Tỏi được sử dụng rộng rãi trong y học như một kháng sinh hiệu quả. Khi giã nát, tỏi chứa allicin - một kháng sinh mạnh tự nhiên để chữa viêm nhiễm, theo Trung tâm ung thư Memorial Sloan - Kettering.
Tuy nhiên, nhược điểm của tỏi là mùi thơm khá đặc trưng có thể khiến bạn mất tự tin hơn với người xung quanh.
2. Tinh dầu cây chè
Theo Hiệp hội ung thư Mỹ thì tinh dầu cây chè khá phổ biến ở Úc và được sử dụng như một phương thuốc quý để điểu trị viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm. Tinh dầu cây chè có độc tố vì vậy không nên sử dụng bằng đường miệng.
Bạn có thể kết hợp tinh dầu cây chè với liệu pháp xông hơi bằng cách thêm hai, ba giọt vào nồi nước xông. Việc xông hơi giúp bạn giảm đau, sưng tấy và nhiễm trùng cổ họng.
Các đặc tính trong tinh dầu cây chè giúp kích thích các tế bào bạch cầu, làm tăng cường hể thống miễn dịch của cơ thể để chống lại sự viêm nhiễm.
3. Cây xô thơm
Theo trang web của trường đại học Y Tự nhiên Clayton cho biết: Cây xô thơm phổ biến trong y học dân gian để điều trị viêm họng và hỗ trợ các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm.
Cây xô thơm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm trong lá nên có tác dụng giảm viêm đau. Bạn có thể đun lá xô thơm thành dạng trà, với hương vị hơi đắng một chút. Để dễ uống hơn, thì cho thêm chút mật ong - một chất khử trùng tự nhiên khiến trà ngon hơn và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không được khuyến cáo cho trẻ dưới hai tuổi.
4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng có đặc tính chống viêm được sử dụng trong y học thay thế. Theo tiến sĩ Eleonore Blaurock - Busch, Chủ tịch đồng thời là giám đốc Khoáng sản quốc tế Trace, việc uống trà hoa cúc ấm có tác dụng bảo vệ màng họng khi bị kích thích do đau họng gây ra.
Lưu ý là nên ngậm và súc miệng bằng trà hoa cúc ở nhiệt độ ấm để trị bệnh hiệu quả.
5. Cây khuynh diệp
Cây khuynh diệp hay còn gọi là bạch đàn - một loại thảo dược hay được sử dụng để điều trị cảm lạnh và cúm. Khuynh diệp có chứa tannin, hương thơm và các tinh dầu dễ bay hơi có công dụng kháng viêm và chống oxy hóa, theo Đại học Trung tâm Y tế Maryland.
Cách dùng: Đun sôi lá bạch đàn để lấy nước súc miệng giúp giảm đau, viêm từ viêm họng, viêm phế quản và viêm xoang.
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Nguồn tin: Theo Livestrong; Nông Nghiệp Việt Nam
Những tin cũ hơn