Mày đay do lạnh chữa thế nào?
Thứ bảy - 02/12/2017 15:30
Tôi có cơ địa dị ứng nhưng nặng hơn khi trời lạnh. Mỗi khi thời tiết lạnh tôi bị sẩn ngứa và rát hết vùng mặt.
Lúc đầu nghi bị nẻ da nhưng càng bôi sáp nẻ càng ngứa. Tôi đi xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra gan các chỉ số bình thường. Xin bác sĩ cho lời khuyên điều trị thế nào và phòng ngừa ra sao?Nguyễn Kim Thoa (kimthoa85@gmail.com)Qua thư bác viết thì bác bị bệnh mày đay. Nổi mày đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Mày đay là bệnh da dễ nhận biết nhưng cũng là bệnh khó phát hiện nguyên nhân. Có "bảo bối" này thì không còn lo suy thận, chạy thận Sau 2 tuần Đờm (đàm) Ho giảm hẳn, sau 3 tháng cơn Hen biến mất! Tôi Mừng lắm!!!Có rất nhiều nguyên nhân gây mày đay (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) một số thì đơn giản, dễ nhận biết, một số khác thì rất khó phát hiện dù có đầy đủ xét nghiệm. Trên một bệnh nhân không chỉ có một mà có nhiều yếu tố gây bệnh. Trường hợp bác cứ thời tiết lạnh lại tái phát và chỉ ở vùng mặt là bệnh mày đay do lạnh.Tuy nhiên, lạnh là yếu tố khởi phát nhưng còn có một số nguyên nhân cộng hưởng nữa như những loại thức ăn như tôm, cua và cả nấm hương, gia vi ̣(tiêu ớt), thuốc uống và các chất kích thích (rượu trà, cà phê,...). Trường hợp này dùng thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Trong cơn mày đay cấp ăn nhẹ, giảm muối. Nếu gây ngứa khó chịu nhiều có thể dùng giấm thanh pha nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.Đối với mày đay mạn tính, vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần phải đến bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc miễn dịch dị ứng lâm sàng để khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết giúp tìm ra đúng nguyên nhân, để điều trị mới có hiệu quả. Một số trường hợp có cơ địa dị ứng theo mùa đôi khi cần chuyển vùng sinh sống.
Tác giả bài viết: BS. Vũ Lan Anh