6 bài rượu thuốc cứu rỗi 'chuyện ấy'
Thứ hai - 12/09/2016 14:57
Khi nam giới gặp vấn đề về sinh lý có thể dùng rượu thuốc để nâng cao thể trạng, tăng cường ham muốn, khẳng định bản lĩnh quý ông.
Ngâm rượu thuốc đúng cách để không biến thành rượu độc / Bài thuốc chữa lao lực từ mai ba baHầu hết nam giới yếu sinh lý thường mắc một số bệnh điển hình như liệt dương, xuất tinh sớm, cơ thể lao lực, tình trạng "trên bảo dưới không nghe", mất ham muốn... Ngoài việc cân bằng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nam giới có thể dùng rượu thuốc để tăng cường bản lĩnh. Rượu nếu uống lượng vừa đủ, đúng thì rất có lợi cho sức khỏe.6-bai-ruou-thuoc-cuu-roi-chuyen-ayRượu thuốc. Ảnh: K.LTheo Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, nhiều quý ông có thói quen ngâm rượu thuốc uống để tăng cường bản lĩnh phòng the, không may gặp họa. Thực tế uống rượu thuốc phải phù hợp với cơ địa của từng người mới có tác dụng, nếu không nhẹ thì dị ứng, nặng dẫn đến ngộ độc.Thuốc Ðông y dựa trên nguyên lý cơ bản về cân bằng âm dương để phòng và trị bệnh. Ngâm rượu thuốc cũng vậy, ngâm đúng, dùng đúng sẽ bổ, khỏe; còn ngâm sai, uống sai sẽ gây mất cân bằng âm dương, gây ốm yếu, bệnh tật.Cụ thể, người tạng hàn, thận dương kém thì cần dùng rượu thuốc có tác dụng ôn ấm, trợ dương. Người phong thấp dùng rượu thuốc bổ trừ phong, thông khí huyết. Chú ý, người tạng nhiệt không nên dùng rượu thuốc vì sẽ càng gây nóng.Dưới đây là một số bài rượu thuốc tốt cho đàn ông, tùy thuốc vào từng cơ địa, thể trạng.Bài 1: Phá cổ chỉ 20 g, ba kích 50 g, hạt sen 20 g, dâm dương hoắc 20 g, sa nhân 6 g, hoài sơn 20 g, tỏa dương 20 g, bạch truật 20 g, đỗ trọng 30 g, thục địa 16 g, tục đoạn 20 g, cẩu tích 30 g ngâm cùng 3 lít rượu.Dùng cho người tỳ thận dương kém, hay tiểu đem, địa tiện lỏng, đau lưng, chân lạnh, hoa mắt chóng mặt, tai ù nên dùng bài thuốc trợ thận, trợ dương, bổ tỳ để tăng cường sức khỏe, bản lĩnh phòng the.Bài 2: Đẳng sâm 20 g, hoàng kỳ 20 g, đỗ trọng 20 g, cẩu tích 20 g, kỳ tử 30 g, thục địa 20 g, đương quy 12 g, cam thảo 10 g, dâm dương hoắc 20 g, hà thủ ô 30 g ngâm cùng 3 lít rượu.Dùng cho người cơ địa bình thường, không nóng nhưng hay mệt mỏi, dương khí kém.Bài 3: Thục địa 30 g, kỳ tử 30 g, khiếm thực 30 g, thỏ ty tử 15 g, mạch môn 20 g, ngưu tất 20 g, ngũ vị 10 g, đỗ trọng 20 g, đương quy 15 g, hoàng tinh 20 g, ngâm cùng 3 lít rượu.Dùng cho người có thể trạng hơi nóng, thận âm kém, đau lưng, tai ù, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, sinh lý kém, xuất tinh nhanh.Bài 4: Hà thủ ô 30 g, huyết giáp 20 g, tục đoạn 20 g, phòng phong 15 g, khương hoạt 15 g, sinh địa 20 g, xương truật 15 g, đỗ trọng 20g, cửu tích 20 g, bổ cốt toái 20 g, kỳ tử 20 g, ngưu tất 20 g, ngâm cùng 3 lít rượu.Dùng cho người hay đau mỏi, sinh lý kém, đau xương cốt, thuộc thể phong thấp.Bài 5: Rượu nhung hươuNhung hươu, dâm dương hoắc, nhục thung dung, ba kích, kỳ tử ngâm cùng 3 lít rượu, ngâm tối thiểu trong 3 tháng mới được uống.Nhung hươu phù hợp với người cơ địa có thận dương kém, hay đau lưng, ít tinh trùng, huyết áp thấp. Chú ý những người huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường không nên uống rượu ngâm nhung hươu này.Bài 6: Rượu tắc kèTắc kè, mạch môn, kỳ tử, ba kích, nhân sâm, đương quy, thục địa, ngũ vị ngâm cùng 3 lít rượu, ngâm tối thiểu một tháng mới được uống.Dùng cho người khí hư, hay mệt mỏi, thần kinh không ổn định, đoản hơi, mất ham muốn.Lương y Hải khuyến cáo, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y trước khi ngâm rượu thuốc để dùng rượu phù hợp với thể trạng của mình. Mỗi ngày chỉ nên uống một ly, không uống quá nhiều.
Tác giả bài viết: Linh Nga