng tráng niên, khỏi ngay; người già một lát sẽ khỏi. Bệnh bên tả, thích bên hữu; bệnh bên hữu, thích bên tả. Bệnh mới phát, vài ngày khỏi [9].

Tà khách ở Lạc Túc quyết âm, khiến người bỗng dưng Sán thống, bạo thống, thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân cái, mỗi bên một “Vĩ”. Bệnh nhân là con trai, khỏi ngay, là con gái một lát khỏi. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu, thích bên tả [10].

Tà khách ở Lạc Túc Thái dương, khiến người đầu và cổ đều đau. Thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân út, mỗi bên một “Vĩ”. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả. Như xong một bữa ăn sẽ khỏi [11].

Tà khách ở Lạc Thủ Dương minh, khiến người khí mãn, trong Hung suyễn và thở gấp, Hiếp, nghẽn, Hung nhiệt, thích ở Quang Xung, Thiếu Thương ngón tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bằng một lá hẹ nằm ngang, mỗi gón một “Vĩ:”. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu, thích bên tả. Như xong bữu ăn sẽ khỏi [12].

Tà khách ở khoảng tý trưởng (cánh tay, bàn tay), không thể co lại được, thích ở sau Khỏa (sau khủyu tay), trước lấy tay ấn vào, thấy đau bây giờ mới thích. Lấy nguyệt (mặt trăng) mọc lặn làm số hạn. Trăng mọc ngày thứ nhất, thích một “Vĩ”, ngày thứ hai (2 vĩ), ngày 15, 15 (vĩ), ngày 16, 14 (võ) (rút đi dần) [13].

Tà khách ở mạch Túc Dương kiểu, khiến người mắt đau, bắt đầu từ trong đầu mắt trước, thích ở dưới. Ngoại khỏa nửa tấc đều 2 “vĩ”. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Một lát lâu như đi được mười dặm, sẽ khỏi [14].

Nếu bị ngã đau, ác huyết lưu ở bên trong, trong bụng đầy, không đại tiểu được, trước nên cho uống (lợi dược) (thứ thuốc uống cho lợi đại tiểu). Bệnh đó, do bên trên thời thương đến mạch của Quyết âm, bên dưới thời thương đến Lạc của Thiếu dương, thích ở dưới tức Nóäi khỏa, phía trước Nhiên cốc, để cho huyết ở mạch tiết ra. Lại thích ở Động mạch trên mu bàn chân, vẫn không khỏi, lại thích ở trên Tam mao, đều một “vĩ” thấy nhớm huyết, khỏi ngay. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Nếu bệnh nhân hay bị, kinh, không vui, cũng thích như phương pháp trên [15].

Tà khách ở Lạc của Thủ Dương minh, khiến người tai điếc, thường không nghe tiếng gì. Thích ở ngón tay cái, ngón tay trở, chỗ cách móng tay bằng chiếc lá hẹ  nằm ngang, đều một “vĩ”. Có thể nghe tiếng ngay. Nếu không khỏi, thích ở chỗ thịt và móng tay giáp nhau, có thể nghe được ngay. Nếu bệnh nhân có lúc vẫn nghe được, thời không thể thích. Nếu trong tai ù ù như gió, cũng thích bấy nhiêu “vĩ”. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả [16].

Phàm chứng Tý, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ nọ, đi lại không có nơi nhất định. Nhận ở ngoài thịt, chỗ nào đau thời thích, lấy mặt trăng mọc làm hạn. Khi dùng châm, theo khí thịnh suy để tính số “vĩ”. Nếu châm quá số ngày, sẽ bị thoái khí, nếu không kịp số ngày, tà khí sẽ không tả ra được. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả, bệnh khỏi, thôi không thích nữa, vẫn chưa khỏi, lại thích đúng như phép theo mặt trăng khi mọc, ngày thứ một, một “vĩ” ngày thứ hai hai “vĩ”... Rồi nhiều dần lên đến ngày thứ mười lăm thời mười lăm “vĩ:” qua ngày mười sáu thời mười bốn “vĩ”, rồi lại rút bớt dần [17].

Tà khách ở kinh mạch Túc Dương minh, khiến người Cừu nục (máu chảy ra đằng mũi) Răng hàm trên lạnh, thích ở chỗ thịt giáp liền với móng hai ngón chân giữa và ngón vô danh, đều  một “vĩ”. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả [18].

Tà khách ở Lạc của Túc thiếu dương, khiến người Hiếp (lườn) đau không thể thở, khái mà hãn ra, thích ở chỗ thịt giáp liền với hai ngón chân vô danh và ngón chân út. Đều một “vĩ”. Về chứng “không thể thở”, sẽ khỏi ngay, chứng hãn ra cũng chỉ ngay. Còn chứng khái, phải cho mặc áo ấm, và cho điều dưỡng thêm bằng thức ăn có tính ôn, một ngày sẽ khỏi. Bệnh bên tả, thích ở hũu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Bệnh khỏi ngay. Nếu vẫn không khỏi, lại thích đúng như phép trước [19].

Tà khách ở Lạc của Túc thiếu âm, khiến người đau ở cuống họng, không thể nuốt thức ăn, không vì cớ gì mà cũng hay nóä, khí dẫn ngược lên Bí môn, thích mạch Trung ương ở dưới chân Dũng tuyền 3 “Vĩ” tất cả sáu lần thích, khỏi ngay. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Cuống họng sưng, không nuốt được nước miếng, cũng có lúc không nhổ ra được, thích ở trước Nhiên cốt, cho xuất huyết, khỏi ngay. Bệnh ở tả, thích bên hữu, bệnh ở hữu, thích bên tả [20].

Tà khách ở Lạc của Túc Thái âm, khiến người yêu thống, rút xuống, Thiếu phúc, đau ra cả sườn, không thể nằm ngửa, thích giải huyết khoảng yêu và cầu cốt, và trên hai “thăn” (thịt giáp xương sống) đó là yêu du. Lấy mặt trăng mọc lặn làm số “vĩ” rút chậm khỏi ngay. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả [21].

Tà khách ở Lạc của Túc Thái dương, khiến người co rút, lưng gò đau rút xuống hiếp. Thích từ cổ trước, đếm từng đốt xương sống, vừa đếm nhanh, vừa ấn tay mạnh, gặp chõ nào đau, thích ngay, ba “vĩ” khỏi ngay [22].

Tà khách ở Lạc của Túc Thiếu dương, khiến người đau nhức ở Khu trung (tức hai huyệt Hoàn khiếu ở đùi), không thể cất đùi lên được. Dùng “Hào” (tên một thứ châm) để châm. Nếu bệnh hàn, thời để châm lâu. Theo mặt trăng mọc lặn làm số “vĩ”, sẽ khỏi ngay [23].

Điều trị các Kính biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không bệnh, thời dùng phép mậu thích (1) [24].

Tai điếc, thích ở Thủ Dương minh, không khỏi, nên thích ở Thông mạch. mạch này ở phía trước tai. Thính hội [25].

Răng đau nhức, thích ở Thủ Dương minh, không khỏi thích vào (cái mạch dẫn vào trong răng), ở khe răng, sẽ khỏi ngay [26].

Tà khách ở khoảng 5 Tàng, khi phát bệnh, đau rút ở trong mạch, lúc đau, lúc đỡ, nhận kỹ bệnh, rồi dùng phép Mậu thích. Thông nhị tĩnh huyệt. Trông kỹ và thích ở Mạch tại các đầu móng chân và móng tay, cho ra huyết. Cách ngày một lần thích. Thích một lần không khỏi thích năm lần [27].

Cái tà của Thủ Dương minh do sự “mậu truyền” (tức dẫn nhầm) mà dẫn lên răng (thuộc Túc Dương minh); răng và môi lạnh và đau. Trên mạch ở trên mu tay có huyết sắc hiện lên, thời thích bỏ đi, lại thích dưới móng ngón tay giữa thuộc về mạch Thương dương của Túc dương minh, đều một “vĩ”, khỏi ngay. Bệnh nhân tả thích ở bên hữu, bệnh bên hữu, thích ở bên tả [28].

Tà khách ở lại cả Thủ, Túc Thái âm Thiếu âm và Túc Dương minh. Năm lạc đó, đều hội họp ở trong tai, trên chằng lên “tả giác”. Vì tà khách ở Lạc nên 5 lạc  đều kiệt, khiến cách mạch ở thân thể đều động, người đờ ra như “thây” không biết gì...Hoặc gọi là Thi quyết. Thích ở cạnh bên trong ngón chân cái, phía trên móng, Aàn bạch cách móng vằng cái lá hẹ nằm ngang, rồi thích ở Túc tâm, thích phía trên ngón chân giữa, đều một “Vĩ”, sau lại thích cạnh bên Lệ đài trong ngón tay cái, cách móng tay bằng một cái lá hẹ nằm ngang,  sau lại thích đầu Nhuệ cốt thuộc Thủ Tâm chủ Thiếu âm, đều một “Vĩ”, khỏi ngay, nếu không khỏi, gọt bỏ chỗ tóc ở tả giác, vuông bằng một tấc, đốt lấy than, hòa vào một chén rượu ngon, cho uống. Người không biết uống cũng cố uống, khỏi ngay [29].

30) Phàm cái số thích, trước phải nhận ở Kinh mạch, án tay dò xem, xét rõ hư thực để điều trị. Nếu khí huyết không điều thích vào kinh mạch, nếu có nơi đau mà kinh mạch không mắc bệnh, dùng phép Mậu thích. Lại trong ở bì bộ của huyết lạc hiện lên, đều phải thích cả. Đó là phương pháp Mậu tích [30].

 

THIÊN  64 : TỨ THỜI THÍCH NGHỊCH TÙNG LUẬN

 

Quyết âm hữu dư, thời mắc bệnh Aâm tý, bất túc, thời mắc bệnh Nhiệt tý, Hoạt, thời mắc bệnh Hồ sán phong; sắc, thời mắc bệnh Thiếu phúc tích khí [1] .

Thiếu âm hữu dư, mắc bệnh Tý, và ẩn chuẩn (mọc nóát như sởi); bất túc, mắc chứng Phế tý. Hoạt thời mắc bệnh Phế phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, và tiểu ra huyết [2].

3 Thái âm hữu dư, mắc bệnh Nhục tý và hàn trung, bất túc, thời mắc bệnh Tỳ tý. Hoạt thời mắc bệnh Tý, Phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, Tâm phúc bị [3].

4) Dương minh hữu dư, mắc bệnh mạch tý, mình thường nóng. Bất túc, mắc bệnh Tâm tý, hoạt thời mắc bệnh Tâm phong sán, sắc, thời mắc bệnh tích, thỉnh thoảng hay kinh [4].

5) Thái dương hữu dư, mắc bệnh cốt tý, mình nặng, bất túc, mắc bệnh thận tý, hoạt thời mắc bệnh Thận phong sán, sắc thời mắc bệnh tích, thỉnh thoảng phát chứng điên [5].

6) Thiếu dương hữu dư, ắc bệnh Cân tý, hiếp mãn, bất túc, mắc bệnh Cân tý. Hoạt, thời mắc bệnh Can phong sán, sắc thời bệnh tích, thỉnh thoảng gân rút, và đau mắt [6].

Aáy cho nên: khí mùa Xuân ở Kinh mạch, khí mùa Hạ ở Tôn lạc, khí mùa Trường hạ ở Cơ nhục, khí mùa Thu ở Bì phu, khí mùa Đông ở trong Cốt tủy [7].

 Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết nguyên nhân ra làm sao? [8]

 Mùa Xuân, là thời kỳ khí trời mới mở ra, khí đất mới phát tiết, váng mỡ, giá tan, thủy lưu hành, kinh thông lợi. Cho nên khi người ở trong mạch. Mùa Hạ, kinh đầy, khí ràn, vào Tôn lạc để tiếp nhận lấy huyết, bì phu do đó được đầy dặc, mùa Trường hạ kinh lạc đều thịnh, do bên trong tiết vào cơ nhục, mùa Thu, khí trời mới thâu lễm, tấy lý vít lấp, bì phu khô dẳng, mùa Đông che giấp huyết khí ở bên trong, bám liền vào cốt tủy, để lại giao thông với 5 Tàng [9].

Vậy nên, tà khí thường theo khí huyết của con người ở bốn mùa để thừa cơ vào “Khách”. Nhưng đến sự biến hóa thời thật khó mà đo lường. Dù sao cũng phải thuận theo ở Kinh khí để dùng phép thích, nếu tích trừ được tà khí, thời loạn khí sẽ không sinh ra được.

 Hoàng Đế hỏi:

Thích trái với bốn mùa, mà sinh loạn khí, bệnh trạng như thế nào? [11]

Kỳ Bá thưa rằng:

Mùa Xuân mà thích ở Lạc mạch (xuân khí ở Kinh mạch, mà thích Lạc mạch, là trái), huyết khí sẽ ràn ra ngoài, khiến người thiểu khí, mùa xuân mà thích ở cơ nhhục, huyết khi sẽ vòng đi ngược, khiến người thượng khí, mùa xuân, mùa Xuân mà thích ở Cân cốt, huyết khí sẽ bám vào trong, khiến người phúc trướng [12].

 Mùa Hạ mà thích ở Kinh mạch (mùa Hạ huyết khí đã ra ngoài Tôn lạc), huyết khí sẽ bị kiệt, khiến người rã rời, mùa Hạ mà thích ở Cơ nhục, huyết khí sẽ lộn vào trong, khiến người hay khủng, mùa Hạ mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ nghịch lên, khiến người hay nóä [13].

 Mùa thu mà thích ở Kinh mạch, huyết khí sẽ ngược lên, khiến người hay quên, mùa Thu thích ở Lạc mạch, khiến khí không dẫn được ra bên ngoài, khiến người nằm không muốn cựa, mùa Thu mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ tan rã ở bên trong, khiến người rét run [14].

 Mùa Đông mà thích ở Kinh mạch, huyết khí sẽ đều thoát, khiến người mắt trông không tỏ, mùa Đông mà thích ở Lạc mạch khí bên trong sẽ tiết ra bên ngoài, lưu thành chứng đại tý, mùa Đông mà thích ở cơ nhục, dương khí sẽ kiệt tuyệt, khiến người hay quên [15].

 Phàm sự thích về bốn mùa đó, đều gây nên bệnh lớn, không thể theo [16].

 Vậy về phép thích, không biết kinh mạch của bốn mùa, bệnh sẽ sinh ra, nếp lấy thuận làm nghịch, chính khí sẽ loạn ở bên trong, tà khí và tinh khí sẽ cùng xung đột nhau. Vậy, tất phải xét rõ chín hậu, khiến cho chính khí không loạn, thời tinh khí mới không nghịch chuyển mà gây nên bệnh loạn [17].

Hoàng Đế nói:

Thích vào năm Tàng, nếu trúng Tâm, thời một ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng “ợ” trúng Can thời năm ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng muốn nói luôn miệng, trúng Phế thời ba ngày sẽ chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng ho, trúng Thận sáu ngày chết, khi mới phát, sẽ là chứng hắt hơi và vươn vai trúng Tỳ, mười ngày chết, khi mới phát sẽ là chứng thốn (nuốt nước miếng). Thích làm thương đến năm Tàng, tất phải chết, mà các bệnh lúc mới phát ra đều theo tính các bả tàng. Nhân đó có thể biết được là bao giờ chết [18].

 

THIÊN  65 : TIÊU BẢN LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Bệnh có tiêu (ngọn), bản (gốc), thích có nghịch có tùng (thuận), nghĩa đó như thế nào? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Về phương pháp thích, phải phân biệt âm dương, trước sau cùng ứng, nghịch tùng đều hợp, tieuâ bản cùng thay đổi [2].

Cho nên nói rằng: có khi ở tiêu, mà cầu nó ở tiêu, có khi ở bản, mà cầu nó ở bản, có khi ở bản mà cầu nó ở tiêu, có khi ở tiêu mà cầu nó ở bản [3].

Cho nên về phương pháp điều trị, có khi lấy ở tiêu mà được, có khi lấy ở bản mà được, có khi nghịch thủ mà được, có khi tùng thủ mà được [4].

Vậy nếu biết nghịch với tùng đó là chính pháp không còn gì hơn, biết được tiêu bản muôn làm muôn đứng, không biết tiêu bản, làm càn ra chi...[5]

Nói về cái đạo âm dương, nghịch tùng, và tiêu bản... mới nghe nhỏ, mà sau thật lớn, nói một điều mà biết được cái hại của trăm bệnh [6].

Ít mà là nhiều, nóâng mà là sâu, có thể nói một mà biết được trăm [7].

Do nóâng mà biết được sâu, xét gần mà biết được xa. Nói tiêu với bản, không nên tương phản [8].

Trị “phản” là nghịch, trị “đắc” là tùng.Trước mắc bệnh mà sau nghịch, trị ở bản; trước nghịch mà sau mắc bệnh, trị ở bản [9]. Trước hàn mà sau sinh bệnh, trị ở bản, trước mắc bệnh mà sau sinh hàn, trị ở bản [10].  Trước nhiệt mà sau mắc bệnh, trị ở bản, trước nhiệt mà sau xin trung mãn, trị ở tiêu [11]. Trước mắc bệnh mà sau tiết tả, trị ở bản, trước tiết tả mà sau thêm bệnh khác, trị ở bản, hãy điều hòa trước đã, rồi hãy trị bệnh khác [12]. Trước mắc bệnh mà sau sinh chứng phiền tâm, trị ở bản. Bởi ở trong thân thể con người, có khách khí, lại có đồng khí  [13]. Tiểu, đại không lợi, trị ở tiểu, tiểu, đại lợi, trị ở bản  [14]. Bệnh phát sinh mà hữu dư, bản mà là tiêu, trước hãy trị bản, rồi mới trị tiêu bệnh phát sinh mà bất túc, tiêu mà là bản, trước hãy trị tiêu, rồi mới trị bản [15]. Cẩn thận xét xem “gian” hay “Thậm”, lấy ý của mình để điều trị. Nếu “gian” thời tính hành, “thậm” thời độc hành. Tỉ như: trước tiểu, đại không lợi, mà rồi mới sinh bệnh khác, phải trị ở bản  [16].

Bệnh có tương truyền, tỉ như Tâm bệnh, trước Tâm thống qua một ngày thời phát chứng Khái, qua ba ngày Hiếp chi thống: qua năm ngày vít lấp không thông, thân đau mình nặng, qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về nửa đêm, mùa Hạ chết về đúng trưa ( [17]

Bệnh ở Phế, suyễn khái, qua ba ngày mà hiếp chi mãn và thống, lại qua một ngày mà thân nặng mình đau, lại qua năm ngày mà trướng. Lại qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa hạ chết về lúc mặt trời mọc [18]

Bệnh ở Can, đầu váng mắt hoa, Hiếp chi mãn, qua ba ngày, mình nặng, thân đau, qua năm ngày, sẽ phát trướng, lại qua ba ngày, yêu, tích và thiếu phúc đau, ống chân nhức, lại qua ba ngày không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa Hạ chết về sáng sớm [19].

Bệnh ở Tỳ, thân đau, mình nặng. Qua một ngày mà Trướng, qua hai ngày, thiếu phúc, yêu, tích đau, xương ống chân nhức, qua ba ngày, bối, lữ và cân thống, tiểu tiện bế, qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông, chết về lúc người đi ngủ yên; mùa Hạ, chết về lúc nửa buổi [20].

Bệnh ở Thận, Thiếu phúc và yêu, tích thống, xương ống chân, rức, qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế, qua ba ngày, phúc trướng, qua ba ngày lưỡng hiếp chỉ thống, lại qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết Mùa Đông, chết về lúc sáng rõ, mùa Hạ, chết về lúc tối đã lâu [21].

Bệnh ở Vị, trướng mãn, qua năm ngày, thiếu phúc và yêu tích thống, xương ống chân nhức; qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế, qua năm ngày thân thể nặng nề, qua sáu ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về nửa đêm, mùa Hạ chết về xế chiều [22].

Bệnh ở Bàng quang, tiểu tiện bế; qua 5 ngày, Thiếu phúc trướng, yêu tích thống, xương ống chân nhức, qua một ngày, phúc trướng, lại qua một ngày thân thể thống, lại qua hai ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông, chết về gà gáy, mùa Hạ, chết về chiều tà [23].

Các bệnh ở trên do sự “thắng, khắc” mà truyền đều có cái trường hợp chóng chết, dù có phép thích cũng không sao cứu chữa được. Hoặc tương  truyền đến cách một Tàng, thời thôi, không truyền sang Tàng khác nữa, như thế mới có thể thích. Tỉ như: Tâm bệnh truyền Can, Can bệnh truyền tỳ, đó là con đi lấn mẹ... Đến Can Tàng, Tỳ Tàng thời thôi, không lại do sự  “thắng, khắc” để truyền sang Tàng khác. Như thế mới có thể dùng phép thích. Lại tỉ như: Tâm bệnh truyền Tỳ, Phế bệnh truyền Thận, đó là mẹ đi lấn con, nhờ được cái sinh khí của mẫu tàng, còn là chứng không đến nóãi chết. Lại như Tâm bệnh truyền Thận, Phế bệnh truyền tâm, Can tàng truyền Phế v.v... Đó là do nơi “sở bất thắng” mà lại, bệnh nhẹ, cũng có thể dùng phép thích [24].

THIÊN  66 : THIÊN NGUYÊN KỶ ĐẠI LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi rằng:

Trời có năm hành, trị năm vị, để sinh ra hàn, thử, táo, thấp và phong (1) Người có năm Tàng, hóa sinh năm khí, để sinh ra hỷ, nóä, ưu, tư, khủng (2). Trên Luận nói: năm vận cùng nóái, đều có chủ trị; cứ chọn một năm, “chu” mà lại bắt đầu... Tôi đã hiểu lẽ đó rồi. Xin cho biết cái “hậu” của tam âm, tam dương, tương hợp như thế nào (3)? [1]

1) Năm hành của trời tức là năm khí: Đan là đỏ, Kiềm là vàng. Thương là xanh, Tố là trắng, Huyền là đen, Năm vị, tức là vị của năm phương, mà cũng tức là năm hành của đất. Hàn, thử, táo, thấp, phong tức là 6 khi của trời. Ý đây nói: năm khí của trời, hợp với sự phối hợp của mười Can, để hóa sinh ra năm hành của đất, năm hành của đất lại sinh ra 6 khi của trời.

2) Năm Tàng, tức là do năm hành sinh ra. Khí của năm hành tức là: phong, nhiệt, thấp, táp, hàn. Hỳ nóä, ưu, tư, khủng là “thần chí” của năm Tàng.

Ngẫm như: ở giờ là khi, ở đất thành hình, hình khi cùng cảm mà muôn vật hóa sinh. Con người nhờ năm hành của đất để gây nên thân hình... Do cái năm Tàng có hình để hóa sinh ra năm khí và năm chí... Mà lại thông với thiên khí.

3) “Trên luận”, tức là nói những bài Lục tiết Tàng tượng v.v... Năm vận là: Năm Giáp, Kỷ thuộc về Thổ vận, năm Aát, Canh thuộc về Kim vận, năm Bính, Tân thuộc về Thủy vận, năm Đinh Nhâm thuộc về Mộc vận, năm Mậu, Quý thuộc về hỏa vận. Về tam âm, tam dương thời, hai năm Tý Ngọ, Thiếu âm làm chủ, hai năm Sửu, Vị (Mùi), Thái âm làm chủ, hai năm Dần, Thân, Thiếu dương làm chủ, hai năm Mão, Dậu, Dương minh làm chủ, hai năm Thìn, Tuất, Thái dương làm chủ, hai năm Tỵ, Hợi, quyết âm làm chủ.

Quỷ Du Khu vái tay, cúi đầu mà thưa rằng:

Năm vận, âm dương là đạo của trời. Nó là cương kỷ của muôn vật, cha mẹ của biến hóa, gốc ngọn của sinh sát, và là cái “phủ” của một sự thần minh đó (1) [2].

Vật sinh ra gọi là hóa, vật đến gọi là biến, âm dương khôn lường, gọi là thần; thần dụng vô phương gọi là thánh (2) [3].

Cái công dụng của sự  biến hóa, ở trời gọi là huyền (1), ở người gọi là đạo (2), ở đất gọi là hóa (3). Do đó hóa sinh ra năm vị (4). Đạo sinh ra trí (5). Huyền sinh ra thần (6).

Thần ở trời là phong, ở đất là mộc, ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở trời là thấp, ở đất là thổ, ở trời là táo, ở đất là kim, ở trời là hàn, ở đất là thủy. Cho nên ở trời là khí, ở đất thành hình. Hình, khi cùng cảm, muôn vật do đó mà sinh ra (1) [5].

Vậy nên, trời đất đó là trên dưới của muôn vật, tả hữu đó là đường lối của âm dương (2), thủy hỏa đó là triệu chứng của khí âm dương (3); Kim, mộc đó là chung thủy của sự sinh thành (4).

Khí có nhiều, ít, hình có thịnh suy. Do sự trên dưới cùng cảm triệu, mà cái khí thái quá hay bất cập càng được rõ ràng.

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết năm vận chủ thời, như thế nào? (1) [8].

Qủy Du Khu thưa rằng:

- Năm khí vận hành, đều chọn cơ nhật (2), không những chủ thời mà thôi [9].

Xin cho biết rõ.. [10].

Thần xét trong Đại thủy Thiên nguyệt Sách văn chép rằng: “Thái hư rộng thẳm, gây nên hóa nguyện, muôn vật gây lúc đầu năm vận chọn chu thiên (3); khí tán ra chân linh, tổng thống cả Khôn nguyên (4); chín sao treo sáng, bảy Diệu vòng quanh (5) rằng âm, rằng dương, rằng như, rằng cương (6); u hiển đã xếp hàn, thử, thỉ, trương (7); sinh sinh, hóa hóa, phẩm vật phô bày (8)... Đạo lý đó, truyền tới thần, đã mười đời nay...

Hoàng Đế hỏi:

- Khí có nhiều ít, hình có thịnh suy, là thế nào? [12].

Qủy Du Khu thưa rằng:

Khí của âm, dương, có kinh nhiều, có kinh ít, nên gọi là tâm âm, tam dương. “Hình có thịnh suy” là nói về chủ trị của năm hành có thái quá và bất cập (1). Cho nên lúc bắt đầu; do hữu dư mà đi, bất cập sẽ theo; do bất túc mà đi, hữu dư sẽ theo. Biết được nghinh (tức đi) và tùy (tức theo), thời  cái khi thái quá hay bất cập có thể dự biết được (2) [13].

Ưùng với trời là Thiên phù, ứng với năm là Tuế trị; “Tam hợp’ sẽ trị (3) [14].

Hoàng Đế  hỏi:

Trên dưới cùng cảm triệu, là nghĩa thế nào? [15]

Quỷ Du Khu thưa rằng:

- Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa... Thuộc về Aâm Dương của trời. Tam âm, tam dương, thượng phụng (như ứng theo) với nó. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa... Thuộc về Aâm Dương của đất, sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng ứng theo với nó (1) [16].

Trời có Aâm Dương để sinh, khí Aâm để trưởng, đất lấy khí Dương để sái (giảm bớt), khí Aâm để tàng (2) [17].

Trời có Aâm Dương, đất cũng có Aâm Dương, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa... Đó là Aâm Dương của đất, chủ về sinh, trưởng hóa, thâu, tàng. Cho nên trong Dương có Aâm, trong Aâm có Dương (3) [18].

Vì vậy, muốn biết Aâm Dương của trời đất, ứng với khí của trời, động mà không ngừng, cho nên cứ hết 5 năm thời “hữu thiên”; ứng với khí của đất, tĩnh mà giữ vị, cho nên cứ hết sáu năm lại hoàn hội (4) [19].

Động, tĩnh cùng triệu, trên dưới cùng là, Aâm Dương cùng thay đổi, sự biến hóa do đó mà sinh ra (5) [20].

Hoàng Đế hỏi:

Trên, dưới, chu, kỷ, có số nhất định chăng ? [21]

Qủy Du Khu thưa rằng:

Trời lấy số “sáu” làm tiết, đất lấy số “năm” làm chết. Chu thiên khí thời cứ 6 năm là một lượt chung địa kỷ thời cứ 5 năm là một chu. Do đó, quân hỏa được sáng tỏ, tướng hỏa được yên ngôi (1) [22].

“Năm” với “sáu” cùng hợp, vậy nên cứ 720 khí làm một kỷ. Phàm 30 năm, cộng được 1440 khí. Tức 60 năm là một “chu” Bất cập hay thái quá, đều do đó có thể thấy rõ được (2) [23].

Hoàng Đế hỏi:

Theo lời nói của phu tử, trên rõ hết thiên khí, dưới rõ hết địa kỷ, thật là đầy đủ. Nhưng tôi muốn nhờ đó trước để trị dân, rồi đến trị thân, khiến trăm họ hiểu biết, trên dưới cùng thân, đức trạch thấm nhuần, con cháu hết lo, truyền mãi về sau không bao giờ cùng... Vậy xin cho biết thêm… [24]

Qủy Du Khu nói:

Cái định số của sự thái quá hay bất cập, rất là cơ vi. Nhưng khí tới có thể nhận thấy, khí đi có thể theo dõi. Vậy phải kính cẩn, không được coi thường, nếu trái lẽ đó, sẽ bị tai ương… [25]

Hoàng Đế nói:

- Khéo nói về trước, tất hiểu sau, đã hiểu nơi gần, tất rõ chỗ xa. Chí số tế vi đến thế mà suy diễn không nhẩm, thật là minh triết lắm rồi. Vậy xin phu tử giảng giải cho có điều lý, giảm ước mà không thiếu, dễ dàng mà khó quên... [26]

Qủy Du Khu nói:

Tôi được nghe, về năm Giáp, Kỷ, Thổ vận làm chủ, về năm Aát, Canh, Kim vận làm chủ, về năm Bính, Tân, Thủy vận làm chủ, về năm Đinh Nhâm, Mộc vận làm chủ; về năm Mậu Qúi, Hỏa vận làm chủ.. [27].

Hợp với tam âm, tam dương như thế nào? [28]

Về năm, Tý, Ngọ, trên thấy Thiếu âm, về năm Sửu, Vị (Mùi) trên thấy Thái âm, về năm Dần, Thân, trên thấy Thiếu dương về năm Mão, Dậu trên thấy Dương minh, về năm Thìn, Tuất trên thấy Thái dương, về năm Tỵ, Hợi, trên thấy quyết âm... Vậy Thiếu âm đó là Tiêu, mà quyết âm đó là Chung (cuối cùng) (1) [29].

Ở trên quyết âm, phong khí làm chủ, ở trên Thiếu âm, nhiệt khí làm chủ, ở trên Thái âm, thấp khí làm chủ, ở trên Thiếu dương, Tướng hỏa làm chủ, ở trên Dương minh, táo khí làm chủ, ở trên Thái dương, hàn khí làm chủ. Đó tức là Bản và gọi là “lục nguyên” (2) [30].

Hoàng Đế nói:

Đạo rất huyền ảo, bàn rất rõ ràng, xin ghi vào Ngọc bản, cất vào Kim qũi và đặt tên là: Thiên Nguyên kỷ.

 

 

THIÊN 67 : NGŨ VẬN HÀNH ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế ngồi ở nhà Minh Đường, mới bắt đầu chỉnh lại thiên cương, rộng xem tám phương (cực), suy xét năm thường (1). Mời Thiên sư (Kỳ Bá) mà hỏi rằng:

Tôi nghe phu tử cho biết cái số về “ngũ vận”, chỉ có cái nghĩa là năm khí chủ về các năm mà thôi. Giờ Qủy Du Khu lại nói với tôi rằng” Thổ chủ về Giáp, Kỷ, Kim chủ về Aát, Canh, Thủy chủ về Bính, Tân, Mộc chủ về Đinh, Nhâm, Hỏa chủ về Mậu Qúi... Và ở trên Tý, Ngọ, Thiếu âm làm chủ, ở trên Sửu, Vị (Mùi), Thái âm làm chủ, ở trên Dần, Thân, Thiếu dương làm chủ, ở trên mão, Dậu, Dương minh làm chủ, ở trên Thìn, Tuất, Thái dương làm chủ, ở trên Tỵ, Hợi, Quyết âm làm chủ... So với âm dương của năm vận sáu khí không hợp, là sao vậy? [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Quỷ Du Khu nói như vậy là hiểu cái đại âm dương của trời đất đó. Phàm về “số” mà có thể đếm được cái “sở hợp” mà thôi. Đến như âm dương của trời đất, đếm có thể được mười, mà suy ra có thể thành trăm; đếm có thể được nghìn, mà suy ra có thể thành vạn... Vậy không thể nào lấy “số” để suy mà chỉ có thể lấy “hình tượng” để ví (1) [2].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết lúc đầu ra làm sao? [3].

Kỳ Bá thưa rằng:

Thần xem ở Thái thủy Thiên nguyên sách có chép rằng:

Cái khí của Đan thiên, qua ở Mậu phận thuộc sao Ngưu, Nữ cái khí của Kiền thiên, qua ở Kỷ phận, thuộc sao Tâm, Vỹ, cái khí Thương thiên, qua ở các sao Nguy, Thất, Liễu, Quỷ, cái khí của Huyền thiên, qua ở các sao Trương, Dực, Lâu, Vị... Như nói về Mậu Kỷ phận, tức là khoảng sao Khuê, Bích, Giác, Chẩn, mà là cửa ngõ của trời đất. Tóm lại, bắt đầu của sự biến hóa, đạo do đó mà sinh ra, cần phải hiểu biết lắm mới được (2) [4].

Hoàng Đế hỏi:

Luận nói: trời đất là trên dưới của muôn vật, tả hữu là đạo lộ (đường lối) của âm dương, xin cho biết rõ nghĩa đó ra sao?(1) [5]

Kỳ Bá thưa rằng:

Luận nói về trên dưới, là trên dưới của từng năm, và âm dương ở về nơi nào (2) [6].

Nói về tả hữu: Phàm trên thấp Quyết âm, thời bên tả là Thiếu âm, bên hữu là Thái dương, thấy Thiếu âm, thời bên tả là Thái âm, bên hữu là Quyết âm; thấy Thái âm, thời bên tả là Thiếu dương, bên hữu là Thiếu âm, thấy Dương minh, thời bên tả là Thái dương, bên hữu là Thiếu dương; thấy Thái dương, thời bên tả là Quyết âm, bên hữu là Dương minh... Đó là ngoảnh mặt về phương bắc để định rõ ngôi mà nói (3) [7].

Hoàng Đế hỏi:

Thế nào là dưới?[7]

Kỳ Bá thưa rằng:

Quyết âm ở trên thời Thiếu dương ở dưới, tả là Dương minh, hữu là Thái âm. Thiếu âm ở trên thời Dương minh ở dưới tả là Thái dương, hữu là Thiếu dương, Thái âm ở trên thời Thái dương ở dưới, Tả là Quyết âm, hữu là Dương minh, Thiếu dương ở trên thời Quyết âm ở dưới, tả là Thiếu âm, hữu là Thiếu dương; Dương minh ở trên thời thời Thiếu âm ở dưới, tả là Thiếu dương, hữu là Thiếu âm... Đó tức là cái ngoảnh mặt về phương Nam để ấn định bộ vị, còn sự nhận thấy là do người hướng về Bắc để xem vậy (1) [8]

Trên dưới cùng gặp, hàn thử cùng lâm (tới); khi tương đắc thời hòa, không tương đắc thời bệnh (2) [9].

Hoàng Đế hỏi:

Khí không tương đắc mà bệnh, là thế nào? [10]

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là vì lấy dưới để lâm lên trên, không đúng với địa vị, nên sinh bệnh (3) [11].

Động tĩnh như thế nào ? [12]

Ở trên thời hữu hành (đi vòng sang bên hữu), ở dưới thời tả hành... tả hữu đi hết một “chu”, còn dư, thời lại hội (4). [13]

Hoàng Đế hỏi:

Tôi nghe Qủy Du Khu nói: “Ưùng với đất thời tĩnh”, giờ Phu tử lại nói: “ở dưới thời tả hành...” vậy thế là nghĩa sao? [14]

Kỳ Bá thưa rằng:

Trời, đất, động, tĩnh, năm hành thiên, phục. Tuy đời trước của Qủy Du Khu cũng chỉ biết được động tượng của trời mà thôi. Còn về “tĩnh hình” của dất thời vẫn chưa rõ (1) [15]

Cái công dụng của sự biến hóa, trời bày ra tượng, đất gây nên hình, “thất diệu” kinh vĩ ở khoảng Thái hư, ngũ hành chương minh ở trên mặt đất. Đất, cốt để chở mọi hình loại đã sinh thành; Thái hư, cốt để bày cái tinh khí hiển hiện ở trên trời. Sự động của hình với tinh, cũng như gốc rễ đối với cành là. Ngửa lên xem tượng, dù xa cũng có thể biết được (2) [16].

Hoàng Đế hỏi:

Đất, ở về phần dưới, phải không? [17]

Kỳ Bá thưa rằng:

Đất sở dĩ ở dưới người, chính vì nó ở trong khoảng Thái hư đó [18].

Có nương tựa vào đâu không? [19]

Chỉ do “đại khí” mang lên đó thôi (3) [20].

Nhờ khí táo để làm cho can (khô), nhờ khí thử để làm cho chưng (như nung, nấu, hấp), nhờ khí phong để làm cho động, nhờ khí thấp để làm cho nhuận, nhờ khí hỏa để làm cho kiên (cứng, rắn lại), nhờ khí hỏa để làm cho ôn, cho nên khí phong hàn ở dưới, khí táo nhiệt ở trên, khí thấp ở khoảng giữa... Sáu khí đó du hành khắp ở trên và dưới, do đó mới thành được sự sinh hóa (1) [21].

Cho nên khí táo thắng thời đất “can”, khí thử thắng thời đất nhiệt, khí phong thắng thời đất động, khí thấp thắng thời đất lầy (nê), khí hàn thắng thời đất nứt (lạt), khí hỏa thắng thời đất cố (rắn bền) (2) [22].

Hoàng Đế nói:

Khí của trời đất, lấy gì để “bậu” được? [23]

Kỳ Bá thưa rằng:

Khí của trời đất, và cái biến chuyển của thắng phục, không hình ra ở “chẩn” (tức chẩn mạch). Mạch pháp nói rằng “sự biến của trời đất, không thể chẩn ở mạch...” Tức là nghĩa đó (1) [24].

Hoàng Đế hỏi:

Gián khí như thế nào? [25]

Kỳ Bá thưa rằng

Tùy cái “sở tại” của khí, phải dự kỳ ở hai bên tả hữu (2) [26].

Hoàng Đế hỏi:

Dự kỳ như thế nào? [27].

Kỳ Bá thưa rằng:

Theo với khí thời hòa trái với khí thời bệnh (3). Không đúng với địa vị cũng sinh bệnh (4): thay đổi mất địa vị cũng bệnh (5); bỏ mất cái địa vị nên giữ thời nguy (6); Xích với thốn trái nhau thời chết (7); Aâm Dương giao nhau cũng chết (8); trước hãy lập lấy năm, để biết là khí gì và tả hữu tương ứng như thế nào, rồi sau mới có thể nói được đến thử, sinh, nghịch, thuận (9) [28].

Hoàng Đế hỏi:

Hàn, thử, thấp, táo, phong, hỏa... Hợp với người như thế nào Đối với muôn vật, sao mà hóa sinh được? [29].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Đông phương sinh ra phong, phong sinh hành mộc, mộc sinh ra vị toan (chua), toan sinh ra Can, Can sinh ra Cân, Cân sinh ra Tâm (1), nó ở trời là Huyền, ở người là đạo, ở đất là hóa, do hóa mà sinh ra năm vị. Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần, hóa sinh ra khí. Thần, ở trời là Phong, ở đất là Mộc, ở thể là Cân, ở khí là Nhu (mềm mại), ở Tàng là Can (2).

Tính của nó là huyên (ấm áp); đức của nó là hòa, công dụng của nó là động, sắc của nó là thương (xanh); về sự hóa của nó là vinh (tươi tốt). Thuộc về trùng là giống có mao (lông), chính của nó là tán (sơ tán), bệnh của nó là tuyên phát, sự biến của nó là tồi lạp (bẻ gãy); tai sảnh của nó là vẫn (rơi rụng), vị của nó là toan, chí của nó là nóä. Do nóä sẽ làm thương Can, nhờ “bi” sẽ thắng nóä, phong làm thương Can; táo sẽ thắng phong, toan làm thương Cân, tân sẽ thắng toan [30]

Nam phương sinh nhiệt, nhiệt sinh ra hành hỏa, hỏa sinh ra vị khổ, khổ sinh ra Tâm, Tâm sinh ra huyết, huyết sinh ra Tỳ. Nó ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở thể là mạch, ở khí là tức (hơi thở), ở Tàng là Tâm. Tính của nó là thử (nắng, nóng) đức của nó là hiển (tỏ tường, rõ ràng): công dụng của nó là táo (nóng nảy, vội vàng); sắc của nó là Xích (đỏ), hóa của nó là mậu (tốt, về mùa Hạ cây cỏ rậm rạp). Thuộc loại trùng là loài Vũ (lông cánh), chính của nó là Minh (sáng); lệnh của nó là uất chưng (nung, nấu, nóng, bức); biến của nó là viêm thước (bốc cháy); tai sảnh của nó là phần, bính (đốt; viêm thước, phần, bính đều là hình dung cái khí cực nhiệt); vị của nó là khổ, chí của nó là hỷ. Hỷ làm thương Tâm, khủng sẽ thắng được hỷ, nhiệt làm thương khí, hàn sẽ thắng được nhiệt, khổ làm thương khi, hàn sẽ thắng được khổ [31].

Trung ương sinh ra thấp, thấp sinh ra hành thổ, thổ sinh ra vị Cam; cam sinh ra Tỳ, Tỳ sinh ra nhục. Nhục sinh ra Phế. Nó ở trời là thấp, ở đất là thổ, ở thể là Nhục, ở khí là xung (đầy); ở Tàng là Tỳ. Tính của nó là tĩnh; đức của nó là Nhu (ẩm ướt); công dụng của nó là hóa, sắc của nó là hoàng (vàng); hóa của nó là doanh (đầy, cũng như xung), về trùng thuộc loại Khỏa (loài trùng có nhiều chất thịt, do đất sinh ra); chính của nó là yên tĩnh, lệch của nó là râm hội (lở nát, khi thấp nhiều quá)... Vị của nó là Cam; chí của nó là tư (nghĩ, nhớ). Tư làm thương Tỳ, nóä sẽ thắng được tư, thấp làm thương nhục, phong sẽ thắng được thấp; cam làm thương Tỳ, toan sẽ thắng được Cam [32].

Tây phương sinh ra táo, táo sinh ra hành kim, kim sinh ra tân, tân sinh ra Phế, Phế sinh ra bì mao, bì mao sinh ra Thận. Ở trời là táo, ở đất là kim, ở thể là bì mao, ở khi là thành; ở Tàng là Phế. Tính của nó là lương (mát); đức của nó là thanh (trong trẻo); công dụng của nó là trắng; hóa của nó là liễm (thâu, liễm lại) thuộc về trùng là loài giới (loài có vỏ cứng bên ngoài như trai, sò) chính của nó là Kinh (cứng cáp); lệch của nó là vụ lộ (mù, móc); biến của nó là túc sái, tai sảnh của nó là úa rụng; vị của nó là tân, chí của nó là ưu. Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu; nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt, tân và thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (1) [33].

Bắc phương sinh hàn, hàn sinh ra hành Thủy, Thủy sinh ra vị hàm, hàm sinh ra Thận, Thận sinh ra cốt tủy, tủy sinh ra Can. (cứng), ở Tàng là Thận. Tính của nó là lâm (rét, run); đức của nó là hàn, công dụng của nó là (...? nguyên bản khuyết một chữ), sắc của nó là Hắc (đen); tà của nó là túc (nghiêm ngặt) về trùng thuộc loại lân (loài có vảy); chính của nó là Tĩnh (yên lặng) lệnh của nó là ) (...? nguyên bản khuyết một chữ). Nó biến là ngưng tật (rét buốt), tại sảnh của nó là băng hộc (mưa đá), vị của nó là hàm, chí của nó đều có chủ trị về từng mùa. [34].

Là Khủng, Khủng thương thận. Tư thắng khủng. Hàn làm thương huyết táo thắng hàn. Vị mặn làm thương huyết. Vị ngọt thắng vị mặn. Vị trí của Ngũ khi đã được nói ở trước đây. Nếu không có tà khi thì nó sẽ ở chính vị.

Hoàng Đế  hỏi:

Bệnh biến đổi như thế nào?

Kỳ Bá thưa:

Khi tương đắc thì nhẹ, khi không tương đắc thì nặng, thì theo tà, Phụ tà thì sợ, Hoàng đế khen phải.

Hoàng Đế hỏi:

Chủy tuế như thế nào?

Kỳ Bá thưa:

- Khê có dư thì sẽ chế ngự, sinh ra thắng mà ức hiếp, không thắng thì không cùng chung, không thắng, không ức hiếp mà đại sao thừa lân. Thắng nhẹ mà ức hiếp, bị ức hiếp.

Thiên 68 : LỤC VI CHỈ ĐẠI LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Xa thẳm thay cái đạo của trời! Như đón mây nóåi, như trông vực sâu. Vực sâu còn có thể đo lường, mây nóåi ai biết đâu là cùng cực! Phu tử thường nói: “phải tuân đạo trời”, lòng tôi ghi nhớ. Nhưng cái nguyên lý như thế nào, xin cho biết rõ.. [1].

Kỳ Bá thưa ràng:

Muốn rõ thiên đạo, cần phảibiết cái sự tuần tự của trời và sự thịnh suy của thời bệnh [2].

Xin cho biết cái tiết “lục lục” của đạo trời, và sự thịnh suy như thế nào? [3].

Trên dưới có “vị”, tả hữu có “kỷ”. Cho nên bên hữu Thiếu dương, Dương minh chủ trị [4]. bên hữu Dương minh, Thái dương chủ trị [5];  bên hữu Thái dương, Quyết âm chủ trị [6]; bên hữu Quyết âm, Thiếu âm chủ trị [7]; bên hữu Thiếu âm, Thái âm chủ trị [8]; bên hữu Thái âm, Thiếu dương chủ trị [9]; Đó tức bảo là “Tiêu” chủa khi do Nam diện mà xem [10]. Cho nên nói: “nhận sự thuần tự của trời, để biết cái thời bệnh thịnh suy” vậy theo sự vận hành của nhật nguyệt, để định cái vị của hai khi, chính nam diện để xem... tức là nghĩa đó [11].

Ở trên Thiếu dương, hỏa khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Quyết âm [12]. Ở trên Dương minh, táo khí chủ trị, khoảng “trung” (giữa) sẽ thấy Thái âm [13]. Ở trên Thái dương, hàng khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thiếu âm [14]. Ở trên Quyết âm, phong khí chủ trị ở khoảng “trung” sẽ thấy Thiếu dương [15]. Ở trên Thiếu âm, nhiệt khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thái dương [16].Ở trên Thái âm, thấp khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thái dương, ở trên Thái âm, thấp khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thái dươnh [17]. Ở trên Thái âm, thấp khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Dương minh [18].

 Aáy bảo là “bản” đó. Ở dưới bản, tức là “trung” mà sẽ thấy, dưới chỗ “thấy” đó, tức là tiêu của khí (1) [19].

Bản, tiêu không giống, khí ứng khác tượng (2) [20].

Hoàng Đế hỏi rằng:

Về khí, có khi nên đến mà đến, có khi nên đến mà không đến, có khi đến mà thái quá, là thế nào? [21].

Kỳ Bá thưa rằng:

Nên đến mà đến là hòa; nên đến mà không đến, là “lai khí” bất cập; chửa nên đến mà đã đến, là “lai khí” hữu dư (1) [22].

Hoàng Đế hỏi:

Nên đến mà không đến, chửa nên đến mà đã đến. Như thế nào? [23].

Kỳ Bá thưa rằng:

Đúng (ứng) là thuận, trái là nghịch, nghịch thời sinh biến, biến thời bệnh (2) [24].

Thế nào là đúng?

Xét ở vật loại sinh ra biết là đúng, xét ở khi mạch, biết là đúng (3) [26].

Hoàng Đế hỏi:

Địa lý ứng với sáu tiết, khí vị như thế nào? [27].

Kỳ Bá thưa rằng:

Bên hữu Hiển minh, là vị của quân hỏa. Bên hữu quân hỏa, lui một bộ, thời Tướng hỏa chủ trị, lại đi một bộ, thời thổ khí chủ trị, lại đi một bộ, thời kim khí chủ tri, lại đi một bộ, thời thủy khí chủ trị, lại đi một bộ, thời mộc khí chủ trị, lại đi một bộ, thời quân hỏa chủ trị (1).

Ở dưới Tướng hỏa, thủy khí “thừa” theo (thừa có nghĩa như thừa phụng, tuân theo); ở dưới thủy vị, thổ khí thừa theo, ở dưới thổ vị, phong khí thừa theo, ở dưới phong vị kim khí thừa theo, ở dưới kim vị, hỏa khí thừa theo, ở dưới quân hỏa, âm tinh thừa theo [29].

Tại sao vậy [30].

Vì “cang thời hại, thừa sẽ chế lại”. Có “chế” thời mới sinh hóa. Bên ngoài bày ra thịnh suy, hại thời thành bại loạn, sinh hóa bệnh lớn (1) [31].

Hoàng Đế hỏi:

Thịnh, suy như thế nào? [32].

Kỳ Bá thưa rằng:

Không đúng với vị “tà”, đúng với vị là “chính”: Tà thời biến nhiều, chính thời chỉ “vi” (nhỏ nhẹ) thôi (1) [33].

Thế nào là đúng với vị?

Mộc vận mà lâm Mão, Hỏa vận mà lâm Ngọ, Thổ vận mà lâm Tứ qúi, Kim vận mà lâm Dậu, Thủy vận mà lâm Tý. Đó tức là tuế hội, và là sinh khi (thứ khi điều hòa...) [34].

Thế nào là không đúng với vị?

Vì là tuế không hội (hội tức hợp) (1) [35].

Hoàng Đế hỏi:

Về năm Thổ vận, trên thấy Thái âm, về năm hỏa vận, trên thấy Thiếu dương, Thiếu âm, về năm Kim vận trên thấy Dương minh, về năm Mộc vận, trên thấy Quyết âm, về năm thủy vận, trên thấy Thái dương... Là vì sao? [36].

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là cái khí tư thiên cùng với cái khí năm vận, cùng hợp, nên ở Thiên nguyên sách gọi là Thiên phù (1) [37].

Hoàng Đế hỏi:

Thiên phù với Tuế hội như thế nào? [38].

Kỳ Bá thưa rằng:

Như vậy gọi là Thái ất thiên phù...(1) [39].

Qúi, tiện như thế nào? [40]

Thiên phù như chấp pháp; tuế hội như hành lệnh. Thái ất, thiên phù như quí nhân (2) [41].

Tà “trúng” vào như thế nào? [42].

Trúng vào chấp pháp thời bệnh chóng mà nguy, trúng vào hành lệnh thời bệnh từ từ mà chậm, trúng vào qúi nhân thời bao bệnh mà chết [43].

Vị thay đổi, thời như thế nào? [44].

Quân ở vào vị thần thời thuận, thần ở vào vị quân thời nghịch, nghịch thời bệnh gần mà hại chóng, thuận thời bệnh xa mà nhẹ... Đó là sự thuận nghịch của hai hỏa... (4)

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết thế nào là Bộ? [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Mỗi một bộ, tính được 60 độ, có lẻ. Cho nên cứ 24 bộ,  sẽ chứa được “doanh” (đầy đủ) một trăm khắc mà thành một ngày thừa (1).

Hoàng Đế hỏi:

Sáu khí ứng với sự biến của năm hành, như thế nào? [48].

Kỳ Bá thưa rằng:

Vệ có chung, thủy, khí có sơ, trung, thượng, hạ... không giống nhau, nên “xét” cũng phải khác (1) [49].

Phải xét như thế nào ? [50].

Thiên khí bắt đầu từ Giáp, địa khí bắt đầu từ Tý. Tý với Giáo cùng hợp, gọi là “tuế lập”. Phải “hậu” ở thời, khí mới có thể dự biết được (2) [51].

Hoàng Đế hỏi:

Sáu khí ở trong một năm trước, sau, sớm, muộn như thế nào? [52].

Kỳ Bá thưa rằng:

Về năm Giáp tý “sơ chi khí”, số của trời bắt đầu từ thủy hả (nước nhỏ giọt xuống) một khắc, cuối cùng 87 khắc rưỡi, “nhị chi khí” bắt đầu từ 87 khắc 6 phân, cuối cùng ở 75 khắc, “tam chi khí” bắt đầu từ 76 khắc, cuối cùng 62 khắc rưỡi “tứ chi khí” bắt đầu là 62 khắc 6 phân, cuối cùng là 50 khắc, “ngũ chi khí” bắt đầu từ 51 khắc, cuối cùng là 37 khắc rưỡi “lục chi khí” bắt đầu từ 37 khắc 6 phân, cuối cùng là 25 khắc... Đó, là “sơ lục” tính theo cái số của trời vậy (1) [53].

Về năm Aát sửu, “sơ chi khí” thiên số bắt đầu từ 26 khắc cuối cùng là 12 khắc rưỡi, “nhị chi khí” bắt đầu từ 12 khắc 6 phân, cuối cùng là thủy hạ 100 khắc, “tam chi khí” bắt đầu từ một khắc, cuối cùng là 87 khắc rưỡi, “tứ chi khí” bắt đầu từ 87 khắc 6 phân, cuối cùng là 75 khắc, “ngũ chi khí” bắt đầu từ 76 khắc, cuối cùng là 62 khắc rưỡi “lục chi khí” bắt đầu từ 62 khắc cuối cùng là 50 khắc. Đó gọi là “Lục nhị”, tính theo số của trời vậy (1) [54].

Năm Đinh mão. “sơ chi khí” bắt đầu từ 76 khắc cuối cùng là 62 khắc rưỡi, “nhị chi khí” bắt đầu từ 62 khắc 6 phân, cuối cùng là 50 khắc, ‘tam chi khí” băt đầu từ 51 khắc, cuối cùng là 37 khắc rưỡi, “tứ chi khí” bắt đầu từ  37 khắc 6 phân, cuối cùng là 25 khắc, “ngũ chi khí” bắt đầu từ 26 khắc, cuối cùng là 12 khắc rưỡi, “Lục  chi khí “bắt đầu từ 12 khắc 6 phân, cuối cùng là thủy hạ 100 khắc. Đó là khí thứ tự trong 6 khí, tính theo số của trời vậy (1). Đến năm sau là năm Mậu thìn, “sơ chi khí” lại bắt đầu khắc thứ nhất. Cứ như thế mãi, hết vòng lại bắt đầu.

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết “tuế hậu” như thế nào? [57].

Kỳ Bá thưa rằng:

Nhật đi một vòng, thiên khí bắt đầu từ khắc thứ một. Nhật đi hai vòng, thiên khí bắt đầu từ 26 khắc, Nhật đi ba vòng, thiên khí bắt đầu từ 51 khắc, nhật đi bốn vòng, thiên khí bắt đầu từ 76 khắc, nhật đi năm vòng, thiên khí lại bắt đầu từ khắc thứ một. Đó gọi là một kỷ (1) [58].

Vậy nên, về những năm Dần, Ngọ, Tuất, khí hội giống nhai; những năm mão, Vị (Mùi), Hợi, khí hội giống nhau, những năm Thì, Thân, Tý, khí hội giống nhau, những năm Tỵ, Dậu, Sửu, khí hội giống nhau. Cứ như thế, cuối cùng mà lại bắt đầu (2).

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết công dụng thế nào? [60]

Kỳ Bá thưa rằng:

Nói về trời, phải cầu ở bản; nói về đất, phải cầu ở vị, nói về người, phải cầu ở khí giao (1) [61]

Thế nào là Khí giao? [62]

Cái vị trên dưới, khí giao ở giữa, tức là nơi ở của người. Cho nên nói: ở trên Thiên khu, thiên khí làm chủ, ở dưới thiên khí, địa khí làm chủ, trong khoảng khí giao, thời người theo đó, muôn vật cũng theo đó (2) [63]

Thế nào là sơ và trung? [64]

Sơ, phàm 30 độ có lẻ. Trung khí cũng như vậy

Sơ, trung để làm gì? [66]

Là cốt để chia rẽ trời và đất [67]

Xin cho biết rõ [68]

Sơ, thuộc về địa khí. Trung, thuộc về cả trời và đất (3) [69]

Hoàng Đế hỏi:

Hàn với thấp cùng ngộ hợp, táo với nhiệt cùng gia lâm, phong với hỏa cũng cùng chủ tuế, như thế nào? [70]

Kỳ Bá thưa rằng:

Khi có thắng phục. Thắng, phục gây nên, có đức, có, hóa, có dụng, có biến... Nếu biến thời tà khí sẽ phạm đến... [71]

Sao lại bảo là tà? [72]

Vật sinh ra bắt đầu ở sự hóa; vật đến cực đều do ở sự biến. Biến hóa cùng dồn nhau, thành với bại đều do ở đó [73].

Cho nên khí có vãng, phục, dụng có trì, tốc. Nhờ bốn điều kiện đó, mới sinh ra biến, hóa, mà trong cũng do đó mà sinh ra [74].

Hoàng Đế hỏi: [75]

Trì, tốc với vãng, phục; phong do đó mà sinh ra, phàm sự biến hóa, đều bởi thịnh suy mà gây nên. Vậy còn sự “thành, bại” ẩn nấp ở bên trong, là vì sao? [76]

Kỳ Bá thưa rằng:

Phàm có sự thành hay bại, đều do ở động. Nếu động không ngừng, sẽ sinh ra sự biến hóa [77].

Hoàng Đế hỏi:

Có kỳ hạn nào không? [78]

Kỳ Bá thưa rằng:

Không sinh, không hóa, sẽ là kỳ hạn của sự tĩnh vậy [79].

Có khi nào không sinh hóa chăng [80]?

Nếu bỏ mất sự đi ra đi vào, thời còn chi là cái công dụng mở đóng của cánh cửa, nếu bỏ mất sự thăng giáng không ngừng của âm dương, thời còn chi là sự sản xuất của muôn loài, muôn vật... Vậy, cái khí thăng giáng, xuất, nhập, không một lúc nào ngừng.

Nhưng hóa cũng có lớn nhỏ, mà kỳ cũng có xa gần. Bốn điều đó thường phải có luôn. Nếu không, sẽ sinh tai hại. Cho nên có câu nói: “vô hình thời vô hại”. Thật là rất đúng (1).

THIÊN  69 : KHI GIAO BIẾN LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Năm vận thay đổi để chủ về năm, trên ứng với “thiên cơ” (cơ là năm); Hàn thử nốinhau; chân tà cùng gặp, nội ngoại phân ly; sáu kinh thay đổi, năm khi lần lượt, thái quá và bất cập, chuyên thắng và kiêm tinh... Xin cho biết rõ nguyên ủy ra làm sao? [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Cần phải hiểu rõ khí và vị. Vị ở trên trời là thiên văn; vị ở dưới đất là địa lý; suốt với sự biến hóa của nhân khí, là nhân sự (việc của người. Hợp với trên là thiên văn, địa lý, nhân sự). Cho nên thái quá là đến trước thiên thời, bất cập là đến sau thiên thời. Do sự biến hóa đó, mà con người cũng ứng theo (2).

Hoàng Đế hỏi:

Sự hóa của năm vận, thái quá như thế nào? [3]

Kỳ Bá  thưa rằng:

Tuế thuộc Mộc mà thái quá, thời phong khí sẽ tràn lan; do đó, nó sẽ chế thắng thổ khí, người sẽ ứng theo đó mà mắc bệnh ở Tỳ. Xôn tiết, ăn sút, thân thể nặng nề, phiền oan, trường minh, phúc chi mãn, ở trên thời ứng với Tuế tinh (4).

Nếu bệnh nặng thời thường thường hay nóä, hoa mắt, chóng mặt, thuộc về chứng trạng ở đầu [5].

Hóa khí không thi hành được chính lệnh, sinh khí một mình phát triển, khiến cho mây khói tung bay, cỏ cây khôn lặng... Cây nên các chứng hiếp thống và thổ nhiều. Nếu mạch ở xung dương mà tuyệt sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Thái bạch [6].

Tuế thuộc Hỏa mà thái quá, thời khí nóng tràn lan, khiến kim phế thụ tà, con người cũng phải ứng theo mà phát bệnh ngược (sốt rét, úi) thiểu khí, khái, suyễn, huyết  giật, huyết tiết, chú bạ, ách táo (cuống họng ráo) tai điếc, trung nhiệt (nóng ở trong bụng); vai và lưng nhiệt; Trên ứng với sao Huỳnh hoặc [7]

Nếu quá lắm thời trong hung đan, hiếp chi mãn, và đau, ức vai, cánh tay đều đau, mình nóng, xương đau, rồi biến thành tẩm râm [8]

Cái khí thâu liễm không lưu hành, cái khí sinh trưởng riêng phát triển, mưa nhiều, sương xuống, trên ứng với Thần linh (9).

Nếu thượng lâm Thiếu âm, Thiếu dương, thời lửa bốc nóng suối nước cạn, mọi vật khô khan [10].

Bệnh lại phát ra thiềm vong, cuồng tẩu, suyễn, khái, thở thành tiếng, bách xuống thành huyết tiết, tiết tả không dứt mạch Thái uyên tuyệt, sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Huỳnh hoặc [11].

Tuế thổ thuộc thái quá, thời mưa nhiều, khí ẩm thấp tràn lan. Con người cũng ứng theo, khiến Thận thủy bị tà, gây nên phúc thống, lãnh quyết, ý buồn bã không được vui, thân thể nặng nề, phiền oan. Trên ứng với Chấn tinh ) [12].

Quá lắm thời thành ra cơ nhục nhão, chân yếu không tự cử động được (nuy); dưới chân đau, ăn uống kém sút, phúc mãn, tứ chi rã rời, biến sinh giữa khí đắc vị [13].

Tàng khí bị phục, hóa khí làm chủ, sông nước tràn ngập, đầm khô có cá, mưa gió tơi bời, thối đất nát cỏ, cá tép lên cạn; phúc mãn, đường tiết, trường minh (bụng sôi); tả nhiều; nếu Thái khê mạch tuyệt sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với Tuế tinh [14].

Tuế kim thuộc thái quá, táo khí lưu hành, do đó Mộc sẽ thụ tà. Con người cũng ứng theo mà lưỡng hiếp và Thiếu phúc đau, mắt đỏ và đau; tai không nghe tiếng, khí túc sái càng lắm, khiến thân thể nặng nề và phiền oan; Hung đau rút sang lưng, hai hiếp mãn và đau rút xuống Thiếu phúc, trên ứng với sao Thái Bạch [15].

Quá lắm thời khái, suyễn và nghịch khí, kiên và bối đau, cầu âm (xương khu), cổ (vế). tất (gối), bễ (đùi) hành (ống chân) đều mắc bệnh, trên ứng với sao Huyền Hoặc [16].

Thâm khí mạnh quá, sinh khí bị nhục, cỏ cây xơ xác vàng rụng; gây thêm bệnh bạo thống ở hai hiếp, không thể trở mình, khái nghịch, quá lắm thời huyết ràn. Thái xung mạch tuyệt, chết, không thể chữa. Trên ứng  với sao Thái Bạch [17].

Tuế thủy thuộc thái quá, thời hàn khí lưu hành, tà sẽ làm hại Tâm hỏa. Con người cũng ứng theo mà mắc bệnh thân nhiệt, phiền tâm, táo và qúi; Aâm quyết cả trên dưới, trung hàn, thiềm vọng, tâm thống. Hàn khí đến sớm, trên ứng với Thần Tinh [18].

Quá lắm thời phúc đại, hĩnh thũng, (xương ống chân sưng)’ suyễn, khái khí nằm hãn ra, ghét gió. Mưa to đến mây mù đen đặc. Trên ứng với Chấn tinh [19].

Thượng lâm Thái dương, mưa đá, thỉnh thoảng tuyết sương giáng xuống, thấp khí làm biến mọi vật, bệnh lại sinh ra phúc mãn, trường minh, đường tiết, ăn không tiêu, khát, hay chóng mặt. Thần môn mạch tuyệt, sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Huỳnh Hoặc [20].

Hoàng Đế hỏi:

Về các năm bất cập, thời như thế nào? [21]

Kỳ Bá thưa rằng:

Tuế mộc bất cập thời táo khí sẽ đại hành. Con người cũng ứng theo đó mà mắc bệnh trung thanh (lạnh ở bên trong). Khư hiếp đau, thiếu phúc đau, trường minh, đường tiết, thường có lương vũ. Trên ứng với sao Thái Bạch [22].

Nếu thượng lâm Dương minh, thời sinh khí sẽ mất sự phát triển; trên ứng với Thái Bạch và Chấn Tinh (11) [23].

Nếu “phục” thời nóng bức bội thường, sẽ phát các chứng hàn, nhiệt, sương, dương, phí, chẩn, ung, tòa v.v... Trên ứng với sao Huỳnh Hoặc [24].

Bạch lộ giáng sớm, khí thâu sái lưu hành; Tỳ thổ thụ tà “xích khí” hóa sau, Tâm khí vãn trị, trên thắng Phế kim “bạch khí” sẽ bị khuất. Do đó phát chứng “cừu” và khái (25).

Tuế hỏa bất chập, hàn khí đại hành, cái chính lệnh sinh trưởng không thể thi dụng, Con người cũng ứng theo đó mà mắc bệnh hung trung thống, hiếp chi mãn, lưỡng hiếp thống; Ưng, bối, kiên, bễ, hai cánh tay đau, uất mạo, mông muội, tâm thông, bạo ấm (bỗng dưng miệng không nói được); phúc đại; dưới hiếp và yêu, bối cùng rút mà đau, quá lắm thời co vào không duỗi ra được. Trên ứng với huỳnh hoặc  [26].

“Phúc” thời khí bốc mù mịt, thường có mưa to, hắc khí thụt xuống (hắc khi là thủy), người mắc bệnh đại tiện phân sống, phúc mãn, ăn uống không được, hàn trung (lạnh bên trong), sôi bụng; tả mạnh, bụng đau, bạo loạn (co gân) và nuy tý, chân đi không vững. Trên ứng với Chấn Tinh và Thần Tinh  [27].

Tuế thổ bất cập phong khí sẽ đại hành. Hóa khí không thi hành được chính lệch... Con người cũng ứng theo mà sinh chứng xôn tiết, hoặc loạn, cân cốt dao động (gân xương lay động, co giật), cơ nhục, nhuận (cùng ở trong thịt) toan (nhức âm ỷ), hay nóä, Tàng khí làm việc, người mắc chứng hàn trung trên ứng với Tuế Tinh, Chất Tinh  [28].

“Phục” thời cái chính lệnh thâu liễm gắt gao khiến người hung, hiếp bạo thống, rút xuống Thiếu phúc, hay thở dài, khí khách vào Tỳ, ăn uống kém sút mà không biết ngon  [29].

“Thượng lâm” quyết âm: Tàng khí không hiệu dụng được, bạch khí do đó không phục, dân được antoàn [30].

Tuế kim bất cập, viêm hỏa sẽ lưu hành, sinh khí do đó dụng được trưởng khí để chuyên thắng, con người cũng ứng theo đó mà phát bệnh đau ở kiến bối, đầu cứ muốn qụy xuống, hay hắt hơi, đại tiện ra huyết, khí thâu liễm mãi về sau mới phát triển. Trên ứng với sao Thái bạch  [31].

Nếu “phục” thời mưa lạnh trút xuống, sương tuyết làm hại vật, Aâm quyết và cách dương, Dương lại bốc lên, đầu và não bộ đau, xuất lên đỉnh đầu )buốt óc), phát nhiệt, lại thêm chứng lở miệng, quá lắm thời Tâm thống [32].

Tuế thủy bất cập, thấp khi sẽ đại hành; trường khí do đó đắc dụng, hóa của thổ lại hóa ra nhanh chóng [33].

Con người cũng ứng theo mà phát  bệnh phúc mãn thận trọng, nhu tiết (đi tháo), hàn thương (mụn) chỉ vỡ ra nước trong yêu và cổ (đùi) đều đau, đùi, vế buồn bực, tức nuy, giá lạnh, dưới chân đau, quá lắm thời mu chân sưng lên. Tàng khi không thi hành được chính lệnh, Thận khí không  giữa được quân bình, trên ứng với Thần tinh [34].

Thượng lâm Thái âm thời có đại hàn luôn. Người sẽ mắt phải hàn tật, quá lắm thời phúc mãn, phù thũng trên ứng với Chất tinh [35].

“Phục” thời gió to kéo đến, cây cối đổ gẫy, sắc mặt thường biến, gân xương đều đau, thịt rùng va co rút, mắt trông tờ mờ, khí dồn lên Cách, Tâm phúc đều đau. Trên ứng với Tuế tinh [36].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết sự thắng phục của bốn mùa như thế nào? [37]

Kỳ Bá thưa rằng:

Mộc bất cập: mùa Xuân có cái cảnh ấm áp êm đềm, thời mùa Thu sẽ có cái lệch móc sương mát mẻ. Nếu mùa Xuân gặp cái khí thảm thê, tàn tặc, thời mùa Hạ sẽ có cái cảnh nung nấu oi ả. Tai sảnh sẽ phát từ phương đông, ở Tàng con người sẽ là Can. Nếu bệnh phát ở bên trong sẽ tại khư hiếp, ở bên ngoài sẽ tại quan tiết [38].

Hỏa bất cập; mùa Hạ có cái đức hóa sáng tỏ, rõ ràng, thời mùa Đông sẽ có cái lệch sưng hàn lạnh lẽo; Mùa Hạ nếu lại có cái khí dìu hiu rét mướt, thời không chừng sẽ xảy ra mưa to tầm tã... Tai sảnh sẽ phát từ phương Nam, ở Tàng con người sẽ là Tâm. Bệnh phát, bên trong sẽ ở ưng, hiếp, bên ngoài sẽ ở kinh, lạc [39].

Thổ bất cập, tứ duy (tức thổ) có cái đức hóa mây mái thấm nhuần, thời mùa Xuân sẽ có cái chính lệch gió lay lả lướt, nếu tức duy có sự biến, gãy cành, trốc gốc, thời mùa Thu sẽ có sự phục hiu hắt mưa dầm... Tai sảnh xảy ra ở Tứ duy, ở Tàng là Tỳ Bệnh phát, bên trong thời ở Tâm phúc, bên ngoài thời ở Cơ nhục và tứ chi [40].

Kim bất cập, mùa Hạ có cái lệch nắng nóû, mưa nhuần, thời mùa Đông có cái ứng sương sa, gió rét. Nếu mùa Hạ, có sứ biến, tan đá chảy vàng, thời mùa Thu sẽ có sự phục sương băng, mưa đá...Tai sảnh xảy ra ở phương Tây, ở Tông con người là Phế Bệnh phát ở bên trong ưng, hiếp, kiên, bối, ở bên ngoài là bì mao [41]

Thủy bất cập, tứ duy có cái sự hóa mưa nhuần thấm thía, thời bất thời sẽ có sự ứng gió hòa nảy nở. Tứ duy có cái sự biến mưa dầm tầm tã, thời bất thời sẽ có sự phục gió bão sương mù... Tai sảnh xảy ra ở phương Bắc, ở Tàng con người là Thận Bệnh phát, ở bên trong yêu, tích cốt, tủy, ở bên ngoài là khê, cốc xuyền (xương óng) tất (xương gối) [42].

Đại phàm, cái chính lệnh của năm vận, cũng như cán cân Quá cao thời hạ thấp bớt xuống, quá thấp thời nâng cho cao lên... Nếu hóa thời ứng, nếu biến thời phục. Đó là cái lý trưởng, sinh thành, hóa, thâu, tàng, và là cái bình thường của khí. Nếu trái với lẽ  thường đó, thời cái khí của trời đất và bốn mùa, sẽ bị vít lấp [43].

Cho nên nói: sự động tĩnh của trời đất, thần minh làm cương kỷ, sự vãng phục của âm dương, hàn thử làm triệu chứng. Tức là lẽ đó [44].

Hoàng Đế nói rằng:

Phu tử nói về biết của năm khí, và sự ứng của bốn mùa, thật đã rõ ràng. Nhưng mỗi khi khí biến động, phát tác không có thường hội, thốt nhiên mà tai hại đến... Có thể dự kỳ được không: [45]

Kỳ Bá thưa rằng:

Sự biến động của trời đất, vốn không có nhất định, nhưng do đức, hóa, chính lệch. Nên tai biến không giống nhau... Có thể nhật xét được [46].

Vậy là nghĩa sao? [47]

Đông phương sinh ra phong, phong sinh ra Mộc, đức của nó là êm hòa của nó là sinh tươi, chính của nó là mở mang, lệch của nó là phong, sự biến của nó là gió mạnh, tai hại của nó là rời rụng (vì ở trên có nói: đức, chính, lệnh, biến, tai... Nên ở mùa nào cũng giải đủ sáu điều kiện ấy. Đó cũng là một thể tài của văn cổ) [48]

Nam phương sinh nhiệt; nhiệt sinh ra hỏa, đức của nó là sáng tỏ, hóa của nó là rậm tốt; (mùa Hạ cây cỏ rậm tốt); chính của nó là minh diệu (cũng như sáng tỏ, đều là cái tính chất của hỏa); Lệnh của nó là nhiệt, sự biến của nó là tiêu thước, tai hại của nó là đốt cháy) [49].

Trung ương sinh ra thấp; Thấp sinh ra thổ, đức của nó là ẩm ướt, hóa của nó là đầy đủ; chính của nó là an tĩnh, lệnh của nó là nhiệt, sự biến của nó là sậu chú (mưa to như chút nước), tai hại của nó là lâm hội (mưa dầm nát đất, thối cỏ) [50]

Tây phương sinh táo; Táo sinh ra Kim, đức của nó là thanh khiết (trong trẻo, sách sẽ); hóa của nó là thâu liễm (hanh hái thâu liễm) chính của nó là kính thiết (cứng cỏi); lệnh của nó là táo, biến của nó là túc sái; tai hại của nó là thương vẫn (vàng úa, rơi rụng) [51]

Bắc phương sinh ra hàn, hàn sinh ra Thủy, đức của nó là lạnh lẽo, hóa của nó là yên lặng, chính của nó là ngưng túc (đóng lại, giá lạnh), bệnh của nó là hàn, sự biến của nó là lẫm lạt (rét run); tai hại của nó là băng bộc sương tuyết (băng: nước rắn lại như đá; Bộc mưa đá) [52].

Vậy ta chỉ xét ở sự “động” đó, cũng có đủ (đức, hóa, chính, bệnh, biến, tai...” Muôn vật đều theo, mà người cũng không ra khỏi phạm vi đó (1) [53].

Hoàng Đế nói:

Phụ tử nói: về tuế “hậu” ở thái quá và bất cập, mà trên ứng với ngũ tinh. Giờ như: đức, hóa, chính, lệnh, tai, sảnh, biến dịch... Không phải là sự có thường. Nếu thốt nhiên mà động, đối với ngũ tinh, có biến dịch không?

Kỳ Bá thưa rằng:

Theo thiên vận để thi hành, nên không có vọng, động, hết thảy có ứng. Nếu thống nhiên mà động là sự giao biến của khí. Cũng có khi không ứng. Cho nên có câu nói: “Chỉ ứng với sự thường, không ứng với sự thốt nhiên”. Tức là nghĩa đó (1) [55].

Hoàng Đế hỏi:

Sự ứng như thế nào? [56]

Kỳ Bá thưa rằng:

Điều theo về khí hóa (1). Cho nên tuế vận thái quá, thời úy tinh thất sắc, và lây tới cả mẹ nó. Nếu bất cập thời sắc cũng kiêm cả “sở bất thắng” (2) [57].

Hoàng Đế hỏi:

Sự động, tĩnh, tổn, ích của đức, hóa, chính, lệnh, như thế nào [58]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Đức, hóa, chính, lệnh, tai biến, không thể xen lẫn vào nhau (1). Thắng, phục, thịnh, suy không thể làm cho thêm hơn (2). Vãng, lai, đại, tiểu, không thể bỏ lỡ (3). Cái hiệu dụng về sự thăng giáng, không thể nào không có (4). Đều do ở sự động mà báo phục đó thôi (5) [59].

Hoàng Đến hỏ:

Bệnh sinh ra như thế nào [60]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Khí tương thắng thời hòa, không tương thắng thời bệnh; lại cảm thêm tà khí, thời nặng (1) [61].

CHƯƠNG 70 - 71 : NGŨ THƯỜNG CHÍNH ĐẠI LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thái hư rộng thẳm, năm vận xoay vần; suy thịnh không giống, tổn ích cùng theo. Xin cho biết thế nào là binh khí? Vì sao mà có tên? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Mộc gọi là Phu hòa, Hỏa gọi là Thăng minh, Thổ gọi là Bị hóa; Kim gọi là Thẩm bình, Thủy gọi là Tĩnh thuận [2].

Bất cập thời gọi là [3]?

Mộc gọi là Uûy hòa; Hỏa gọi Phục minh, Thổ gọi là Ty giam. Kim gọi là Tùng cách, Thủy gọi là Hạc lưu [4].

Thái quá thời gọi là gì [5]?

Mộc gọi là Phát sinh, Hỏa gọi là Hách hy, Thổ gọi là Đôn phụ, Kim gọi là Kiên thành, Thủy gọi là Lưu diễn [6].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết các chứng hậu phát sinh do ba khí trên đó, như thế nào [7]?

Kỳ Bá thưa rằng: về năm Phu hòa, lệnh của nó là Phong, tàng của nó là Can, nó sơ thanh (tức kim), nó khai khiếu lên mắt, nó nuôi ở Cân. Nếu bệnh, sẽ lý cấp, chi mãn, vị của nó thuộc Toan [8].

Về năm Thăng minh, lệnh của nó là Nhiệt; Tàng của nó là Tâm. Tâm sợ hàn (thủy), nó chủ về lưới, nó nuôi ở huyết, nếu bệnh, sẽ nhuận khiết (tức thịt rùng, và rút gân), vị của nó thuộc Khổ [9].

Về năm Bị hóa, lệnh của nó là Thấp; Tàng của nó là Tỳ, Tỳ sợ phong (tức phong mộc), nó chủ về miệng, nó nuôi vệ nhục. Nếu bệnh, sẽ thành chứng bĩ. Vị của nó thuộc Cam [10].

Về năm Thẩm bình, lệnh của nó là táo; Tàng của nó là Phế, Phế sợ nhiệt, nó chủ về mũi, nó nuôi ở bì mao. Nếu bệnh, sẽ phát khái (ho). Vị của nó thuộc Tân [12].

Vền năm Tĩnh thuận, lệnh của nó là bàn; Tàng của nó là Thận, Thận sợ thấp (thổ), nó chủ về hai đường âm (tiền, hậu âm). Nếu bệnh, sẽ thành chứng quyết. Vị của nó thuộc Tân [11].

Về năm Tĩnh thuận, lệnh của nó là bàn; Tàng cùa nó là Thận, Thận sợ thấp (thổ), nó chủ về hai đường âm (tiền, hậu âm). Nếu bệnh, sẽ thành chứng quyết. Vị của nó thuộc Hàm [12].

Cho nên, sinh mà chớ sái, trường mà chớ phạt, hóa mà chớ chế, thâu mà chớ hại, tàng mà chứ ức (nén xuống). Như thế gọi là bình khí (1) [13].

Về năm Uûy hòa, tức là mộc vận bất cập. Do đó, cái khí “sở thắng”, nó sẽ thắng được sinh khí, Kim khí đã thắng thời mộc không thể phát triển được chính lệnh của mình. Do đó thổ không còn úy kỵ gì nữa. Mộc suy thời hỏa khí cũng không thể thịnh [14];

Phàm bệnh hay phát sinh tại can tàng.

Về năm phục minh, tức là hỏa vận bất cập, hỏa vận cập, nên cái khí của thủy tàng lại được tự do tán bố; kim cũng không còn phải sợ, cho nên thâu khí được tự chủ chính lệnh. Do đó, thổ khí cũng không được thịnh, và bệnh hay phát sinh tại Tâm tàng [15].

Về năm Tỵ giam, tức là năm thổ vận bất cập. Vì Thổ bất cập, nên Mộc nó thắng lại được, khiến hóa khí không còn thi triển được chính lệnh. Cũng do đó mà thâu khí phải bình. Mộc với hỏa đã được hoành hành nên mưa gió có luôn. Mà bệnh thời hay phát sinh tại Tỳ tàng [16].

Về năm Tùng cách, tức là năm kim vận bất cập vì kim bất cập, nên Mộc không còn sợ hãi. Bệnh hay phát sinh tại Phế tàng [17].

Về năm Hạc lưu, tức là năm thủy vận bất cập. Vì Thủy bất cập, nên dương khí lại thắng mà được tự do phát triển; cũng do đó mà hóa lệch của Thổ cũng được xương thịnh, và hỏa không còn úy kỵ, nên khí dương nhiệt mới có thể tràn lan bốn cõi. Bệnh hay phát sinh tại Thận tàng [18].

Xem đó thời biết; thừa sự nguy mà tiến hành không phải mời mà tự đến. Nếu bạo ngược không có đức, thời tai hại tới ngay. Nhỏ thời báo phục nhỏ, nặng thời báo phục nặng, đó là cái thường của khí (1) [19.

Về năm phát sinh, tức là tuế mộc thái quá. Vị của nó toan, cam, tâm, nó tượng về mùa Xuân. Kinh của nó là Túc Thiếu dương, Quyết âm, Tàng của nó là Can và Tỳ. Bệnh của nó là nóä, khí nghịch và thổ lợi. Nếu không chủ ở đức, thời kim khí lại phục, ta sẽ thương Can [20].

Về năm Hách hy, tức là tuế hỏa thái quá. Vị của nó là khổ, tân, hàm, nó tượng về mùa Hạ, Kinh của nó là Thủ Thiếu âm, Thái dương, Thủ Quyết âm thiếu dương, Tàng của nó là Tâm với Phế. Bệnh của nó là tiếu (hay cười), ngược, lở láy, cuồng vọng và mắt đỏ. Nếu chính lệch bạo lạt, tàng khí sẽ lại phục, tà sẽ thương Tâm [21].

Về  năm Đôn phụ, tức là tuế thổ thái quá. Vị của nó là cam, hàn, toan, nó tượng về mùa Trường hạ, kinh của nó là Túc thái âm, Dương minh, tàng của nó là Tỳ và Thận. Bệnh của nó là phúc mãn, tứ chi rã rời, gió lớn thổi đến, tà sẽ thương Tỳ [22].

Về năm Kiên thành, tức là tuế kim thái quá. Vị của nó là tân, toan, khổ, tượng của nó là mùa Thu, kinh của nó là Thủ Thái âm, Dương minh. Tàng của nó là Phế và Can. Bệnh của nó là suyễn, khát, khó thở, không nằm ngửa. Nếu khi nóng quá nhiều, tà sẽ thương Phế [23].

Về năm Lưu diễn, tức là năm thủy vận thái quá. Vị của nó là hàm, khổ, cam, tượng của nó là mùa Đông, kinh của nó là Túc Thiếu âm. Thái dương, Tàng của nó là Thận và Tâm Bệnh của nó là trướng (bụng to vượt lên). Nếu trưởng khí (hỏa) không hóa được, ta sẽ thương Thận [24].

Cho nên nói: nếu đức không giữ được thường, thời “sở thắng” sẽ lại phục, nếu chính lệnh giữ được thường, thời “sở thắng” cùng hóa. Tức là nghĩa đó (1) [25].

Hoàng Đế hỏi:

Trời bất túc ở tây bắc, tả hàn mà hữu lương (mát) đất bất mãn ở đông năm, hữu nhiệt mà tả ôn... Là vì cớ sao (1) [26]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do cái khí âm dương, cái lý cạo hạ, và cái khác của Thái, Thiếu mà sinh ra (2) [27].

Đông nam thuộc dương. Dương thời tinh giáng xuống ở dưới, cho nên hữu nhiệt mà tả ôn, Tây Bắc thuộc Aâm. Aâm thời tinh phụng lên trên, cho nên tả hàn mà hữu lương. Vì vậy, đất có cao thấp, khí có ôn lương. Ở nơi cao thời khí hàn, ở nơi thấp thời khí nhiệt (3) [28].

Cho nên, đến ở nơi hàn lương thời có bệnh trướng, đến ở nơi ôn nhiệt thời hay có bệnh lở. Hạ đi, thời trướng khỏi, hãn đi, thời lở khỏi. Đó là cái lẽ thường mở đóng của Tấu lý, và sự khác nhau của Thái, Thiếu (4) [29].

Hoàng Đế hỏi:

Đối với sự thọ, yểu như thế nào? [30]

Kỳ Bá thưa rằng:

Nơi nào dược âm tinh thượng phụng thời người thọ, nơi nào bị dương tinh giáng xuống thời người yểu (1) [31].

Về bệnh, nên trị liệu thế nào? [32]

Thuộc về khí của Tây Bắc, thời tán đi mà làm cho hàn; thuộc về khí của Đông, Nam. Thời thâu lại mà làm cho ôn, liệu trị khác nhau vậy (2) [33]

Cho nên nói: khí hàn, khí lương... liệu trị bằng hàn lương, lại dùng thêm phép tẩm vào nước... Khí ôn, khí nhiệt... liệu trị bằng ôn nhiệt, phải làm cho nguyên dương mạnh để cố thủ ở bên trong... Miễn sao cho khí hòa đồng, mới có thể yên. Nếu “giả” thời làm trái lại (3).

Hoàng Đế hỏi:

Cùng là khí trong một châu, mà sinh, hóa, thọ, yểu, không giống nhau, là vì sao? [35]

Kỳ Bá thưa rằng:

Cái lý cao thấp, do địa thế mà gây nên. Ở nơi tùng cao (cao vọt, như cao nguyên, hoặc rừng núi) thời âm khí chủ trị, ở nơi ô hạ (đất trũng, thấp, như miền giáp bể, đồng chiêm v.v...). Thời Dương khí chủ trị. Dương thắng thời khí đến trước thiên thời (Hậu thiên). Đó là cái lẽ thường của đọa lý, và là cái đạo của sự sinh hóa (1) [36]

Hoàng Đế hỏi:

Cùng có thọ, yểu khác nhau chăng? [37]

Kỳ Bá thưa rằng:

Ở nơi cao thời khí thọ; ở nơi thấp thời khí yểu. Đất vì lớn nhỏ mà khác nhau. Nhỏ thời khác nhỏ, lớn thời khác lớn (2) [38].

Cho nên về phép trị bệnh, phải hiểu rõ thiên đạo, địa lý, âm dương canh thắng, khí đến tiên hậu, người được thỏ yểu, và cái kỳ hạn của sự sinh hóa... Mới có thể  biết được hình khí của con người (3) [39].

Hoàng Đế hỏi rằng:

Có năm không vì Vận và “Phương” mà sinh bệnh. Tàng khí cũng có khí không ứng, không dụng là thế nào [40]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do sự “chế” của thiên khí mà khí của con người cũng theo (1)... [41]

Xin cho hiểu rõ.. [42]

Thiếu dương, Tư thiên thời hỏa khí “hạ lâm”, Phế khí theo lên... Do đó, phát ra các chứng khái (ho), xì (hắt hơi), cừu nục (đổ máu ra đằng mũi); Ty chất (mũi ngạt, hoặc mọc mụn trong mũi), khẩu thương (lở ở miệng), hàn nhiệt, phù thũng (sưng phù ở chân)... Tâm thống và Vị quản thống, quyết nghịch, trong cách không thông... Bệnh phát rất chóng (2) [43].

Dương minh Tư thiên, Táo khí hạ lâm, Can khí ứng lên theo, Thổ sẽ bị tai sảnh, bệnh phát ra hiếp thống mắt đỏ, run rẩy, cân nuy, không đúng được lâu (1) [44].

Khí bạo nhiệt đưa đến, thổ bị thử khí nung nấu, dương khí uất phát, tiểu tiện biến sắc, hàn nhiệt như chứng ngược, quá lắm thời Tâm thống (2) [45].

Thái dương Tư thiên thời hạn hạ lâm. Tâm khí ứng lên theo Kim sẽ bị tai sảnh. Bệnh phát ra Tâm nhiệt, phiền, ách can, hay khát, đau ở sống mũi và hắt hơi, hay bi, hay vươn vai. Vì nhiệt khí vọng hành, nên hay quân. Quá lắm thời phát Tâm thống (1) [46].

Thổ sẽ ẩm ướt. Thấp khí làm biến cả mọi vật, gây nên chứng thủy ẩm, trung mãn, không ăn được, bì tý, nhục a, cân mạch không lợi, quá lắm thời sưng thũng và hậu ung (mọc mụn ở phía sau) (2) [47].

Quyết âm tư thiên, phong khí hạ lâm Tỳ khí ứng lên theo. Bệnh phát sinh các chứng: thân thể nặng, cơ nhục nhão nát, ăn kém, miệng không biết ngom, phong râm ở trên, nên thêm các chứng mắt hoa, tai ù (1). Hỏa tràn lan khí nóng, nên đất cũng biến thành khí thử (2) [48]

Thiếu âm tư thiên, nhiệt khí hạ lâm, Phế khí ứng lên theo. Bệnh sẽ phát: Suyễn, Aåu, hàn, nhiệt, xị, đau xương sống mũi, đổ máu cam, mũi ngạt, khí nóng bức tràn lan, quá lắm thời phát lở lấy, mụn nhọt. Đất bị khí “táo”, khiến người hiếp thống và hay thở dài (1) [49].

Thái âm Tư thiên, thời thấp khí hạ lâm, Thận khí ứng lên theo [50].

Bệnh phát ra trong Hung không thông thông lợi, âm nuy. Thận khí quá suy, dương khí không thể phát triển. Nếu gặp Đông lệnh, sẽ gây thêm chứng yêu chùy (xương sống) đau, không thể trở mình, hoặc quyết nghịch (1) [51].

Đất sẽ “tàng” khí âm, gây chứng Tâm hạ lũ thống, Thiếu phúc thống, kém ăn. Thừa lên Kim thời thôi, Nếu Thủy tăng, vị sẽ biến ra hàm. Dùng phép hành thủy, sẽ khỏi (11) [52].

Hoàng Đế hỏi:

Hằng năm, có các loài vật không sinh dục, vận chủ không toàn, do khí gì gây nên [53]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Bởi sáu khí, năm loại, cùng thắng, chế lẫn nhau. Được khí tương đồng thời thịnh, gặp khí tương dị thời suy, đó là lẽ thường trong đạo, sinh hóa của trời đất, không có gì khác lạ [54].

Cho nên, khí chủ có sở chế, tuế lập có sở sinh. Địa khí thời chế về “thắng kỷ”, thiên khí thời chế về “kỷ thắng” [55].

Hoàng Đế hỏi:

Khí thủy bắt đầu mà sinh hóa, khí tán mà có hình, khí bố (tán bố) thời phồn dục (tâm, tốt), khí chung (cuối cùng) thời tượng... Cái nguyên lý chỉ như một. Nhưng năm vị sinh ra, sinh hóa có hậu, bạc, thành thục có nhiều, ít, chung thủy không giống nhau, là vì sao [56]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Do địa, khí chế ngự đó, Phàm vật không có thiên khí thời không sinh, không có địa khí thời không trưởng (1) [57].

Hoàng Đế nói:

Xin cho biết  chi tiết ra làm sao? [58 ].

Kỳ Bá thưa rằng:

Hàn, nhiệt, táo, thấp, sự hóa không giống nhau cho nên Thiếu dương Tại toàn, khí hàn độc không sinh ra. Vị nó tân, về liệu trị, dùng các vị khổ toan (1) [59].

Dương minh Tại toàn thời thấp độc không sinh ra. Vị nó toan, khí nó thấp. Chủ trị của nó là Tân, Khổ, Cam (1) [60].

Thái dương Tại toàn, thời nhiệt độc không sinh ra. Vị nó khổ. Chủ trị của nó là Đạm và Hàm (2) [61].

Quyết âm tại toàn, thời thanh độc không sinh ra. Vị nó Cam. Chủ trị của nó là Toan và Khổ, khinó chuyên, vị nó chính (3) [ 62].

Thiếu âm Tại toàn thời hàn độc không sinh ra. Vị nó tân, chủ trị của nó là tân, khổ, cam (4) [ 63].

Thái âm Tại toàn thời táo độc không sinh ra. Vị nó hàn, khí nó nhiệt, chủ trị của nó là cam hàn (5) [64].

Hóa thuần thời hàm giữ gìn, khí chuyên thời tân hóa mà điều trị (6) [65].

Cho nên: muốn dùng “bổ” ở trên dưới, thời phải dùng phép thuận, muốn dùng ‘trị” ở trên dưới, thời phải dùng phép nghịch. Nhận xem hàn, nhiệt, thịnh, suy ở đâu để điều hòa. Cho nên nói “Thượng thủ, hạ thủ, nóäi thủ, ngoại thủ, đề cầu nơi hữu quá (có lỗi, tức có bệnh); Lại xét bệnh nhân có thể thắng được độc thời dùng hậu dược (vị thuốc khí vị nùng hậu); không thắng được độc thời dùng bạc dược (vị thuốc khí vị đạm bạc) (1) [66].

Nếu bệnh khí tương phản, thời bệnh ở trên, trị ở dưới, bệnh ở dưới, trị ở trên, bệnh ở trung (giữa) trị ở bên cạnh (1) [67].

Trị bệnh nhiệt bằng vị hàn, dùng “ôn” cho dẫn hành, trị hàn bằng vị nhiệt, dùng “lương” cho dẫn hành, trị ôn bằng vị thanh, dùng “lãnh” cho dẫn hành, trị thanh bằng vị ôn, dùng “nhiệt” cho dẫn hành, cho nên hoặc tiêu, hoặc tước, hoặc thồ, hoặc hạ, hoặc bổ, hoặc tả... Bệnh lâu, bệnh mới cùng một phương pháp (2) [68].

Hoàng Đế hỏi:

Bệnh ở trong mà không thực, không kiên, không tụ, không tán... Thế là vì sao [69]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Không có tích thời cầu ở Tàng: hư thời bổ, dùng thuộc để trừ đi, dùng ăn để giúp theo, dùng phép tẩm vào nước để lấy hãn... Miễn sa trong ngoài đều hòa, bệnh sẽ được hết (1) [70].

Hoàng Đế hỏi:

Thuốc có thứ có chất độc, có thứ không có chất độc. Về việc uống, có qui chế nhất định không [71]? 

Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh có lâu, mới; phương có lớn, nhỏ, thuốc có chất độc hay không chất độc, về phương pháp dùng, vốn có qui chế thường [72].

Vị thuốc có chất đại độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, giảm hớt được 6 phần thời thôi, đừng dùng nữa [73]. Vị thuốc có chất độc thường, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được bảy phần thời thôi đừng dùng nữa [74]. Vị thuốc có chất tiêu độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được tám phầ thời thôi đừng dùng nữa [75]. Vị thuốc không có chất độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được chín phần, thời thôi, đừng dùng nữa [76]. Cơm gạo, cá, thịt, các thức quả, các thức rau... Dùng làm thức ăn cho bổ dưỡng thêm, bệnh hết thời thôi, không nên nhiều quá, e làm thương đến chính khí [78]. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, lại dùng thuốc theo như  phương pháp trên (2) [78].

Phải trước xét  nhận ở tuế khí, đừng làm hại đến khí hòa, đừng đã thịnh lại giúp cho thịnh thêm, đừng đã hư lại làm cho hư thêm... Khiến người mắc tai vạ, đừng chuốc lấy tà, đừng làm mất chất chính, khiến người bị yếu vong (3) [79].

Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh lâu ngày, khí đã thuận mà vẫn không khỏe, bệnh hết mà người vẫn gầy... Như thế là thế nào [80]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Không thể thay khí hóa, không thể trái bốn mùa [81]. Giờ kinh lạc đã thông, huyết khí đã thuận chỉ nên làm cho hồi phục lại cái Tàng nào bất túc, cho được điều hòa như nhau, bổ dưỡng thêm, điều hòa thêm yên lặng, để đợi thời, giữ khí cho cẩn thận, đừng để sai lệch... Như thế, sinh khí sẽ được lâu dài và thân hình sẽ được mạnh khỏe (2) [82].

THIÊN  74 : CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN

 

Hoàng Đế hỏi:

Năm khí giao hợp, doanh hư thay đổi... Lẽ đó, tôi được biết rồi. Còn sáu khí chia trị, Tư thiên, Tại toàn, khí đến như thế nào? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Quyết âm Tư thiên, hóa của nó là phong. Thiếu âm tư thiên, hóa của nó là nhiệt, Thái âm tư thiên, hóa của nó là thấp. Thiếu dương Tư thiên, hóa của là hỏa, Dương minh Tư thiên, hóa của nó là táo, Thái dương tư thiên, hóa của nó là hàn... Lấy cái Tàng vị sáu khí nó lâm, mà nhận định bệnh danh... (tức là thiên khí ở trên lâm xuống, mà dưới hợp với Tàng vị của con người, tùy theo 6 khí nó phạm vào tàng nào, để ấn định tên bệnh) [2].

Địa hóa (tức Tại toàn) như thế nào? [3]

Cùng “hậu” như tư thiên, gián khí cũng vậy [4].

Gián khí như thế nào? [5]

“Tư” ở tả, hữu gọi là gián khí [6].

Lấy gì để phân biệt là khác? [7].

Chủ tuế thời kỳ tuế, gián khí thời kỳ bộ (1) [8].

Hoàng Đế hỏi:

Tuế chủ như thế nào? [9]

Kỳ Bá thưa rằng:

Quyết âm Tư thiên là phong hóa, Tại toàn là toan hóa, tư khí là thương hóa (hóa màu xanh), gián khí là động hóa. Thiếu âm Tư thiên là Nhiệt hóa. Tại toàn là khổ hóa, không tư về khí hóa tư khí là chước hóa (hóa sự cháy nóng). Thái âm tư thiên là thấp hóa, Tại toàn là Cam hóa, tư khí là kiềm hòa, gián khí là Nhu hóa, Thiếu dương Tư thiên là hỏa hóa, Tại toàn là khổ hóa, tư khí là đan hoá (hóa sắc đỏ), gián khí là minh hóa (hóa sự sáng tỏ). Dương minh Tư thiên là táo hóa, Tại toàn là tân hóa, tư khí là tố hóa, gián khí là thanh hóa. Thái dương Tư thiên là hàn hóa, Tại toàn là hàn hóa, tư khí là huyền hóa, gián khí là Tàng hóa... Cho nên muốn trị bệnh phải biết rõ sáu khí, chia trị năm vị, năm sắc sinh ra thế nào, năm tàng nên như thế nào... Mới có thể nói được lẽ doanh, hư và cái nguyên nhân sinh ra bệnh hoạn (1) [10].

Hoàng Đế hỏi:

Quyết âm Tại toàn mà toan hóa, tôi đã hiểu rồi. Còn sự phát triển của phong hóa, như thế nào? [11].

Kỳ Bá thưa rằng:

Phong phát sinh ra ở đất, đó tức là “bản”. Các khí khác đều như vậy. Bản (gốc) ở trời, tức là thiên khí, bản ở đất, tức là địa khí. Trời với đất hợp khí, sáu tiết phân chia, muôn vật do đó mà hóa sinh. Cho nên nói: “Cẩn hậu khí nghi, vô thất bệnh kỳ”, tức là lẽ đó (1) [12].

Hoàng Đế hỏi:

Chủ bệnh như thế nào? [13].

Kỳ Bá thưa rằng:

Tư thế, bị vật (1), thời không sót nữa [14].

Trước tuế mà bị vật, như thế nào? [15].

Đó là chuyên tính của trời đất [16].

Tư tuế như thế nào? [17].

Tư khí để nhận chủ tuế, do đó lại xét cả hữu dư và bất túc [18].

Nếu không tư tuế, bị vận, thì sao? [19].

Vì khi nó tán, chất tuy đồng mà lực khác nhau. Khí vị có hậu bạc, tính dụng có táo tĩnh, trị, bảo có nhiều ít, lực hóa có thiển, thâm... Vì vậy nên phải tư tuế bị vật (2) [20].

Hoàng Đế hỏi:

Tuế chủ làm hại cho Tàng, như thế nào? [21].

Kỳ Bá thưa rằng:

Xét cái “sở bất thắng” của nó, thời rõ được yếu điểm như thế nào? (1) [22].

Trị liệu như thế nào? [23]

Ở trên mà “râm” xuống dưới thời lấy cái “sở thắng” để làm cho yên, do bên ngoài mà “râm” vào trong, thời lấy cái “sở thắng để điều trị (2).

Hoàng Đế hỏi:

Bình khí như thế nào? [25].

Kỳ Bá thưa rằng:

Nhận xét kỹ âm dương ở đâu để điều trị, lấy quân bình làm giới hạn, Chính thời chính trị, phản thời phản trị...(1) [26].

Hoàng Đế hỏi:

Phu tử nói xét về sự hỗ giao âm dương để điều trị. Luận nói: “Nhân nghinh với Thốn khẩu tương ứng, không sai như dây mặc, gọi là “bình”, vậy âm dương sở tại, và thốn khẩu như thế nào? [27].

Kỳ Bá thưa rằng:

Nhân năm thuộc về Nam chính hay Bắc chính, thời sẽ biết được (1) [28].

Về năm Bắc chính, Thiếu âm Tại toàn thốn khẩu không ứng, Quyết âm tại toàn, thời bên “hữu” không ứng, Thái âm Tại toàn thời bên “tả” không ứng. Về năm Nam chính, Thiếu âm tư thiên thời. Thốn khẩu không ứng. Quyết âm Tư thiên thời bên hữu không ứng Thái âm Tư thiên thời bên  tả không ứng. Phàm những “không ứng” “phản chấn” thời sẽ thấy (2) [29].

Hoàng Đế hỏi:

Xích hậu như thế nào? [30].

Kỳ Bá thưa rằng:

Về năm Bách chính, Tam âm ở dưới, thời Thốn không ứng, Tam âm ở trên, thời Xích không ứng. Về năm Nam chính. Tam âm Tư thiên, thời Thốn không ứng. Tam âm Tại toàn, thời xích không ứng. Tả, hữu đều như vậy. Cho nên nói: biết được  cốt yếu, chỉ một lời cũng đủ, không biết được cốt yếu, sẽ lưu tán vô cùng (1) [31].

Hoàng Đế hỏi:

Khí của trời đất, do nóäi tâm mà sinh ra bệnh như thế nào? [32]

Kỳ Bá thưa rằng:

Những năm Quyết âm Tại toàn, bị phong râm nó thắng, thời địa khí u ám, cỏ cây sớm tốt. Dân mắc bệnh ghê ghê sợ rét, hay vươn vai, Tâm thống, chi mãn, lưỡng hiếp lý cấp (đau rút hai bên sườn) uống ăn không chịu, cách yết không thông, ăn vào thời nóân, phúc trường hay ợ, được hậu (đại tiện) với khí (trung tiện), thời trong bụng nhẹ ngay như bớt. Thân thể đều nặng [33].

Những năm Thiếu âm Tại toàn, bị nhiệt râm nó thắng, nơi tối lại sáng. Dân mắc bệnh trong bụng thường sôi, (kêu réo), khí xông lên hung, thở suyễn, không thể đứng lâu, hàn, nhiệt, bì phu thống, mắt mờ,  răng đau, quai hàm sưng. Ố hàn, phát nhiệt, như Ngược, trong Thiếu phúc đau, bụng lớn (vì nhiệt ở Trung tiêu nên bụng lớn) [34].

Những năm Thái âm Tại toàn, bị thấp râm nó thắng, gần xa tăm tối, dân mắc bệnh ẩm, tích, tâm thống, tai điếc, bừng bừng nóng nẩy, ách thũng, hầu tý, âm bệnh, ra huyết, thiếu thống và thũng, không tiểu tiện được, khí bốc đầu nhức, mắt như mờ , cổ như gãy, lưng đau, đùi duỗi không thể co, bộng chân đau nhức như bị nứt [35].

Những năm Thiếu dương Tại toàn bị hỏa râm nó thắng, hàn nhiệt thay đổi đến... Dân mắc bệnh chú tiết xích hoặc bạch (tức kiết lỵ); Thiếu phúc thống, niệu xích, quá lắm thời tiện huyết. Thiếu âm cùng hậu (1) [36].

Những năm Dương minh tại toàn, bị táo râm nó thắng, dân mắc bệnh hay ẩn (ọe) ra vị đắng, hay thở dài, Tâm, Hiếp thống, không thể trở mình, quá lắm thời họng khô, mặt nhồm, da dẻ khô rộp, ngoài chân lại nhiệt.

Những năm Thái dương, Tại toàn, bị hàn râm nó thắng, dân mắc bệnh đau ở Thiếu dương, rút xuống Dịch hoàn, suốt ra yêu tích; xung lên thành Tâm thống, ra huyết, họng đau, quai hàm sưng [38].

Hoàng Đế hỏi:

Điều trị như thế nào? [39]

Cái khí trong thời kỳ Tại toàn, bị phong râm vào bên trong, nên trị bằng vị tân và lương, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam làm cho hoãn lại, dùng vị tân làm cho tán đi (1) [40].

Bị nhiệt râm vào bên trong, nên trị bằng vị hàm, và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ đế phát đi (2) [41].

Bị thấp râm vào bên trong, nên trị bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và đạm, dùng vị khổ làm cho táo lại, dùng vị đạm làm cho tiết đi (3) [42].

Bị hỏa râm vào bên trong nên trị bằng khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát đi (4) [43]

Bị táo râm vào bên trong, nên trị bằng khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị khổ để hạ xuống (5) [44]

Bị hàn râm vào bên trong, nên trị bằng vị cam nhiệt, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để tả đi, dùng vị tân để nhuận thêm, dùng vị khổ để làm cho kiên lại (6) [45]

Hoàng Đế hỏi:

Thiên khí biến như thế nào? [46]

Kỳ Bá thưa rằng:

Quyết âm Tư thiên, bị phong râm nó thắng... dân mắc bệnh Vị quản giữa tâm mà đau, rút lên hai hiếp, cách yết không thông, uống ăn không xuống, lưỡi cứng đờ, ăn vào thời ẩu, lãnh tiết, phúc trướng, đường tiết (đại tiện nát), giả (hòn nóåi lại tan), đường thủy vít. Bệnh vốn ở Tỳ Xung dương mạch tuyệt, chết không thể chữa [47].

Thiếu âm Tư thiên, bị nhiệt râm nó thắng. Dân mắc bệnh trong Hung phiền nhiệt, ách can, hữu hiếp mãn, bì phu thống, phát hàn nhiệt, khái và suyễn, thóa huyết (nhổ ra huyết), huyết tiết, cừu, nục, xị, ẩu, tiểu tiện, sắc biến. Quá lắm thời thương dương, phù thũng: Kiên (vai) bối (lưng), tý nhu (cánh tay), và trong khuyết bồn đều đau. Tâm thống, Phế trướng, bụng lớn và mãn hoặc, bụng trướng mà khái và suyễn. Gốc  bệnh ở phế, Mạch ở xích trạch tuyệt, chết, không thể chữa [48].

Thái âm Tư thiên, bị thấp râm nó thắng, dân mắc bệnh, phù thũng, cốt thống, âm tý, án tay vào không được, yêu, tích, đầu hạng thống, thỉnh thoảng hoa mắt; đại tiện khó, âm khí không phát triển, đói mà không muốn ăn; khái; thóa thời thấy có cả huyết, trong bụng nghe bào hao... Bệnh ở gốc Thận. Mạch ở Thái khê tuyệt, thời chết không thể chữa [49].

Thiếu dương Tư thiên, hỏa và thấp thắng... Dân mắc bệnh đầu thống, phát nhiệt, ố hàn mà ngược. Nhiệt phát ra bì phu, bì đau, sắc biến ra vàng hoặc đỏ, gây nên chứng thủy, mình, mặt phù, thũng, bụng đầy vượt, phải ngửa lên mà thở, kiết lỵ đỏ hoặc trắng, mụn lở, ho, nhổ ra huyết, phiền Tâm, trong Hung nhiệt, quá lắm thời cừu, nục. Bệnh gốc ở Phế. Mạch ở huyệt Thiên phủ tuyệt, sẽ chết, không chữa được [50].

Dương minh Tư thiên, bị Táo râm nó thắng... Dân mắc bệnh tả khư hiếp đau, khí hàn tràn lan, cảm thành bệnh ngược, khái, trong bụng sôi, tiết tả, như phân cò, Tâm huyết bạo thống, không thể trở mình, ách can, mặt nhờm, yêu thống. Đàn ông đồi sán, đàn bà Thiếu phúc đau, mắt mờ và toét, lở láy. Bệnh gốc ở Can mạch ở Thái sung tuyệt, sẽ chết không thể chữa [51].

Thái dương Tư thiên, bị hàn râm nó thắng. Dân mắc bệnh, huyết biến ở trong, phát thành ung dương (mụn, lở), quyết, tâm thống, ẩu huyết, huyết tiết, cừu, nục, hay bị (thương, cảm), thỉnh thoảng chóng mặt, ngã ngất, hung, phúc, mãn, lòng bàn tay nóng, khủyu tay co lại, nách sưng, trong lòng lạnh lẽo khó chịu, bụng hiếp, vị quản đều không yên, mặt đỏ, mắt vàng, hay ợ, họng khô. Quá lắm thời sắc mặt đen sạm, khát, muốn uống nước. Bệnh gốc  ở Tâm, mạch ở huyệt Thần môn tuyệt sẽ chết, không thể chữa [52].

Đó chính là: chỉ xét ở động khí, thời sẽ biết được năm Tàng ra sao.

Hoàng Đế hỏi:

Điều trị như thế nào? [54]

Kỳ Bá thưa rằng:

Về khí Tư thiên, bị phong râm nó thắng, bình bằng vị tân và lương, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam để làm cho hoãn, dùng vị toàn để làm cho tả (1) [55].

Bị nhiệt râm nó thắng, bình bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam để làm cho thâu lại (2) [56].

Bị thấp râm nó thắng, bình bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để làm cho táo, dùng vị đạm để làm cho tiết, thấp ở bộ phận trên, quá lắm mà nhiệt, trị bằng vị khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, để cho hãn ra, thời thôi (3) [57].

Bị hỏa râm nó thắng, bình bằng vị toan và lãnh, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát ra, lại dùng vị toan để cho phục lại. Cùng một phương pháp trị chứng nhiệtrâm (4) [58].

Bị táo râm nó thắng, bình bằng vị khổ và ôn, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để hạ xuống (5) [59]

Bị hàn râm nó thắng bình bằng vị tân và khíệt, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị hàm để tả (6) [60].

Hoàng Đế hỏi:

Tà khí phản thắng, điều trị như thế nào? [61].

Kỳ Bá thưa rằng:

Phong tư ở đất, thanh lại thắng nó, trị bằng toan và ôn, tá bằng khổ và cam, dùng vị tân để bình [62].

Nhiệt tư ở đáy, hàn lại thắng nó; trị bằng cam và nhiệt, tá bằng khổ và tân, dùng vị hàn để bình [63].

Thấp tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị khổ và lãnh, tá bằng vị hàm và cam, dùng vị khổ để bình [64].

Hỏa tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị cam và nhiệt, tà bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để bình [65].

Táo tư ở đất, nhiệt là thắng nó: trị bằng vị bình và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị tân để bình, lấy hòa làm lợi [66].

Hàn tử ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị cam tân, dùng vị khổ để bình (1) [67].

Hoàng Đế hỏi:

Tà khí lại thắng khí Tư thiên, thời trị liệu như thế nào? [68]

Kỳ Bá thưa rằng:

Phong hóa ở trời, thanh lại thắng nó, trị bằng vị toan và ôn, tá bằng vị cam và khổ [69].

Thấp hóa ở trời, hàn lại thắng nó, trị bằng vị cam và ô, tá bằng vị khổ, toan và tân [70].

Thấp hóa ở trời, hàn lại thắng nó, trị bằng vị khổ và hàm tá bằng vị khổ và toan [71].

Hỏa hóa ở trời, hàn lại thắng nó. Trị bằng vị cam và nhiệt tá bằng bị khổ và tân [72].

Táo hóa ở trời, nhiệt lại thắng nó. Trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị khổ và cam [73].

Hàn hóa ở trời, nhiệt lặi thắng nó. Trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị khổ, và tân (1) [74].

Hoàng Đế hỏi:

Sáu khí tương thắng như thế nào? [75]

Thắng của Quyết âm, sinh ra các chứng: tai ù, đầu váng: trong bụng rộn rực như muốn thổ. Vị cách như hàn, khí dồn vào khư và hiếp mà thành nhiệt, tiểu tiện vàng và đỏ, Vị quản thống, dồn lên hai hiếp, trường minh, xôn, tiết, kiết lỵ đỏ hoặc trắng, quá lắm thời ẩu thổ, cách yết không thông 91) [76].

Thắng của Thiếu âm, tâm hạ nhiệt, hay đói, dưới rốn rộn rực, khí dẫn lên Tam tiêu, ẩu nghịch, táo phiền, phúc mãn và thống, đường tiết, tiểu tiện đỏ [77].

Thắng của Thái âm, hỏa khí uất ở bên trong, mụn lở suốt từ trong ra ngoài. Bệnh ở khư hiếp, quá lắm thời tâm thống, nhiệt cách lên thành đầu thống, hầu tý, hạng cường. Nếu khí âm thấp lại thắng ở nửa năm về sau thời, thấp khí uất ở bên trong, hàn khí bách xuống hạ tiêu, đau suốt từ đỉnh đều đến khoảng lông mày, vị mãn, thiếu phúc mãn, sống lưng và ngang lưng đều cứng, bên trong khó chịu, hay kiết lỵ, dưới chân ấm, đầu nặng, ống chân và chân sưng thũng. Chứng ẩm phát ra ở bên trong, phù thũng từ dưới lên trên (1) [78].

Thắng của Thiếu dương, nhiệt“khách” ở Vị phiền tâm, tâm thống, mắt đỏ, muốn ẩu, ẩu ra nước chua, hay đói, tai đau, nước tiểu đỏ, hay sợ, thiềm ngữ, bao nhiệt, tiêu thước, thiếu phúc thống [79].

Thắng của Dương minh, khí lạnh phát ra ở trong tả khư  hiếp đau, đường tiết, trong là ách tắc (nghẽn ở cổ), ngoài là đồi sán. Trong bụng khó chịu, ách tắc mà khái [80].

Thắng của Thái dương, sinh ra chứng hài ngược, hàn quyết vào Vị, tâm thống, âm hành lở mụn, đau xuống bên háng, huyết mạch đọng rít, hoặc thành chứng huyết tiết (tả ra huyết), bì phu sưng đau, phúc mãn, ăn kém, nhiệt lại bốc lên, đầu, cổ, thông đính, não bộ đều đau, mắt như mờ đi, hàn vào hạ tiêu, gây nên chứng nhu tả (đại tiện nát) [81].

Hoàng Đế hỏi:

Điều trị như thế nào? [82]

Kỳ Bá thưa rằng:

Thắng của Quyết âm, trị bằng vị cam và thanh, tả bằng vị khổ và tân, dùng vị toan để tả [83].

Thắng của Thiếu âm, trị bằng vị cam và thanh, tả bằng vị khổ và tân, dùng vị toan để tả [84].

Thắng của Thái âm, trị bằng vị hàm và nhiệt, tá bằng vị tân và cam, dùng vị khổ để tả [85].

Thắng của Thiếu dương, trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị cam và hàm, dùng vị cam để tả [86].

Thắng của Dương minh, trị bằng vị toan và ôn, tá bằng vị tân và cam, dùng vị khổ để tiết [87].

Thắng của Thái dương, trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng vị tân và toan, dùng vị hàm để tả (1) [88].

Hoàng Đế hỏi:

Sáu kì phục lại, như thế nào? [89].

Kỳ Bá thưa rằng:

Sự “phục” của Quyết âm, sinh ra chứng thiếu phúc kiên và mãn, lý cấp bạo thống, quyết tâm thống, hãn phát, ẩu thổ, muốn ăn mà không nuốt vào được, nuốt vào lại thổ ra. Gân, xương choáng váng, thanh quyết, quá lắm thời vào Tỳ, thành chứng thực tý, mà thổ. Mạch ở Xung dương tuyệt, sẽ chết, không chữa được (1) [90].

Phục của Thiếu âm, nóng nảy phát sinh ở bên trong, phiền táo, cừu sị, thiếu phúc giảo thống (đau như thất), ách táo “phân chú” có lúc ngừng, khí động ở tả, dẫn lên bên hữu, khái, bì phu đau, uất mạo không biết, ghê ghê rét run, thiềm vọng, hàn rồi lại nhiệt, khát mà muốn uống, thiểu khí, cốt nuy, tiểu trường không thông, ngoài là phù thũng, nhiệtkhi đại hành, sinh ra các chứng phất, chẩn, thương dương, ung thư, tỏa, trĩ v.v. quá lắm thời phạm vào Phế, khái mà tỵ uyên (trong mũi nước đặc chảy ra quanh năm, mùi hôi thối). Mạch ở Thiên phủ tuyệt, sẽ chết, không chữa được (1) [91].

Phục của Thái âm, sinh ra mình nặng, bụng đầu, uống ăn không tiêu, âm khí thượng quyết, trong bụng khó chịu, chứng ẩm phát sinh ở trong, thành chứng khái và suyễn có tiếng, đỉnh đầu đau và nặng, càng thêm chạo khiết (tay chân vật vã, co quắp) nóân ọe li bì, im lặng, thổ ra nước trong. Quá lắm thời vào Thận, khiến tả vô độ. Mạch Thái khê tuyệt, thời chết, không thể chữa (1) [92].

Phục của Thiếu dương, sinh ra các chứng kinh, khiết, khái, nục, tâm nhiệt, phiền táo, tiện xác, ghê gió, quyết khí dẫn lên, mặt nhồm như bắt bụi, mi mắt hay giật, hỏa khí phát ở bên trong dẫn lên thành chứng lở nát trong miệng, ẩu nghịch, huyết giật, huyết tiết, rồi phát ra chứng ngược, ố hàn run rẩy. Hàn cực lại nhiệt, gây nên ách lạc khô ráo, khát muốn uống nước lã, sắc mặt biến ra vàng và đỏ, thiếu khí, mạch nuy, hóa làm chứng thủy, gây thành thủy thủng. Quá lắm thời vào Phế, khái và đại tiện ra huyết. Xích trạch tuyệt thời chết không thể chữa được (1)[93] .

Phục của Dương minh, sẽ sinh ra các bệnh: đau ở khư hiếp khí về bên tả, hay thở dài, quá lắm thời Tâm thống, bĩ mãn, phúc trướng mà tiết tả, nóân ra nước đắng, khái uế, phiền tâm bệnh ở trong cách, đầu nhức, quá lắm thời vào can, sinh ra chứng kinh hãi, co gân, mạch ở Thái xung tuyệt, sẽ không chữa được (1) [94].

Phục của Thái dương, quyết khí dẫn lên, Tâm và Vị sinh hàn; Hung cách không lợi, tâm thống, bĩ, mãn, đầu thống, hay bị, có khi ngã ngất, ăn sút, yêu chùy đau, co duỗi không tiện, đau ở Thiếu phúc, rút xuống Dịch hoàn, lây lên cả yêu, tích, xung lên Tâm, nhổ ra nước trong, hay ọe hay ợ, quá lắm thời vào Tâm, hay quên, hay bi. Mạch ở Thầu môn tuyệt, sẽ chết, không thể chữa (1) [95].

Hoàng Đế hỏi:

Phương pháp điều trị như thế nào? [96]

Kỳ Bá thưa rằng:

Phục của Quyết âm, trị bằng vị toan và hàn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị toan để làm cho tả, dùng vị cam để làm cho hoãn [97].

Phục của Thiếu âm, trị bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và tân: dùng vị Cam để làm cho tả, dùng vị toan để làm cho thâu; dùng vị khổ để làm cho phát, dùng vị hàm để làm cho nhuyễn [98].

Phục của Thái âm, trị bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để làm cho tả, làm cho táo, làm cho tiết [99].

Phục của Thiếu dương, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để làm cho nhuyễn, dùng vị toan để làm cho thâu, dùng vị tân và khổ để làm cho phát. Phát không lánh xa nhiệt, không phạm ôn, lương... Phục ở Thiếu âm cũng một phương pháp điều trị [100].

Phục của Dương minh, trị bằng vị tân và ôn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị khổ để làm cho tiết, làm cho hạ, dùng vị toan để bổ [101].

Phục của Thái dương, trị bằng vị hàm và nhiệt, tá bằng vị cam và tân, dùng vị khổ để làm cho kiên (1) [102].

Phàm trị về cái khí thắng và phục, hàn thời làm cho nhiệt, nhiệt thời làm cho hàn, ôn thời làm cho thanh, thanh thời làm cho ôn, tán thời thâu lại, uất thời tán đi, táo thời làm cho nhuận, cấp thời làm cho hoãn, kiên thời làm cho nhuyễn, nhuế (mềm) thời làm cho kiên, suy thời bổ thêm vào, cương thời tả bớt đi... Phải làm cho chính khí được yên, phải thanh, phải tĩnh... thời bệnh khí giảm đi, rút về bản vị, đó là đại thể của phương pháp điều trị [103].

Hoàng Đế hỏi:

Khí chia về trên, dưới như thế nào? [104]

Kỳ Bá thưa rằng:

Từ nửa mình trở lên, có ba khí, thuộc về bộ phận của trời, thiên khí làm chủ, từ nửa mình trở xuống, có ba khí thuộc về bộ phận của đất, địa khí làm chủ. Lấy danh để đặt tên cho khí, lấy khí để nhận biết thuộc xứ nào, rồi sẽ nói đến bệnh. “Bán” (nửa), tức là chỉ về Thiên khu (1) [105].

Cho nên ở trên thắng mà ở dưới cũng mắc bệnh, thời lấy thuộc về “địa” để đặt tên, ở dưới thắng mà ở trên cũng mắc bệnh, thời lấy thuộc về “thiên” để đặt tên (1) [106].

Như nói là “thắng” đến, tức là “báo khí” khuất phụ mà chửa phát, nói “phục” đến, thời không cần, vì trời đất mà khác danh, cũng đều coi như phục khí ở đâu để lập thành trị pháp (2) [107].

CHƯƠNG 76 : THỊ THUNG DUNG LUẬN

 

Lôi Công hỏi rằng:

Can hư, Thận hư, Tỳ hư… Đều khiến con người thân thể nặng nề khó chịu. Nên dùng độc dược, thích và cứu hoặc dùng biêm thách, hoặc dùng thanh dịch v.v… Vậy mà có khi khỏi, có khi không khỏi, là vì sao? [1]

Hoàng Đế dạy rằng:

Tỳ mạch hư mà phù, tựa phế; Thận mạch tiểu và phù tựa Tỳ; Can mạch cấp và trầm tựa Thận… Đó đều là những mạch chứng mà y giả dễ nhầm. Chỉ có “thung dung” nhận kỹ, mới có thể biết được. Đến như ba Tàng thổ, mộc, thủy cùng ở bộ phận dưới, có gì mà không phân biệt được. [2]

Lôi Công hỏi rằng:

Mạch phù mà Huyền, án vào rắn như thạch (đá) xin cho biết đó là bệnh gì? [3]

Hoàng Đế dạy rằng:

Mạch phù mà Huyền, đó là bởi Thận bất túc; Trầm mà thạch, là do Thận khí bị ngừng mắêc ở bên trong; bệnh nhân khiếp nhược, thiểu khí… là do thủy đạo không thông lợi, khiến cho hình khí bị tiêu thước; khái khấu và phiền oan, là do Thận khí nghịch lên. Đó là khí ở một người, và bệnh chỉ phạm vào một Tàng. [4]

Lôi Công hỏi rằng:

Giờ đây có người, tứ chi rã rời, khái huyết tiết… Ngu này nhận là thương Phế, thiết mạch thấy phù, đại mà khẩn… Ngu không dám chữa. Thô công dũng biêm thạch mà khỏi bớt; lại làm cho xuất huyết, huyết ra được mà mình thấy nhẹ nhàng… Vậy là bệnh gì? [5]

Hoàng Đế dạy rằng:

Mạch phù, đại và hư là do Tỳ khí tuyệt ở bên ngoài, bỏ Vị phủ, trở ra kinh của Dương minh. Vì hai hỏa không thể thắng được ba thủy, vì vậy nên mạch loạn mà không thường. Tứ chi rã rời là do tinh khí của Tỳ không đạt ra tới tứ chi; suyễn và khái, là do thủy khí dồn lên Dương minh; huyết tuyết, là do mạch cấp, huyết không dẫn hành được. Như đoán là thương Phế, thời nhằm lắm. [6]

Nếu là thủy tà dương Phế thời do Tỳ khí không giữ; Vị khí không thanh; Kinh khí không sai khiến được; chân tàng hoại quyết, kinh mạch bàng tuyệt, năm Tàng lậu  tiết, không nục thời ẩu. Vậy đối với chứng hậu trên kia, khác hẳn. [7]

 

Thiên 77 :SƠ NGŨ QUÁ LUẬN

 

Hoàng Đế nói rằng:

Phàm trước khi chẩn mạch, nên hỏi có phải là trước quí mà sau hèn? Nếu vậy, thời dù không trúng tà, bệnh do trong sinh ra. Bệnh đó gọi là Thoát doanh. Nếu trước giàu mà sau nghèo… Bệnh đó gọi là Thất tinh. Năm khí lưu niên, bệnh nó dồn lại. Y công chẩn bệnh, không biết bệnh danh. Đó là một lỗi. [1]

Phàm muốn chẩn bệnh, phải hỏi sự uống, ăn, cư xử, bạo lạc hay bạo khổ, trước xướng sau khổ, những trường hợp đó đều làm thương tinh khí; tinh khí kiệt tuyệt, khiến cho hình thể rã rời. Bạo nộ thời dương Aâm, bạo hỷ thời thương Dương, quyết khí thượng hành, mạch mãn thời hình khứ. Ngự y chẩn bệnh, không biết như vậy. Đó là hai lỗi. [2]

Phàm chẩn bệnh, phải biết so sánh những bệnh Kỳ hằng, biết được là giỏi. Bệnh đó không biết, sao được là biết chẩn. Đó là ba lỗi. [3]

Chẩn bệnh phải chú ý vào “tam thường” (tức là tinh, khí, thần). Vậy phải hỏi trước quí sau tiện? Hoặc mới bị thất phế, bị nguy nan? Nếu bị những trường hợp như vậy, thời tinh thần sẽ bị thương; dù không phạm phải tà khí, cũng tất sinh ra bì tiêu, cân khuất, khó lòng sinh tồn. Y giả không xét ở chỗ đó mà chữa liều, đó là bốn lỗi. [4]

Phàm chẩn bệnh lại phải biết khí huyết suy vượng như thế nào. Như người đương giàu có mà bị sa sút, thời thần hồn bị thương. Vì đó, chủ của Tâm là Mạch, chủ của Can là Cân, như bị cắt đứt… Vậy phải tìm ở nguyên nhân chứng hậu để điều trị. Nếu bỏ lỡ, đó là năm lỗi. [5]

Cho nên nói rằng: thánh nhân trị bệnh, phải biết rõ lẽ Aâm Dương của trời đất, sự kinh hỷ của bốn mùa… Rồi do đó mà hoặc dùng châm, cứu, biêm thạch và độc dược; lại phải biết rõ bản thủy của bệnh mà tham xét với “bát chính, cửu hậu…” Thời bệnh không còn đâu xót được nữa(1). [6]

 

THIÊN 78 : TRƯNG TỨ THẤT LUẬN

 

Hoàng Đế dạy Lôi Công rằng:

Kinh mạch mười hai, Lạc mạch ba trăm sáu mươi lăm… Những cái đó, phần nhiều mọi người điều hiểu và các Y giả cũng đều biết tuân theo. Nhưng sở dĩ trị liệu vẫn không được mười vẹn mười, chỉ vì tinh thần không chuyên, chí ý không vững, khiến cho trong ngoài lẫn lộn, mới gây nên tai vạ. [1]

Vậy, nếu chẩn mà không biết cái lý nghịch thuận của Aâm Dương, đó là một điều lỗi. [2]

Chưa hiểu thấu những nghĩa sâu xa của thầy dạy, mà đã dùng liều biêm thạch, châm cứu… Khiến cho mang hận về sau. Đó là hai điều lỗi. [3]

Không xét rõ là sang hay hèn, giàu hay nghèo, thân thể ấm hay lạnh, uống ăn đủ hay thiếu, tính người dũng hay khiếp… Các điều đó đều có thể là nguyên nhân của bệnh cả. Thế mà Y giả lại không biết, đó là ba điều lỗi. [4]

Chẩn bệnh không biết hỏi đến các nguyên nhân như vừa thuật trên, chỉ nhắm mắt án tay ngay vào Thốn khẩu, rồi nói hươu, nói vượn, dối người, dối mình. Đó là bốn điều lỗi. [5]

Hỡi ơi! Đạo trời sâu xa, ngành ngọn bao la, gần như gan tấc, lớn lên hải hà, nếu không học hỏi, làm thầy được a? [6]

 

THIÊN 79 : ÂM DƯƠNG LOẠILUẬN

 

Hoàng Đế nói rằng:

Tam dương là “Kinh” Nhị dương là Duy, Nhất dương là du bộ. Nhân đó biêt chung thủy của năm Tàng  [1]

Tam dương là Biểu, Nhị âm là Lý, Nhất Âm là chí tuyệt (cuối cùng), hợp với hối sóc, sẽ đầy đủ cái chính lý về sự sinh trưởng  [2]

Hoàng Đế hỏi:

Về Tam dương, Thái dương là Kinh. Tam dương mạch đến Thủ Thái âm, Huyền, Phù, mà không Trầm. [3]

Phàm gọi là Nhị dương, tức là Dương minh. Mạch đến Thủ Thái âm, Huyền mà Trầm, Cấp, không Cổ, vì nhiệt phát bệnh, sẽ chết  [4]

Nhất dương là Thiếu dương. Mạch đến Thủ Thái âm, trên liền với Nhân nghinh, Huyền, Cấp không dứt… Đó là bệnh ở Thiếu dương. Chuyển về âm thời chết [5]

Tam âm là một cơ quan chủa của sáu Kinh. Nó giao với Thái dương, nếu mạch phụ, (Cổ),  không phù thế là không liên lạc được với Tâm và Thận. [6]

Nhị âm đến Phế, khí sẽ về Bàng quang, ngoài liền với Tỳ, Vị  [7]

Nhất âm đến một mình, kinh tuyệt, khí phù không “Cổ”, và Câu mà Hoạt  [8]

Sáu mạch đó, lúc là âm, lúc là Dương, thay đổi giao hỗ với nhau, thông với năm Tàng, hợp với Âm Dương, đến trước là chủ, đến sau là khách. [9]

Nhị dương, Nhất âm, chủ bệnh, không thắng, Nhất âm, mạch nhuyễn mà động, chín khiếu đều trầm  [10]

Tam dương, Nhất âm; Thái dương mạch thắng, Nhất âm không thể ngăn, bên trong làm rối loạn năm Tàng, bên ngoài hiện ra chứng kinh, hãi [11]

Nhị âm, Nhị dương, bệnh ở Phế. Thiếu âm mạch Trầm, thắng Phế, thương Tỳ, ngoài thương tứ chi. [12]

Nhị dương đều đến, bệnh ở Thận, chửi mắng đi liền, điên tật và cuồng  [13]

Nhị âm, Nhất dương; bệnh sinh ra bởi Thận. Âm khí dẫn lên phía dưới Tâm Quản; Không khiếu vít lấp không thông, tứ chi rã rời [14]

Nhất âm, Nhất dương mạch Đại, thế là Âm khí đến Tâm, trên dưới không thường, ra vào không biết, cổ họng khô ráo. Bệnh tại Tỳ thổ  [15]

Nhị dương, Tam âm, đều có cả chí âm. Âm không tới được với Dương, Dương không tới được với Aâm. âm, Dương đều tuyệt, Phù là huyết giả, Trầm là ung nùng. [16]

Âm Dương đều thịnh, dưới tới Âm Dương, trên từ tỏ rõ, dưới tới tờ mờ, chẩn quyết sống chết, hợp với đầu năm  [17]

 

THIÊN 80 : PHƯƠNG THỊNH SUY LUẬN

 

Lôi Công hỏi rằng:

Về khí nhiều ít, thế nào là nghịch? Thế nào là tùng? [1]

Hoàng Đế dạy rằng:

Dương theo tả, Aâm theo hữu lão theo trên, thiếu theo dưới. Vì vậy, Xuân hạ theo về Dương đời sống, theo về Thu Đông thời chết. Trái lại, thời nào theo về Thu Đông là sống. Vì vậy, khí dù nhiều ít mà nghịch, đều thành chứng quyết  [2]

Chứng quyết thuộc Thiếu âm, khiến người mộng càn quá lắm thời mê. [3]

Phế khí hư, thời khiến người mộng thấy bạch vật (các vật trắng, thuộc loài kim), thấy chém người máu chảy, nếu đắc thời, thời mộng thấy binh chiến [4]

Thận khí hư thời khiến người mộng thấy thuyền và người bị đắm đuối; nếu đắc thời, thời mộng nằm trong nước, như bị sợ hãi. [5]

Can khí hư thời mộng thấy cỏ cây nảy nở; nếu đắc thời, thời mộng tựa dưới gốc cây không dám đứng dậy. [6]

Tâm khí hư mộng thấy đi cứu đám cháy; nếu đắc thời, thời mộng thấy lửa sáng rực trời. [7]

Tỳ khí hư thời mộng thấy uống ăn không đủ; nếu đắc thời, thời mộng đắp trường lợp nhà. [8]

Đó là thuộc về năm Tàng khí hư, Dương khí hưu dư, Âm khí bất túc. Vậy hợp với năm chẩn, điều với Âm Dương, để xét về Kinh mạch  [9]

Vì vậy, chẩn cóđại phương (phép lớn). Ngồi đứng có thường, ra vào có lối, để giúp ích cho thần minh; phải rất thanh tĩnh, xem suốt trên dưới, coi ở bát chính, xét năm trung bộ, án mạch động tĩnh; theo riêt để nhân về Hoạt, Sắc, Hàn, Ôn; đạo có xét rõ mới được dài lâu. Và tới được cõi mười vẹn cả mười (thập toàn)  [10]

 

THIÊN 81:  GIẢI TINH VI LUẬN

 

Lôi Công hỏi rằng:

Khốc (khoc thành tiếng) khấp (khóc ngầm) mà lệ (nước mắt) không ra hoặc ra mà ít “thế” (nước mũi) là vì sao? [1]

Hoàng Đế dạy rằng:

Tâm là chuyên tinh của năm Tàng. Nó khai khiếu lên mắt, hiện ra săc là phần tươi tốt của Tâm. Vì vậy, phàm người có đức, thời khí hoà hiện ra mắt; có việc lo buồn thời rầu rĩ tỏ ra sắc. [2]

Vì vậy, bi ai thời “Khấp hạ” (khóc có lệ rơi). Khấp hạ là do Thủy sinh. Thủy do tông mạch; tích thủy tưc là chí âm. Chi âm là tinh của Thận. Sở dĩ lệ không rơi, là do tinh nó cũng giằng co, nên Thủy không xuất được.  [3]

Nghĩ như: tinh của Thủy là chí, tinh của Hỏa là thần; Thủy hỏa tương cảm, thần chí đều bi, do đó Thủy mới từ trong mắt chảy ra. Cho nên “ngạn” có nói “tâm bi”, gọi là “chí bi”. Vì chí với tâm tinh, đều dồn lên mắt. [4]

Vì vậy, đều bi, thời thần khí truyền vào Tâm tinh, nên không truyền lên chí, mà chí độc bi, cho nên khấp mà lệ ra  [5]

“Thế” phát sinh ra tự Não (óc). Não thuộc Aâm; Tủy, là một chất làm cho đầy ở trong xương. Não thấm (rích) ra thành Phế. Chí là chủ của xương. Vì vậy, Thủy chảy mà Thế theo, là nó theo về đồng loại. [6]

“Thế” với “khấp” (tức lệ) ví như anh với em, nếu mạch “Cấp” thời đều chết, nếu sống thời đều sống. Nếu chí mà sớm bi, thời “Thế” và “Khấp” sẽ đồng thời đằm đìa . [7]

Lôi Công hỏi rằng:

Có người khốc khấp mà “Lệ” không ra; có khi “Lệ” ra mà ít “Thế”, là vì sao? [8]

Hoàng Đế dạy rằng:

Khấp mà lệ không ra, là do khốc mà không thật bi. Không khấp là do thần không bi; thần không bi thời chí không bi. Aâm Dương cũng giằng co nhau, khấp (lệ) sao ra một mình được. Đại phàm, về chí mà bị, thời uất uất khí xung âm, xung âm thời chí rời khỏi mắt; chí đã rời thời thần không giữ tinh. Tinh thần rời khỏi mắt, thời “thế” và khấp” đồng thời ra (2). [9]

Lôi Công không nhớ ở Kinh (Linh Khu) dạy ư? Phàm chứng Quyết, thời mắt không còn trong thấy. Vì người mắt chứng Quyết, thời Dương khí dồn lên trên, Aâm khí dồn xuống dưới. Dương khí dồn lên trên thời hỏa sáng một mình; Aâm khí dồn xuống dưới thời chân lạnh và bụng trướng, xem đó thời biết “một thủy” không thắng được “năm hỏa”, cho nên thành mục manh (1). [10]

Vì vậy, ra gió thời lệ rơi. Bởi gió nó thổi vào mắt khiến cho Dương khí không giữ với tinh, một mình Dương hỏa thiêu vào mắt, nên mới lệ rơi (1). [11]

Muốn so sánh, thời như: hỏa mạnh sinh phong sẽ biến thành mưa… âu cùng một loài vậy (2).

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán