22:53 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Bài thuốc chữa nhức đầu do ngoại cảm phong thấp

Thứ tư - 09/03/2016 21:53
Chứng đau nhức đầu là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương).
Chứng đau nhức đầu là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ  thể (nội thương). Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm, nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là nội thương.
Day huyệt phong trì.
Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là thực chứng. Người mắc chứng đau đầu do phong thấp thường có biểu hiện: nhức đầu như búa bổ, sợ gió, lồng ngực buồn bực, chân tay nặng nề, mỏi mệt, miệng nhạt dính, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng nhão. Nếu rêu lưỡi trắng trơn, ướt, mạch phù hoãn là thiên về hàn; nếu rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác là thiên về nhiệt. Phép chữa là khu phong hóa thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: xuyên khung 10g, mạn kinh tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị đau đầu do phong tà thượng phạm.
Bài 2: bạch chỉ 12g, trần bì 12g, cam thảo đất 12g, quả quan âm 16g, bán hạ chế 12g, thổ phục linh 16g, gừng tươi 6g. Gia giảm: Nếu thiên về hàn, thêm ngải cứu 10g, hành 10g; nếu thiên về nhiệt, thêm chi tử 10g, cúc hoa 10g. Các vị sắc với 600ml nước, lấy 300ml, chia uống ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi chia uống 3 - 4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích để uống.
Bài 3: Khương hoạt thắng thấp: khương hoạt 8g, độc hoạt 12g, cảo bản 12g, phòng phong 12g, xuyên khung 8g, mạn kinh tử 12g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang. Gia giảm: nếu lợm giọng buồn nôn, thêm bán hạ chế 12g, trần bì 12g; đầy bụng trướng bụng không muốn ăn, đại tiện lỏng, thêm thương truật 12g, hậu phác 10g, bạch đậu khấu 6g; miệng dính ăn không thấy ngon, thêm bội lan 6g; tiểu tiện sẻn ít, thêm ý dĩ 12g, đạm trúc diệp 12g; phiền muộn, miệng đắng dính, tiểu tiện vàng, mạch nhu sác là thấp nhiệt hóa hỏa, thêm hoàng cầm 8g, hoàng liên 8g, hoàng bá 8g.
Mạn kinh tử và quả quan âm là hai vị thuốc trị đau nhức đầu do ngoại cảm phong thấp.
Bài 4: Thanh chấn thang hợp phổ tế tiêu độc ẩm: thăng ma 8g, thương truật 12g, bạc hà 6g, hoàng cầm 20g, hoàng liên 20g, liên kiều 4g, huyền sâm 12g, bản lam căn 4g, mã bột 4g, ngưu bàng tử 4g, bạch cương tằm 3g, sài hồ 8g, trần bì 3g, cát cánh 8g, cam thảo 8g, nhân sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị đau đầu do phong thấp nhiệt độc thượng xung, biểu hiện đau đầu như búa bổ, đầu và mặt nổi hạch hoặc sưng đỏ đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt.
Ngoài dùng thuốc, nên kết hợp day bấm các huyệt: bách hội, thái dương, phong trì, hợp cốc, ấn đường. Người bệnh có thể tự tiến hành hoặc nhờ người khác. Người bệnh nằm ngửa ở tư thế thả lỏng, dùng 2 đầu ngón tay cái hoặc trỏ tác động lên huyệt, sao cho đầu ngón tay bấm vuông góc với huyệt. Mỗi huyệt day bấm khoảng 2 phút, ngày làm 1 - 2 lần.
 
Vị trí huyệt:

- Bách hội: ở chỗ lõm, giao điểm giữa đường ngang qua đỉnh vành tai và đường dọc qua giữa đầu.

- Thái dương: chỗ lõm, cách giao điểm của đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt khoảng 1 tấc.

- Phong trì: nằm ở chỗ lõm do bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ tạo nên.

- Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

- Ấn đường: ở giữa đường nối hai đầu lông mày.

Tác giả bài viết: Lương y: Thảo Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán