02:48 ICT Thứ năm, 12/09/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Làm gì để không bị thiếu vitamin D?

Thứ hai - 14/09/2020 09:05
Thiếu hụt vitamin D trầm trọng gây ra còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên tình trạng thiếu vitamin D có thể dự phòng bằng cách tắm nắng đúng cách, sử dụng chế độ ăn hợp lý, đa dạng, cải thiện bữa ăn gia đình. Biết lựa chọn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Chế độ ăn cần có đủ chất đạm, vitamin, khoáng chất và đủ dầu mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin D.

Cần ăn uống đa dạng

Ăn uống da dạng các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm), sử dụng thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng (lòng đỏ trứng), gan, dầu cá…; Lựa chọn các thực phẩm bổ sung vitamin D như sữa, bột dinh dưỡng cho trẻ em, bột mì, bánh qui, margarin, dầu ăn, ngũ cốc… .

Ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, bánh flan, phomat …. Cần chú ý canxi trong sữa dễ hấp thụ hơn canxi từ các nguồn thực phẩm khác; cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ mới chứa nhiều canxi.

Bữa ăn cần có đủ dầu, mỡ để tăng hấp thu vitamin D. Ngoài ra chế độ ăn cần có đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất (magie, kẽm, tỷ lệ canxi/phốt pho cân đối…).

Cần tắm nắng đúng cách để phòng thiếu vitamin D

Với bà mẹ mang thai và cho con bú

 

Giải thích cho bà mẹ hiểu sự cần thiết của hoạt động ngoài trời để nhận được ánh nắng mặt trời.

 

Phải ăn uống đầy đủ. Vào những tháng cuối thai kỳ nên dùng thức ăn có nhiều canxi, vitamin D, phốt pho. Uống bổ sung vitamin D liều dự phòng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Với trẻ em:

Thúc đấy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ: Giáo dục, hướng dẫn về nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ có thai, trước và ngay sau sinh. Tư vấn và hỗ trợ cho bà mẹ cho bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 24 tháng.

Tránh ăn dặm (ăn bột) quá sớm.

Bữa ăn của trẻ đầy đủ, cân đối, phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi, đặc biệt lưu ý trẻ sinh non, sinh đôi, suy dinh dưỡng….

Sớm cho trẻ ra ngoài trời ngay từ tháng đầu tiên. Tắm nắng đúng cách.

Cần tắm nắng đúng cách

Tắm nắng cung cấp 90-95% vitamin D cho cơ thể. Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Không sử dụng các loại kem để bôi vào da trong thời gian tắm nắng.

Bà mẹ có thai và cho con bú nên tắm nắng (hàng ngày, để lộ chân, tay tiếp xúc ánh nắng mặt trời 15-20 phút vào trước 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều).

Trẻ cần ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày ngay từ tháng đầu sau đẻ, để lộ chân, tay, lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian tắm nắng:15-20 phút vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc 4-5 giờ chiều.

 

Tắm nắng và Vitamin D

Ánh sáng mặt trời không nhìn thấy có ba loại tia UV: UVA, UVB, UVC.

- UVC bị hấp thu bởi tầng ozone, không tới được mặt đất.

- UVA: có hại với con người, gây lão hóa da, ung thư da, đục thủy tinh thể,…. Là loại tia có tính xuyên thấu tốt, nên tồn tại trong ánh nắng từ sáng sớm tới khi mặt trời lặn.

- UVB: cần thiết để tạo vitamin D. Loại tia này có bước sóng ngắn hơn UVA, khả năng xuyên thấu kém nên thường tới được mặt đất khi cường độ ánh sáng đủ mạnh, thường trong khoảng 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều.

Nhiều yếu tố làm giảm tác dụng của tia UVB:

- Bóng râm hoặc trời nhiều mây (giảm 50%)

- Cho trẻ mặc quần áo khi tắm nắng (giảm gần như hoàn toàn)

- Ô nhiễm không khí

- Kem chống nắng (giảm 80-90%)

- Da càng tối màu thì hiệu quả càng kém

- Phơi nắng qua lớp cửa kính (tia UVB không xuyên được qua cửa kính)
 

 

Tác giả bài viết: BS Nguyễn Thị Nga

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán